Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Cánh điều) - Tuần 28

Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Cánh điều) - Tuần 28

I. MỤC TIÊU.

1.Kiến thức, kĩ năng:

- Đếm, đọc, viết, so sánh các số trong phạm vi 1000. Phân tích một số có ba chữ số thành các trăm, chục, đơn vị.

- Biểu diễn số có ba chữ số trên tia số.

- Thực hành vận dụng đọc, viết, so sánh các số đã học trong tình huống thực tế.

2.Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Phát triển 3 năng lực chung và năng lực đặc thù Toán học(NL giải quyết vấn đề Toán học; giao tiếp toán học; sử dụng công cụ và phương tiện toán học).

- Phát triển phẩm chấtchăm chỉ, đồng thời giáo dục HS tình yêu với Toán học, tích cực, hăng hái tham gia các nhiệm vụ học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: Máy tính, máy chiếu,

2. Học sinh: SGK, vở, đồ dùng học tập,

 

docx 13 trang Hà Duy Kiên 27/05/2022 5581
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Cánh điều) - Tuần 28", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Tiểu học 
Giáo viên: 
 Ngày dạy :..../...../ 20....
Lớp: 2
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN: TOÁN - Tuần 28
TIẾT 136
Bài 78: LUYỆN TẬP CHUNG (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU.
1.Kiến thức, kĩ năng:
- Đếm, đọc, viết, so sánh các số trong phạm vi 1000. Phân tích một số có ba chữ số thành các trăm, chục, đơn vị.
- Biểu diễn số có ba chữ số trên tia số.
- Thực hành vận dụng đọc, viết, so sánh các số đã học trong tình huống thực tế.
2.Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Phát triển 3 năng lực chung và năng lực đặc thù Toán học(NL giải quyết vấn đề Toán học; giao tiếp toán học; sử dụng công cụ và phương tiện toán học).
- Phát triển phẩm chấtchăm chỉ, đồng thời giáo dục HS tình yêu với Toán học, tích cực, hăng hái tham gia các nhiệm vụ học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Giáo viên: Máy tính, máy chiếu,
Học sinh: SGK, vở, đồ dùng học tập, 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Thời gian
Nội dung và mục tiêu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
25’
6’
4’
1.Khởi động
Mục tiêu: Tạo tâm thể tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới.
2.Thực hành, luyện tập
Bài 3 (trang 57)
Mục tiêu: So sánh các số trong phạm vi 1000
Bài 4 (trang 57)
Mục tiêu: So sánh các số trong phạm vi 1000, áp dụng để sắp xếp các số theo đúng thứ tự.
Bài 5 (trang 57)
Mục tiêu:Hs ước lượng được số chấm tròn trong hình.
3. Vận dụng
Bài 6 (trang 57)
Mục tiêu: Biết kể một số tình huống thực tế có sử dụng các số trong phạm vi 1000.
4. Củng cố - dặn dò
Mục tiêu:Ghi nhớ, khắc sâu nội dung bài
- Chơi trò chơi “Con số bí mật”.
- Khen lớp, GV giới thiệu bài.
- Đọc bài 3.
- Bài toán y/c gì?
- Y/c HS suy nghĩ , làm bài vào vở.
- Mời HS nêu miệng kết quả trước lớp.
- Đặt câu hỏi để HS giải thích cách so sánh của mình.
- GV chốt đáp án đúng, khen HS.
- Đọc bài 4.
- Bài toán y/c gì?
- Mời HS đọc lại các số bài toán cho.
-Y/c HS quan sát và làm bài trên thẻ số.
- GV mời lớp phó học tập điều hành các bạn chia sẻ bài làm.
- Chốt đáp án, có thể đưa thêm các thẻ số khác để đố HS.
- Mời HS đọc to đề bài.
- Bài toán y/c gì?
- Yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi và ghi lại kết quả thảo luận.
- GV khích lệ HS đặt câu hỏi cho bạn về cách đếm , cách ước lượng .
- GV chiếu hình vẽ minh họa, mời đại diện các nhóm lên chỉ và nêu kết quả
- GV nhận xét, đánh giá và chốt bài làm đúng.
- Chiếu bài lên bảng, HS QS và đọc yêu cầu.
- YC HS thảo luận nhóm đôi TG 2’
- Đại diện nhóm lên chỉ và nêu .
- NX,đánh giá,khen, .chốt bài.
? Qua các bài tập, chúng ta được củng cố và mở rộng kiến thức gì?
- GV nhấn mạnh kiến thức tiết học
- GV đánh giá, động viên, khích lệ HS.
- Mỗi HS viết ra 1 số có ba chữ số. Mời các bạn trong lớp đặt câu hỏi để đoán xem bạn viết số gì.
- HS làm việc cá nhân, sử dụng các dấu >, <, = và ghi lại kết quả.
- HS đổi vở kiểm tra, đọc kết quả, chia sẻ cách làm với bạn.
- HS chia sẻ cách làm với các bạn trong lớp.
- HS đọc 
- HS nêu
- HS quan sát các số, suy nghĩ và tìm số lớn nhất, bé nhất rồi sắp xếp các thẻ số theo đúng thứ tự.
- HS suy nghĩ, thực hiện theo Y/c.
- HS đọc
- HS nêu
HS ước lượng số chấm tròn và nói cho bạn nghe cách ước lượng của mình.
- HS chú ý quan sát, so sánh với kết quả của nhóm mình.
- HS đọc yêu cầu.
-HS thảo luận: qs tranh, nói cho bạn nghe bức tranh vẽ gì.
-HS chia sẻ thông tin thực tiễn về những tình huống sử dụng các số đến 1000 trong cuộc sống.
-Lớp lắng nghe, nhận xét.
-HS nêu ý kiến 
-HS lắng nghe
IV. RÚT KINH NGHIỆM: 
Tiết 137
BÀI: ÔN TẬP, KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ GIỮA HỌC KÌ II
I. MỤC TIÊU
	Giúp HS kiểm tra lại các nội dung kiến thức sau:
- Phép nhân, chia và tên các thành phần trong phép nhân, phép chia.
- Nhận dạng khối trụ, khối cầu.
- Khái niệm về thời gian.
- Đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số.
II. CHUẨN BỊ:
1. GV: Đề kiểm tra
2. HS: Giấy nháp, bút, 
TG
ND các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
40’
1. Phát đề kiểm tra
2. Củng cố, dặn dò.
-Giới thiệu và ghi bảng đầu bài.
- Phát đề bài cho HS.
ĐỀ BÀI:
I. TRẮC NGHIỆM (6 điểm).
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước đáp án đúng trong các câu sau:
Câu 1. Khoanh vào kết quả đúng của các phép nhân sau:
2 x 6 = ...;5 x 4 = ...;10:2 = ...;40:5 = ...
A. 18; 7; 13; 13
B. 12; 20; 5; 8
C. 11; 13; 35; 41
Câu 2. Có 15 cái kẹo chia đều cho 5 bạn. Hỏi mỗi bạn có mấy cái kẹo? Em hãy khoanh vào kết quả đúng dưới đây:
A. 3 cái kẹo B. 6 cái kẹo C. 7 cái kẹo
Câu 3. Trong phép tính 8 : 2 = 4 thì 4 được gọi là gì?
A. số bị chia B. số chia C. thương
Câu 4. Câu nào đúng, câu nào sai:
a, 1 ngày = 12 giờ
A. Đúng B. Sai 
b, 1 giờ = 60 phút
A. Đúng B. Sai 
Câu 5: Điền số thích hợp vào dấu 
Số 246 gồm trăm, chục, .đơn vị.
Câu 6. Cho các số: 994, 571, 383, 997. 
Số lớn nhất là:
A. 994B. 571 C. 997 D. 383
II. TỰ LUẬN (4 điểm).
Bài 1. (1 điểm):Hoàn thành tia số sau:
904 905 ? 907 ? 909 ?
Bài 2. (2 điểm)
Lớp 2C có 20 học sinh. Các bạn dự kiến phân công nhau dọn vệ sinh lớp học. Hỏi nếu chia thành 2 nhóm thì mỗi nhóm có mấy bạn?
Có . nhóm.
Phép tính tương ứng là: ..
Bài 3. (1 điểm) Cho hình sau:
Hình bên có: . ..khối trụ 
 .. khối cầu
- Thu bài.
- Nhận xét giờ học. Dặn dò HS
Nghe
T/h
Làm bài.
Nộp bài
Nghe
Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có):
 .
 .
 .
 .
Tiết 138
BÀI 79: PHÉP CỘNG (KHÔNG NHỚ) TRONG PHẠM VI 1000 (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU.
Sau bài học, HS có khả năng:
1. Kiến thức, kĩ năng.
- Biết cách đặt tính và thực hiện phép cộng (không nhớ) trong phạm vi 1000.
- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép cộng đã học vào giải bài tập, các bài toán thực tế liên quan đến phép cộng (không nhớ) trong phạm vi 1000.
2. Phẩm chất, năng lực.
a. Nănglực: 
- Thông qua việc tìm kết quả các phép cộng (không nhớ) trong phạm vi 1000.Hs có cơ hội được phát triển năng lực tư duy, lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học. 
b. Phẩm chất:Chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
1. GV: Laptop; màn hình máy chiếu; clip, slide minh họa, ...
2. HS: SGK, vở ô li, VBT, nháp, ...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
TG
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
15’
15’
5’
A.Hoạt động khởi động
Mục tiêu:Tạo tâm thế vui tươi, phấn khởi.
B.Hoạt động hình thành kiến thức
Mục tiêu: Biết hình thành các bước làm tính cộng không nhớ trong phạm vi 1000.
C.Hoạt động thực hành, luyệntập
Mục tiêu:Vận dụng được kiến thức kĩ năng về phép cộng đã học vào giải bài tập
Bài 1: Tính
Bài 2: Đặt tính rồi tính
153 + 426
582 + 207
450 + 125
666 + 300
D.Hoạt động vận dụng.
E.Củngcố- dặndò
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi : “Truyền điện” củng cố kĩ năng cộng nhẩm trong phạm vi 10, cộng nhẩm các số tròn chục
!SGK/58
! HS quan sát tranh .
-Hoạt động nhóm bàn:
? Bức tranh vẽ gì?
? Nói với bạn về vấn đề liên quan đến tình huống trong tranh?
-Nêu đề toán: Khối lớp Một ủng hộ 243 quyển sách, khối lớp Hai ủng hộ 325 quyển sách. Vậy cả hai khối lớp ủng hộ được bao nhiêu quyển sách?
? Khối lớp Một ủng hộ bao nhiêu quyển sách ?
? Khối lớp Hai ủng hộ bao nhiêu quyển sách ?
? Vậy muốn biết cả hai khối lớp ủng hộ bao nhiêu quyển sách ta làm phép tính gì?
- Cho HS nêu phép tính thích hợp.
- HS tính 243 + 325 = ?
- Thảo luận cách đặt tính và tính
- Đại diện nhóm nêu cách làm.
- Chốt lại các bước thực hiện tính 243 + 325= ?
- Đặt tính theo cột dọc.
- Thực hiện từ phải sang trái: 
+ Cộng đơn vị với đơn vị (3 cộng 5 bằng 8, viết 8)
+ Cộng chục với chục.(4 cộng 2 bằng 6, viết 6)
+ Cộng trăm với trăm.(2 cộng 3 bằng 5, viết 5)
Vậy 243 + 325 = 568
- GV giới thiệu bài.
- Gv nêu một phép tính cho HS thực hiện trên bảng con : 161 + 427= ?
- HS thực hiện một số phép tính để củng cố cách thực hiện.
- Đọc BT1 ? Bài 1 yêu cầu gì?
- HS làm bảng tay, lên bảng.
- Nhận xét.
- Nói cách làm cho bạn nghe
- HS nhắc lại quy tắc cộng từ phải sang trái, viết kết quả thẳng cột
- Đọc yêu cầu bài 2.
? Bài có mấy yêu cầu?
- HS làm vở
- Đổi vở kiểm tra
- Chữa bài, Chỉnh sửa các lỗi đặt tính và tính cho HS
? Tìm một số tình huống trong thực tế liên quan đến phép cộng đã học rồi chia sẻ với cả lớp.
? Hôm nay các em biết thêm được điều gì?
? Khi đặt tính và tính em nhắn bạn cần lưu ý những gì?
- HS chơi trò chơi
-Quan sát tranh SGK, trả lời câu hỏi
-HS nêu.
-Khối lớp Một ủng hộ 243 quyển sách.
-Khối lớp Hai ủng hộ 325 quyển sách.
-HS nêu: 243 + 325
-Thảo luận N2.
- Đại diện nêu kết quả.
-Lắng nghe.
-Nhắc tên bài.
HS thực hiện để củng cố cách làm tính cộng.
-Mở sách.
-Đọc bài, nêu yêu cầu.
-Cả lớp làm bảng tay, 2HS lên bảng.
-2HS
-HS nêu
- Đọc nối tiếp
- Nêu yêu cầu
- Cả lớp
- Đổi vở, nhận xét.
-HS nêu
-Trả lời
Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có):
 .
 .
 .
 .
Tiết 139
BÀI 79: PHÉP CỘNG (KHÔNG NHỚ) TRONG PHẠM VI 1000 (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS có khả năng:
1. Kiến thức, kĩ năng.
- Biết cách đặt tính và thực hiện phép cộng (không nhớ) trong phạm vi 1000.
- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép cộng đã học vào giải bài tập, các bài toán thực tế liên quan đến phép cộng (không nhớ) trong phạm vi 1000.
2. Phẩm chất, năng lực.
- Phát triển 3 năng lực chung và năng lực đặc thù toán học. 
- Phát triển phẩm chất: Chăm chỉ, trách nhiệm, giáo dục HS tình yêu với Toán học, tích cực tham gia các nhiệm vụ học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
1. GV: Máy tính, máy chiếu
2. HS: SGK, vở ô li, VBT, nháp, ...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
TG
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
25’
5’
A.Hoạt động khởi động
Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới.
B.Hoạt động thực hành, luyệntập
Mục tiêu:Vận dụng được kiến thức kĩ năng về phép cộng đã học vào giải bài tập
Bài 3/59: Tính (theo mẫu)
Bài 4/59: Tính (theo mẫu)
Bài 5/59: Đặt tính rồi tính
803 + 55
246 + 31
510 + 9
694 +4
D.Hoạt động vận dụng.
Bài 6/59:
E.Củngcố- dặndò
Mục tiêu: Ghi nhớ, khắc sâu nội dung bài
- Tổ chức cho HS hát tập thể bài : “Lớp chúng ta đoàn kết”.
!SGK/59
- Đọc BT3.
? Bài 3 yêu cầu gì?
- Quan sát mẫu, nêu cách đặt tính rồi tính của phép tính 124 + 35
- Đại diện chia sẻ cách làm.
- GV chốt lại cách thực hiện và lưu ý cách đặt tính.
- HS làm vở.
- Đổi vở kiểm tra chéo.
-Nêu yêu cầu bài 4
- Quan sát mẫu: Nhắc lại cách đặt tính rồi tính của phép tính 261 + 4
- Đại diện một vài cặp HS chia sẻ cách tính.
- GV chốt và lưu ý cách đặt tính.
- HS làm vở.
- Đổi vở kiểm tra chéo.
! Nêu yêu cầu bài 5.
- HS làm bài.
- Đổi vở kiểm tra chéo.
- Nêu cách làm.
- GV chữa bài, chỉnh sửa các lỗi đặt tính và tính cho HS.
- Đặt câu hỏi để HS nhắc lại cách đặt tính rồi tính trong từng trường hợp.
! Đọc bài 6.
- N2 phân tích bài toán (bài toán cho biết gì, bài toán hỏi gì)
-HS trình bày vào vở, 1 HS làm bảng nhóm
-Nhận xét đánh giá, chốt bài làm đúng
? Qua các bài tập, em được củng cố kiến thức gì?
?Khi đặt tính và tính em cần lưu ý những gì?
-GV đánh giá, động viên, khích lệ HS.
- Lớp hát và kết hợp động tác
-HS đọc.
4 cộng 5 bằng 9,viết 9.
2 cộng 3 bằng 5,viết 5.
Hạ 1, viết 1.
Vậy 124 + 35 =159
1 cộng 4 bằng 5,viết 5.
Hạ 6, viết 6.
Hạ 2, viết 2.
Vậy 261 + 4 = 265
-Nêu yêu cầu
-Làm bài cá nhân
-Kiểm tra chéo
-HS nêu
-Đọc bài
Bài giải:
Hai lớp sưu tầm được tất cả số bức ảnh là:
145 +154 = 299 (bức ảnh)
Đáp số: 299 bức ảnh
-Nêu ý kiến
-Lắng nghe
Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có):
 .
 .
 .
Tiết 140
BÀI 80 : PHÉP TRỪ (KHÔNG NHỚ) TRONG PHẠM VI 1000 ( Tiết 1)
I. MỤC TIÊU 
Sau bài học, HS có khả năng:
1. Kiến thức, kĩ năng
- Biết cách đặt tính và thực hiện phép trừ ( không nhớ ) trong phạm vi 1000.
- Vận dụng được kiến thức , kĩ năng về phép trừ đã học để giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.
2. Phẩm chất, năng lực
- Năng lực: Thông qua việc tìm kết quả các phép trừ ( không nhớ) trong phạm vi 1000 phát triển các năng lực toán học cho HS.
- Phẩm chất:chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. GV: Laptop; màn hình máy chiếu; clip, slide minh họa, ...
Thẻ trăm, chục, đơn vị có trong bộ đồ dùng học Toán 2 
2. HS: SGK, vở ô li, VBT, nháp, ...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
ND
HĐ của giáo viên
HĐ của học sinh
3’-5’
10’-12’
20’
3’
A.HĐ khởi động
Mục tiêu: Tạo tâm thế vui tươi, phấn khởi
B. Hoạt động hình thành kiến thức
Mục tiêu: Biết hình thành các bước làm tính trừ không nhớ trong phạm vi 1000
C. Hoạt dộng thực hành, luyện tập
Mục tiêu: Vận dụng được kiến thức kĩ năng về phép trừ đã học vào giải bài tập
Bài 1: Tính
Bài 2: Đặt tính rồi tính 
625 - 110 
865 -224
743 – 543
946 – 932
D.Hoạt động vận dụng.
E.Củng cố- dặn dò
- GV tổ chức cho HS hát tập thể bài Bắc kim thang.
- GV cho HS quan sát tranh và nêu đề toán : Bạn Hươu nói “Tôi cao 587cm”. Bạn Voi nói“Tôi thấp hơn bạn 265 cm”. Hỏi bạn Voi cao bao nhiêu xăng ti mét ?
+ Trong tranh, các bạn đang làm gì?
+ Bạn Hươu nói gì?
+ Bạn Voi nói gì?
+ Vậy muốn biết bạn Voi cao bao nhiêu xăng ti mét ta làm phép tính gì ?
- Nêu phép tính thích hợp.
- Yêu cầu hs thảo luận N2 nêu cách đặt tính và kết quả phép tính 
GV chốt lại các bước thực hiện tính 587 – 265 = ? 
+ Đặt tính theo cột dọc.
+ Làm tính từ phải sang trái.
-Trừ đơn vị với đơn vị 
-Trừ chục với chục
-Trừ trăm với trăm 
Vậy 587 – 265 =322
- Gv giới thiệu bài
GV nêu phép tính khác cho HS thực hiện VD : 879 -254 = ? 
Cho HS thực hiện vài phép tính để củng cố cách trừ các số không nhớ trong phạm vi 1000
!SGK/ 60 
! Đọc cầu bài 1
! Bài 1 yêu cầu gì ?
Làm bảng tay , lên bảng.
Nhận xét bài.Chốt kết quả đúng
? BT 1 củng cố kiến thức gì ?
! Đọc cầu bài 2.
! Bài 2 có mấy yêu cầu là những yêu cầu gì ?
Làm vở - bảng nhóm 
Nhận xét bài .Chốt kết quả đúng
Lưu ý kĩ năng đặt tính , làm tính
? Qua BT 2 củng cố kiến thức gì ?
? Tìm một số tình huống trong thực tế lien quan đến phép trừ đã học rồi chia sẻ với các bạn trong lớp.
? Qua bài học hôm nay các em biết thêm được điều gì?
?Khi đặt tính và tính cần lưu ý gì?
-GV đánh giá, động viên, khích lệ HS.
- HS hát và vận động theo bài hát Bắc kim thang
- HS quan sát và trả lời câu hỏi:
+ Các bạn hươu và voi đang nói chuyện với nhau.
+ Bạn Hươu cao 587 cm.
+ Bạn Voi thấp hơn Hươu 265 cm
+ HS nêu: 
- HS thảo luận nhóm.
- Đại diện các nhóm nêu kết quả
- HS lắng nghe.
- HS thực hiện các phép tính để củng cố cách làm tính trừ
-Hs mở SGK 
-HS đọc bài
-HS nêu yêu cầu
-2 HS lên bảng lớp- Btay
- 2, 3 hs trả lời
-HS đọc bài
- HS nêu yêu cầu
-HS làm vở, B nhóm
- Đổi chéo vở , NX
- 2, 3 hs trả lời
-HS nêu
- HS nêu , nhắc lại
-Hs lắng nghe
Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có):
 .
 .
 .
 .

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_2_sach_canh_dieu_tuan_28.docx