Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Cánh điều) - Tuần 34

Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Cánh điều) - Tuần 34

Bài 95: Ôn tập về số và phép tính trong phạm vi 1000

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS:

1. Kiến thức, kĩ năng

- Ôn tập tổng hợp về số có ba chữ số: đếm, đọc, viết, so sánh, phân tích số thành các trăm, chục, đơn vị trong phạm vi 1000.

- Thực hiện cộng, trừ các số trong phạm vi 1000 và vận dụng trong tình huống thực tiễn.

2. Phẩm chất, năng lực:

a. Năng lực:

Qua việc hệ thống giải các bài toán liên quan thực tế, HS có cơ hội phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học, năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hóa toán học.

b. Phẩm chất:

- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Giáo viên: Laptop, máy chiếu, giáo án điện tử, phấn màu,

2. Học sinh: SHS, vở bài tập toán, bút, nháp,

 

docx 22 trang Hà Duy Kiên 27/05/2022 6321
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Cánh điều) - Tuần 34", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Tiểu học 
Giáo viên: 
Lớp: 
Tuần: 34 – Tiết: 166
 Thứ........ ngày..... tháng . năm ..
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
MÔN: TOÁN
Bài 95: Ôn tập về số và phép tính trong phạm vi 1000
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS:
1. Kiến thức, kĩ năng
- Ôn tập tổng hợp về số có ba chữ số: đếm, đọc, viết, so sánh, phân tích số thành các trăm, chục, đơn vị trong phạm vi 1000. 
- Thực hiện cộng, trừ các số trong phạm vi 1000 và vận dụng trong tình huống thực tiễn.
2. Phẩm chất, năng lực:
a. Năng lực: 
Qua việc hệ thống giải các bài toán liên quan thực tế, HS có cơ hội phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học, năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hóa toán học.
b. Phẩm chất:
- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Laptop, máy chiếu, giáo án điện tử, phấn màu, 
2. Học sinh: SHS, vở bài tập toán, bút, nháp, 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
TG
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
1. Khởi động :
MT : Tạo tâm thế vui tươi, hứng thú cho hs vào bài.
Hôm nay, chúng mình sẽ cùng nhau tham gia vào trò chơi “Sút bóng vào đích” các con có thích không?
- Các con sẽ phải giúp anh cầu thủ tìm đúng đáp án của các câu hỏi để đưa bóng vào được khung thành. Mỗi lần chọn đúng đáp án là 1 lần ghi bàn. 
- Các con đã sẵn sàng chưa nào?
1. Số 874 đọc là?
A. Tám trăm bẩy bốn B. Tám trăm bảy mươi tư
- GV: Bạn nào có thể giúp anh cầu thủ trả lời câu hỏi này nào? Cô mời...
2. 503 = 500 + 30
A. Đúng B. Sai
- Con chọn đáp án nào? 
- Vậy 503 = ?
 3. 285 + 613 = ?
A. 898 B. 897
-Kết quả của phép tính này là bao nhiêu? 
4. 967 – 325 = ? 
A. 682 B. 642
- Cô mời con ..
- Nhận xét câu trả lời của bạn? 
- Cô cảm ơn con, đúng rồi đấy, lớp mình thưởng cho bạn một tràng pháo tay nào!
- GVNX và tổng kết trò chơi.
CHUYỂN: Vậy là chúng mình đã giúp anh cầu thủ ghi rất nhiều bàn thắng đẹp rồi. 
Cô khen lớp mình, cô thưởng cho lớp mình một tràng vỗ tay nào.
- Cô cảm ơn lớp chúng mình, cô thấy lớp chúng mình rất giỏi. 
- HSTL
- HS lắng nghe
- HSTL: B
- HSTL: B
- HSTL: 503=500+3
-HSTL: A.898
- HS nghe
- HSNX
- HS vỗ tay 
- HS nghe
1’
2. Thực hành -luyện tập
MT: HS củng cố, hoàn thiện kiến thức, kĩ năng áp dụng vào giải bài tập.
- Trong bài học ngày hôm nay, cô và các con học bài “Ôn tập về số và phép tính phạm vi 1000”.
- GV ghi bảng tên bài lên bảng.
- HS lắng nghe
- 3 HS nhắc lại 
- Cả lớp ghi vở.
10’
Bài tập 1 : MT: HS được củng cố về đọc, viết, cấu tạo số có 3 chữ số
* Chơi trò chơi “Ghép thẻ” :
- Bây giờ các con chú ý lên bảng và lắng nghe yêu cầu của cô nhé!
- Cô mời một bạn đọc to cho cô y/c bài 1 
? Đề bài y/c gì?
- GV y/c HS thảo luận nhóm 4: ghép các thẻ thích hợp và đọc kết quả.
*CHỮA BÀI:
- GV gọi đại diện 2 nhóm lên trình bày bảng phụ.
- Cô mời đại diện nhóm ... trình bày.
- GV cho HS giao lưu.
- Cảm ơn nhóm... . Cô xin mời nhóm khác nào. Cô mời nhóm..
- GV cho HS lên trình bày.
- Cô cảm ơn 2 nhóm. Cả lớp mình tặng 2 nhóm 1 tràng pháo tay.
* Khai thác:
- Với một số có 3 chữ số ta có những cách biểu diễn nào?
GV Chốt: Như vậy, các con đã biết có thể dùng nhiều cách khác nhau để biểu diễn số. Các con chú ý để áp dụng làm các bài tương tự nhé.
- HS nghe và quan sát
- HS đọc y/cầu bài tập.
- HSTL: Tính
- HS thảo luận nhóm 
- Đại diện nhóm lên trình bày.
- Đại diện nhóm trình bày
(Nhóm tớ vừa tb xong có bạn nào thắc mắc gì không?)
? HS1: Tại sao bạn lại chọn 153 với hình biểu diễn này? 
- ĐD Nhóm: Vì có 1 tấm thẻ 100 ô vuông, 5 thẻ 1 chục ô vuông và 3 ô vuông rời, tất cả là 153 ô vuông, biểu diễn số 153.
- HS1: Tớ thấy cậu nêu đúng rồi đấy. Tớ cảm ơn cậu!
- HS2: Tớ muốn hỏi số 135 biểu diễn bằng tổng các trăm, chục, đơn vị như thế nào?
- ĐD Nhóm: 135 = 100 + 30+5
- ĐD Nhóm: Đố bạn 135 gồm mấy trăm? Mấy chục? Mấy đơn vị?
+ SH3: 135 gồm 1 trăm, 3 chục và 5 đơn vị. 
-ĐD Nhóm: mời ý kiến nhận xét.
-HS4: bạn nói đúng rồi.
- ĐD Nhóm: Ở dưới lớp bạn nào có kết quả giống nhóm tớ giơ tay. -> HS giơ tay nếu đúng.
-Đại diện nhóm trình bày
(Nhóm tớ vừa trình bày xong, mời bạn nhận xét)
- HSNX: Tớ thấy nhóm bạn làm bài đúng rồi.
- Cả lớp vỗ tay.
- 3 HSTL: biểu diễn thông qua số lượng; biểu diễn dùng kí hiệu; biểu diễn dùng lời; biểu diễn bằng các trăm, chục, đơn vị.
5’
Bài tập 2 : MT: HS được củng cố về đếm,so sánh các số có 3 chữ số 
- GV chiếu bài 2. 
- Cô mời một bạn đọc to cho cô đề bài.
- Với bài này các con thảo luận nhóm đôi để đếm, đọc, nêu số thích hợp cho ô _?_ tương ứng với mỗi vạch của tia số. 
* CHỮA BÀI:
- GV chiếu bài làm của nhóm 1.
- Y/c HS Chia sẻ với bạn cách làm của mình.
? Con làm thế nào để nêu được số 790 ở ô -?- này?
? Vì sao con điền vị trí này là số 999?
- 1HS đọc y/c
- HS thực hiện theo cặp đôi
-Nhóm 1 đọc bài làm
- HSTL: con đếm từ 700, mỗi vạch nhỏ đếm thêm 10, 710, 720,730,740... 790 .
-HSTL: Vì vị trí ô _?_ trên vạch 990 mà gần sát vạch số 1000. Liền trước 1000 là 999.
7’
Bài tập 3 : MT: HS được củng cố về đọc, so sánh các số có 3 chữ số 
- GV chiếu bài 3. 
- Cô mời một bạn đọc yêu cầu của bài.
? Tranh vẽ những gì?
- Với bài này các con thảo luận nhóm đôi quan sát tranh, đọc thông tin có được từ nội dung tranh vẽ, nói cho bạn nghe và đặt hỏi đáp các câu hỏi trong SGK. 
* CHỮA BÀI:
- GV gọi đại diện 1 nhóm lên trình bày.
- Cô mời đại diện nhóm ... trình bày.
- GV cho HS giao lưu.
- Cô cảm ơn nhóm bạn.... Cả lớp mình tặng các bạn nhóm 1 tràng pháo tay.
* Khai thác:
- Làm thế nào các con biết con vật nào nặng nhất, con vật nào nhẹ nhất?
? Con so sánh như thế nào?
? Để biết cân nặng của con vật này hơn con vật kia bao nhiêu ta làm phép tính gì?
- GVNX, khen HS.
GV Chốt: Như vậy, các con đã biết cách sử dụng kiến thức toán học để giải quyết vấn đề, trả lời những câu hỏi đặt ra. Các con phát huy ở những bài sau nhé.
- HS đọc yêu cầu
-HSTL: cô giáo, các bạn nhỏ, hươu cao cổ, ngựa vằn, cá sấu.
-HS thảo luận nhóm 2. 
-Đ D nhóm: trình bày
(Nhóm tớ vừa trình bày xong, mời bạn nhận xét)
- HS1: Cho tớ hỏi con vật nào nhẹ nhất?
-Đ D nhóm: ngựa vằn nhẹ nhất
- HS2: Làm thế nào bạn tính được cá sấu nặng hơn ngựa vằn 239 kg ?
-Đ D nhóm: 
492 - 253 = 239 (kg)
-HSTL: Con so sánh các số cân nặng của 3 con vật.
-HSTL: Con thấy cân nặng của 3 con vật đều là số có 3 chữ số, con so sánh các chữ số hàng trăm với nhau, 5>4>2 nên con biết hươu cao cổ nặng nhất, ngựa vằn nhẹ nhất.
-HSTL: Con làm phép tính trừ.
-HSNX bạn
5’
3. Vận dụng :
MT: HS vận dụng KT, KN đã học để giải quyết vấn đề liên quan đến thực tế.
Vừa rồi cô thấy chúng mình đã nắm được cách : đếm, đọc, viết, so sánh, phân tích số thành các trăm, chục, đơn vị trong phạm vi 1000. Bây giờ cô và các con sẽ cùng nhau đến với phần tiếp theo VẬN DỤNG. Cô thưởng cho cả lớp 1 trò chơi: Trò chơi Ai nhanh, Ai đúng.
- GV tổ chức cho hs dùng thẻ A,B, C chọn đáp án đúng.
- Mỗi câu hỏi là một phép tính và 3 câu trả lời. Sau thời gian 5 giây, hs giơ thẻ. HS nào sai sẽ bị thu thẻ không được chơi tiếp. Tổ nào còn nhiều bạn chơi thì tổ đó thắng.
Nhận xét HS chơi 
- Cả lớp tham gia chơi
2’
4. Củng cố - dặn dò
MT: HS khắc sâu kiến thức.
- Hôm nay chúng mình học bài gì ?
- Các con đã được củng cố những kiến thức, kĩ năng gì ?
- GVNX tiết học.
- Dặn dò: Chuẩn bị bài sau: “Ôn tập về số và phép tính trong phạm vi 1000(tiết 2)”
- HSTL
- HSTL
- HS nghe
IV. LƯU Ý CHO GIÁO VIÊN:
 ..
 ..
 ..
Trường Tiểu học 
Giáo viên: 
Lớp: 
Tuần: 34 – Tiết: 167
 Thứ........ ngày..... tháng . năm ..
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
MÔN: TOÁN
Bài 95: Ôn tập về số và phép tính trong phạm vi 1000 (tiết 2)
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS:
1. Kiến thức, kĩ năng
- Ôn tập tổng hợp về số có ba chữ số: đếm, đọc, viết, so sánh, phân tích số thành các trăm, chục, đơn vị trong phạm vi 1000. 
- Thực hiện cộng, trừ các số trong phạm vi 1000 và vận dụng trong tình huống thực tiễn.
2. Phẩm chất, năng lực:
a. Năng lực: 
Qua việc hệ thống giải các bài toán liên quan thực tế, HS có cơ hội phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học, năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hóa toán học.
b. Phẩm chất:
- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Laptop, máy chiếu, giáo án điện tử, phấn màu, 
2. Học sinh: SHS, vở bài tập toán, bút, nháp, 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
TG
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
1. Khởi động :
MT : Tạo tâm thế vui tươi, hứng thú cho hs vào bài.
- Hôm nay, chúng mình sẽ cùng nhau tham gia vào trò chơi “Quả bóng may mắn” các con có thích không?
- GV nêu cách chơi: Cô tung quả bóng cho các con tung bóng cho bạn, cả lớp hát 1 bài, khi nào cô bảo “Dừng” thì bạn nào đang cầm bóng trên tay phải tar lời 1 câu hỏi của cô. Nếu trả lời đúng bạn đó được thưởng hoa và được tung bóng tiếp cho người khác. Nếu không trả lời đúng thì phải nhảy lò cò tại chỗ 10 nhịp. 
- Giáo viên tổng kết trò chơi, tuyên dương học
sinh tích cực.
- GVNX và tổng kết trò chơi: Cô khen lớp mình, cô thưởng cho lớp mình một tràng vỗ tay nào.
- Cô cảm ơn lớp chúng mình, cô thấy lớp chúng mình rất giỏi. 
- HSTL
- HS chơi
- HS nghe
1’
2. Thực hành -luyện tập
MT: HS củng cố, hoàn thiện kiến thức, kĩ năng áp dụng vào giải bài tập.
- Trong bài học ngày hôm nay, cô và các con học bài “Ôn tập về số và phép tính phạm vi 1000-tiết 2”.
- GV ghi bảng tên bài lên bảng.
- HS lắng nghe
- 3 HS nhắc lại 
- Cả lớp ghi vở.
10’
Bài tập 4 : MT: HS được củng cố về đặt tính rồi tính các số có 3 chữ số
- Cô mời một bạn đọc to cho cô y/c bài 1 
? Đề bài y/c gì?
- Cho lớp tự làm cá nhân. 
- Cho 2 bạn cùng bàn trao đổi kết quả, 1 bạn nêu phép tính, 1 bạn trả lời
- Cho 2HS lên bảng trình bày và giao lưu 
*CHỮA BÀI:
- GV gọi 2 HS lên trình bày bảng phụ.
- Cô mời ý kiến nhận xét.
- GV cho HS giao lưu.
- Cô cảm ơn các con. 
* Khai thác:
- Chúng ta cần lưu ý điều gì khi đặt tính và tính các phép tính cộng, trừ trong phạm vi 1000?
GV Chốt: Như vậy, các con đã nắm chắc cách đặt tính và tính các phép tính cộng, trừ trong phạm vi 1000. Các con chú ý để áp dụng làm các bài tương tự nhé.
- 1 HS đọc yêu cầu
- HS làm bài
- Đổi vở kiểm tra chéo, nói cách làm cho bạn nghe.
- 2 HS lên bảng đọc bài làm.
- HSNX bạn
- HS1 hỏi: Bạn hãy nêu lại cách đặt tính phép tính 69 + 108.
- 1HS trả lời - NX
-HS3 hỏi: Bạn thực hiện tính phép tính 645 – 73 như thế nào?
- 1HS trả lời - NX
- HSTL: cần đặt tính thẳng hàng, thẳng cột, khi tính thì thực hiện từ phải qua trái bắt đầu từ hàng đơn vị.
10’
Bài tập 5 : MT: Vận dụng vào giải bài toán thực tế (có lời văn) liên quan đến phép cộng.
- GV chiếu bài 5. 
- Cô mời một bạn đọc to cho cô đề bài.
GV yêu cầu HS đọc đề bài.
(?) Đề bài cho ta biết gì?
(?) Đề bài hỏi gì? 
- GV yêu cầu HS làm bài giải vào vở
- Chữa bài:
+ Vì sao để tìm chuyến tàu đó có tất cả bao nhiêu hành khách con làm phép tính 576 + 152?
-Cô mời 1 bạn nhận xét bài làm và câu trả lời của bạn?
+ Bạn nào có câu lời giải khác làm khác? Cô mời...
-GV nhận xét
-GV hỏi: Để làm tốt bài toán có lời văn, các con cần lưu ý điều gì ?
=> Chốt: Để làm tốt các bài toán có lời văn, các con cần đọc kĩ đề và lựa chọn phép tính đúng nhé.
- 1HS đọc đề toán
+ Đề bài cho biết có 576 hành khách mua vé ngồi, 152 hành khách mua vé giường nằm. 
+ Đề bài hỏi chuyến tàu đó có tất cả bao nhiêu hành khách?
- HS làm vào vở
- 1 HS chữa
+ HSTL: Vì tất cả hành khách của chuyến tàu gồm hành khách mua vé ngồi và hành khách mua vé giường nằm. 
-HS quan sát, nhận xét
-HS nhận xét
-HSTL: Đọc kĩ đề để lựa chọn phép tính đúng.
7’
3. Vận dụng :
Bài tập 6:
MT: HS vận dụng KT, KN đã học để giải quyết vấn đề liên quan đến thực tế.
- GV hướng dẫn HS thực hiện theo nhóm chơi trò chơi “Con số bí ẩn”.
+ Mỗi bạn viết một số rồi gợi ý cho bạn khác đoán đúng số mình viết. Chẳng hạn bạn A viết ra số 728, bạn A đưa ra gợi ý: số tớ vừa viết gồm 7 trăm 2 chục 8 đơn vị. Đố bạn tớ vừa viết số nào?
+ Sau ba lượt chơi bạn nào đoán đúng nhiều lần nhất sẽ thắng cuộc.
Nhận xét , tuyên dương HS.
HS lắng nghe
- Cả lớp tham gia chơi
2’
4. Củng cố - dặn dò
MT: HS khắc sâu kiến thức.
- Hôm nay chúng mình học bài gì ?
- Các con đã được củng cố những kiến thức, kĩ năng gì ?
- GVNX tiết học.
- Dặn dò: Chuẩn bị bài sau: “Ôn tập về số và phép tính trong phạm vi 1000(tiếp theo)”
- HSTL
- HSTL
- HS nghe
IV. LƯU Ý CHO GIÁO VIÊN:
 ..
 ..
 ..
Trường Tiểu học 
Giáo viên: 
Lớp: 
Tuần: 34 – Tiết: 168
 Thứ........ ngày..... tháng . năm 2021
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
MÔN: TOÁN
Bài 96: Ôn tập về số và phép tính trong phạm vi 1000 ( tiếp theo)
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS:
1. Kiến thức, kĩ năng
- Củng cố kĩ năng cộng, trừ và cộng trừ nhẩm trong phạm vi 1000. Thực hiện nhân, chia trong phạm vi bảng nhân 2 và bảng nhân 5.
- Vận dụng giải các bài toán thực tế liên quan đến phép cộng, phép trừ đã học. 
2. Phẩm chất, năng lực:
a. Năng lực: 
- Qua việc hệ thống giải các bài toán liên quan thực tế, HS có cơ hội phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học, năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hóa toán học.
b. Phẩm chất:
- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Laptop, máy chiếu, giáo án điện tử, phấn màu, 
2. Học sinh: SHS, vở bài tập toán, bút, nháp, 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
TG
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
1. Khởi động :
MT : Tạo tâm thế vui tươi, hứng thú cho hs vào bài.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi: “Chạy tiếp sức”.
-GV nêu quy luật: Cô chia lớp thành 2 nhóm tham gia trò chơi, trong thời gian quy định, nhóm nào thực hiện xong các bài toán nhanh
hơn và chính xác hơn sẽ giành chiến thắng.
- Giáo viên tổng kết trò chơi, tuyên dương học
sinh tích cực.
- Hôm nay chúng ta sẽ củng cố về số và phép tính trong phạm vi 1000
- Giáo viên ghi đầu bài lên bảng: Ôn tập về số và phép tính trong phạm vi 1000
- HSTL
- HS lắng nghe
-HS chơi.
2. Thực hành -luyện tập
MT: HS củng cố, hoàn thiện kiến thức, kĩ năng áp dụng vào giải bài tập.
- Trong bài học ngày hôm nay, cô và các con tiếp tục “Ôn tập về số và phép tính trong phạm vi 1000 (tiếp theo)”.
- GV ghi bảng tên bài lên bảng.
- HS lắng nghe
- 3 HS nhắc lại – Cả lớp đồng thanh và ghi vở.
7’
Bài tập 1 : MT: củng cố kĩ năng tính nhẩm phép cộng, trừ trong phạm vi 1000.
- Cô mời một bạn đọc to cho cô y/c bài 1 
? Đề bài y/c gì?
- Cho lớp tự làm cá nhân 
- Cho 2 bạn cùng bàn trao đổi kết quả, 1 bạn nêu phép tính, 1 bạn trả lời
- Cho hs lên bảng trình bày và giao lưu 
*CHỮA BÀI:
- GV gọi 2 hs lên trình bày bảng phụ.
- Cô mời đại diện nhóm ... trình bày.
- GV cho HS giao lưu.
- Cảm ơn nhóm... . Cô xin mời nhóm khác nào. Cô mời nhóm..
- GV cho HS giao lưu
- Cô khen các con làm việc tốt 
GV Chốt: Như vậy, con đã biết thực hiện cộng, trừ nhẩm với các số tròn trăm và biết dựa vào phân tích số để tính nhẩm nhanh nữa.
- HS nghe
-HSTL
- HS làm bài
-Trao đổi theo bàn
- 2 hs lên trình bày.
HS1: Bạn nào có câu hỏi cho tớ không?
HS khác: Câu tính nhẩm 300 + 600 như thế nào?
HS1: ba trăm cộng 6 trăm là 9 trăm. Tớ viết 900.
HS khác: cậu làm đúng rồi.
HS2: Có bạn nào ra kết quả giống tớ không?(cả lớp giơ tay). Câu tính nhẩm 400+60+3 như thế nào?
HS khác:Ta hiểu đây là số gồm 4 trăm, 6 chục và 3 đơn vị. Tớ viết luôn 463.
HS 2: bạn trả lời đúng rồi.
- Cả lớp vỗ tay.
8’
Bài tập 2 : MT: củng cố kĩ năng tính nhẩm phép nhân, chia
- Cô mời một bạn đọc to cho cô y/c bài 1 
? Đề bài y/c gì?
Với bài 2 này các con có muốn thực hiện qua một trò chơi không?
Đó là trò chơi truyền điện. Mõi bạn sẽ nêu một phép tính bất kì trong bài 2 này để truyền điện. Bạn nào trả lời đúng sẽ được thưởng một tràng pháo tay và được truyền điện tiếp; bạn nào trả lời sai sẽ bị phạt nhảy lò cò quanh lớp. Chúng mình có nhất trí không?
-Tổ chức cho hs chơi
- Nhận xét hs chơi và khen hs làm tốt.
GV chốt: Qua trò chơi các con đã củng cố lại các bảng nhân, chia trong bảng 2 và bảng 5.Chúng ta hãy nhớ để thực hiện tốt các bài toán khác nhé.
- HS nghe
-HSTL
-Cả lớp chơi
10’
Bài tập 3
MT: HS vận dụng KT, KN đã học để quan sát tranh, nêu phép tính
Y/c hs đọc yêu cầu
Bức tranh ở bài 3 vẽ những gì?
T/c thảo luận nhóm 2: Quan sát tranh nêu tình huống phù hợp với 1 phép tính nhân thích hợp, rồi từ phép nhân đó con viết thành 2 phép tính chia tương ứng. 
*CHỮA BÀI:
- GV gọi 2 nhóm lên trình bày 
- Cô mời đại diện nhóm ... trình bày.
- Vì sao con nêu được phép tính 5 x 4 = 20?
Từ phép tính nhân, con đã nêu được 2 phép tính chia. Vậy con có thể nêu bài toán tương ứng với 20: 4 = 5 như thế nào?
-Nhận xét, khen bài hs làm tốt.
* Tình huống: hs viết phép tính 4 x 5 = 20. GV cũng yc hs nêu bài toán thích hợp. Rồi yc hs nêu phép tính cộng tương ứng 5 + 5+5+5. Vậy 5 được lấy 4 lần, nên phép tính trên là chưa hợp lý.
-HSTL
-HS thảo luận nhóm 2
HSTL: Vì có 4 cột, mỗi cột 5 bóng đèn. Vậy có tất cả 20 bóng đèn.
HSTL: Có 20 bóng đèn chia đều vào 4 cột. Hỏi mỗi cột có bao nhiêu bóng đèn?
Trò chơi Ai nhanh, ai đúng
GV tổ chức cho hs dùng thẻ A,B, C chọn đáp án đúng.
Mỗi câu hỏi là một phép tính và 3 câu trả lời. Sau thời gian 5 giây, hs giơ thẻ. HS nào sai sẽ bị thu thẻ không được chơi tiếp. Tổ nào còn nhiều bạn chơi thì tổ đó thắng.
Nhận xét hs chơi 
Cả lớp tham gia chơi
2’
4. Củng cố - dặn dò
MT: HS khắc sâu kiến thức.
- Hôm nay chúng mình học bài gì nhỉ?
- Các con đã được củng cố những kiến thức, kĩ năng gì ?
- GVNX tiết học.
- Dặn dò: Chuẩn bị bài sau: “Ôn tập về số và phép tính trong phạm vi 1000(tiếp theo)”
- HSTL
- HSTL
- HS nghe
IV. LƯU Ý CHO GIÁO VIÊN:
 ..
 ..
 ..
Trường Tiểu học 
Giáo viên: 
Lớp: 
Tuần: 34 – Tiết: 169
 Thứ........ ngày..... tháng . năm 2021
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
MÔN: TOÁN
Bài 96: Ôn tập về số và phép tính trong phạm vi 1000 ( tiếp theo)
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS:
1. Kiến thức, kĩ năng
- Củng cố kĩ năng cộng, trừ và cộng trừ nhẩm trong phạm vi 1000. Thực hiện nhân, chia trong phạm vi bảng nhân 2 và bảng nhân 5.
- Vận dụng giải các bài toán thực tế liên quan đến phép cộng, phép trừ đã học. 
2. Phẩm chất, năng lực:
a. Năng lực: 
- Qua việc hệ thống giải các bài toán liên quan thực tế, HS có cơ hội phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học, năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hóa toán học.
b. Phẩm chất:
- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. GV: Laptop; màn hình máy chiếu; clip, slide minh họa, ...
- 20 chấm tròn trong bộ đồ dùng học Toán 2 
2. HS: SHS, vở ô li, VBT, nháp, ...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
ND các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
12’
15’
A. Khởi động
Mục tiêu: Tạo không khí lớp học vui tươi, sinh động kết hợp kiểm tra kiến thức cũ.
B. Hoạt dộng thực hành, luyện tập
Mục tiêu: Vận dụng được kiến thức kĩ năng về phép cộng đã học vào giải bài tập 
Bài tập 4.
Mục tiêu: vận dụng KT,KN để giải toán 
Bài tập 5
Mục tiêu: vận dụng KT,KN để giải toán 
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi: “Đố ban”
-GV nêu quy luật: Cô đưa câu hỏi để tìm số đúng. Bạn nào trả lời nhanh hơn và đúng sẽ được thưởng hoa.
- Giáo viên tổng kết trò chơi, tuyên dương học
sinh tích cực.
- Hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục củng cố về số và phép tính trong phạm vi 1000.
- Giáo viên ghi đầu bài lên bảng: Ôn tập về số và phép tính trong phạm vi 1000
- Gọi một em đọc yêu cầu đề bài.
- Bài toán yc gì?
- Cho hs thảo luận nhóm 4, tính và điền số vào bảng phụ.
- Mời từng nhóm lên trình bày và giao lưu.
-Nhận xét, chốt bài đúng.
GV chốt: các con đã biết vận dụng bảng nhân, chia vào giải toán
- GV yêu cầu HS quan sát tranh minh họa và đọc đề bài phần a.
- GV hướng dẫn HS phân tích bài toán:
+ Bài toán cho biết gì? 
+ Bài toán hỏi gì?
+ GV tóm tắt dữ kiện bài toán (Chiếu slide): “Mẹ Nam có 20 quả dưa hấu. Nếu có 5 rổ dưa thì mỗi rổ sẽ có mấy quả”. Mời các con làm bài giải.
- GV yêu cầu HS làm bài vào vở.
- GV chiếu bài 1 HS và yêu cầu trình bày bài làm của mình.
- GV nhận xét, sửa lỗi (nếu bài làm có lỗi sai).
- GV yêu cầu HS quan sát tranh minh họa và đọc đề bài phần b.
- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm 2:
+ HS trao đổi, phân tích bài toán như phần a.
+ HS giải bài toán vào bảng phụ.
- GV tổ chức thi đua báo cáo kết quả.
- GV và HS giao lưu đặt câu hỏi:
+ Vì sao nhóm con thực hiện phép tính 20 : 5 = 4 (rổ)?
-Nhận xét, chốt bài đúng.
GV chốt: các con đã biết vận dụng bảng nhân, chia vào giải toán
- HS tham gia trò chơi:
- HS lắng nghe.
- Hs lắng nghe
- HS ghi tên bài vào vở.
-HSTL
-Các nhóm thảo luận.
-2 nhóm lên trình bày.
Nhóm 1: Các bạn có câu hỏi gì ko?
HS khác: Tại sao bạn ghi 5 xe đạp có 10 bánh xe?
Nhóm 1: Vì mỗi xe đạp có 2 bánh. 5 xe đạp sẽ có 2 x 5 = 10 bánh.
Nhóm 2: Các bạn có ra kết quả giống nhóm tôi không?
Vậy nếu 6 bánh xe thì có bao nhiêu xe đạp?
HS khác: có 3 xe đạp vì 6 : 2 = 3.
- HS đọc bài toán.
-HSTL
- HS làm bài vào vở.
Mỗi rổ cần số quả dưa là:
20: 5 = 4 (quả).
Đáp số: 4 quả xoài.
- HS nêu cách làm bài của mình. 
- HS đổi chéo vở, sửa lỗi sai (nếu có).
- HS đọc bài toán.
- HS làm việc nhóm 2:
+ Trao đổi, phân tích bài toán, đưa ra cách làm.
+ HS thống nhất cách giải và làm vào bảng phụ.
Cần số rổ là:
20:5 = 4 ( rổ)
Đáp số: 4 rổ
- HS trình bày bài làm của nhóm.
1
D. Củng cố- dặn dò
MT: HS ghi nhớ khắc sâu kiến thức
- Hôm nay chúng ta học những gì?
- GVNX tiết học
-HSTL
-Hs lắng nghe
IV. Lưu ý cho GV: 
 ..
 ..
 ..
Trường Tiểu học 
Giáo viên: 
Lớp: 
Tuần: 34 – Tiết: 170 
 Thứ........ ngày..... tháng . năm 2021
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
MÔN: TOÁN
BÀI 97 : ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC VÀ ĐO LƯỜNG (Tiết 1)
MỤC TIÊU:
1. Kiến thức, kĩ năng: 
- Củng cố kĩ năng nhận dạng và gọi tên các hình đã học , do và tính độ dài đường gấp khúc , vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước.
- Vân dụng kiến thức , kĩ năng về hình học và đo lường để tính toán , ước lượng giải quyết vấn đề trong cuộc sống .
 2. Năng lực, phẩm chất:
a. Năng lực: Phát triển 3 năng lực chung và năng lực đặc thù Toán học (NL giải quyết vấn đề Toán học; giao tiếp toán học; sử dụng công cụ và phương tiện toán học).
b. Phẩm chất: Phát triển phẩm chất chăm chỉ, đồng thời giáo dục HS tình yêu với Toán học, tích cực, hăng hái tham gia các nhiệm vụ học tập.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV: Máy tính, bài giảng powerpoint, thước kẻ có vạch xăng –ti-mét 
HS: Sách giáo khoa, vở ghi, đồ dùng học tập,..
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
Nội dung dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5p
1.Khởi động 
Mục tiêu: Tạo tâm thể tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới.
- GV cho HS hát bài Hình khối.
(?) Bạn nào cho cô biết trong bài hát có tên các hình nào?
-GV dẫn dắt, giới thiệu bài mới
Các con thấy rằng trong bài có rất nhiều các hình khác nhau, để ôn tập về các hình học đó và ôn tập các đo lường chúng mình cùng đến với bài học hôm nay: Ôn tập về hình học và đo lường.
-GV ghi bảng 
-HS hát
-Hình tròn, hình tam giác, hình vuông,...
-HS lắng nghe 
15’
2.Thực hành, luyện tập:
Bài 1 (trang 92)
MT: Củng cố kĩ năng nhận dạng đường thẳng, đường cong đường gấp khúc,vẽ đoạn thẳng . 
-GV yêu cầu HS đọc đề bài
(?) Đề bài yêu cầu chúng ta làm gì?
-GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 trong 2p 
-GV chữa bài
a) Tổ chức trò chơi Ai nhanh ai đúng?
Luật chơi: GV chia lớp thành 2 đội, mỗi đội 3 HS. Lần lượt từng thành viên trong đội nối tiếp nhau gắn thẻ tên tương ứng với các hình. Đội nào gắn xong nhanh nhất và có nhiều đáp án chính xác là đội giành chiến thắng. 
-GV nhận xét
-Liên hệ: Ở phần khởi động, chúng ta kể tên được các hình khối. Nhìn các hình khối đó, các con liên tưởng đến đường nào mà chúng mình đã học? 
b) GV gọi 1 HS lên chữa. 
- GV yêu cầu 1 HS đọc đề bài phần c)
- GV nhận xét, yêu cầu HS vẽ đoạn thẳng 6cm vào vở. 
-GV chữa bài => chiếu vở
(?) Con hãy nêu cho cô cách vẽ đoạn thẳng này. 
-GV nhận xét.
-HS đọc đề bài 
a) Chỉ ra đường thẳng, đường cong, đường gấp khúc trong các hình.
b) Đọc tên các điểm và các đoạn thẳng trong hình .
c) Vẽ đoạn thẳng MN có độ dài 6cm . 
-HS chơi 
-HS lắng nghe
-Hình tròn liên tưởng đến đường cong; hình vuông, hình tam giác liên tưởng đến đường gấp khúc,...
 -1 HS lên chữa
Sau khi HS chữa, hỏi:
(?) Tớ muốn nghe nhận xét từ bạn....
-1 HS đọc
-HS chữa, nhận xét
+ Xác định hai điểm, điểm thứ 1 trùng với vạch số 0, điểm thứ 2 trùng với vạch số 6, dùng thước nối hai điểm với nhau từ trái sang phải. 
-HS lắng nghe.
10p
Bài 2 (trang 92)
MT: 
+ Củng cố kĩ năng đếm hình tam giác , hình tứ giác . 
+ Củng cố kĩ năng đếm khối truj và khối cầu . 
-GV yêu cầu HS đọc đề bài a)
(?) Phần a) yêu cầu chúng ta làm gì?
-GV cho HS thảo luận nhóm 4 trong 2p, trả lời câu hỏi:
 + Có bao nhiêu hình tam giác? Bao nhiêu hình tứ giác ? 
-GV nhận xét . 
GV yêu cầu HS đọc đề bài b)
(?) Phần b) yêu cầu chúng ta làm gì?
-GV cho HS thảo luận nhóm 2 trong 2p, trả lời câu hỏi:
 + Có bao nhiêu khối trụ ? Bao nhiêu khối cầu ? 
-GV nhận xét . 
-HS đọc
-HS thảo luận nhóm 4
 -HSTL .
-HS lắng nghe. 
-HS đọc . 
-HSTL .
-HS lắng nghe
9p
3. Vận dụng
Bài 3 (trang 92)
MT: Vận dụng vào giải bài toán thực tế (có lời văn) liên quan đến phép trừ.
-GV yêu cầu HS đọc đề bài.
(?) Đề bài cho ta biết gì?
Đề bài hỏi gì? 
+ Có bao nhiêu đường gấp khúc từ A đến ?
+ Các đường gấp khúc đó được tạo bởi mấy đoạn thẳng?
-GV yêu cầu HS đo và tính độ dài đường gấp khúc ABCDEG vào vở. 
-GV chữa bài
-GV cho HS nhận xét – chữa bài. 
=> Chốt: Đê tính độ dài đường gấp khúc ta làm thế nào?
-1 HS đọc
+ Đo và tính độ dài đường gấp khúc ABCDEG . 
+Có 5 đường gấp khúc từ A đến B 
+ Đường gấp khúc từ A đến G được tạo bởi 5 đoạn thẳng.
-HS làm vở
-HS chữa
-HS nhận xét, lắng nghe
-HSTL: Để tính độ dài đường gấp khúc ta tính tổng độ dài các đoạn thẳng tạo nên đường gấp khúc đó.
1p
4. Củng cố - dặn dò
MT: Ghi nhớ, khắc sâu nội dung bài
-Hỏi: Qua các bài tập, chúng ta được củng cố và mở rộng kiến thức gì?
-GV nhấn mạnh kiến thức tiết học
-GV đánh giá, động viên, khích lệ HS.
-HS nêu ý kiến
-HS lắng nghe
IV. Lưu ý cho GV: 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_2_sach_canh_dieu_tuan_34.docx