Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Cánh điều) - Tuần 11

Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Cánh điều) - Tuần 11

BÀI 31: LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU

Sau bài học, HS có khả năng:

1. Kiến thức, kĩ năng

- Thực hiện tính và so sánh các phép tính cộng (có nhớ) trong phạm vi 100.

- Vận dụng được kiến thức kĩ năng về phép cộng ( có nhớ) trong phạm vi 100 đã học vào giải bài tập, các bài toán thực tế liên quan đến phép cộng (có nhớ) trong phạm vi 100.

2. Phẩm chất, năng lực

a. Năng lực:

- Thông qua việc tìm kết quả các phép cộng (có nhớ) trong phạm vi 100, Hs có cơ hội được phát triển năng lực tư duy, lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học.

b. Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. GV: Laptop; màn hình máy chiếu; clip, slide minh họa, .

2. HS: SHS, vở ô li, VBT, nháp, .

 

docx 23 trang Hà Duy Kiên 27/05/2022 9160
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Cánh điều) - Tuần 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Tiểu học 
Giáo viên: 
Ngày dạy :..../...../ 20....
 Lớp: 2
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
MÔN: TOÁN 
Tuần 11 Tiết 51
BÀI 31: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS có khả năng:
1. Kiến thức, kĩ năng
- Thực hiện tính và so sánh các phép tính cộng (có nhớ) trong phạm vi 100.
- Vận dụng được kiến thức kĩ năng về phép cộng ( có nhớ) trong phạm vi 100 đã học vào giải bài tập, các bài toán thực tế liên quan đến phép cộng (có nhớ) trong phạm vi 100.
2. Phẩm chất, năng lực
a. Năng lực: 
- Thông qua việc tìm kết quả các phép cộng (có nhớ) trong phạm vi 100, Hs có cơ hội được phát triển năng lực tư duy, lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học. 
b. Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. GV: Laptop; màn hình máy chiếu; clip, slide minh họa, ...
2. HS: SHS, vở ô li, VBT, nháp, ...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Thời gian
Nội dung và 
mục tiêu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
A. Hoạt động khởi động
Mục tiêu: Tạo tâm thế vui tươi, phấn khởi cho HS và kết nối với bài học mới.
* Khởi động
- Gv tổ chức cho hs chơi trò chơi “Gió thổi”. 
- Cách chơi: Quản trò hướng dẫn, mỗi hs sẽ tưởng tượng mình là một cái cây. Tất cả đứng giang tay ra để tạo hàng cây, gió thổi bên nào sẽ nghiêng về bên đó. VD: (Quản trò) Gió thổi, gió thổi. (Cả lớp) Về đâu, về đâu. ( Quản trò) Bên trái, bên trái. (Cả lớp) Nghiêng người sang trái 
- Gv nhận xét, tuyên dương hs tích cực chơi tốt.
- Hs chơi trò chơi “ Gió thổi”
- Lớp đáp lời và kết hợp động tác.
25’
5’
7’
8’
6’
B. Thực hành, luyện tập
Mục tiêu:
- Thực hiện tính và so sánh các phép tính cộng (có nhớ) trong phạm vi 100.
- Biết giải bài toán liên quan đến phép cộng ( có nhớ) trong phạm vi 100.
Cách tiến hành: 
Bài 4: a, Tính (trang 63)
23 + 9 + 40 = ?
51 + 9 + 10 = ?
b, >, <, = 
(trang 63)
12 + 18 18 + 12
37 + 24 37 + 42
65 + 7 56 + 7
76 + 4 74 + 6
- Gv kết hợp giới thiệu bài
a, - Gọi hs nêu yêu cầu a.
- Khi tính phải chú ý điều gì? 
- Yêu cầu 2 hs làm bài trên bảng. Lớp làm bài vào vở.
- Gọi hs đọc bài làm, nhận xét
- Gọi hs chữa miệng nêu rõ cách tính.
- Gv chốt đáp án đúng.
b, - Đọc yêu cầu b.
- Hướng dẫn hs thực hành tính rồi so sánh kết quả.
* Lưu ý: hs có thể tự sáng tạo phát hiện kết quả rồi so sánh không cần thực hiện phép tính mà vẫn điền đúng dấu.
- Yêu cầu hs làm bài vào vở, 1 hs làm phiếu nhóm.
- Chiếu bài và chữa bài của hs 
- Gv kết luận ra đáp án đúng.
*Gv chốt lại cách tính phép cộng (có nhớ) trong phạm vi 100.
- HS lắng nghe.
- HS ghi tên bài vào vở.
- Hs nêu yêu cầu a
- Phải chú ý tính từ trái sang phải.
 2Hs làm bài trên bảng, dưới lớp làm bài vào vở.
23 + 9 + 40 = 32 + 40 
 = 72
51 + 9 + 10 = 60 + 10
 = 70
- Hs nhận xét bài của bạn
- Hs đổi chéo vở chữa bài.
- Hs nêu cách tính
- Hs đọc yêu cầu của b
- Hs tính nhẩm rồi so sánh điền dấu đúng.
- 1 Hs làm phiếu nhóm, lớp lớp vào vở
+18 = 18 + 12
 37 + 24 < 37 + 42
 65 + 7 > 56 + 7
 76 + 4 = 74 + 6
- Hs đổi chéo vở, nhận xét bài bạn.
Bài 4: Giải toán
( trang 63)
C. HĐ Vận dụng
Bài 5: Giải toán
Mục tiêu: Vận dụng được kiến thức kĩ năng về phép cộng đã học vào giải bài toán thực tế liên quan đến phép cộng qua 20.
- Gọi hs nêu đề toán 
+ Trong tranh vẽ gì?
- Bài toán cho biết gì? 
- Bài toán hỏi gì?
- Vậy muốn biết hai đoàn khách tham quan có tất cả bao nhiêu người đi du lịch ta làm như thế nào ?
- Gọi 1 hs giải vào bảng phụ, dưới lớp làm vào vở
- Gọi hs dưới lớp đọc bài làm
- Gv nhật xét, chốt bài làm đúng.
- Yêu cầu hs nêu đề toán
- Hỏi: Bài cho biết gì? Hỏi gì?
- Yêu cầu hs viết phép tính vào nháp
- Gọi hs chữa miệng
- Nhận xét bài làm của hs 
Tuyên dương hs làm bài tốt 
- 2 Hs đọc đề
+ Một chiếc tàu du lịch chở hai đoàn khách tham quan. 
- Đoàn khách thứ nhất có 35 người, đoàn khách thứ hai có 25 người.
- Hai đoàn khách tham quan có tất cả bao nhiêu người đi du lịch? 
- Ta lấy số người có trong đoàn khách thứ nhất cộng với số người có trong đoàn khách thứ hai.
Bài giải:
Hai đoàn khách tham quan có tất cả số người đi du lịch là:
35 + 25 = 60 ( người) 
 Đáp số: 60 người
Đổi chéo vở nhận xét bài bạn.
- Hs đọc đề
- Hs trả lời: Có 25 học sinh nam và 13 học sinh nữ.
- Lớp 2A3 trường Tiểu học Cẩm Sơn có tất cả bao nhiêu học sinh?
- Hs viết phép tính và trả lời
Bài giải:
Lớp 2A3 trường Tiểu học Cẩm Sơn có tất cả số học sinh là: 
25 + 13 = 38 ( học sinh)
Đáp số: 38 học sinh
- Hs khác nhận xét, bổ sung
5’
D. Củng cố - dặn dò:
Mục tiêu: Ghi nhớ, khắc sâu nội dung bài
- Hỏi: Qua các bài tập, chúng ta được củng cố và mở rộng kiến thức gì?
- GV nhấn mạnh kiến thức tiết học
- GV đánh giá, động viên, khích lệ HS.
- HS nêu ý kiến 
- HS lắng nghe
IV. RÚT KINH NGHIỆM: 
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 ************************************
Trường Tiểu học 
Giáo viên: 
Ngày dạy :..../...../ 20....
 Lớp: 2
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
MÔN: TOÁN
Tuần 11 Tiết 52
BÀI 32: LUYỆN TẬP ( Tiếp theo)
I. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS có khả năng:
1. Kiến thức, kĩ năng
- Thực hành cộng (có nhớ) trong phạm vi 100. 
- Thực hiện được việc đặt tính rồi tính và tính nhẩm cộng (có nhớ) có kết quả bằng 100.
2. Phẩm chất, năng lực
a. Năng lực: 
- Thông qua việc tìm kết quả các phép cộng (có nhớ) trong phạm vi 100, Hs có cơ hội được phát triển năng lực tư duy, lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học. 
b. Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. GV: Laptop; màn hình máy chiếu; clip, slide minh họa, ...
2. HS: SHS, vở ô li, VBT, nháp, ...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Thời gian
Nội dung và 
mục tiêu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
A. Hoạt động khởi động
Mục tiêu: Tạo tâm thế vui tươi, phấn khởi cho HS và kết nối với bài học mới.
* Ôn tập và khởi động
- GV tổ chức cho HS hát tập thể bài Em học toán.
- Gọi 2 hs lên bảng Tính:
43 + 9 + 20 = ?
31 + 7 + 10 = ?
- Gọi Hs tự nêu cách tính, nhận xét. 
- Gv khen ngợi hs làm bài đúng.
- HS hát và vận động theo bài hát Em học toán
 - 2 hs làm bảng, lớp làm nháp 
43 + 9 + 20 = 72
31 + 7 + 10 = 48
- Hs nêu cách tính, nhận xét bài bạn.
25’
5’
7’
B. Thực hành, luyện tập
Mục tiêu: 
- Thực hành đặt tính rồi tính các phép cộng (có nhớ) trong phạm vi 100. 
- Biết tính theo mẫu và tính nhẩm các số tròn chục có kết quả bằng 100 
Bài 1: Đặt tính rồi tính (trang 64)
12 + 48
59 + 21
74 + 6
85 + 5
- Gv kết hợp giới thiệu bài
- Gọi hs nêu yêu cầu.
- Khi đặt tính phải chú ý điều gì? 
- Yêu cầu 2 hs làm bài trên bảng. Lớp làm bài vào vở.
- Gọi hs chữa miệng nêu rõ cách đặt tính và thực hiện các phép tính sau: 12 + 48; 74 + 6
*Gv chốt lại cách đặt tính và thực hiện phép cộng (có nhớ) trong phạm vi 100.
- HS lắng nghe.
- HS ghi tên bài vào vở.
- Hs nêu đề toán
- Phải chú ý sao cho đơn vị viết thẳng cột với đơn vị, chục thẳng cột với chục. 
- 2Hs làm bài trên bảng, dưới lớp làm bài vào vở.
- Hs nêu cách tính
- Hs nhận xét bài của bạn
- Hs đổi chéo vở chữa bài.
Bài 2: Tính (theo mẫu) ( trang 64)
Mẫu: 72 + 28 = 100
63 + 37
81 + 19
38 + 62
45 + 55
- Gv yêu cầu hs nêu đề bài
- GV hướng dẫn hs thực hành phân tích mẫu :
+ 2 cộng 8 bằng 10, viết 0, nhớ 1.
+ 7 cộng 2 bằng 9, thêm 1 bằng 10, viết 10.
Vậy: 72 + 28 = 100
- Yêu cầu hs làm bài vào vở
- Chiếu bài và chữa bài của hs 
- Gọi hs nêu miệng cách tính từng phép tính
*Gv chốt lại cách tính phép cộng có nhớ (trong trường hợp số có hai chữ số cộng với số có hai chữ số) có kết quả bằng 100.
- Hs đọc đề
- Hs đọc bài mẫu
- Hs lắng nghe Gv phân tích mẫu
- Hs thực hiện tính theo mẫu vào vở
63 + 37 = 100
81 + 19 =100
38 + 62 = 100
45 + 55 = 100
- Hs nói cách thực hiện phép tính của mình.
- Hs khác nhận xét, bổ sung
5’
4’
Bài 3: Trang 64
a, Đặt tính rồi tính
64 + 36 
79 + 21
52 + 48 
34 + 66
b, Tính nhẩm
60 + 40 = ?
40 + 60 = ?
20 + 80 = ?
80 + 20 = ?
10 + 90 = ?
90 + 10 =?
30 + 70 = ?
70 + 30 = ?
a, - Yêu cầu Hs đọc đề bài.
- Gv hướng dẫn Hs đặt tính và thực hiện tính.
- Chữa bài: hs nêu rõ cách đặt tính và thực hiện các phép tính sau: 64 + 36; 79 + 21
52 + 48; 34 + 66
- Gv chữa bài, nhận xét.
b, - Đọc yêu cầu b.
- Hướng dẫn Hs VD: 60 + 40, nhẩm là 6 chục + 4 chục bằng 10 chục. Vậy 60 + 40 = 100
- Yêu cầu Hs làm bài vào vở.
- Chữa bài.
- Gv chữa bài, nhận xét.
+ Em có nhận xét gì về các phép tính 30 + 70 và 70 + 30 ?
Củng cố: Kĩ năng thực hiện đặt tính và tính nhẩm cộng các số tròn chục có tổng bằng 100.
- 1 Hs nêu yêu cầu a.
- 2Hs làm bảng lớp. Lớp làm vở.
- Hs trình bày cách thực hiện của mình.
- Lớp nhận xét và chữa bài.
- 1 Hs đọc yêu cầu của b
- Hs tính nhẩm cộng các số tròn chục.
- 1 Hs lên làm bảng nhóm, cả lớp làm bài vào vở ôly.
- 3hs đọc bài làm, nhận xét.
60 + 40 = 100
40 + 60 = 100
20 + 80 = 100
80 + 20 = 100
10 + 90 = 100
90 + 10 =100
30 + 70 = 100
70 + 30 = 100
- Hai phép tính đều có kết quả 100. 
Vậy: 30 + 70 = 70 + 30 
5’
4’
C. Hoạt động vận dụng
Bài 4: Giải toán
Mục tiêu: Vận dụng được kiến thức kĩ năng về phép cộng ( có nhớ) vào giải bài toán thực tế liên quan đến phép cộng trong phạm vi 100.
D. Củng cố, dặn dò: Mục tiêu: Ghi nhớ, khắc sâu nội dung bài
- GV cho HS quan sát tranh và nêu đề toán: Một chiếc tàu du lịch chở hai đoàn khách tham quan, đoàn khách thứ nhất có 22 người, đoàn khách thứ hai có 23 người. Hỏi hai đoàn khách tham quan có tất cả bao nhiêu người ?
GV nêu câu hỏi:
+ Trong tranh vẽ gì?
+ Đoàn khách thứ nhất có bao nhiêu người ?
+ Đoàn khách thứ hai có bao nhiêu người ?
+ Vậy muốn biết hai đoàn khách tham quan có tất cả bao nhiêu người đi du lịch ta làm phép tính gì?
- Cho HS nêu phép tính thích hợp.
- Yêu cầu hs thảo luận nhóm đôi nêu kết quả phép tính 22 + 23
- Gv nhận xét, tuyên dương.
- Hỏi: Qua các bài tập, chúng ta được củng cố và mở rộng kiến thức gì?
- GV nhấn mạnh kiến thức tiết học
- GV đánh giá, động viên, khích lệ HS.
- HS quan sát và trả lời câu hỏi:
+ Một chiếc tàu du lịch chở hai đoàn khách tham quan. 
+ Đoàn khách thứ nhất có 22 người.
+ Đoàn khách thứ hai có 23 người.
+ HS nêu: 22 + 23
- HS thảo luận nhóm.
- Đại diện các nhóm nêu kết quả 
Hai đoàn khách tham quan có tất cả số người đi du lịch là:
22 + 23 = 45 ( người) 
 Đáp số: 45 người
- HS nêu ý kiến 
- HS lắng nghe
IV. RÚT KINH NGHIỆM: 
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 ************************************
Trường Tiểu học 
Giáo viên: 
Ngày dạy :..../...../ 20....
 Lớp: 2
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
MÔN: TOÁN
Tuần 11 Tiết 53
BÀI 32: LUYỆN TẬP ( Tiếp theo)
I. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS có khả năng:
1. Kiến thức, kĩ năng
- Thực hiện được việc đặt tính rồi tính và tính nhẩm cộng (có nhớ) có kết quả bằng 100.
- Vận dụng được kiến thức kĩ năng về phép cộng ( có nhớ) trong phạm vi 100 đã học vào giải bài tập, các bài toán thực tế liên quan đến phép cộng (có nhớ) trong phạm vi 100.
2. Phẩm chất, năng lực
a. Năng lực: 
- Thông qua việc tìm kết quả các phép cộng (có nhớ) trong phạm vi 100, Hs có cơ hội được phát triển năng lực tư duy, lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học. 
b. Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. GV: Laptop; màn hình máy chiếu; clip, slide minh họa, ...
2. HS: SHS, vở ô li, VBT, nháp, ...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Thời gian
Nội dung và 
mục tiêu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
A. Hoạt động khởi động
Mục tiêu: Tạo tâm thế vui tươi, phấn khởi
* Khởi động
- GV tổ chức cho HS cả lớp chơi trò chơi “ Trời Mưa”
Luật chơi: Người quản trò phát lệnh lời đi kèm với những hành động buộc các bạn trong lớp phải làm theo. VD: 
Quản trò: Trời mưa, trời mưa
Cả lớp: Che ô, đội mũ ( hai tay vòng lên phía trên đầu)
 ..
- Gv nhận xét, tuyên dương hs chơi tốt.
- HS lắng nghe luật chơi và đứng tại chỗ chơi trò chơi. 
25’
5’
4’
5’
B. Thực hành, luyện tập
Mục tiêu: Biết thực hành các phép cộng (có nhớ) có kết quả bằng 100 (trường hợp số có hai chữ số cộng với số có một chữ số).
Bài 4: (trang 65)
a, Đặt tính rồi tính ( theo mẫu) Mẫu: 97 + 3
97 + 3
91 + 9
92 + 8
98 + 2
b, Tính nhẩm
99 + 1
96 + 4
94 + 6
95 + 5
- Gv kết hợp giới thiệu bài
- Gọi hs nêu yêu cầu a.
- GV phân tích mẫu :
3 cộng 7 bằng 10, viết 0, nhớ 1
9 thêm 1 bằng 10, viết 10
Vậy: 97 + 3 = 100
- Yêu cầu 2 hs làm bài trên bảng. Lớp thực hiện theo mẫu vào vở.
- Gọi hs chữa miệng nêu rõ cách đặt tính và thực hiện các phép tính sau: 97 + 3; 92 + 8
- Gọi hs nêu yêu cầu b.
- Hướng dẫn Hs thực hiện tính nhẩm VD: 99 + 1 nhẩm là 9 + 1 bằng 10( 10 bằng 1 chục), 9 chục + 1 chục bằng 10 chục . Vậy 99 + 1 = 100
- Yêu cầu Hs làm bài vào vở.
- Chữa bài: Hs tự nêu cách tính nhẩm
- Gv chữa bài, nhận xét.
*Gv chốt lại cách đặt tính và tính nhẩm phép cộng (có nhớ) có kết quả bằng 100 (trường hợp số có hai chữ số cộng với số có một chữ số).
- HS lắng nghe.
- HS ghi tên bài vào vở.
- Hs nêu yêu cầu a
- Hs đọc bài mẫu
 2Hs làm bài trên bảng, dưới lớp thực hiện đặt tính rồi tính theo mẫu vào vở.
- Hs nêu cách tính
- Hs nhận xét bài của bạn
- Hs đổi chéo vở chữa bài.
- Hs nêu yêu cầu b
- Hs thực hiện tính nhẩm.
- 1 Hs lên làm bảng nhóm, cả lớp làm bài vào vở ôly.
99 + 1 = 100
96 + 4 = 100
94 + 6 = 100
95 + 5 = 100
- 3-4hs đọc bài làm, nhận xét.
Bài 5: Tìm các phép tính có kết quả bằng nhau
 ( trang 65)
Mục tiêu: Biết thực hiện các phép tính cộng có kết quả bằng nhau.
- Gọi Hs đọc thầm yêu cầu.
- Bài 5 yêu cầu gì?
- GV cho Hs quan sát các phép tính, thảo luận nhóm 2 tính kết quả rồi nêu các phép tính có kết quả bằng nhau trong thời gian 03 phút
- Gv chiếu các phép tính minh họa, mời đại diện các nhóm lên tìm các phép tính có kết quả bằng nhau.
- Nhận xét đánh giá và kết luận
*Gv chốt lại cách tìm các phép tính có kết quả bằng nhau.
- 2 Hs đọc yêu cầu
- Tìm các phép tính có kết quả bằng nhau.
- Từng cặp HS quan sát, tính rồi nói cho bạn nghe kết quả các phép tính là bao nhiêu? Các phép tính nào có kết quả bằng nhau ? 
- HS chỉ vào các phép tính có kết quả bằng nhau. 
7 + 93 = 1 + 99
76 + 4 = 4 + 76
59 + 31 = 82 + 8
- HS đối chiếu, nhận xét.
10’
C. Vận dụng
Bài 6: Trang 65
Mục tiêu: Vận dụng vào giải bài toán thực tế(có lời văn) liên quan đến phép cộng (có nhớ) có kết quả bằng 100.
- Gv gọi 1 hs lên bảng điều khiển cả lớp giải toán:
+ Tớ mời 1 bạn đọc đề bài.
+ Nói cho bạn nghe bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
+ Muốn biết ngày thứ hai cô Liên thu hoạch được bao nhiêu cây bắp cải bạn làm như thế nào?
+ Vì sao bạn làm phép tính cộng?
-Tớ mời 1 bạn nêu câu lời giải
+ Ngoài câu trả lời của bạn ai có câu trả lời khác?
- Tớ mời 1 bạn lên bảng giải 
, các bạn làm bài vào vở 2’
- Tớ mời cả lớp quan sát bài làm của bạn trên bảng, nhận xét
- GV nhận xét, khen ngợi hs tích cực và chốt bài làm đúng.
* Gv chốt kĩ năng giải bài toán có lời văn thuộc dạng liên quan đến nhiều hơn.
- 1 hs lên điều khiển
+ 1 hs đọc
+ Ngày thứ nhất cô Liên thu hoạch được 65 cây bắp cải.
+ Ngày thứ hai cô Liên thu hoạch được nhiều hơn ngày thứ nhất 35 cây.
+ Ngày thứ hai cô Liên thu hoạch được bao nhiêu cây bắp cải?
- Lớp chia sẻ:
Dự kiến chia sẻ:
+ Lấy số cây thu hoạch được của ngày thứ nhất cộng với số cây ngày thứ hai thu hoach nhiều hơn.
+ Bài toán thuộc dạng liên quan đến nhiều hơn.
- Ngày thứ hai cô Liên thu hoạch được số cây bắp cải là
- Hs giơ tay nói
- 1HS lên bảng làm bài.
 - HS làm bài cá nhân.
Bài giải
Ngày thứ hai cô Liên thu hoạch được số cây bắp cải là:
 65 + 35 = 100 ( cây)
 Đáp số: 100 cây bắp cải.
- Đổi chéo vở kiểm tra và sửa cho bạn.
4’
C. Củng cố - dặn dò:
Mục tiêu: Ghi nhớ, khắc sâu nội dung bài
- Hỏi: Qua các bài tập, chúng ta được củng cố và mở rộng kiến thức gì?
- GV nhấn mạnh kiến thức tiết học
- GV đánh giá, động viên, khích lệ HS.
- HS nêu ý kiến 
- HS lắng nghe
IV. RÚT KINH NGHIỆM: 
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 ************************************
Trường Tiểu học 
Giáo viên: 
Ngày dạy :..../...../ 20....
 Lớp: 2
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
MÔN: TOÁN 
Tuần 11 Tiết 54
BÀI 33: PHÉP TRỪ (CÓ NHỚ) TRONG PHẠM VI 100
I. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS có khả năng:
1. Kiến thức, kĩ năng
- Thực hành trừ (có nhớ) trong phạm vi 100 dạng 52 – 24 dựa vào phép trừ (có nhớ) trong phạm vi 20. 
- Thực hiện được việc đặt tính rồi tính và tính nhẩm trừ (có nhớ) có kết quả bằng 100.
- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép trừ ( có nhớ) trong phạm vi 100 đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.
2. Phẩm chất, năng lực
a. Năng lực: 
- Thông qua việc tìm kết quả các phép trừ (có nhớ) trong phạm vi 100, Hs có cơ hội được phát triển năng lực tư duy, lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học. 
b. Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. GV: Laptop; màn hình máy chiếu; clip, slide minh họa, ...
- Các thẻ phép tính để HS thực hiện kiến thức bài mới trong bộ đồ dùng học Toán 2 
2. HS: SHS, vở ô li, VBT, nháp, ...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Thời gian
Nội dung và 
mục tiêu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
A. Hoạt động khởi động
Mục tiêu: Tạo tâm thế vui tươi, phấn khởi cho HS và kết nối với bài học mới.
* Ôn tập và khởi động
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “ Truyền điện”, trò chơi đố bạn để tìm kết quả của các phép trừ (có nhớ) trong phạm vi 20 đã học.
- GV cho HS quan sát bức tranh, thảo luận nhóm bàn dựa vào tranh nêu phép tính trừ
+ Làm thế nào để tìm được kết quả của phép trừ 52 – 24 = ? 
- Gv nhận xét, tuyên dương.
- HS chơi trò chơi “ truyền điện” VD: 42 - 23 = 19
 33 - 15 = 18
 51 - 34 = 17
- HS quan sát, thảo luận và tìm ra được phép trừ 
52 – 24 = ?
- Hs tự nêu theo suy nghĩ của mình
15’
5’
B. Hoạt dộng hình thành kiến thức
Mục tiêu: Biết sử dụng các khối lập phương và kĩ năng đặt tính rồi tính để tính được phép trừ( có nhớ) trong phạm vi100
- Gv kết hợp giới thiệu bài
- GV hướng dẫn hs cách tìm kết quả phép tính 52 - 24 bằng các khối lập phương:
- GV yêu cầu HS lấy các khối lập phương và thực hiện theo GV
Nêu: Lấy 52 khối lập phương, gài thành từng thanh chục, để có 5 thanh ở cột chục, 2 khối lập phương rời ở cột đơn vị đồng thời gắn lên bảng.
- GV hướng dẫn HS lấy ra 24 khối lập phương từ 52 khối lập phương đã cho: lấy 1 thanh chục ở cột chục, tháo rời ra đưa qua cột đơn vị thì được 12 khói lập phương đơn vị, lấy đi 4 khối lập phương đơn vị thì còn 8 khối lập phương đơn vị, lấy ra tiếp 2 thanh chục ở cột chục, còn lại 2 thanh chục và 8 khối lập phương đơn vị.
- Vậy 52 - 24 = ?
- Muốn tính 52 - 24 ta đã thực hiện gài các thanh hình lập phương như thế nào?
- GV chốt ý
- GV hướng dẫn Hs tìm kết quả phép trừ 52 - 24 bằng cách đặt tính rồi tính ( Lưu ý: kĩ thuật mượn trả)
+ 2 không trừ được 4, lấy 12 trừ 4 bằng 8, viết 8, nhớ 1.
+ 2 thêm 1 bằng 3, 5 trừ 3 bằng 2, viết 2.
Vậy: 52 – 24 = 28.
- Yêu cầu Hs thực hiện một số phép tính khác vào bảng con: 
65 – 17 = ?
74 – 16 = ? 
- Gv nhận xét, tuyên dương.
- HS lắng nghe.
- HS ghi tên bài vào vở.
- HS lấy các khối lập phương và thực hiện theo GV
- Hs lấy 5 thanh ở cột chục, 2 khối lập phương rời ở cột đơn vị gài vào bảng cá nhân.
Hs thao tác trên các khối lập phương của mình, tay gài, miệng nói theo Gv hướng dẫn
- Hs trả lời: 52 - 24 = 28
- 2, 3 hs trả lời
- Hs lắng nghe
- Hs thực hành đặt tính rồi tính vào bảng con.
- HS làm một số VD: 
65 – 17 = 48
74 – 16 = 58
C. Thực hành, luyện tập
Mục tiêu: Biết thực hành đặt tính rồi tính các phép trừ (có nhớ) trong phạm vi 100.
Bài 1: Tính 
( trang 67)
31 - 16
42 - 25
63 - 28
44 - 38
- Gv yêu cầu hs nêu đề bài
- GV hướng dẫn hs: Ta thực hiện tính như thế nào?
- Yêu cầu hs làm bài vào vở, 2 Hs làm bảng lớp
- Chiếu bài và chữa bài của hs dưới lớp. 
- Gọi hs nêu miệng cách tính từng phép tính 
*Gv chốt lại cách tính phép trừ (có nhớ) (trong trường hợp số có hai chữ số trừ với số có hai chữ số) trong phạm vi 100.
- Hs đọc đề
- Hs trả lời: Tính từ phải sang trái bắt đầu từ cột đơn vị
- Hs lên bảng làm bài, dưới lớp làm vào vở.
- Hs dưới lớp nhận xét bài bạn
- Hs nói cách thực hiện phép tính của mình.
- Hs khác nhận xét, bổ sung
5’
Bài 2: Đặt tính rồi tính (Trang 67)
71 - 48
52 - 36 
43 - 17
64 - 29 
- Gọi Hs đọc đề bài.
- Bài có mấy yêu cầu?
- Gv hướng dẫn Hs: Khi đặt tính cần chú ý điều gì?
* Chú ý: Thực hiện tính cần lưu ý kĩ thuật mượn, trả. VD: 71 – 48 = ? 1 không trừ được 8, mượn 1 chục, được 11 trừ 8 bằng 3, viết 3, nhớ 1. 4 thêm 1 bằng 5, 7 trừ 5 bằng 2, viết 2. 
- Yêu cầu hs làm bài vào vở, 3 hs lên làm bảng. 
- Chữa bài: hs nêu rõ cách đặt tính và thực hiện các phép tính sau: 52 - 36; 43 - 17; 64 - 29
- Gv chữa bài, nhận xét.
Củng cố: Kĩ năng đặt tính và tính trừ ( có nhớ) trong phạm vi 100.
- 2 Hs đọc to 
- Bài có 2 yêu cầu: Đặt tính, tính
- Khi đặt tính cần chú ý sao cho đơn vị viết thẳng cột với đơn vị, chục thẳng cột với chục. 
- Hs lắng nghe
- 3Hs làm bảng lớp. Lớp làm vở.
- Hs trình bày cách thực hiện của mình.
- Lớp đổi chéo vở nhận xét và chữa bài.
5’
4’
C. HĐ vận dụng
Mục tiêu: Biết thực hành tính theo mẫu các phép trừ (có nhớ) trong phạm vi 100.
Bài 3: Tính (theo mẫu)
M: 41 - 15 - 9 = ?
32 - 18 - 5 = ?
52 - 23 - 8 = ?
64 - 36 - 9 = ?
D. Củng cố - dặn dò:
Mục tiêu: Ghi nhớ, khắc sâu nội dung bài
- Gọi hs nêu đề bài
- GV hướng dẫn mẫu: 
41 - 15 - 9 = 26 - 9
 = 17
- Ta thực hiện tính ntn?
- Yêu cầu hs làm bài vào vở, 2 Hs làm bảng lớp
- Chiếu bài và chữa bài của hs dưới lớp. 
- Gọi hs nêu miệng cách tính từng phép tính 
*Gv chốt lại cách tính phép trừ (có nhớ) (trong trường hợp số có hai chữ số trừ với số có hai chữ số) trong phạm vi 100.
- Hỏi: Qua các bài tập, chúng ta được củng cố và mở rộng kiến thức gì?
- GV nhấn mạnh kiến thức tiết học
- GV đánh giá, động viên, khích lệ HS.
- Hs đọc đề
- Hs lắng nghe
- Hs trả lời: Tính từ phải sang trái bắt đầu từ cột đơn vị
- Hs lên bảng làm bài, dưới lớp làm vào vở.
32 - 18 - 5 = 14 - 5 = 9
52 - 23 - 8 = 29 - 8 = 21
64 - 36 - 9 = 28 - 9 = 19
- Hs dưới lớp nhận xét bài bạn
- Hs nói cách thực hiện phép tính của mình.
- Hs khác nhận xét, bổ sung
- HS nêu ý kiến 
- HS lắng nghe
IV. RÚT KINH NGHIỆM: 
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
_____________________________________________
Trường Tiểu học 
Giáo viên: 
Ngày dạy :..../...../ 20....
 Lớp: 2
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
MÔN: TOÁN 
Tuần 11 Tiết 55
BÀI 33: PHÉP TRỪ (CÓ NHỚ) TRONG PHẠM VI 100
I. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS có khả năng:
1. Kiến thức, kĩ năng
- Thực hiện được việc tính nhẩm trừ (có nhớ) có kết quả bằng 100.
- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép trừ ( có nhớ) trong phạm vi 100 đã học vào giải toán có lời văn.
2. Phẩm chất, năng lực
a. Năng lực: 
- Thông qua việc tìm kết quả các phép trừ (có nhớ) trong phạm vi 100, Hs có cơ hội được phát triển năng lực tư duy, lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học. 
b. Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. GV: Laptop; màn hình máy chiếu; clip, slide minh họa, ...
2. HS: SHS, vở ô li, VBT, nháp, ...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Thời gian
Nội dung và 
mục tiêu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
7’
A. Hoạt động khởi động
Mục tiêu: Tạo tâm thế vui tươi, phấn khởi cho HS và kết nối với bài học mới.
* Ôn tập và khởi động
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “ Alibaba”.Gv phổ biến luật chơi: Người quản trò sẽ hát theo nhịp bài hát Alibaba có lời đi kèm với những hành động, buộc các bạn trong lớp phải làm theo và hát vang "Alibaba", VD như: Xưa kia kinh đô Bát- đa có một chàng trai đáng yêu gọi tên - Alibaba
- Yêu cầu Hs đặt tính rồi tính phép tính vào bảng con: 
55 – 17 = ?
34 – 15 = ?
 - Gv nhận xét, tuyên dương.
- HS chơi trò chơi “ Alibaba” 
- Hs thực hành đặt tính rồi tính vào bảng con.
10’
8’
10’
B. Thực hành, luyện tập
Mục tiêu: Vận dụng được kiến thức kĩ năng về phép trừ đã học vào giải bài tập
Bài 3: Số 
( trang 67)
D. Hoạt dộng vận dụng
Bài 4: Giải toán
Mục tiêu: Vận dụng được kiến thức kĩ năng về phép trừ đã học vào giải bài toán thực tế liên quan đến phép trừ (có nhớ) trong phạm vi 20.
- Gv kết hợp giới thiệu bài
- Gọi hs nêu đề bài
- GV cho Hs quan sát tranh và giới thiệu, có một số phép tính trên giấy, chú mèo con sơ ý làm đổ mực, che mất một số trong mỗi phép tính. Con hãy tìm số thích hợp bị mực che khuất giúp chú mèo con nhé.
- Hướng dẫn: ví dụ ở phép tính đầu tiên, 3... - 18 = 13
số nào trừ 8 thì bằng 3? Hay ở phép tính thứ ba, 95 - ...8 = 57 số 15 trừ mấy thì bằng 9?
-Yêu cầu hs làm bài vào vở, 2 Hs lên làm trên bảng
- Chiếu bài và chữa bài của hs 
- Gọi hs nói lên cách tìm của mình
* Chốt lại cách thực hiện phép tính trừ ( có nhớ ) trong phạm vi 100. 
- Yêu cầu hs nêu đề toán
- Bài toán cho biết gì? 
- Bài toán hỏi gì?
- Muốn biết Mai nhặt được bao nhiêu quả trứng gà ta làm như thế nào?
- Bài toán thuộc dạng toán gì?
- Yêu cầu hs viết phép tính vào nháp.
- Gọi 1 hs giải vào bảng phụ, dưới lớp làm vào vở
- Gọi hs dưới lớp đọc bài làm
+ Ngoài câu trả lời của bạn ai có câu trả lời khác? 
- GV nhận xét, khen ngợi hs tích cực và chốt bài làm đúng.
- HS lắng nghe.
- HS ghi tên bài vào vở.
- 1Hs nêu đề toán
- Hs lắng nghe
- Hs tự tìm theo cách của mình.
- Hs làm bài vào vở, 2 hs làm bảng
- Hs nhận xét bài của bạn
- Hs nêu cách tìm của mình
- Hs đổi chéo vở chữa bài.
- 2, 3 hs nhắc lại cách thực hiện phép trừ.
- 2 Hs đọc đề
- Kiên nhặt được 35 quả, Mai nhặt được ít hơn Kiên 16 quả.
- Mai nhặt được bao nhiêu quả trứng gà?
- Ta lấy số quả trứng Kiên nhặt được trừ đi số quả Mai nhặt ít hơn.
- Bài thuộc dạng toán ít hơn
- Hs viết phép tính : 35 - 16
Bài giải:
Mai nhặt được số quả trứng gà là:
35 - 16 = 19 ( quả)
 Đáp số: 19 quả trứng gà
- Hs dưới lớp đổi chéo vở nhận xét bài bạn.
+ Số quả trứng gà Mai nhặt được là
- Hs khác nhận xét, bổ sung.
C.Củng cố- dặn dò:
Mục tiêu: Ghi nhớ, khắc sâu nội dung bài
- Gv tổ chức cho hs tham gia trò chơi “ Ong tìm hoa” 
- Gv phổ biến luật chơi: có 7 con ong tương ứng với 7 phép tính trừ và 7 bông hoa tương ứng với kết quả của các phép tính trừ đó. Gv chia lớp thành 2 đội, mỗi đội 7 hs. Hs còn lại sẽ làm cổ động viên. Nhiệm vụ của mỗi đội là 5 phút sẽ nối tiếp lên bảng gắn đúng phép tính với kết quả “ Ong tìm hoa”
- Khen đội thắng cuộc
- Dặn hs tìm hỏi ông bà, bố mẹ xem còn cách nào khác để thực hiện phép trừ (có nhớ) trong phạm vi 20 không, để tiết sau chia sẻ với cả lớp.
- Hs tham gia trò chơi 
- Hs lắng nghe Gv phổ biến luật chơi.
IV. RÚT KINH NGHIỆM: 
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
_________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_2_sach_canh_dieu_tuan_11.docx