Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 13

Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 13

BÀI 23: PHÉP TRỪ (CÓ NHỚ) SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ (5 tiết)

TIẾT 2: LUYỆN TẬP

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

Sau bài học này, HS đạt các yêu cầu sau:

*Kiến thức, kĩ năng:

- Ôn Tập, củng cố kiến thức về phép trừ (có nhớ) số có hai chữ số cho số có hai chữ số; đồng thời ôn tập về so sánh và tính toán với đơn vị đo khối lượng ki-lô-gam; vận dụng vào giảo các bài toán thực tế.

- Giải quyết được một số vấn đề gắn với việc giải quyết các bài tập có một bước tính trong phạm vi các số và phép tính đã học.

*Phát triển năng lực:

- Thông qua hoạt động khám phá, phát hiện tình huống, nếu bài toán và cách giải, HS phát triển năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề

*Phát triển phẩm chất:

- Yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.

- Phát triển năng lực tính toán, kĩ năng so sánh số.

- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài

- HS: SGK

 

docx 15 trang Hà Duy Kiên 28/05/2022 5832
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 13", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ngày tháng năm 
BÀI 23: PHÉP TRỪ (CÓ NHỚ) SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ (5 tiết)
TIẾT 2: LUYỆN TẬP 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Sau bài học này, HS đạt các yêu cầu sau:
*Kiến thức, kĩ năng:
- Ôn Tập, củng cố kiến thức về phép trừ (có nhớ) số có hai chữ số cho số có hai chữ số; đồng thời ôn tập về so sánh và tính toán với đơn vị đo khối lượng ki-lô-gam; vận dụng vào giảo các bài toán thực tế.
- Giải quyết được một số vấn đề gắn với việc giải quyết các bài tập có một bước tính trong phạm vi các số và phép tính đã học. 
*Phát triển năng lực:
- Thông qua hoạt động khám phá, phát hiện tình huống, nếu bài toán và cách giải, HS phát triển năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề 
*Phát triển phẩm chất:
- Yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.
- Phát triển năng lực tính toán, kĩ năng so sánh số.
- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài
- HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động:
 - Tổ chức cho lớp hát
 - GV kết nối vào bài: Bài học hôm nay giúp các em nhớ và vận dụng phép tính trừ số cao hai chữ số với số có hai chữ số với đơn vị khối lượng (kg) và so sánh kết quả
- GV ghi tên bài: Luyện tập
2. Luyện tập:
Bài 1: Đạt tính rồi tính
 35 – 28; 53 – 34; 80 – 27; 90 - 52
- Gọi HS đọc yêu cầu bài 1.
- Bài 1 yêu cầu làm gì?
- Khi đặt tính em cần chú ý điều gì?
- Yêu cầu HS làm bài vào vở ô li.
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Đánh giá, nhận xét bài HS.
? Nêu cách đặt tính và thứ tự tính của phép trừ số có hai chữ số cho số có hai chữ số.
- Khi trừ có nhớ, con cần lưu ý gì ?
- Nhận xét, tuyên dương HS.
Bài 2: Bạn rô bốt nào cần ghi phép tính đúng?
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp.
 (Đáp án đúng: rô-bốt A và C)
- Nhận xét, tuyên dương.
- Yêu cầu HS đọc bài tập 3.
Bài 3
- Bài yêu cầu làm gì?
- HD HS tóm tắt bằng lời (sơ đồ)
- GV cho HS làm bài vào vở ô li.
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
Đáp án : Bài giải: 
 Rô-bốt D cân nặng số ki-lô-gam là:
 33 – 16 = 17(kg)
 Đáp số: 17kg
- GV nhận xét, khen ngợi HS.
- Lưu ý câu lời giải và đơn vị
Bài 4
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- YC HS làm bài vào vở
- Tổ chức cho HS chữa bài trên lớp
- Để điền được dấu đúng, ta cần làm thế nào?
a) Phải tính kết quả PT bên trái trước rồi so sánh
b) Điền dấu luôn (không cần tính) vì 2 PT có cùng số trừ, PT nào có số bị trừ nhỏ hơn thì PT đó nhỏ hơn và ngược lại.
bài 5
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- GV nhận xét, khen ngợi HS.
- Chốt: + 2 PT có cùng số bị trừ, PT nào có số trừ bé hơn thì hiệu (kq) sẽ lớn hơn.
+ 2 PT có cùng số trừ, PT nào có số bị trừ lớn hơn thì hiệu (kết quả) sẽ lớn hơn.
3. Vận dụng:
- Hãy nêu các bước thực hiện phép tính sau 
 60 -27; 71 - 45
- Nhận xét giờ học.
dặn dò
- Hát
- HS nghe
- Ghi tên bài vào vở.
- HS quan sát
- 1-2 HS đọc
- 1-2 HS trả lời.
- HS trả lời
- HS làm CN vào vở, 4 HS của 4 tổ lên chữa bài, chia sẻ cách làm.
- HS nêu.
- 1,2 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS thực hiện làm bài cá nhân.
- HS chia sẻ trước lớp và giải thích tại sao đúng, tại sao không đúng ?
- 2 HS đọc đề 
- Quan sát
- 1-2 HS trả lời.
- HS nêu tóm tắt
- HS tự làm bài cá nhân, 1HS làm trên bảng giải + chia sẻ cách làm
- Lớp NX, chữa bài (nếu có)
- HS đổi chéo kiểm tra
- 2 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS tự làm bài CN vào vở
- 4 HS báo cáo cách làm trước lớp.
- HS nêu, NX
 2 -3 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS thực hiện làm trong nhóm đôi, chia sẻ trước lớp.
- HS lắng nghe
3-4 HS nêu
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU DẠY HỌC
.	
.	
	.	
Thứ ngày tháng năm 
BÀI 23: PHÉP TRỪ (CÓ NHỚ) SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ(5 tiết)
TIẾT 3: LUYỆN TẬP 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Sau bài học này, HS đạt các yêu cầu sau:
*Kiến thức, kĩ năng:
- Ôn tập, củng cố kiến thức về phép trừ (có nhớ) số có hai chữ số cho số có hai chữ số.
 - Ôn tập về so sánh số, hình khối và đơn vị đo dung tích lít; vận dụng vào giảo các bài toán thực tế.
*Phát triển năng lực:
- Thông qua hoạt động khám phá, phát hiện tình huống, nếu bài toán và cách giải, HS phát triển năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề 
*Phát triển phẩm chất:
- Yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài
- HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động:
- GV tổ chức cho HS hát tập thể.
- GV kết nối vào bài: Bài học hôm nay giúp các em vận dụng vào các phép tính trừ với đơn vị dung tích (1), hình lập phương và hình khối cầu. 
- GV ghi tên bài: Luyện tập
2. Luyện tập:
Bài 1: Tính nhẩm
 100 – 40; 100 – 70; 10 - 90
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- Yêu cầu HS làm bài.
? Nêu cách trừ nhẩm hai số tròn chục 
- Nhận xét, tuyên dương HS.
Chốt về tính nhẩm các số tròn trăm, tròn chục.
Bài 2: GV chiếu đề bài
- Gọi HS đọc đề bài 2.
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán còn cho biết gì nữa?
- Bài toán hỏi gì?
- HD HS tóm tắt bằng lời (sơ đồ)
- GV cho HS làm bài vào vở ô li.
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
 Bài giải 
 Bình xăng của ô tô còn lại số lít xăng là:
 42 – 15 = 27(l)
 Đáp số: 27l xăng
- GV nhận xét, khen ngợi HS.
- Lưu ý câu lời giải và đơn vị.
Bài 3:GV chiếu BT
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- HDHS thực hiện từng yêu cầu
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Đáp án: 
a) Rô-bốt có thân dạng khối lập phương có kết quả bằng 18 (46- 28 =18)
b) Rô-bốt có thân dạng khối hộp chữ nhật có kết quả lớn nhất (37)
- Nhận xét, đánh giá bài HS.
Bài 4: Tìm quần phù hợp với áo.
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- GV có thể tổ chức chữa bài bằng trò chơi: Ai nhanh
- GV nhận xét, khen ngợi HS.
3.Củng cố
Nhận xét giờ học.
dặn dò
- Hát
- Nghe
- 2 -3 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS tính nhẩm và điền kết quả vào phiếu học tập. 
- 2-4 HS nêu cách trừ nhẩm
- Nghe
- Đọc cá nhân
- 2 HS đọc đề 
- Bình xăng xe ô tô có 42 l
- Xe ô tô đã chạy hết 15 l
- Bình xăng của xe ô tô còn bao nhiêu lít?
- HS nêu tóm tắt
- HS tự làm bài cá nhân vào vở.
- HS đổi vở kiểm tra lẫn nhau theo cặp.
- 1HS làm trên bảng nhóm.
- Chia sẻ cách làm.
- Lớp NX, chữa bài (nếu có)
- 2 -3 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS làm việc cá nhân, hợp tác nhóm đôi thống nhất kết quả.
- HS chia sẻ trước lớp.
- HS đọc YC
- 1-2 HS trả lời.
- HS làm việc nhóm 4 thống nhất kết quả, nối áo với quần cho phù hợp
- Báo cáo: 2 HS lên bảng nối, NX
- HS lắng nghe.
- Làm bảng con
- Chia sẻ cách thực hiện trước lớp
- Lắng nghe, nhận xét, sửa bài bạn (nếu cần) 
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU DẠY HỌC
.	
.	
	.	
Thứ ngày tháng năm 
BÀI 23: PHÉP TRỪ (CÓ NHỚ) SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ(5 tiết)
TIẾT 4:LUYỆN TẬP 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Sau bài học này, HS đạt các yêu cầu sau:
*Kiến thức, kĩ năng:
- Ôn Tập, củng cố kiến thức về phép trừ (có nhớ) số có hai chữ số cho số có hai chữ số; đồng thời ôn tập về thực hiện tính toán trường hợp có hai dấu phép tính. vận dụng vào giảỉ các bài toán thực tế.
*Phát triển năng lực:
- Thông qua hoạt động khám phá, phát hiện tình huống, nếu bài toán và cách giải, HS phát triển năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề 
*Phát triển phẩm chất:
- Yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm; tính cẩn thận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài
- HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động:
- GV tổ chức cho HS hát tập thể.
- GV kết nối vào bài: Qua bài học giúp các em nhớ và vận dụng thành thạo các phép tính trừ trường hợp có hai dấu phép tính.
- GV ghi tên bài: Luyện tập 
 2.Luyện tập:
Bài 1: Đặt tính rồi tính
 54 – 27; 72 – 36; 50 – 25; 95 - 48
- Gọi HS đọc bài tập 1.
- Bài 1 yêu cầu làm gì?
- Nêu lại cách đặt tính phép trừ số có hai chữ số cho số có hai chữ số.
- Khi ghi kết quả em cần lưu ý điều gì?
- YC HS tự làm bài vào vở
- Tổ chức cho HS chữa bài
- Nhận xét, tuyên dương HS.
- Khi nào 1 phép trừ sẽ được gọi là trừ có nhớ ?
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài tập 2 yêu cầu gì?
- Yêu cầu HS làm bài.
- Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét, tuyên dương.
Bài 3:GV chiếu đề bài
- Gọi HS đọc bài toán 3.
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- HD HS tóm tắt bằng lời (sơ đồ)
- GV cho HS làm bài vào vở ô li.
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
 Bài giải: 
 Tòa nhà có số căn phòng chưa bật đèn là:
 60 – 35 = 25 (căn phòng)
 Đáp số: 25 căn phòng
- GV nhận xét, khen ngợi HS.
- Lưu ý câu lời giải và đơn vị
Bài 4
- Gọi HS đọc yêu cầu bài 4.
- Bài tập yêu cầu gì?
- Để chọn được kết quả đúng em phải làm gì? (HS được phép đặt tính ra nháp)
- Khi thực hiện phép tính trường hợp có 2 dấu phép tính em làm như thế nào?
- Yêu cầu HS làm bài.
? Nêu thứ tự thực hiện các PT trong bài ?
Lưu ý cách thực hiện và khuyến khích HS tính nhẩm.
Bài 5: Tìm cá cho mỗi con mèo (nối)
- Gọi HS đọc yêu cầu bài5 SGK/93.
- Bài tập 5 yêu cầu gì?
- YC HS tự làm bài vào SGK
- Tổ chức cho HS chữa bài (Có thể tổ chức cho HS chữa bằng trò chơi: Nêu và nối tiếp sức)
- Khen ngợi những HS tìm cá cho mèo đúng.
3.Vận dụng:
- Nhận xét giờ học
- Yêu cầu HS thực hiện bảng con:
 70 - 32
- Hãy nhẩm nêu kết quả của phép tính sau:
 12 + 18 – 15 =
.d. Dặn dò
- 2 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- 2-3 HS nêu, NX
- 1-2 HS trả lời.
- HS làm bài cá nhân, trao đổi kết quả theo cặp. 
4 HS lên bảng chữa bài trước lớp. Nêu cách tính
- HS nêu (khi hàng đơn vị của số bị trừ bé hơn hàng đơn vị của số trừ)
- 2 -3 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS tự làm bài vào phiếu học tập.
- 1 HS làm vào bảng nhóm.
- HS chia sẻ cách tính để có số thích hợp điền vào ô trống 
- Đọc thầm cá nhân
- 2 HS đọc đề 
- Có 60 căn phòng.
- Đã bật đèn 35 căn.
- Còn: căn chưa bật đèn?
- HS nêu tóm tắt
- HS tự làm bài cá nhân.
- 1HS làm trên bảng nhóm, chia sẻ cách làm.
- Lớp NX, chữa bài (nếu có)
- HS đổi chéo kiểm tra
- 2 HS đọc đề 
- 1-2 HS trả lời.
- 2-3 HS nêu
- Thực hiện từ trái sang phải.
- HS khoanh vào phiếu học tập, 2 HS báo cáo, chia sẻ cách làm.
- Đổi phiếu học tập KT chéo.
- HS nêu, NX
- 2 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS làm bài cá nhân.
- HS báo cáo (HS chơi)
- HS đổi chéo SGK kiểm tra.
- HS lắng nghe.
- Tính và nêu lại cách đặt tính.
- 2-3 HS chia sẻ trước lớp
- Lắng nghe, NX, sửa bài (nếu cần)
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU DẠY HỌC
.	
.	
	.	
Thứ ngày tháng năm 
BÀI 23: PHÉP TRỪ (CÓ NHỚ) SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ (5 tiết)
TIẾT 5:LUYỆN TẬP 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Sau bài học này, HS đạt các yêu cầu sau:
*Kiến thức, kĩ năng:
- Ôn Tập, củng cố kiến thức về phép trừ (có nhớ) số có hai chữ số cho số có hai chữ số; ôn tập về thành phần của phép trừ và so sánh số vận dụng vào giảỉ các bài toán thực tế.
*Phát triển năng lực:
- Phát hiện tình huống, nêu bài toán và cách giải, HS phát triển năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề 
*Phát triển phẩm chất:
- Yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm; tính cẩn thận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài
- HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động:
- GV tổ chức cho HS hát tập thể.
- GV kết nối vào bài: Bài học hôm nay giúp các em ôn tập về thành phần của phép trừ và so sánh số 
- GV ghi tên bài: Luyện tập 
2. Luyện tập:
Bài 1: Số?
Số bị trừ
83
70
47
80
50
Số trừ
38
25
28
52
30
Hiệu
45
?
?
?
?
 - Gọi HS đọc bài tập 1.
- Bài 1 yêu cầu làm gì?
- Muốn tìm hiệu em làm phép tính gì?
- Khi ghi kết quả em cần lưu ý điều gì?
- YC HS tự làm bài vào vở
- Tổ chức cho HS chữa bài
- Nhận xét, tuyên dương HS.
Bài 2
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài tập 2 yêu cầu gì?
- Yêu cầu HS làm bài.
- GV cho HS quan sát và hướng dẫn cách thực hiện: 
+ HS thực hiện các phép tính ghi trên các hộp quà. 
+ Sau đó, HS dựa vào 2 ý nêu trên để trả lời 
A là hộp quà đựng bút.
C là hộp quà đựng vở.
- Nhận xét, tuyên dương.
Bài 3:GV chiếu đề bài
- Gọi HS đọc bài toán 3.
- Bài tập cho biết gì?
- Bài tập hỏi gì?
- Yêu cầu HS làm bài.
+ Nhẩm các phép tính.
+ Lựa chọn đáp án đúng với phép tính.
+ Lựa chon hòm mà chìa chìa khóa mở được
- GV nhận xét, khen ngợi HS.
- Lưu ý câu lời giải và đơn vị
Bài 4: Chiếu đề bài
- Gọi HS đọc yêu cầu bài 4.
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Muốn biết đàn gà có bao nhiêu con gà trống em thực hiện phép tính gì?
- GVHD để HS tóm tắt.
- Yêu cầu HS làm bài.
3. Vận dụng:
- Ta vừa học bài gì?
- Nhận xét, khen ngợi HS.
- Nêu các bước khi thực hiện dạng toán đặt tính rồi tính.
- Khi đặt tính em cần lưu ý điều gì?
Dặn dò
- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài sau
- Hát
- Nghe
- Ghi tên bài vào vở.
- 2 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- 2-3 HS nêu, NX
- 1-2 HS trả lời.
- 1-2 HS trả lời.
- HS làm bài cá nhân vào phiếu bài tập, trao đổi kết quả theo cặp. 
4 HS nêu cách tính
- 2 -3 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- Nghe
- HS làm bài vào phiếu nhóm 4.
- HS chia sẻ kết quả
- Đọc thầm cá nhân
- 2 HS đọc đề 
- 2 HS nêu.
- 1-2 HS nêu.
- Làm bài trong nhóm 4
- Thực hiện theo HD của GV.
- Chia sẻ trước lớp- Lớp NX, chữa bài (nếu có)
- 2 HS đọc đề 
- Có 32 con gà cả trống và mái.
- Mái có: 26 con.
- Gà trống có: con?
- 2-3 HS nêu
- Nghe
- Cá nhân làm bài vào vở.
- 1 HS làm bài trên bảng nhóm, chia sẻ trước lớp.
- Đổi vở kiểm tra chéo.
- HS nghe, NX bài bạn
- Trình bày trước lớp 2-4 HS
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU DẠY HỌC
.	
.	
	.	
Thứ ngày tháng năm 
BÀI 24 : LUYỆN TẬP CHUNG (2 tiết)
TIẾT 65: LUYỆN TẬP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Sau bài học này, HS đạt các yêu cầu sau:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Ôn tập, củng cố kiến thức về phép trừ (có nhớ) số có hai chữ số cho số có hai chữ số hoặc cho số có một chữ số; ôn tập về so sánh số; vận dụng vào giải các bài toán thực tế.
2. Năng lực:
- Hình thành và phát triển các năng lực: tư duy và lập luận toán học, giao tiếp toán học, sử dụng phương tiện và công cụ học toán, tính toán.
3. Phẩm chất: 
- Hình thành và phát triển các phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, ti vi để chiếu nội dung bài; các thẻ chữ số 3, 3, 8; bảng nhóm.
- HS: Bộ đồ dùng học toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động: 
- Cho HS chơi TC “Ai nhanh hơn”
- GV đưa ra 2 phép tính trừ (có nhớ) các số có hai chữ số, YC HS thi tính nhanh kết quả của 2 phép tính đó. HS nào tính nhanh, chính xác là người chiến thắng. 
- Dẫn dắt, giới thiệu vào bài.
2. Luyện tập:
Bài 1: Đặt tính rồi tính.
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- YC HS làm bài vào vở
- Mời 2 HS lên bảng làm.
- Nhận xét, chốt kết quả đúng, tuyên dương HS.
- YC HS đổi vở kiểm tra chéo bài của nhau.
Bài 2: Số?
- Gọi HS nêu YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- Để điền được số vào ô trống, con cần làm gì?
- YC HS làm bài vào VBT Toán.
- Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét, chốt kết quả đúng, tuyên dương HS.
Bài 3:
- Gọi HS đọc bài toán.
- HDHS phân tích bài toán.
+ Bài toán cho ta biết những gì?
+ Bài toán hỏi ta điều gì?
+ Để biết Sóc cần leo bao nhiêu bậc thang nữa để vào được nhà thì ta làm phép tính gì?
+ Ai có thể đặt lời giải bài toán này?
- YC HS giải bài toán vào vở.
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhận xét, đánh giá bài HS.
Bài 4:
- Gọi HS đọc YC bài tập.
- Mời 3 HS đóng đọc lời của Mai, Nam và Rô-bốt.
- Đưa ra câu hỏi: Kết quả của phép tính nào sau đây là số nhãn vở của Rô-bốt?
a. 32 – 17
b. 62 – 42
c. 51 - 33
- YC HS thảo luận nhóm theo bàn để tìm câu TL.
- Mời đại diện 2 nhóm chia sẻ kết quả và cách làm trước lớp.
- Nhận xét, chốt kết quả đúng, tuyên dương HS.
Bài 5:
- Gọi HS đọc YC bài tập.
- YC HS làm việc theo nhóm bàn: Dùng các thẻ ghi số 3, 3, 8 để ghép thành các số có hai chữ số và trả lời các câu hỏi của bài.
- Mời đại diện 2 nhóm chia sẻ kết quả và cách làm trước lớp.
- Nhận xét, chốt kết quả đúng, tuyên dương HS.
3. Củng cố,dặn dò
- Ta vừa học bài gì?
- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài tiếp theo.
- Tham gia trò chơi.
- 2 -3 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS làm bài.
34 - 7 45 - 18 60 - 12 51 - 19 
- 2HS lên bảng làm bài và nói lại cách đặt tính, cách tính. Lớp NX, góp ý.
- Kiểm tra bài của bạn và nêu ý kiến đánh giá.
- 2 -3 HS nêu.
- HS trả lời.
- HS làm bài vào VBT, 1 HS làm bảng nhóm.
- Gắn bài làm lên bảng, chia sẻ về cách làm của mình. Lớp NX, góp ý.
- 2 HS đọc.
+ Bài toán cho ta biết cầu thang nhà Sóc có tất cả 32 bậc, Sóc đã leo được 8 bậc .
+ Hỏi Sóc còn phải leo bao nhiêu bậc nữa để vào nhà?
+ Để biết Sóc cần leo bao nhiêu bậc thang nữa để vào được nhà ta làm phép tính trừ.( 32 - 8 )
+ Số bậc thang Sóc còn phải leo là.
- Làm bài vào vở, 1HS làm bài trên bảng. 
- Lớp NX, góp ý.
- 2 HS đọc.
- 3 HS thực hiện.	
- HS thảo luận, tìm câu trả lời.
- Lớp NX, góp ý.
- 2 -3 HS đọc.
- HS thực hiện ghép số và trả lời câu hỏi theo nhóm bàn.
- HS chia sẻ.
- Hs nêu.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU DẠY HỌC
.	
.	
	.	

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_2_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_tuan.docx