Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Cánh điều) - Tuần 22

Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Cánh điều) - Tuần 22

TIẾT 106 BÀI 61:BẢNG CHIA 5 (tiết 2)

I.MỤC TIÊU

1.Kiến thức, kĩ năng:

- Giúp HS Củng cố bảng chia 5

-Vận dụng bảng chia 5 để tính nhẩm và giải một số bài tập, bài toán thực tế liên quan đến các phép chia ở bảng chia 5.

2.Phẩm chất và năng lực:

a.Năng lực:

- Thông qua việc thao tác tìm kết quả từng phép chia trong bảng chia 5, vận dụng bảng chia 5 để tính nhẩm. HS có cơ hội phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học. NL mô hình hóa toán học. NL sử dụng phương tiện, công cụ toán học.

-Thông qua việc nhận biết phép chia từ các tình huống khác nhau thể hiện qua tranh vẽ. HS có cơ hội được phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học. NL giao tiếp toán học

b.Phẩm chất

- Chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác khi làm việc nhóm, rèn tính cẩn thận.

II.CHUẨN BỊ

- GV: Máy tính, máy chiếu,.

- HS: SGK, vở ô ly,.

 

docx 19 trang Hà Duy Kiên 5780
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Cánh điều) - Tuần 22", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Tiểu học 
Giáo viên: 
 Ngày dạy :..../...../ 20....
 Lớp: 2
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN: TOÁN 
Tuần 22 Tiết 106
TIẾT 106 BÀI 61:BẢNG CHIA 5 (tiết 2)
I.MỤC TIÊU
1.Kiến thức, kĩ năng:
- Giúp HS Củng cố bảng chia 5
-Vận dụng bảng chia 5 để tính nhẩm và giải một số bài tập, bài toán thực tế liên quan đến các phép chia ở bảng chia 5.
2.Phẩm chất và năng lực:
a.Năng lực:
- Thông qua việc thao tác tìm kết quả từng phép chia trong bảng chia 5, vận dụng bảng chia 5 để tính nhẩm. HS có cơ hội phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học. NL mô hình hóa toán học. NL sử dụng phương tiện, công cụ toán học.
-Thông qua việc nhận biết phép chia từ các tình huống khác nhau thể hiện qua tranh vẽ. HS có cơ hội được phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học. NL giao tiếp toán học
b.Phẩm chất
- Chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác khi làm việc nhóm, rèn tính cẩn thận.
II.CHUẨN BỊ
- GV: Máy tính, máy chiếu,...
- HS: SGK, vở ô ly,..
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
TG
ND các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
4-5
1.Khởi động 
Mục tiêu: Ôn lại bảng chia 5,tạo hứng thú cho HS trước khi vào bài mới và kết nối bài.
-GV tổ chức cho HS chơi trò chơi truyền điện đọc các phép tính trong bảng chia 5.
-GV theo dõi HS chơi
-Nhận xét, khen ngợi
-GV dẫn dắt, giới thiệu bài mới: Bảng chia 5 ( tiết 2)
-HS chơi trò chơi
-HS lắng nghe
18p
2.Luyện tập, thực hành:
Bài 3: Tính nhẩm
Mục tiêu: Vận dụng bảng chia 5 để tính nhẩm. 
 Bài 4: Xem tranh rồi nói phép chia thích hợp
Mục tiêu: Vận dụng bảng chia 5giải bài tập liên quan đến thự tế.
-Gọi 1HS đọc to đề bài, và nêu yêu cầu của bài tập.
-Yêu cầu HS làm bài cá nhân vào vở, 3HS lên bảng làm bài.
-GV chữa bài, thống nhất đáp án đúng
5x3=15
5x9=45
5x6=30
15:5=3
45:5=9
30:5=6
15:3=5
45:9=5
30:6=5
-GV hỏi: Dựa vào 1 phép nhân ta có thể biết kết quả của mấy phép chia?
-Gọi 1HS đọc to đề bài, và nêu yêu cầu của bài tập.
-YCHS quan sát tranh, suy nghĩ và viết phép chia thích hợp vào bảng con, sau đó trao đổi trong nhóm đôi nói cho bạn nghe tình huống và phép chia phù hợp với từng bức tranh.
-GV gọi đại diện các nhóm lên chia sẻ bài trước lớp
-GV nhận xét, khen ngợi, góp ý.
-GV nêu thêm 1 số tình huống để HS nêu phép chia cho 5 phù hợp.
-HS đọc thầm đề bài
-HS thực hiện
-HS làm bài, và đổi vở, đặt câu hỏi cho nhau đọc phép tính và nói kết quả tương ứng với phép tính.
-HS trả lời
-HS đọc thầm đề bài
-HS thực hiện
-HS suy nghĩ làm bài, trao đổi với bạn trong nhóm 2
a,Có 20 bạn xếp đều vào 5 vòng tròn. Mỗi vòng tròn có 4 bạn. Ta có phép chia 20:5=4.
b,Có 15 cúc áo, khâu vào mỗi áo 5 cúc. Khâu đủ 3 chiếc áo. Ta có phép chia: 15:5=3
-Đại diện 2 nhóm lên chia sẻ, lớp nhận xét
-HS lắng nghe, trả lời
10p
3.Hoạt động vận dụng:
Bài 5: Kể 1 tình huống thực tế có sử dụng phép chia trong bảng chia 5
Mục tiêu: HS biết dùng bảng chia 5 vào tình huống thực tế.
-Gọi 1HS đọc to đề bài, và nêu yêu cầu của bài tập.
-GVHDHS thảo luận nhóm 4 chia sẻ với bạn trong nhóm về tình huống thực tế có sử dụng bảng chia 5
-GV mời HS lên chia sẻ trước lớp
-GV nhận xet, khen ngợi. 
-HS đọc thầm đề bài
-HS thực hiện
-HS trao đổi với các bạn trong nhóm.
-3-4HS lên chia sẻ
3p
4.Củng cố dặn dò
Mục tiêu: Củng cố kiến thức bài học.
-Qua bài học này các em biết thêm về điều gì?
-Nhắc HS về nhà đọc lại bảng chia 5. Thực hành vận dụng bảng chia 5 vào các tình huống thực tế.
-Chuẩn bị bài: Số bị chia-Số chia-Thương
-HS chia sẻ
-HS lắng nghe
IV: Rút kinh nghiệm tiết dạy:
 .
--------------------------------------------------
Trường Tiểu học 
Giáo viên: 
 Ngày dạy :..../...../ 20....
 Lớp: 2
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN: TOÁN 
Tuần 22 Tiết 107
BÀI 62: SỐ BỊ CHIA-SỐ CHIA-THƯƠNG
I. MỤC TIÊU: 
1.Kiến thức, kĩ năng:
-HS bước đầu biết gọi tên các thành phần và kết quả của phép chia.
-Củng cố cách tìm kết quả của phép chia.
2.Phẩm chất và năng lực:
a.Năng lực:
-Thông qua việc nhận biết các thành phần và kết quả của phép chia HS có cơ hội được phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học. NL giao tiếp toán học
b.Phẩm chất
- Chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác khi làm việc nhóm, rèn tính cẩn thận.
II.CHUẨN BỊ:
-GV: Các thẻ số, thẻ dấu và thẻ chữ ghi các chữ chỉ thành phần và kết quả của phép chia. (máy chiếu,..)
-HS: SGK,vở ô ly, bảng con 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
TG
ND các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
3p
1.Khởi động 
Mục tiêu: Ôn lại bài cũ, tạo hứng thú cho HS trước khi vào bài mới và kết nối bài.
-GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm đôi, quan sát tranh trong SGK, nói với bạn từ những điều quan sát được.
-GV nêu câu hỏi.
+Em hãy nêu tình huống trong tranh vừa quan sát?
+Em hãy nêu phép chia tương ứng với tình huống?
-GV nhận xét, khen ngợi, dẫn dắt, giới thiệu bài mới: Số bị chia- Số chia-Thương.
-HS quan sát tranh, trao đổi
+Có 15 bạn, chia đều vào 3 bàn, mỗi bàn có 5 bạn.
+15:3=5
-HS lắng nghe, viết tên bài.
10p
2.Khám phá kiến thức
Mục tiêu: HS nhận biết cách gọi tên các thành phần và kết quả của phép chia.
*HS nhận biết cách tìm kết quả của phép chia.
-GV gắn phép chia lên bảng
-HDHS gọi tên từng thành phần và kết quả của phép chia.
15 :
3 =
5
Số bị chia
Số chia
Thương
-GV gọi HS nêu lại tên gọi các thành phần và kết quả cảu phép chia trên.
-GV lưu ý HS: Trong phép chia 15:3, 5 là thương, 15:3 cũng gọi là thương.
-GV lấy ví dụ để củng cố tên gọi thành phần kết quả của phép chia:
12:6=2
15:5=3
-GV đọc SBC-SC-Thương của 1 số phép chia cho HS viết bảng con.
-Cho HS trao đổi trong nhóm đoi tự viết 1 phép chia rồi đố bạn nêu đâu là SBC, đâu là số chia, đâu là thương trong phép chia đó.
- GV nhận xét, khen ngợi, chốt lại kiến thức và chuyển sang hoạt động thực hành, luyện tập.
-HS quan sát
-HS theo dõi
-HS nối tiếp nhau nêu.
-HS nhắc lại
-HS nêu tên: (Số bị chia-số chia-thương) khi giáo viên chỉ vào các số.
-HS viết bảng con
-HS trao đổi
-HS lắng nghe.
15p
7p
3p
3.Thực hành, luyện tập
Bài 1: Nêu SBC, số chia, thương trong các phép chia sau:
Mục tiêu: Thực hành gọi tên các thành phần và kết quả trong phép chia.
Bài 2: Tìm thương, biết
Mục tiêu: HS viết được phép chia dựa vào cách gọi tên các thành phần và kết quả trong phép chia.
4.Hoạt động vận dụng
Bài 3: Trò chơi “Tìm bạn”
Mục tiêu: Qua trò chơi giúp HS gọi tên các thành phần và kết quả của phép chia .
5.Củng cố, dặn dò
Mục tiêu: Củng cố kiến thức bài học.
-Gọi 1HS đọc to đề bài, và nêu yêu cầu của bài tập.
-GV cho HS trao đổi với bạn trong nhóm đôi nêu tên gọi.
-GV gọi các nhóm lên chia sẻ với cả lớp
-GV nhận xét, kết luận
-Gọi 1HS đọc to đề bài, và nêu yêu cầu của bài tập.
-GV cho HS làm bài vào vở sau đó đổi vở với bạn để kiểm tra.
-GV kiểm tra 1 số HS và mời HS lên chia sẻ cách làm.
-GV nhận xét, khen ngợi, chốt lời giải đúng.
a.Số bị chia là 8, số chia là 2, thương là 4 ta có phép chia: 8:2=4
b.Số bị chia là 20, số chia là 5, thương là 4, ta có phép chia: 20:5=4.
-GV tổ chức cho HS chơi theo nhóm 6.
-HDHS cách chơi: Mỗi nhóm có 1 bộ thẻ ghi phép nhân, phép chia và tên thành phần của nó. HS trong nhóm rút 1 thẻ rồi quan sát các thẻ của các bạn trong nhóm, thảo luận ghép thành phép nhân, phép chia thích hợp.
-GV nhận xét, khen ngợi
-Qua bài này các em biết thêm được điều gì? Từ ngữ toán học nào em cần nhớ? Lấy ví dụ?
-GV nhận xét tiết học.
-HS đọc thầm bài
-HS thực hiện
-HS trao đổi với bạn. nói cho bạn nghe về tên gọi các thành phần và kết quả trong từng phép chia: 10:2=5 và 30:5=6
-1 nhóm lên chia sẻ, lớp nhận xét góp ý.
-HS đọc thầm bài
-HS đọc và nêu YC
-HS thực hiện.
-HS chia sẻ
-HS chơi theo HD.
-3HS đã lập thành phép tính sẽ tạo thành nhóm và giới thiệu về nhóm bạn mà mình tìm được.
VD: Xin chào các bạn, xin giới thiệu nhóm chúng mình gồm 3 người bạn: SBC, số chia, thương và chúng mình chính là phép chia 20:5=4.
-HS chia sẻ
IV: Rút kinh nghiệm tiết dạy:
 .
--------------------------------------------------
Trường Tiểu học 
Giáo viên: 
 Ngày dạy :..../...../ 20....
 Lớp: 2
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN: TOÁN 
Tuần 22 Tiết 108
BÀI 63: LUYỆN TẬP
I.MỤC TIÊU:
1.Kiến thức, kĩ năng:
-HS biết vận dụng các phép tính trong bảng chia 2, bảng chia 5 để tính nhẩm và giải quyết 1một số tình huống gắn với thực tiễn.
-Gọi đúng tên thành phần và kết quả phép chia. Từ một phép nhân viết được hai phép chia tương ứng.
2.Phẩm chất và năng lực:
a.Năng lực:
-Thông qua việc vận dụng bảng chia 2, bảng chia 5 để tính nhẩm, để giải quyết vấn đè, HS có cơ hội phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hóa toán học, năng lực sử dụng phương tiện và công cụ toán học, năng lực giao tiếp toán học.
b.Phẩm chất
- Chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác khi làm việc nhóm, rèn tính cẩn thận.
II.CHUẨN BỊ:
-GV: SGK, máy tính, máy chiếu, 
-HS: SGK,vở ô ly, 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
TG
ND các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
3p
1.Khởi động 
Mục tiêu: Ôn lại bài cũ, tạo hứng thú cho HS trước khi vào bài mới và kết nối bài.
-GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Truyền điện: Ôn lại Bảng chia 2, Bảng chia 5.
- YCHS nêu tên gọi các thành phần và kết quả của phép chia 6:2=3 .
-GV nhận xét, khen ngợi, dẫn dắt, giới thiệu bài mới: Bài 63: Luyện tập.
-HS chơi trò chơi.
-2,3 HS nêu, bạn khác nhận xét.
-HS lắng nghe, viết tên bài.
20p
2.Thực hành, luyện tập
Bài 1:a,Tính nhẩm
Mục tiêu: Vận dụng các phép chia đã học vào tính nhẩm 
Bài 2: Cho phép nhân, nêu 2 phép chia thích hợp.
Mục tiêu: HS viết được 2 phép chia từ 1 phép nhân.
-Gọi 1HS đọc to đề bài, và nêu yêu cầu của bài tập.
-GV cho HS làm bài vào vở sau đó đổi vở với bạn để kiểm tra, đọc cho nhau phép tính và kết quả tương ứng.
-GV gọi HS đọc kết quả 
-GV nhận xét, khen ngợi
Đáp án a:
2:2=1
20:2=10
18:2=9
5:5=1
50:5=10
35:5=7
4:2=2
20:2=10
45:5=9
b.Chọn 1 phép chia ở phần a và nêu SBC, SC, thương của phép tính đó.
-GV chỉ một số phép tính YC HS nêu tên gọi.
-GV nhận xét, chốt bài.
-Gọi 1HS đọc to đề bài, và nêu yêu cầu của bài tập.
-GVHDHS làm theo cặp đôi. 
-GV gọi 1 nhóm lên chia sẻ cách làm bài.
-GV hỏi từ 1 phép nhân con làm như thế nào để viết được 2 phép chia?
-GV nhận xét, thống nhất đáp án:
2x8=16
16:2=8
16:8=2
5x7=35
35:5=7
35:7=5
-HS đọc thầm bài
-HS thực hiện
-2HS đọc bài làm
-HS chỉ vào 1 phép chia vừa tính được và nói cho bạn nghe đâu là SBC, SC, thương của phép tính đó.
-HS đọc thầm bài
-HS thực hiện
-Mỗi HS đọc 1 phép nhân trong bài và nêu 2 phép chia tương ứng sau đó chia sẻ với bạn cách quan sát, cách suy nghĩ để khi nhìn vào 1 phép nhân có thể viết được 2 phép chia tương ứng.
-1 nhóm lên chia sẻ, lớp nhận xét, góp ý.
-Ta lấy tích chia cho thừa số này thì bằng thừa số kia.
10p
3.Hoạt động vận dụng:
Bài 3: Lớp 2C có 20 học sinh. Các bạn dự kiến phân công nhau cùng dọn vệ sinh lớp học. Trả lời các câu hỏi:
a.Nếu chia thành 2 nhóm thì mỗi nhóm có mấy bạn?
b.Nếu chia thành các nóm, mỗi nhóm có 5 bạn thì cả lớp có bao nhiêu nhóm?
Mục tiêu: HS vận dụng phép chia đã học để trả lời được các câu hỏi trong bài toán thực tế
-Gọi HS đọc bài và các câu hỏi.
-GVHDHS quan sát tranh thảo luận nhóm 4 vận dụng các phép chia đã học để trả lời câu hỏi
- GV gọi đại diện 2 nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét
-GV nhận xét, khen ngợi, chốt bài
-HS đọc thầm bài
-1HS đọc to, lớp theo dõi.
-HS thảo luận nhóm 4 trả lời, viết phép chia phù hợp với từng câu hỏi.
VD: a.Lớp 2C có 20HS nếu chia thành 2 nhóm thì ta có phép chia 20:2=10 vậy mỗi nhóm có 10 bạn 
b. Lớp 2C có 20HS nếu chia thành các nhóm, mỗi nhóm có 5 bạn ta có phép chia 20:5=4 thì cả lớp có 4 nhóm?
-HS thực hiện.
3p
5.Củng cố, dặn dò
Mục tiêu: Củng cố kiến thức bài học.
-Qua bài này các em biết thêm được điều gì?
-Về nhà đọc lại bảng chia 2, bảng chia 5, tìm tình huống thực tế liên quan đến bảng chia 5 để hôm sau chia sẻ với bạn.
-2 HS chia sẻ
-HS lắng nghe, ghi nhớ
IV: Rút kinh nghiệm tiết dạy:
 .
--------------------------------------------------
Trường Tiểu học 
Giáo viên: 
 Ngày dạy :..../...../ 20....
 Lớp: 2
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN: TOÁN 
Tuần 22 Tiết 109
BÀI 64: LUYỆN TẬP CHUNG (Tiết 1)
I.MỤC TIÊU:
1.Kiến thức, kĩ năng:
-HS biết vận dụng các phép tính nhân, chia đã học để tính nhẩm và giải quyết 1một số tình huống gắn với thực tiễn.
2.Phẩm chất và năng lực:
a.Năng lực:
-Thông qua việc vận dụng bảng chia 2, bảng chia 5 để tính nhẩm, để giải quyết vấn đè, HS có cơ hội phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hóa toán học, năng lực sử dụng phương tiện và công cụ toán học, năng lực giao tiếp toán học.
b.Phẩm chất
- Chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác khi làm việc nhóm, rèn tính cẩn thận.
II.CHUẨN BỊ:
-GV: SGK, máy chiếu,.
-HS: SGK,vở ô ly, 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
TG
ND các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
3p
1.Khởi động 
Mục tiêu: Ôn lại bài cũ, tạo hứng thú cho HS trước khi vào bài mới và kết nối bài.
-GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Đố bạn” ôn lại phép nhân, phép chia đã học.
-GV nhận xét, khen ngợi, dẫn dắt, giới thiệu bài mới: Bài 64: Luyện tập chung (tiết 1)
-HS chơi trò chơi.
1 HS nêu 1 phép nhân bất kì yêu cầu bạn khác trả lời và nêu được phép nhân hoặc phép chia viết từ phép tính đó.
-HS lắng nghe, viết tên bài.
20p
2.Thực hành, luyện tập
Bài 1: Tính nhẩm
Mục tiêu: Vận dụng các phép nhân, phép chia đã học vào tính nhẩm 
Bài 2: Chọn kết quả đúng với mỗi phép tính
Mục tiêu: Vận dụng các phép nhân, phép chia đã học để tìm được kết quả đúng với mỗi phép tính.
Bài 3: Chọn dấu (+,-,x,:) thích hợp.
Mục tiêu: HS điền đúng dấu +, - , x, : cho phù hợp.
-Gọi 1HS đọc to đề bài, và nêu yêu cầu của bài tập
-GV cho HS làm bài vào vở sau đó đổi vở với bạn để kiểm tra, đọc cho nhau phép tính và kết quả tương ứng.
-GV gọi HS đọc kết quả 
-GV nhận xét, khen ngợi
Đáp án a:
2x5=10
5x4=20
2x4=8
10:5=2
20:5=4
8:2=4
b.
2cmx6=12cm
25dm:5=5dm
5kgx10=50kg
18l:2=9l
2dmx8=16dm
30kg:5=6kg
-Gọi 1HS đọc to đề bài, và nêu yêu cầu của bài tập
-Tổ chức cho HS chơi trò chơi: Ai nhanh, ai đúng
-GV chọn 2 đội chơi HD cách chơi: Khi GV hô bắt đầu thì lần lượt HS của 2 đội lên tìm tấm thẻ ghi kết quả gắn vào phép tính phù hợp. Đội nào gắn nhanh và đúng sẽ được khen.
-GV theo dõi HS chơi
-Nhận xét, chọn ra đội thắng cuộc khen ngợi, động viên.
-Gọi 1HS đọc to đề bài, và nêu yêu cầu của bài tập
-YCHS suy nghĩ chọn dấu +,-,x,: thích hợp, sau đó nói cho bạn cùng bàn nghe, đưa ra những lập luận để nói cho bạn hiểu tại sao lại chọn dấu đó, dấu nào thì thích hợp.
-GV gọi HS trình bày bài làm.
-GV nhận xét, khen ngợi, chốt đáp án.
12:4=8
25+5=30
2x4=8
20:5=4
2x3=6
18:2=9
-HS đọc thầm bài
-HS thực hiện
-HS làm bài và trao đổi với bạn
-2HS đọc kết quả
-HS đọc thầm bài
-HS thực hiện
-HS chia làm 2 đội, mỗi đội 3HS, HS dưới lớp làm trọng tài theo dõi để nhận xét.
-HS lắng nghe
HS đọc thầm bài
-HS thực hiện
-HS làm bài vào vở sau đó trao đổi với bạn
-3 HS lên trình bày, lớp nhận xét
10p
3. Hoạt động vận dụng
Bài 4: Viết số thích hợp vào ô trống.
Mục tiêu: HS tính được phép tính có 2 dấu
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
-Gv yêu cầu HS thực hiện tính trong trường hợp có hai dấu phép tính
- GV nêu: 
+Ta viết số thích hợp vào chỗ nào?
+Tính theo hướng nào?
-Yêu cầu HS làm bài vào SGK
- Nhận xét, tuyên dương HS.
- 2 -3 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS thực hiện lần lượt các YC.
-Vào ô có dấu “?”
-Tính theo chiều mũi tên từ trái sang phải.
3p
4.Củng cố dặn dò
Mục tiêu: Củng cố kiến thức bài học.
-Qua bài này các em biết thêm được điều gì?
-Về nhà đọc lại bảng chia 2, bảng chia 5, tìm tình huống thực tế liên quan đến bảng chia 5 để hôm sau chia sẻ với bạn.
-HS chia sẻ
-HS lắng nghe.
IV: Rút kinh nghiệm tiết dạy:
 .
--------------------------------------------------
Trường Tiểu học 
Giáo viên: 
 Ngày dạy :..../...../ 20....
 Lớp: 2 KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN: TOÁN 
Tuần 22 Tiết 110
BÀI 64: LUYỆN TẬP CHUNG (Tiết 2)
I.MỤC TIÊU:
1.Kiến thức, kĩ năng:
-HS biết vận dụng các phép tính nhân, chia đã học để tính nhẩm và giải quyết 1một số tình huống gắn với thực tiễn.
-Gọi đúng tên thành phần và kết quả của phép nhân, phép chia. 
2.Phẩm chất và năng lực:
- Phát triển năng lực tính toán, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hóa toán học, năng lực sử dụng phương tiện và công cụ toán học, năng lực giao tiếp toán học.
- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.
II.CHUẨN BỊ:
-GV: SGK, máy tính, máy chiếu, 
-HS: SGK,vở ô ly, 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
TG
ND các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
3p
1.Khởi động 
Mục tiêu: Ôn lại bài cũ, tạo hứng thú cho HS trước khi vào bài mới và kết nối bài.
-GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Đố bạn” ôn lại phép nhân, phép chia đã học.
-GV nhận xét, khen ngợi, dẫn dắt, giới thiệu bài mới: Bài 64: Luyện tập chung (tiết 2)
-HS chơi trò chơi.
1 HS nêu 1 phép nhân bất kì yêu cầu bạn khác trả lời và nêu được phép nhân hoặc phép chia viết từ phép tính đó.
-HS lắng nghe, viết tên bài.
20p
2.Thực hành, luyện tập
Bài 4: a.Tìm tích biết hai thừa số là 5 và 9.
b.Tìm thương, biết SBC là 16 và số chia là 2.
Mục tiêu: Vận dụng các phép nhân, phép chia đã học vào tìm kết quả của phép nhân và phép chia.
Bài 5: Một trường tiểu học dự kiến trồng 30 cây xanh ở vườn trường.
a.Nếu trồng thành 5 hàng thì mỗi hàng có mấy cây?
b.Nếu trồng mỗi hàng 5 cây thì trồng thành mấy hàng?
Mục tiêu: Vận dụng các phép nhân, phép chia đã học giải quyết một tình huống thực tế.
-Gọi 1HS đọc to đề bài, và nêu yêu cầu của bài tập
-GV yêu cầu HS làm bài vào bảng con lần lượt từng phần
- GV chữa bài.
+Muốn tìm tích khi biết hai thừa số con làm thế nào?
+Muốn tìm thương khi biết hai SBC và số chia con làm thế nào?
-GV nhận xét, chốt kiến thức
-Gọi HS đọc bài và các câu hỏi.
-GVHDHS quan sát tranh thảo luận nhóm 4 vận dụng các phép chia đã học để trả lời câu hỏi
- GV gọi đại diện 2 nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét
-GV nhận xét, khen ngợi, chốt bài
- HS đọc thầm bài
-HS thực hiện
-HS viết vào bảng
VD: a. Tích là 45 vì 5x9=45
b.Thương là 8 vì 16:2=8
+Lấy thừa số x với thừa số.
+Lấy SBC chia cho số chia
-HS đọc thầm bài
-1HS đọc to, lớp theo dõi.
-HS thảo luận nhóm 4 trả lời, viết phép chia phù hợp với từng câu hỏi.
VD: a.30 cây nếu trồng thành 5 hàng đều nhau thì ta có phép chia 30:5=6 vậy mỗi hàng có 6 cây
b. 30 cây nếu trồng mỗi hàng 5 cây thì ta có phép chia 30:5=6 vậy trồng thành 6 hàng.
-HS thực hiện.
10p
3.Hoạt động vận dụng:
Bài 6: Nêu các phép nhân, phép chia thích hợp với mỗi tranh vẽ.
Mục tiêu: HS nêu được tình huống thực tế có phép nhân, phép chia.
-Gọi HS đọc bài và nêu yêu cầu.
-GVHDHS quan sát tranh thảo luận nhóm 2 rồi nêu 1 tình huống có phép nhân, phép chia. 
-GV gọi HS lên trình bày tình huống và viết phép nhân hoặc chia phù hợp.
-GV nhận xét, khen ngợi
-Có thể yêu cầu HS nêu thêm một số tình huống thực tế có 1 phép nhân hoặc 1 phép chia đã học.
-GV nhận xét, chốt ý. 
-HS đọc thầm bài
-HS thực hiện
-HS thảo luận, mỗi HS nêu 1 tình huống khác nhau
VDa. 1 chuồng gà có 2 tầng, mỗi tầng có 5 con gà. Chuồng gà đó có 10 con gà. Ta có phép nhân 5x2=10 con gà, 
b.Trong chuồng có 2 loại thỏ xám và nâu, mỗi loại thỏ có 4 con. Cả 2 loại thỏ có 8 on ta có phép nhân 4x2=8 con thỏ,....
-3,4HS nêu. HS khác nhận xét, góp ý, bổ sung. ( 1 tranh có thể có 2 tình huống khác nhau và có thể vừa lập được 1 phép nhân và 1 phép chia.
-1,2 HS nêu thêm 
3p
4.Củng cố, dặn dò
-Qua bài này các em biết thêm được điều gì?
-Về nhà đọc lại bảng chia 2, bảng chia 5, các con hãy sử dụng các phép nhân, phép chia đã học để giải quyết các tình huống thực tế mà các con gặp để hôm sau chia sẻ với bạn.
-HS chia sẻ
-HS ghi nhớ
IV: Rút kinh nghiệm tiết dạy:
 .
--------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_2_sach_canh_dieu_tuan_22.docx