Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Cánh điều) - Tuần 23

Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Cánh điều) - Tuần 23

Bài 65 : KHỐI TRỤ - KHỐI CẦU

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS có khả năng:

1. Kiến thức, kĩ năng:

-Thông qua vật thật và đồ dùng trực quan nhận dạng khối trụ và khối cầu.

- Thực hành đếm số hình trong một tổ hợp các hình.

- Liên hệ, nhận biết được các đồ vật gần gũi có dạng khối trụ, khối cầu.

2. Phát triển năng lực và phẩm chất:

a. Năng lực:

- Thông qua việc quan sát HS phát triển được năng lực mô hình hóa toán học, sử dụng công cụ và phương tiện học toán, giao tiếp toán học.

b. Phẩm chất:

- Chăm chỉ, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm, yêu thích học toán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: mô hình khối trụ, khối cầu bằng bìa hoặc nhựa hộp sữa, cái cốc, ống nước

- HS: SGK; Bộ đồ dùng Toán.

 

docx 15 trang Hà Duy Kiên 27/05/2022 4620
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Cánh điều) - Tuần 23", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Tiểu học ..........
Giáo viên: ...............
Lớp: 2
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN: TOÁN - TUẦN 23
Ngày ... tháng ... năm 202...
Toán (Tiết 111)
Bài 65 : KHỐI TRỤ - KHỐI CẦU
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS có khả năng:
1. Kiến thức, kĩ năng:
-Thông qua vật thật và đồ dùng trực quan nhận dạng khối trụ và khối cầu.
- Thực hành đếm số hình trong một tổ hợp các hình.
- Liên hệ, nhận biết được các đồ vật gần gũi có dạng khối trụ, khối cầu.
2. Phát triển năng lực và phẩm chất:
a. Năng lực: 
- Thông qua việc quan sát HS phát triển được năng lực mô hình hóa toán học, sử dụng công cụ và phương tiện học toán, giao tiếp toán học. 
b. Phẩm chất:
- Chăm chỉ, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm, yêu thích học toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: mô hình khối trụ, khối cầu bằng bìa hoặc nhựa hộp sữa, cái cốc, ống nước 
- HS: SGK; Bộ đồ dùng Toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG
ND các HĐDH
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5’
A. Khởi động:
MT : Tạo hứng thú cho hs vào bài.
* Ôn tập và khởi động
- GV tổ chức cho HS hát tập thể bài Em học toán.
- GV cho HS đặt các đồ vật đã chuẩn bị lên bàn, thảo luận nhóm 4 và chia sẻ hiểu biết về hình dạng của đồ vật đó.
 - Gv kết hợp giới thiệu bài.
- HS hát và vận động theo bài hát Em học toán.
- HS đặt các đồ vật đã chuẩn bị lên bàn, thảo luận nhóm 4 và chia sẻ hiểu biết về hình dạng của đồ vật: 
Ví dụ: Hộp sữa, hộp keo có dạng khối trụ; quả bóng, viên bi có dạng khối cầu, ...
- Đại diện các nhóm nêu kết quả. 
- HS lắng nghe.
- HS ghi tên bài vào vở.
10’
B. Hoạt dộng hình thành kiến thức
Mục tiêu: Thông qua vật thật và đồ dùng trực quan nhận dạng khối trụ và khối cầu.
*GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm 4 đặt các đồ vật đã chuẩn bị. Nhìn hộp sữa và sắp xếp các đồ vật có dạng giống hộp sữa vào trong giỏ màu xanh. Nhìn quả bóng và sắp xếp các đồ vật có dạng giống quả bóng vào trong giỏ màu đỏ.
-GV quan sát, theo dõi, giúp đỡ các nhóm.
-GV mời các nhóm báo cáo.
- GV cho HS thực hành theo nhóm 4: xếp riêng các đồ vật có dạng hình khối trụ và có dạng hình khối cầu.
-GV mời các nhóm báo cáo.
- HS đặt các đồ vật đã chuẩn bị lên bàn, thảo luận nhóm 4 theo yêu cầu của GV.
- HS cầm khối trụ và khối cầu bằng gỗ hoặc bằng nhựa có dạng hình khối trụ, khối cầu rồi quan sát, xoay, lật chạm vào các khối và nói: “Đây là khối trụ”; “Đây là khối cầu”.
- HS các nhóm báo cáo nói về màu sắc và kích thước rồi nói: “Khối trụ”; “Khối cầu”.
- HS thực hành theo nhóm 4.
- Đại diện các nhóm báo cáo.
* GV cho HS quan sát tranh đồ vật hình khối trụ :
H: Đây là gì? Nó có hình dạng hình gì? Em thấy hoặc được sờ vào nó chưa?
- GV giới thiệu hộp sữa, khúc gỗ đây là những đồ vật có dạng hình khối trụ.
-Gv cho HS xem cả tư thế đứng và nằm của khối trụ. Gv cho Hs quan sát nhiều mẫu khác nhau .
-GV giới thiệu mô hình thật và hình vẽ trong SGK /34.
- GV cho HS nhắm mắt 30 giây tưởng tượng hình ảnh khối trụ trong đầu. 
* GV cho HS quan sát tranh đồ vật hình khối cầu :
- Đây là gì ?Nó có hình dạng hình gì ?
-GV cho HS quan sát xung quanh những đồ vật có dạng khối cầu .
GV giới thiệu mô hình thật và hình vẽ trong SGK /34.
- GV cho HS nhắm mắt 30 giây tưởng tượng hình ảnh khối cầu trong đầu. 
- Nhận xét, tuyên dương.
- 2-3 HS trả lời: hộp sữa, khúc gỗ.
-HS quan sát xung quanh và hai đáy của những đồ vật đó.
- HS lấy ví dụ và chia sẻ.
- HS cả lớp thực hành.
- HS chia sẻ quả bóng, viên bi.
- HS lắng nghe, nhắc lại.
- HS cả lớp thực hành.
15’
C. Hoạt dộng thực hành, luyện tập
Bài 1/28: 
Mục tiêu: Thực hành đếm số hình trong một tổ hợp các hình.
- GV gọi HS đọc YC bài.
H: Bài yêu cầu làm gì?
- GV hướng dẫn HS quan sát và nêu cách nhận biết khối trụ, khối cầu.
- GV gọi HS kể tên đồ vật có dạng khối trụ, khối cầu.
- Nhận xét, tuyên dương.
Bài 1/28: 
- 2 -3 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời: Xem các hình sau rồi kể tên một số đồ vật có dạng khối trụ, khối cầu.
- HS làm việc cá nhân TLCH:
+ Dạng khối trụ: hộp sữa, lon nước, bình cá.
+Dạng khối cầu: Qủa bóng
- HS chia sẻ trước lớp.
- HS lắng nghe nhận xét bạn.
Bài 2/29:
Mục tiêu: Thông qua vật thật và đồ dùng trực quan biết được khối nào lăn được.
- Gọi HS đọc YC bài.
H: Bài yêu cầu làm gì?
- GV cho HS lên bảng lớp thực hành và TLCH.
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Đánh giá, nhận xét bài HS.
H: Hãy nêu tên một số đồ vật có dạng khối trụ hoặc khối cầu mà em biết .
-Gv nhận xét, tuyên dương.
Bài 2/29: 
- 2HS đọc YC bài.
- 1-2 HS trả lời.
-2 HS lên bảng thực hành và TLCH: khối trụ, khối cầu lăn được.
- HS theo dõi, lắng nghe nhận xét bạn. 
-HS thi Ai nhanh hơn và nói đúng thì được 1 tràng vỗ tay .
Vd:Viên bi đá, bóng tennis, khối cầu.
Thùng phi nước, cột điện khối trụ 
Bài 3/29:
Mục tiêu: Thực hành đếm số hình trong một tổ hợp các hình.
- Gọi HS đọc YC bài.
H: Bài yêu cầu làm gì?
- GV cho HS quan sát tranh SGK thảo luận nhóm đôi và TLCH.
-GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Đánh giá, nhận xét bài HS.
Bài 3/29:
- 2HS đọc YC bài.
- Mỗi hình sau có bao nhiêu khối trụ? Khối cầu? Khối lập phương? Khối hộp chữ nhật?
- HS làm việc nhóm đôi và TLCH +Hình 1: 2 khối trụ, 1 khối cầu, 1 khối lập phương, 1 khối hộp chữ nhật.
+Hình 2: 5 khối trụ, 4 khối cầu, 1 khối lập phương, 1 khối hộp chữ nhật.
- 2 cặp HS chia sẻ trước lớp.
- HS lắng nghe nhận xét bạn.
5’
D. Hoạt dộng vận dụng
Bài 4/29:
Mục tiêu: Liên hệ, nhận biết được các đồ vật gần gũi có dạng khối trụ, khối cầu.
- GV gọi HS đọc YC bài.
H: Bài yêu cầu làm gì?
- GV cho HS quan sát xung quanh lớp học và kể tên đồ vật có khối trụ, vật nào có khối cầu?
- GV gọi HS chia sẻ.
-GV nhận xét, tuyên dương.
Bài 4/29:
- 2HS đọc YC bài.
- Kể tên một số đồ vật trong thực tế.
- HS nối tiếp nhau chia sẻ trước lớp.
- HS lắng nghe nhận xét bạn.
5’
E.Củng cố- dặn dò
Mục tiêu: Ghi nhớ, khắc sâu nội dung bài.
- Hôm nay em học bài gì? 
- Về nhà tìm thêm khối trụ khối cầu có trong nhà em nhé .
- Nhận xét giờ học.
- Bài khối trụ, khối cầu.
- HS lắng nghe .
Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có):
 .
 .
Trường Tiểu học ..........
Giáo viên: ...............
Lớp: 2
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN: TOÁN - TUẦN 23
Ngày ... tháng ... năm 202...
Toán (Tiết 112)
Bài 66 : THỰC HÀNH LẮP GHÉP, XẾP HÌNH KHỐI (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS có khả năng:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Thực hành lắp ghép, xếp hình khối.
- Liên hệ, nhận biết được các đồ vật gần gũi có dạng khối trụ, khối cầu, khối lập phương, khối hộp chữ nhật.
2. Phát triển năng lực và phẩm chất:
a. Năng lực: 
- Thông qua việc quan sát HS phát triển được năng lực mô hình hóa toán học, sử dụng công cụ và phương tiện học toán, giao tiếp toán học. 
b. Phẩm chất:
- Có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm, yêu thích học toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: mô hình khối trụ, khối cầu, khối lập phương, khối hộp chữ nhật bằng bìa hoặc nhựa hộp sữa, cái cốc, ống nước 
- HS: SGK; Bộ đồ dùng Toán, các vật thật có dạng hình khối trụ, khối cầu, khối lập phương, khối hộp chữ nhật bằng bìa, gỗ hoặc nhựa .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG
ND các HĐDH
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
7’
A. Khởi động:
MT : Tạo hứng thú cho hs vào bài.
- GV cho HS đặt các đồ vật đã chuẩn bị lên bàn, thảo luận nhóm 4 và cùng nhau xếp riêng các đồ vật ra thành từng loại khối lập phương, khối hộp chữ nhật, khối trụ, khối cầu.
 - Gv kết hợp giới thiệu bài.
- HS đặt các đồ vật đã chuẩn bị lên bàn, thảo luận nhóm 4 và chia sẻ hiểu biết về hình dạng của đồ vật đó: 
Chẳng hạn: Hộp sữa Yomost, hộp bánh có dạng khối hộp chữ nhật;
hộp kẹo có dạng khối trụ; quả bóng, viên bi có dạng khối cầu, ...
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả. 
- HS lắng nghe.
- HS ghi tên bài vào vở.
15’
C. Hoạt dộng thực hành, luyện tập
Bài 1/30:
Mục tiêu: 
Thực hành đếm số hình trong một tổ hợp các hình.
- GV gọi HS đọc YC bài.
H: Bài yêu cầu làm gì?
- GV hướng dẫn HS làm việc theo cặp quan sát tranh và đếm số khối trụ, khối cầu,...
- GV gọi HS chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét, tuyên dương.
Bài 1/30: 
- 2 -3 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời: Hình dưới đây có bao nhiêu khối lập phương? Khối hộp chữ nhật? Khối trụ?Khối cầu?
- HS làm việc cặp đôi chia sẻ với bạn và cùng nhau đếm để kiểm tra kết quả.
- 2 HS chia sẻ trước lớp.
+2 khối trụ, 2 khối cầu, 4 khối lập phương, 4 khối hộp chữ nhật.
- HS lắng nghe nhận xét bạn.
Bài 2/30:
Mục tiêu: 
Thực hành lắp ghép, xếp hình khối.
- GV gọi HS đọc YC bài.
H: Bài yêu cầu làm gì?
- GV hướng dẫn HS quan sát thảo luận nhóm 4 và TLCH:
H: Ở bên trái của khối cầu là khối gì ?
H: Ở bên phải của khối cầu là những khối gì ?
H: Khối nào ở giữa khối lập phương và khối hộp chữ nhật ?
- GV quan sát, giúp nhóm HS gặp khó khăn.
- GV nhận xét, tuyên dương.
Bài 2/30: 
- 2 -3 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời: Xem hình rồi trả lời các câu hỏi. Lấy các khối hình trong bộ đồ dùng xếp theo thứ tự trên.
- HS làm việc nhóm 4 và TLCH:
- Ở bên trái của khối cầu là khối trụ.
- Ở bên phải của khối cầu là những khối: khối hộp chữ nhật, khối trụ, khối lập phương và khối trụ.
- Khối trụ ở giữa khối lập phương và khối hộp chữ nhật.
- Đại diện các nhóm báo cáo. 
- HS lắng nghe nhận xét nhóm bạn.
8’
D. Hoạt dộng vận dụng
 Bài 3/30:
Liên hệ, nhận biết được các đồ vật gần gũi có dạng khối trụ, khối cầu, khối lập phương, khối hộp chữ nhật.
Trò chơi “Đố bạn tìm hình”
- Gọi HS đọc YC bài.
H: Bài yêu cầu làm gì?
- GV hướng dẫn HS cách chơi: +Chuẩn bị: Học sinh chuẩn bị nhiều loại hình khối đã đem đến lớp để lên bàn.
+Tiến hành: Giáo viên chia lớp thành hai nhóm, các loại hình khối học sinh sưu tầm được để lên hai bàn,mỗi nhóm cử 5 bạn tham gia chơi. HS bịt mắt và nhanh tay tìm đúng hình khối theo yêu cầu của quản trò (hay giáo viên hô), ví dụ: Hãy lấy cho tôi một khối trụ,... Trò chơi diễn ra trong thời gian hai phút, nếu nhóm nào chọn được nhiều hình khối và đúng thì nhóm đó thắng.
-Gv nhận xét, tuyên dương.
Bài 3/30:
- 2HS đọc YC bài.
- 1-2 HS trả lời: Trò chơi “Đố bạn tìm hình”
- HS theo dõi, lắng nghe. 
- HS tham gia chơi trước lớp. Cả lớp theo dõi, cổ vũ các bạn.
- HS nhận xét nhóm bạn. 
5’
E.Củng cố- dặn dò
Mục tiêu: Ghi nhớ, khắc sâu nội dung bài.
H: Hôm nay em học bài gì? 
H: Bài học hôm nay em thích nhất điều gì?
H: Kể tên một số đồ vật có dạng hình khối trụ, khối cầu, khối lập phương, khối hộp chữ nhật?
- GV nhận xét, tuyên dương.
- Về nhà tìm thêm đồ vật có dạng hình khối trụ, khối cầu, khối lập phương, khối hộp chữ nhật có trong nhà em nhé . 
- Nhận xét giờ học.
- Thực hành lắp ghép, xếp hình khối.
- 1-2 HS trả lời.
-HS nối tiếp nhau kể tên một số đồ vật có dạng hình khối trụ, khối cầu, khối lập phương, khối hộp chữ nhật.
- HS lắng nghe .
Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có):
 .
 .
 .
 .
 .
 .
 .
 .
Trường Tiểu học ..........
Giáo viên: ...............
Lớp: 2
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN: TOÁN - TUẦN 23
Ngày ... tháng ... năm 202...
Toán (Tiết 113)
Bài 66 : THỰC HÀNH LẮP GHÉP, XẾP HÌNH KHỐI (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS có khả năng:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Thực hành lắp ghép, xếp hình khối.
- Liên hệ, nhận biết được các đồ vật gần gũi có dạng khối trụ, khối cầu, khối lập phương, khối hộp chữ nhật.
2. Phát triển năng lực và phẩm chất:
a. Năng lực: 
- Thông qua việc quan sát HS phát triển được năng lực mô hình hóa toán học, sử dụng công cụ và phương tiện học toán, giao tiếp toán học. 
b. Phẩm chất:
- Có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm, yêu thích học toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: mô hình khối trụ, khối cầu, khối lập phương, khối hộp chữ nhật bằng bìa, gỗ hoặc nhựa hộp sữa, cái cốc, ống nước 
- HS: SGK; Bộ đồ dùng Toán, các vật thật có dạng hình khối trụ, khối cầu, khối lập phương, khối hộp chữ nhật bằng bìa, gỗ hoặc nhựa .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG
ND các HĐDH
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
7’
A. Khởi động:
MT : Tạo hứng thú cho hs vào bài.
- GV cho HS đặt các đồ vật đã chuẩn bị lên bàn, thảo luận nhóm 4 và cùng nhau xếp riêng các đồ vật ra thành từng loại khối lập phương, khối hộp chữ nhật, khối trụ, khối cầu.
 - Gv kết hợp giới thiệu bài.
- HS đặt các đồ vật đã chuẩn bị lên bàn, thảo luận nhóm 4 và chia sẻ hiểu biết về hình dạng của đồ vật đó: 
Chẳng hạn: Hộp sữa Yomost, hộp bánh có dạng khối hộp chữ nhật;
hộp kẹo có dạng khối trụ; quả bóng, viên bi có dạng khối cầu, ...
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả. 
- HS lắng nghe.
- HS ghi tên bài vào vở.
13’
C. Hoạt dộng thực hành, luyện tập
Bài 4/31:
Mục tiêu: Thực hành lắp ghép, xếp hình khối.
- GV gọi HS đọc YC bài.
H: Bài yêu cầu làm gì?
- GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, sử dụng các khối hình đã học (như khối lập phương, khối hộp chữ nhật, khối trụ, khối cầu) để ghép thành các hình như gợi ý hoặc các hình theo ý thích.
- GV quan sát, giúp đỡ HS gặp khó khăn.
- GV gọi HS chia sẻ trước lớp.
+ GV khuyến khích HS đặt câu hỏi cho bạn.
Ví dụ: Hình ghép của bạn có mấy hình khối trụ?Hình ghép của bạn có mấy hình khối cầu?... 
 - Nhận xét, tuyên dương.
Bài 4/31: 
- 2 -3 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời: Sử dụng các khối lập phương, khối hộp chữ nhật, khối trụ, khối cầu để xếp hình em thích.
- HS làm việc cá nhân theo gợi ý của GV.
-HS mời bạn xem hình mới ghép được và nói cho bạn nghe về ý tưởng ghép hình của mình. 
- 3 - 5 HS chia sẻ trước lớp và nói cho các bạn nghe về ý tưởng ghép hình của mình.
- HS lắng nghe nhận xét bạn.
12’
D. Hoạt dộng vận dụng
Bài 5/31:
Mục tiêu: Thực hành lắp ghép, xếp hình khối.
- GV gọi HS đọc YC bài.
H: Bài yêu cầu làm gì?
- GV hướng dẫn HS dùng các khối hình như trong SGK thảo luận nhóm 4 để xếp hình, nhóm nào xếp được cao hơn, chắc hon thì thắng cuộc.
- GV quan sát, giúp nhóm HS gặp khó khăn. Khuyến khích HS chia sẻ ý tưởng xếp hình của mình, lí do nhóm quyết định xếp như vậy để hình cao hơn chắc hơn.
- GV gọi HS chia sẻ trước lớp.
- GV nhận xét, tuyên dương.
Bài 5/31: 
- 2 -3 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời: Dùng các khối sau để xếp hình và xem ai xếp được cao hơn, vững chắc hơn.
- HS làm việc nhóm 4 nhóm trưởng hướng dẫn các bạn dùng các khối hình như trong SGK để xếp hình. Trong trường hợp không có các khối hình như trong SGK để lắp ghép thì các nhóm sử dụng các khối hình mình mang để xếp, ghép.
- Đại diện các nhóm chia sẻ trước lớp và nói cho các bạn nghe về ý tưởng ghép hình của mình.
- HS lắng nghe nhận xét nhóm bạn.
5’
E.Củng cố- dặn dò
Mục tiêu: Ghi nhớ, khắc sâu nội dung bài.
H: Hôm nay em học bài gì? 
H: Bài học hôm nay em thích nhất điều gì?
H:Nếu được rút kinh nghiệm để lần sau làm tốt hơn thì em sẽ làm gì?
H: Kể tên một số đồ vật có dạng hình khối trụ, khối cầu, khối lập phương, khối hộp chữ nhật?
- GV nhận xét, tuyên dương.
- Về nhà tìm thêm đồ vật có dạng hình khối trụ, khối cầu, khối lập phương, khối hộp chữ nhật có trong nhà em nhé . 
- Nhận xét giờ học.
- Thực hành lắp ghép, xếp hình khối.(tt)
- 1-2 HS trả lời.
-HS nối tiếp nhau kể tên một số đồ vật có dạng hình khối trụ, khối cầu, khối lập phương, khối hộp chữ nhật.
- HS lắng nghe .
Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có):
 .
 .
 .
 .
 .
 .
 .
 .
******************************************

Trường Tiểu học ..........
Giáo viên: ...............
Lớp: 2
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN: TOÁN - TUẦN 23
Ngày ... tháng ... năm 202...
Toán (Tiết 114)
Bài 67 : NGÀY - GIỜ (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS có khả năng:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Nhận biết đơn vị đo thời gian: ngày, giờ.
- Nhận biết 1 ngày có 24 giờ (được tính từ 12 giờ đêm hôm trước đến 12 giờ đêm hôm sau).
- Biết các buổi và tên gọi các giờ tương ứng (các buổi) trong một ngày.
- Thực hành xem giờ đúng trên đồng hồ. Đọc được giờ lớn hơn 12 giờ: 17 giờ, 23 giờ,...
2. Phát triển năng lực và phẩm chất:
a. Năng lực: 
- Thông qua việc quan sát HS phát triển được năng lực giải quyết vấn đề toán học, mô hình hóa toán học, sử dụng công cụ và phương tiện học toán, giao tiếp toán học. 
b. Phẩm chất:
- Có ý thức sử dụng thời gian họp lí cho các hoạt động học tập, sinh hoạt thường ngày.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Chuẩn bị mặt đồng hồ có thể quay được kim phút và kim giờ. Phiếu bài tập, tranh tình huống như trong SGK.
- HS: SGK; Bộ đồ dùng Toán. Mỗi bàn HS mang đến một đồng hồ kim..
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG
ND các HĐDH
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5’
A. Khởi động:
MT : Tạo hứng thú cho hs vào bài.
- GV tổ chức cho HS hát tập thể bài Chiếc đồng hồ.
- GV hướng dẫn HS làm việc theo cặp đôi nói cho bạn nghe các hoạt động diễn ra trong ngày, chẳng hạn: Buổi sáng tớ thức dậy lúc 6 giờ,...
+ GV đặt câu hỏi để HS chia sẻ và cảm nhận được nhịp sinh hoạt lặp đi lặp lại của thời gian hết ngày này sang ngày khác, sáng, trưa, chiều, tối, đêm.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV cho HS quan sát tranh, suy nghĩ về những thông tin ghi trên bảng tin và trả lời câu hỏi 14 giờ chiều là mấy giờ?
- Gv nhận xét kết hợp giới thiệu bài.
- HS hát và vận động theo bài hát Chiếc đồng hồ.
- HS làm việc theo cặp đôi nói cho bạn nghe các hoạt động diễn ra trong ngày của mình.
- Đại diện các nhóm hỏi đáp chia sẻ trước lớp. 
- HS lắng nghe nhận xét bạn.
- HS xung phong trả lời: 14 giờ chiều là 2 giờ.
- HS ghi tên bài vào vở.
10’
B. Hoạt dộng hình thành kiến thức
Mục tiêu: 
-Nhận biết đơn vị đo thời gian: ngày,giờ.
-Nhận biết 1 ngày có 24 giờ. 
1. Nhận biết 1 ngày = 24 giờ
H: 1 ngày có bao nhiêu giờ?
- GV giới thiệu 1 ngày = 24 giờ; 24 giờ trong một ngày được tính từ 12 giờ đêm hôm trước đến 12 giờ đêm hôm sau.
- GV sử dụng đồng hồ quay kim đồng hồ hai vòng minh hoạ 24 giờ (hoặc chiếu cho kim phút quay hết một vòng kim giờ di chuyển thêm 1 giờ). 
2.Nhận biết tên các buổi và thời gian các buổi trong ngày.
- GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm 4 thực hiện các thao tác:
- GV quan sát, theo dõi, giúp đỡ các nhóm.
- GV mời các nhóm báo cáo.
-Gv nhận xét, tuyên dương.
- GV chốt lại giới thiệu các buổi và thời gian các buổi trong ngày.
- HS chia sẻ 1 ngày có 24 giờ.
- HS đếm giờ theo thao tác của GV: 1 giờ, 2 giờ,..., 11 giờ, 12 giờ. 13 giờ, 14 giờ,..., 24 giờ.
-HS thảo luận nhóm 4 rồi viết giờ thích hợp với các buổi trong ngày:
Sáng
Trưa
Chiều
Tối
Đêm
1 giờ sáng
2 giờ sáng
...
11 giờ trưa
...
1 giờ chiều
....
7 giờ tối
....
10 giờ đêm
...
- Đại diện các nhóm trình bày.
- HS lắng nghe, nhận xét nhóm bạn.
Sáng
1 giờ sáng, 2 giờ sáng, 3 giờ sáng, 4 giờ sáng, 5 giờ sáng, 6 giờ sáng, 7 giờ sáng, 8 giờ sáng, 9 giờ sáng, 10 giờ sáng.
Trưa
11 giờ trưa, 12 giờ trưa.
Chiều
1 giờ chiều (13 giờ), 2 giờ chiều (14 giờ), 3 giờ chiều (15 giờ), 4 giờ chiều (16 giờ), 5 giờ chiều (17 giờ), 6 giờ chiều (18 giờ).
Tối
7 giờ tối (19 giờ), 8 giờ tối (20 giờ), 9 giờ tối (21 giờ).
Đêm
10 giờ đêm (22 giờ), 11 giờ đêm (23 giờ), 12 giờ đêm (24 giờ).
3.Thực hành xem đồng hồ và đọc giờ lớn hơn 12 giờ.
- GV cho HS thực hành xem đồng hồ theo nhóm đôi.
- GV quan sát, giúp đỡ các nhóm còn lúng túng, chú ý những giờ lớn hơn 12 chẳng hạn: 17 giờ, 20 giờ,...
- GV gọi từng cặp HS chia sẻ trước lớp.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- HS thực hành theo nhóm đôi, mỗi HS quay kim trên mặt đồng hồ giấy, rồi đọc kết quả cho bạn nghe.
- 4-5 cặp HS chia sẻ trước lớp.
- HS lắng nghe và nhận xét bạn.
15’
C. Hoạt dộng thực hành, luyện tập
Bài 1/32:
Mục tiêu: Thực hành quay kim trên mặt trên đồng hồ. 
- GV gọi HS đọc YC bài.
H: Bài yêu cầu làm gì?
- GV hướng dẫn HS quay kim trên mặt đồng hồ để đồng hồ chỉ đúng giờ theo yêu cầu trong SGK, mỗi lần quay kim, đưa cho bạn xem, đọc giờ và cùng bạn kiểm tra xem cả hai đã quay đúng chưa, đã đọc đúng giờ chưa.
- GV cho HS lên bảng thực hành trước lớp.
- GV nhận xét, tuyên dương. 
* Thực hiện tương tự như phần a.
- GV hướng dẫn HS quay kim đồng hồ và giải thích cho bạn nghe, chẳng hạn: 13 giờ là 1 giờ chiều nên quay kim giờ chỉ vào số 1, kim phút chỉ vào số 12.
Bài 1/32: 
- 2 -3 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời: Quay kim trên mặt đồng hồ để đồng hồ chỉ.
- HS thực hành cặp đôi theo yêu cầu của GV.
a) 2 giờ, 5 giờ, 8 giờ, 11 giờ, 12 giờ.
- 2 cặp HS chia sẻ trước lớp.
- HS lắng nghe nhận xét bạn.
b) 13 giờ, 14 giờ, 19 giờ, 20 giờ, 23 giờ.
5’
D. Hoạt dộng vận dụng
Mục tiêu: Biết các buổi và tên gọi các giờ tương ứng (các buổi) trong một ngày. 
- GV hướng dẫn HS hỏi đáp lẫn nhau theo cặp, theo câu hỏi gợi ý của GV. VD:
H: Đố bạn buổi sáng có những giờ nào?
H: Đố bạn buổi trưa có những giờ nào?
H: Đố bạn buổi chiều có những giờ nào?...
- GV cho HS chia sẻ trước lớp.
- GV nhận xét, tuyên dương. 
- HS làm việc theo cặp đôi.
-Buổi sáng có: 1 giờ sáng, ...., 10 giờ sáng.
- Buổi trưa có: 11 giờ trưa, 12 giờ trưa.
- Buổi chiều có: 1 giờ chiều (13 giờ), 2 giờ chiều (14 giờ), ..., 6 giờ chiều (18 giờ).
- 2 cặp HS chia sẻ trước lớp.
- HS lắng nghe nhận xét bạn.
5’
E.Củng cố- dặn dò
Mục tiêu: Ghi nhớ, khắc sâu nội dung bài.
H: Bài học hôm nay, em học thêm được điều gì? Điều đó giúp gì cho cuộc sống?
H: Để xem đồng hồ chính xác, em nhắn bạn điều gì?
- Về nhà thực hành xem đồng hồ ở nhà và biết sắp xếp thời gian hợp lý để vui chơi và học tập.
- Nhận xét giờ học.
- Bài học hôm nay, em học thêm được cách xem giờ. Điều đó giúp em cảm nhận được sự quý giá của thời gian.
- Để xem đồng hồ chính xác, em nhắn bạn chú ý kim ngắn chỉ giờ, kim dài chỉ phút, ...
- HS lắng nghe.
Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có):
 .
 .
 .
 .
Trường Tiểu học ..........
Giáo viên: ...............
Lớp: 2
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN: TOÁN - TUẦN 23
Ngày ... tháng ... năm 202...
Toán (Tiết 115)
Bài 67 : NGÀY - GIỜ (Tiết 2)
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Nhận biết 1 ngày có 24 giờ (được tính từ 12 giờ đêm hôm trước đến 12 giờ đêm hôm sau).
- Biết các buổi và tên gọi các giờ tương ứng (các buổi) trong một ngày.
- Thực hành xem giờ đúng trên đồng hồ. Đọc được giờ lớn hơn 12 giờ: 17 giờ, 23 giờ,...
2. Phát triển năng lực và phẩm chất:
a. Năng lực: 
- Thông qua việc quan sát HS phát triển được năng lực giải quyết vấn đề toán học, mô hình hóa toán học, sử dụng công cụ và phương tiện học toán, giao tiếp toán học. 
b. Phẩm chất:
- Có ý thức sử dụng thời gian họp lí cho các hoạt động học tập, sinh hoạt thường ngày.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Chuẩn bị mặt đồng hồ có thể quay được kim phút và kim giờ. Phiếu bài tập, tranh tình huống như trong SGK.
- HS: SGK; Bộ đồ dùng Toán. Mỗi bàn HS mang đến một đồng hồ kim..
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG
ND các HĐDH
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
7’
A. Khởi động:
MT : Tạo hứng thú cho hs vào bài.
- GV tổ chức cho HS hát tập thể bài Chiếc đồng hồ.
- GV hướng dẫn HS làm việc theo cặp đôi nói cho bạn nghe các hoạt động diễn ra trong ngày, chẳng hạn: Buổi sáng tớ thức dậy lúc 6 giờ,...
+ GV đặt câu hỏi để HS chia sẻ và cảm nhận được nhịp sinh hoạt lặp đi lặp lại của thời gian hết ngày này sang ngày khác, sáng. trưa, chiều, tối, đêm.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV hỏi: 16 giờ chiều là mấy giờ?
H: 7 giờ tối là mấy giờ ?
- Gv nhận xét kết hợp giới thiệu bài.
- HS hát và vận động theo bài hát Chiếc đồng hồ.
- HS làm việc theo cặp đôi nói cho bạn nghe các hoạt động diễn ra trong ngày của mình.
- Đại diện các nhóm hỏi đáp chia sẻ trước lớp. 
- HS lắng nghe nhận xét bạn.
- HS xung phong trả lời: 16 giờ chiều là 4 giờ.
- 7 giờ tối là 19 giờ.
- HS ghi tên bài vào vở.
23’
C. Hoạt dộng thực hành, luyện tập
Bài 2/32: Số ?
Mục tiêu: Thực hành xem giờ đúng trên đồng hồ. 
- Gọi HS đọc YC bài.
H: Bài yêu cầu làm gì?
- GV hướng dẫn HS thực hiện các thao tác sau:
+ Đọc giờ đúng trên đồng hồ kim và đồng hồ điện tử.
+ Giải thích cho bạn nghe.
- GV cho HS lên bảng thực hành trước lớp.
- GV nhận xét, tuyên dương. 
- GV đưa thêm một số trường hợp khác để rèn kĩ năng xem giờ cho HS.VD: 21 giờ hay mấy giờ tối?
17 giờ hay mấy giờ chiều?....
- Gv nhận xét, tuyên dương.
Bài 2/32:
- 2HS đọc YC bài.
- 1-2 HS trả lời.
- HS thực hành nhóm 4 theo yêu cầu, nhóm trưởng điều hành.
+ 21 giờ hay 9 giờ tối; 
14 giờ hay 2 giờ chiều. 
- 2 cặp HS chia sẻ trước lớp.
- HS lắng nghe nhận xét bạn.
- HS xung phong phát biểu.
- 21 giờ hay 9 giờ tối.
17 giờ 5 giờ chiều.
Bài 3/33:
Mục tiêu: Thực hành xem giờ đúng trên đồng hồ.
- Gọi HS đọc YC bài.
H: Bài yêu cầu làm gì?
- GV hướng dẫn HS xem tranh, đọc các câu ghi giải thích bức tranh rồi chọn đồng hồ thích hợp. Nói cho bạn nghe kết quả.
 - GV khuyến khích HS đặt câu hỏi và trả lời theo cặp: sắp xếp lại thứ tự hoạt động theo thời gian cho hợp lí và kể thành một câu chuyện theo các bức tranh.
- GV gọi HS chia sẻ trước lớp.
- Gv nhận xét, tuyên dương.
Bài 3/33:
- 2HS đọc YC bài.
- 1-2 HS trả lời: Chọn đồng hồ thích hợp với mỗi tranh vẽ.
- HS làm việc theo cặp xem tranh, đọc các câu ghi giải thích bức tranh rồi chọn đồng hồ thích hợp.
+ Loan giúp mẹ làm bánh lúc 15 giờ: đồng hồ D.
+ Loan mang bánh biếu bà lúc 17 giờ: đồng hồ A.
+ Loan tập đàn lúc 19 giờ: đồng hồ C.
+ Bố Loan đi công tác về lúc 20 giờ: đồng hồ B.
- Đại diện một vài cặp chia sẻ trước lớp.
- HS lắng nghe nhận xét bạn.
D. Hoạt dộng vận dụng
Bài 4/33:
Mục tiêu:
Đọc được giờ lớn hơn 12 giờ: 17 giờ, 23 giờ,...
Trò chơi “Đồng hồ bí ẩn”. 
- Gọi HS đọc YC bài.
H: Bài yêu cầu làm gì?
- GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm 4, quan sát các đồng hồ trong SGk và giúp các bạn nhỏ đoán xem các bạn đang nói đến đồng hồ nào.
- GV quan sát, giúp đỡ các nhóm còn lúng túng.
-GV gọi đại diện các nhóm báo cáo.
- Gv nhận xét, tuyên dương.
Bài 4/33:
- 2HS đọc YC bài.
- 1-2 HS trả lời: Trò chơi “Đồng hồ bí ẩn”.
- HS thực hiện theo nhóm 4, mỗi nhóm nhận được một phiếu có các đồng hồ như trong SGK.
- HS đọc giờ và đưa ra những câu hỏi đố các bạn trong nhóm biết mình đang nói đến đồng hồ nào trong phiêu.
+ Lan: Đồng hồ nào chỉ 16 giờ? Đồng hồ B chỉ 16 giờ.
+Châu: Đồng hồ nào chỉ 22 giờ?
Đồng hồ A chỉ 22 giờ.
+ Đức: Sau 1 giờ nữa đồng hồ nào chỉ 19 giờ ?
Sau 1 giờ nữa đồng hồ C chỉ 19 giờ.
-Đại diện các nhóm báo cáo.
- HS lắng nghe nhận xét bạn.
5’
E.Củng cố- dặn dò
Mục tiêu: Ghi nhớ, khắc sâu nội dung bài.
- Về nhà thực hành xem đồng hồ ở nhà và biết sắp xếp thời gian hợp lý để vui chơi và học tập; cảm nhận được sự quý giá của thời gian.
- Nhận xét giờ học.
- HS lắng nghe .
Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có):
 .
 .
 .
 .
 .
 .
******************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_2_sach_canh_dieu_tuan_23.docx