Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Cánh điều) - Tuần 8 - Năm học 2021-2022

Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Cánh điều) - Tuần 8 - Năm học 2021-2022

Bài 24: BÀI TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ ( tiếp theo)

 (Tiết 1)

I. MỤC TIÊU : Sau bài học, HS:

1. Kiến thức, kĩ năng:

- Biết cách giải và trình bày bài giải Bài toán về nhiều hơn.

- Liên hệ kiến thức đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế cuộc sống hằng ngày trong gia đình, cộng đồng.

- Rèn kĩ năng tính toán, kĩ năng trình bày, khả năng tư duy và lập luận.

2. Phát triển năng lực và phẩm chất:

a. Năng lực:

- Thông qua hoạt động thực hành, luyện tập giải bài toán có lời văn liên quan đến bài toán về nhiều hơn; chia sẻ, trao đổi, đặt câu hỏi, HS có cơ hội được phát triển NL tư duy và lập luận toán học, NL giải quyết vấn đề toán học, NL giao tiếp toán học.

b. Phẩm chất:

- Yêu thích học môn Toán, có hứng thú với các con số.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Giáo viên: Laptop, máy chiếu, giáo án điện tử, phấn màu,

2. Học sinh: SGK, phiếu bài tập, bút ,

 

docx 20 trang Hà Duy Kiên 5130
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Cánh điều) - Tuần 8 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Tiểu học ..........
Giáo viên: 
Lớp: 2 
TUẦN 8 - Tiết 36
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN: TOÁN 
Ngày ... tháng ... năm 2021
Bài 24: BÀI TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ ( tiếp theo)
 (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU : Sau bài học, HS:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Biết cách giải và trình bày bài giải Bài toán về nhiều hơn.
- Liên hệ kiến thức đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế cuộc sống hằng ngày trong gia đình, cộng đồng. 
- Rèn kĩ năng tính toán, kĩ năng trình bày, khả năng tư duy và lập luận.
2. Phát triển năng lực và phẩm chất:
a. Năng lực: 
- Thông qua hoạt động thực hành, luyện tập giải bài toán có lời văn liên quan đến bài toán về nhiều hơn; chia sẻ, trao đổi, đặt câu hỏi, HS có cơ hội được phát triển NL tư duy và lập luận toán học, NL giải quyết vấn đề toán học, NL giao tiếp toán học.
b. Phẩm chất:
- Yêu thích học môn Toán, có hứng thú với các con số.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Laptop, máy chiếu, giáo án điện tử, phấn màu, 
2. Học sinh: SGK, phiếu bài tập, bút , 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Thời gian
Nội dung, mục tiêu các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Hoạt động khởi động :
Mục tiêu : Tạo hứng thú cho học sinh vào bài.
Tổ chức cho HS chơi trò chơi “ Đố bạn” 
B. Hoạt động hình thành kiến thức.
*Mục tiêu : HS biết phân tích yếu tố toán học và tìm lời giải cho bài toán có lời văn có liên quan đến phép cộng, dạng bài toán về nhiều hơn.
C. Hoạt động thực hành, luyện tập
*Mục tiêu : HS Biết thực hành giải các bài toán có lời văn có liên quan đến phép cộng, dạng bài toán về nhiều hơn.
Bài 1/46. 
D. Hoạt động vận dụng.
* Mục tiêu : Liên hệ kiến thức đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.
E. Củng cố, dặn dò
Mục tiêu: Ghi nhớ, khắc sâu nội dung bài
- GV hướng dẫn cách chơi và tổ chức cho HS chơi.
+ Làm thế nào để em lấy đúng được số đồ vật mà bạn yêu cầu?
- GVNX và tổng kết trò chơi.
2. HS quan sát tranh thảo luận cặp đôi, sử dụng các từ nhiều hơn, ít hơn để đặt câu hỏi về số bông hoa của các tổ ( Trong bảng thi đua)
- GV nhận xét, dẫn vào bài mới. Trong bài học ngày hôm nay, cô và các con sẽ học bài 24: Bài toán liên quan đến phép cộng, phép trừ ( tiếp theo)
Tiết 1. Bài toán về nhiều hơn
- GV trình chiếu bài toán. 
- GV yêu cầu HS quan sát hình minh họa , GV nêu bài toán. 
Bài toán: Tổ Một có 6 bông hoa, tổ Ba có nhiều hơn tổ Một 2 bông hoa. Hỏi tổ Ba có mấy bông hoa?
- Yêu cầu HS nói cho bạn nghe: 
+ Bài toán cho biết gì? 
+ Bài toán hỏi gì?
- GV hướng dẫn tóm tắt bài toán(như SGK)
- Yêu cầu HS thảo luận nêu phép tính trả lời câu hỏi của bài toán.
+ Tổ Ba có nhiều hơn tổ Một 2 bông. Muốn tìm số bông hoa của tổ Ba ta làm phép tính gì?
- GV nhận xét và hướng dẫn cách trình bày lời giải.
 Bài giải
Tổ ba có số bông hoa là:
 6 + 2 = 8 ( bông)
 Đáp số: 8 bông hoa
- GV chốt cách làm.
+ Tìm số bông hoa của tổ Ba bằng cách lấy số bông hoa của tổ Một ( 6 bông) cộng với phần hơn ( 2 bông) Đây là bài toán về nhiều hơn.( Làm phép cộng)
- Yêu cầu HS đọc BT ( 2 HS)
- HS trong nhóm đôi nói cho bạn nghe.
+ Bài toán cho biết gì? 
+ Bài toán hỏi gì?
- GV nêu tóm tắt bài toán.
- GV y/c HS thảo luận nhóm đôi.
- HS thảo luận lựa chọn phép tính để tìm câu trả lời cho bài toán.
- GV cho HS giao lưu
+ Để tìm số thuyền của Toàn gấp được tại sao con lại làm phép cộng? 
- GV nhận xét.
Bài 2/47.
- GV trình chiếu bài toán. 
- Cô mời một bạn đọc to cho cô đề bài.
- Con hãy nói cho bạn cùng bàn của mình nghe xem
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Yêu cầu HS nêu tóm tắt
- GV: Các con hãy suy nghĩ, xác định phép tính phù hợp để điền vào phần bài giải trong phiếu bài tập.
- Y/c HS đọc bài làm của mình.
? Vì sao con lại lấy 35 + 20 ? 
- Bạn nào có đáp án giống bạn? Giơ tay cô xem.
- GV lưu ý “ dài hơn” cũng có nghĩa là “nhiều hơn”
+ Bài toán này thuộc dạng toán nào chúng mình vừa được học?
- Gọi HS nhận xét
GV CHỐT: Đúng rồi đấy, bài toán này thuộc dạng toán nhiều hơn. Với dạng toán này các con lấy số bé cộng số nhiều hơn để được số lớn.
- HS nghĩ ra một số tình huống trong thực tế liên quan đến bài toán về nhiều hơn.
- GV hỏi HS: Hôm nay, các em học bài học gì? 
 - Liên hệ về nhà, em hãy tìm tình huống thực tế liên quan đến Bài toán về nhều hơn, hôm sau chia sẻ với các bạn.
- Dặn dò: Chuẩn bị bài sau Bài toán về ít hơn
- HS thực hành chơi trò chơi theo HD của GV
- Nhiệm vụ 1: Một HS lấy ra một số đồ vật ( que tính, hình vuông, ) đố bạn lấy được nhiều hơn số đồ vật mình lấy là 2 đồ vật.
- Nhiệm vụ 2: Một HS lấy ra một số đồ vật ( que tính, hình vuông, ) đố bạn lấy được ít hơn số đồ vật mình lấy là 2 đồ vật.
- Một số nhóm chia sẻ trước lớp. 
- HS nói cách làm của cá nhân các em.
- HS thảo luận theo cặp. Đại diện 2 nhóm lên trình bày: VD:
Tổ Hai có 5 bông hoa. Tổ 1 có nhiều hơn tổ Hai 1 bông hoa. Hỏi tổ Một có bao nhiêu bông hoa?
- HS quan sát
- HS đọc bài toán ( 2 HS)
- HS nói cho nhau nghe trong nhóm đôi.
+ Tổ Một có 6 bông hoa, tổ Ba có nhiều hơn tổ Một 2 bông hoa
+ Hỏi tổ Ba có bao nhiêu bông hoa?
- HS đọc tóm tắt. 
- HS thảo luận nhóm đôi tìm phép tính trả lời câu hỏi của bài toán.
+ Ta làm phép tính cộng. Lấy số bông hoa của tổ Một cộng thêm 2 thì ra số bông hoa của tổ Ba.
- HS trình bày miệng phép tính và giải thích cách làm( Đại diện 2 nhóm)
- HS đọc lại bài giải trên bảng.
- HS đọc bài toán.
- HS nói cho nhau nghe trong nhóm đôi.
+ BT cho biết: Mai gấp được 7 chiếc thuyền giấy, Toàn gấp được nhiều hơn Mai 5 chiếc
+ BT hỏi : Toàn gấp được bao nhiêu chiếc thuyền giấy ? 
- HS đọc tóm tắt. 
- HS thảo luận nhóm đôi chọn số và phép tính thích hợp cho các ô các ô đặt trong phần phép tính giải và đáp số.
- Đại diện nhóm lên trình bày.
 + Nhóm tớ vừa tb xong có bạn nào thắc mắc gì không?
HSNX: Tớ thấy nhóm bạn làm bài đúng rồi.
+ Vì Toàn gấp được nhiều hơn Mai 5 chiếc thuyền. Nên tìm số thuyền của Toàn ta lấy Số thuyền của Mai cộng thêm 5.
- HS đọc bài toán.
- HS phân tích bài toán, nói cho nhau nghe trong nhóm đôi phần tóm tắt. 
- Đại diện nhóm nêu tóm tắt (2 nhóm)
- HS suy nghĩ tự điền phép tính vào PBT.
- HS nêu miệng bài giải
+ Vì sợi dây lụa màu đỏ dài hơn sợi dây lụa màu xanh 20 cm nên con lấy 35 + 20.
- HS nhận xét
HSTL: Bài toán thuộc dạng toán nhiều hơn.
- HS nghe và ghi nhớ.
- HS nêu một BT về nhiều hơn.
- HS nêu : Bài toán về nhều hơn.
- HS lắng nghe.
Trường Tiểu học ..........
Giáo viên: 
Lớp: 2 
 TUẦN 8 - Tiết 37
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN: TOÁN 
Ngày ... tháng ... năm 202...
Bài 24: BÀI TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ ( tiếp theo)
 (Tiết 2) 
I. MỤC TIÊU : Sau bài học, HS:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Biết cách giải và trình bày bài giải Bài toán về ít hơn.
- Liên hệ kiến thức đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế cuộc sống hằng ngày. 
- Rèn kĩ năng tính toán, kĩ năng trình bày, khả năng tư duy và lập luận.
2. Phát triển năng lực và phẩm chất:
a. Năng lực: 
- Thông qua hoạt động thực hành, luyện tập giải bài toán có lời văn liên quan đến bài toán về ít hơn; chia sẻ, trao đổi, đặt câu hỏi, HS có cơ hội được phát triển NL tư duy và lập luận toán học, NL giải quyết vấn đề toán học, NL giao tiếp toán học.
b. Phẩm chất:
- Yêu thích học môn Toán, có hứng thú với các con số.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Laptop, máy chiếu, giáo án điện tử, phấn màu, 
2. Học sinh: SGK, phiếu bài tập, bút , 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Thời gian
Nội dung, mục tiêu các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Hoạt động khởi động :
Mục tiêu : Tạo hứng thú cho học sinh vào bài.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
*Mục tiêu : HS biết phân tích yếu tố toán học và tìm lời giải cho bài toán có lời văn có liên quan đến phép cộng, dạng bài toán về nhiều hơn.
 C. Hoạt động thực hành, luyện tập
*Mục tiêu : HS Biết thực hành giải các bài toán có lời văn có liên quan đến phép cộng, dạng bài toán về ít hơn.
D. Hoạt động vận dụng
* Mục tiêu : Liên hệ kiến thức đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.
E. Củng cố, dặn dò
Mục tiêu: Ghi nhớ, khắc sâu nội dung bài
‒ HS thực hành với đồ vật thật ; chia sẻ các tình huống gắn với thực tế cuộc sống hằng ngày nảy sinh nhu cầu thực hiện Bài toán về nhiều hơn.
- GV nhận xét phần thực hành của HS.
- Dẫn vào bài mới
Tiết học trước các con đã được học bài toán về nhiều hơn. Trong bài học hôm nay, cô và các con sẽ học tiếp bài 24: Bài toán liên quan đến phép cộng, phép trừ 
( tiếp theo) Tiết 2. Bài toán về ít hơn
- GV trình chiếu bài toán. 
- GV yêu cầu HS quan sát hình minh họa , GV nêu bài toán. 
Bài toán: Tổ Hai có 5 bông hoa, tổ Bốn có ít hơn tổ Hai 1 bông hoa. Hỏi tổ Bốn có mấy bông hoa?
- Yêu cầu HS nói cho bạn nghe: 
+ Bài toán cho biết gì? 
+ Bài toán hỏi gì?
- GV hướng dẫn tóm tắt bài toán(như SGK)
- Yêu cầu HS thảo luận nêu phép tính trả lời câu hỏi của bài toán.
+ Tổ Bốn có ít hơn tổ Hai 1 bông. Muốn tìm số bông hoa của tổ Bốn ta làm phép tính gì?
- GV hướng dẫn cách trình bày lời giải
 Bài giải
Tổ Bốn có số bông hoa là:
 5 - 1 = 4 ( bông)
 Đáp số: 4 bông hoa
- GV chốt cách giải bài toán.
Tìm số bông hoa của tổ Bốn bằng cách lấy số bông hoa của tổ Hai ( 6 bông) trừ đi phần ít hơn (1bông)
- Đây là bài toán về ít hơn.( Làm phép trừ)
Bài 3/48 
- Yêu cầu HS đọc BT ( 2 HS)
- HS trong nhóm đôi nói cho bạn nghe.
+ Bài toán cho biết gì? 
+ Bài toán hỏi gì?
- GV nêu tóm tắt bài toán.
- GV y/c HS thảo luận nhóm đôi lựa chọn phép tính để tìm câu trả lời cho bài toán.
- Mời HS trình bày bài giải
- GV cho HS giao lưu
+ Vì sao tìm số quyển sách ở ngăn thứ hai con lại làm phép trừ? 
- GV nhận xét nêu kết luận: Đây là bài toán về ít hơn ( Làm phép tính trừ)
Bài 4/48
- GV trình chiếu bài tập 4. 
- Cô mời một bạn đọc to cho cô đề bài.
- Con hãy nói cho bạn cùng bàn của mình nghe xem
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Nêu tóm tắt bài toán dựa vào tóm tắt còn thiếu trong SGK
- GV: Các con hãy suy nghĩ, xác định phép tính phù hợp để điền vào phần bài giải trong phiếu bài tập.
- Y/c HS đọc bài làm của mình.
+ Vì sao con lại lấy 16 – 9 ?. 
+ Bài toán này thuộc dạng toán nào chúng mình vừa được học?
GV CHỐT Đúng rồi đấy, bài toán này thuộc dạng toán ít hơn. Với dạng toán này các con lấy số lớn trừ đi phần ít hơn để được số bé nhé
- HS nghĩ ra một số tình huống trong thực tế liên quan đến bài toán về ít hơn.
- GV hỏi HS: Hôm nay, các em học bài học gì? 
 - Liên hệ về nhà, em hãy tìm tình huống thực tế liên quan đến phép trừ Bài toán về ít hơn, hôm sau chia sẻ với các bạn.
- Dặn dò: Chuẩn bị bài sau Luyện tập
HS thực hành theo HD của GV: 
- HS A lấy ra 10 que tính đố học sinh B lấy được nhiều hơn số que tính mình lấy là 3 que tính. 
- Mời một bạn đặt lời bài toán về nhiều hơn theo thao tác lấy que tính của hai bạn.
- Nêu phép tính để tìm số que tính của bạn B.
- HS nhận xét
- HS quan sát
- HS đọc lại bài toán ( 2 HS)
- HS nói cho nhau nghe trong nhóm đôi.
+ Tổ Hai có 5 bông hoa, tổ Bốn có ít hơn tổ Hai 1 bông hoa
+ Hỏi tổ Bốn có bao nhiêu bông hoa?
- HS đọc tóm tắt. 
- HS thảo luận nhóm đôi tìm phép tính trả lời câu hỏi của bài toán.
+ Ta làm phép tính trừ. Lấy số bông hoa của tổ Hai trừ đi 1 thì ra số bông hoa của tổ Bốn.
- HS trình bày miệng phép tính và giải thích cách làm( Đại diện 2 nhóm)
- HS đọc lại bài giải trên bảng.
- HS lắng nghe.
- HS đọc bài toán.
- HS nói cho nhau nghe trong nhóm đôi.
+BT cho biết: Ngăn thứ nhất có 9 quyển sách, ngăn thứ hai ít hơn ngăn thứ nhất 4 quyển sách.
+ BT hỏi : Hỏi ngăn thứ hai có bao nhiêu quyển sách ? 
- HS đọc tóm tắt ( 2 HS)
- HS thảo luận nhóm đôi chọn số và phép tính thích hợp cho các ô các ô đặt trong phần phép tính giải và đáp số.
- Đại diện nhóm lên trình bày.
 (Nhóm tớ vừa tb xong có bạn nào thắc mắc gì không?)
HSNX: Tớ thấy nhóm bạn làm bài đúng rồi.
HSTL: Vì Ngăn thứ hai có ít hơn ngăn thứ nhất 4 quyển sách nên tìm số sách ở ngăn thứ hai ta lấy số sách ở ngăn thứ nhất trừ đi 4.
- HS đọc bài toán.
- HS phân tích bài toán theo câu hỏi , nói cho nhau nghe trong nhóm đôi phần tóm tắt. 
- Đại diện nhóm trình bày trước lớp.
+ Tóm tắt (2 nhóm)
- HS suy nghĩ tự điền phép tính vào PBT.
- HS nêu miệng bài giải
+ Vì Dũng ít hơn Nam 9 tuổi nên con lấy
 16 – 9 
- HSnhận xét
HSTL: Bài toán thuộc dạng toán ít hơn.
- HS nghe và ghi nhớ.
- HS nêu một BT về ít hơn.
- HS nêu : Bài toán về ít hơn.
Trường Tiểu học ..........
Giáo viên: ........
Lớp: 2 
TUẦN 8 - Tiết 38
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN: TOÁN 
Ngày ... tháng ... năm 202...
Bài 25: LUYỆN TẬP ( Trang49)
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS có khả năng:
1. Kiến thức, kĩ năng:
Sau bài học, HS:
- Luyện tập: suy nghĩ tìm tòi lời giải và trình bày bài giải Bài toán có lời văn liên quan đến Bài toán về nhiều hơn và Bài toán về ít hơn.
- Liên hệ kiến thức đã học vào giải quyết một số tình huống thực tể.
- Rèn kĩ năng tính toán, kĩ năng trình bày, khả năng tư duy và lập luận.
2. Phát triển năng lực và phẩm chất:
a. Năng lực
- Qua việc hệ thống giải các bài toán liên quan thực tế, HS phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học.
b. Phẩm chất:
- Chăm chỉ, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm, yêu thích học toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Laptop, máy chiếu, giáo án điện tử, phấn màu, 
2. Học sinh: SGK, phiếu bài tập, bút , 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Thời gian
Nội dung, mục tiêu các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Hoạt động khởi động :
Mục tiêu : Tạo hứng thú cho học sinh vào bài
B. Thực hành -luyện tập
Mục tiêu: Luyện tập giải Bài toán có lời văn liên quan đến phép cộng và nhiều hơn.
E. Củng cố - dặn dò
‒ HS chia sẻ các tình huống gắn với thực tế cuộc sống hằng ngày có liên quan đến bài toán về nhiều hơn, Bài toán về ít hơn.
- GV nhận xét. Dẫn vào bài mới
 Trong hai tiết học trước các con đã được học bài toán về nhiều hơn và bài toán về ít hơn. Tiết học hôm nay, cô và các con sẽ học tiết Luyện tập để nắm vững cách làm các bài toán thuộc hai dạng toán này.
Bài 1/49
- Bây giờ các con chú ý lên bảng và đọc bài tập số 1. Cô mời một bạn đọc to. 
- HS trong nhóm đôi nói cho bạn nghe.
+ Bài toán cho biết gì? 
+ Bài toán hỏi gì?
- GV nêu tóm tắt bài toán.
- GV y/c HS thảo luận nhóm đôi lựa chọn phép tính để tìm câu trả lời cho bài toán.
- Mời HS trình bày bài giải
- GV cho HS giao lưu
+ Để biết Tú có mấy con thú nhồi bông con lại làm phép cộng? 
+ Bài toán này thuộc dạng toán nào chúng ta đã học?
- Gọi HSNX
- GV nhận xét nêu kết luận: Bài toán về nhiều hơn. Tìm số lớn = Số bé + phần hơn
Bài 2/49
- Yêu cầu HS đọc bài toán
- HS trong nhóm đôi nói cho bạn nghe.
+ Bài toán cho biết gì? 
+ Bài toán hỏi gì?
- GV nêu tóm tắt bài toán.
- GV y/c HS thảo luận nhóm đôi lựa chọn phép tính để tìm câu trả lời cho bài toán.
- Mời HS trình bày bài giải
- GV cho HS giao lưu: Hỏi nhau về cách làm bài giải.
+ Bài toán này thuộc dạng toán nào chúng mình vừa được học?
- Gọi HSNX
- GV nhận xét nêu kết luận: Bài toán về ít hơn. Tìm số bé = Số lớn - phần ít hơn.
+ Bài toán được thực hiện bài giải theo mấy bước? Đó là những bước nào?
- GV chốt các bước trình bày bài giải:
 Bước 1: Viết Bài giải
Bước 2: Viết câu lời giải ( Dựa vào câu hỏi)
Bước 3: Viết phép tính
Bước 4: Viết Đáp số.
Bài 3/49
- GV chiếu bài toán. 
- Cô mời một bạn đọc to cho cô đề bài.
- Con hãy nói cho bạn cùng bàn của mình nghe xem
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
+ Con hãy nhắc lại cách trình bày bài giải.
- GV: Các con hãy suy nghĩ, xác định phép tính phù hợp và giải bài toán vào trong vở của mình. GV y/c HS làm vở.
* CHỮA BÀI:
- GV chiếu bài làm của HS1
- Y/c HS đọc bài làm của mình.
? Vì sao con lại lấy 24 + 10. 
- Gọi HS nhận xét
- GV chiếu bài HS 2
- Y/c HS đọc bài làm
- Gọi HS nhận xét
- Bạn nào có đáp án giống bạn? Giơ tay cô xem.
- 2 bạn ngồi cạnh nhau đổi vở kiểm tra bạn giúp cô.
- Có bạn nào làm sai không?
? Bài toán này thuộc dạng toán nào chúng mình đã được học?
 GV CHỐT: Đúng rồi đấy, bài toán này thuộc dạng toán nhiều hơn. Với dạng toán này các con nhớ làm phép tính cộng nhé.
Bài 4/49
- Trình chiếu bài toán
- GV mời 1 bạn đọc cho cô đề bài.
- Hãy nói cho bạn bên cùng bàn nghe bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?
- Các con hãy suy nghĩ và làm bài tập này vào phiếu bài tập của mình.
- GV chiếu 2 phiếu bài của HS.
- Y/C HS đọc bài làm của mình.
- Gọi HSNX
- GV nhận xét
- Ai có bài làm giống bạn giơ tay cô xem. 
- Bạn nào sai bài này?
- Cô đố bạn nào biết: Bài toán này thuộc dạng toán nào đã học?
- GV nhận xét, tuyên dương.
 GV CHỐT: Đúng rồi đấy, bài toán này thuộc dạng toán ít hơn. Với dạng toán này các con nhớ làm phép tính trừ nhé.
Mục tiêu: Ghi nhớ, khắc sâu nội dung bài
+ Hôm nay chúng mình học bài gì nhỉ?
+ Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?
+ Để có thể làm tốt các bài tập trên em nhắn bạn điều gì?
- GVx nhận xét tiết học.
- Dặn dò: Chuẩn bị bài sau: “ Luyện tập chung”
- HS nêu bài toán đố bạn nêu được phép tính tìm kết quả trả lời cho câu hỏi của bài toán bạn đưa ra. 
- HS nhận xét
- HS lắng nghe
- 1 HS đọc bài toán. Cả lớp đọc thầm.
- HS nói cho nhau nghe trong nhóm đôi.
+ BT cho biết 
+ BT hỏi : 
- HS đọc tóm tắt ( 2 HS)
- HS thảo luận nhóm đôi chọn số và phép tính thích hợp cho các ô các ô đặt trong phần phép tính giải và đáp số.
- Đại diện nhóm lên trình bày.
 (Nhóm tớ vừa tb xong có bạn nào thắc mắc gì không?)
HSNX: Tớ thấy nhóm bạn làm bài đúng rồi.
+ Vì Tú có nhiều hơn Phương 3 con thú nhồi bông nên con làm phép cộng.
+ Bài toán thuộc dạng toán nhiều hơn.
- HS nhắc lại
1 HS đọc bài toán. Cả lớp đọc thầm.
- HS nói cho nhau nghe trong nhóm đôi.
+ BT cho biết 
+ BT hỏi : 
- HS đọc tóm tắt ( 2 HS)
- HS thảo luận nhóm đôi chọn số và phép tính thích hợp cho các ô các ô đặt trong phần phép tính giải và đáp số.
- Đại diện nhóm lên trình bày.
 (Nhóm tớ vừa tb xong có bạn nào thắc mắc gì không?)
HS hỏi bạn: Vì sao tìm số bông hoa Thủy cắt được bạn lại làm phép trừ? 
HSTL: Bài toán thuộc dạng toán ít hơn.
- HS nhắc lại
- HS nêu miệng.
- 3 HS nhắc lại các bước thực hiện.
- HS quan sát
- HS đọc đề bài
- HS thực hiện theo yêu cầu
- 2 HS nêu lại
- HS suy nghĩ làm vở
- HS quan sát
- HS đọc
+ Vì Tuấn có nhiều hơn Minh 10 bưu ảnh nên con lấy 20 + 10 
- HS nhận xét
- HS quan sát
- HS đọc
- HS nhận xét
- HS giơ tay nếu đúng.
- HS đổi vở kiểm tra bài làm của bạn.
- HS sửa nếu sai.
+ Bài toán thuộc dạng toán nhiều hơn.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
- HS quan sát
- HS đọc đề
- HS thực hiện yêu cầu
- HS làm phiếu BT cá nhân
- HS quan sát
- HS đọc bài làm
- HS nhận xét
- HS giơ tay nếu đúng.
- HSTL: Bài toán thuộc dạng toán ít hơn.
- HS trả lời
Trường Tiểu học ..........
Giáo viên: ...............
Lớp: 2
TUẦN 8 - Tiết 39
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN: TOÁN 
Ngày ... tháng ... năm 2021
Bài 26: LUYỆN TẬP CHUNG (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS có khả năng:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Luyện tập giải Bài toán có lời văn liên quan đến phép cộng, phép trừ và nhiều hơn, ít hơn.
- Liên hệ kiến thức đã học vào giải quyết một số tình huống thực tế.
- Rèn kĩ năng tính toán, kĩ năng trình bày.
2. Phát triển năng lực và phẩm chất:
a. Năng lực: 
-Thông qua hoạt động thực hành, luyện tập giải Bài toán có lời văn; chia sẻ, trao đổi, đặt câu hỏi, HS có cơ hội được phát triển NL tư duy và lập luận toán học, NL giải quyết vấn đề toán học, NL giao tiếp toán học.
b. Phẩm chất:
- Chăm chỉ, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm, yêu thích học toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Laptop, bảng nhóm, giáo án điện tử, phấn màu, 
2. Học sinh: SGK, phiếu bài tập, bút , 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Thời gian 
Nội dung, mục tiêu các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Hoạt động khởi động :
Mục tiêu : Tạo hứng thú cho học sinh vào bài
B. Hoạt dộng thực hành, luyện tập
Mục tiêu: Luyện tập giải bài toán có lời văn liên quan đến phép cộng và nhiều hơn.
- GV hướng dẫn HS làm việc cặp đôi thực hiện hoạt động “Lời mời chơi”, mời bạn nói về cách giải những bài toán đã học. VD :
+ Bạn hãy nêu các bước trình bày bài toán giải nhé?
+ Minh có 5 cái kẹo, Nam nhiều hơn Minh 2 cái kẹo. Đố bạn biết Nam có bao nhiêu cái kẹo?
-GV mời HS chia sẻ trước lớp. 
- Gv kết hợp giới thiệu bài.
- HS làm việc cặp đôi thực hiện hoạt động “Lời mời chơi”, mời bạn nói về cách giải những bài toán đã học.
- Các bước trình bày bài toán giải:
B 1: Viết Bài giải
B 2: Viết câu lời giải( Dựa vào câu hỏi)
B 3: Viết phép tính
B 4: Viết đáp số.
- Nam có 7 cái kẹo.
- 2 cặp HS chia sẻ trước lớp.
- HS lắng nghe nhận xét bạn.
- HS ghi tên bài vào vở.
Bài 1/50: 
- GV gọi HS đọc đề bài toán.
- GV cho HS xem tranh minh họa trong SGK và làm việc theo cặp đôi phân tích BT.
+ Bài toán cho biết gì? 
+ Bài toán hỏi gì?
- GV gọi HS nêu tóm tắt bài toán.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV y/c HS thảo luận nhóm đôi tiếp để lựa chọn phép tính để tìm câu trả lời cho bài toán.
- Mời HS trình bày bài giải.
+ Bài toán này thuộc dạng toán nào chúng mình vừa được học?
- GV nhận xét, tuyên dương.
- 2 HS đọc bài toán. Cả lớp đọc thầm.
- HS làm việc theo cặp đôi hỏi đáp lẫn nhau.
+ Bài toán cho biết Một rạp xiếc thú có 8 diễn viên thú, người ta vừa huấn luyện thêm được 5 diễn viên thú nữa.
+ Bài toán hỏi rạp xiếc đó có tất cả bao nhiêu diễn viên thú?
- 2 cặp HS hỏi đáp nêu tóm tắt bài toán.
- HS lắng nghe nhận xét bạn.
- HS làm việc theo cặp đôi ghi bài giải vào PBT.
Bài giải
Rạp xiếc đó có tất cả số diễn viên thú là:
8 + 5 = 13 (diễn viên)
Đáp số: 13 diễn viên thú.
- HS các nhóm báo cáo .
+ Bài toán thuộc dạng toán nhiều hơn.
- HS lắng nghe nhận xét nhóm bạn.
Bài 2/50: 
- GV gọi HS đọc đề bài toán.
- GV cho HS xem tranh minh họa trong SGK và làm việc theo nhóm 4 phân tích bài toán và làm bài giải vào phiếu thảo luận nhóm.
+ Bài toán cho biết gì? 
+ Bài toán hỏi gì?
- GV quan sát, giúp nhóm HS gặp khó khăn.
- GV gọi đại diện các nhóm nêu tóm tắt và giải bài toán.
- GV nhận xét, tuyên dương.
+ Em nào nêu được lời giải khác cho bài toán này?
- GV nhận xét, tuyên dương.
- 2 HS đọc bài toán. Cả lớp đọc thầm.
- HS làm việc theo nhóm 4 hỏi đáp lẫn nhau phân tích bài toán, nhóm trưởng cho các bạn thảo luận, thư ký viết bài giải vào phiếu.
+ Bài toán cho biết để sơn lại các phòng học, bác thợ sơn đã dùng 9 thùng sơn trắng và 8 thùng sơn vàng.
+ Bài toán hỏi bác thợ sơn đã dùng tất cả bao nhiêu thùng sơn?
Bài giải
Bác thợ sơn đã dùng tất cả số thùng sơn là:
9 + 8 = 17 (thùng)
Đáp số: 17 thùng sơn
- Đại diện các nhóm báo cáo. 
- HS lắng nghe nhận xét nhóm bạn.
+ Số thùng sơn bác thợ sơn đã dùng tất cả là:
Bài 3/50: 
- GV gọi HS đọc đề bài toán.
- GV cho HS xem tranh minh họa trong SGK/50 và phân tích bài toán.
+ Bài toán cho biết gì? 
+ Bài toán hỏi gì?
+ Buổi chiều siêu thị bán được bao nhiêu thùng táo em làm phép tính nào?
- GV cho HS làm bài vào vở , 1 HS làm bảng lớp.
- GV quan sát, giúp đỡ HS gặp khó khăn.
- GV chấm 5 vở chấm và nhận xét.
- GV nhận xét, tuyên dương.
+ Bài toán này thuộc dạng toán nào chúng mình vừa được học?
+ Em nào nêu được lời giải khác cho bài toán này?
- GV nhận xét, tuyên dương.
- 2 HS đọc bài toán. Cả lớp đọc thầm.
+ Bài toán cho biết Buổi sáng siêu thị bán được 30 thùng táo, buổi chiều siêu thị bán được nhiều hơn buổi sáng 10 thùng.
+ Bài toán hỏi buổi chiều siêu thị bán được bao nhiêu thùng táo?
- Phép tính cộng.
- HS làm bài vào vở , 1 HS làm bảng lớp.
Bài giải
Buổi chiều siêu thị bán được số thùng táo là:
30 + 10 = 40 (thùng)
Đáp số: 40 thùng táo.
- HS nhận xét bài làm của bạn.
+ Bài toán thuộc dạng toán nhiều hơn.
+ Số thùng táo buổi chiều siêu thị bán được là:
Mục tiêu: Ghi nhớ, khắc sâu nội dung bài
+ Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?
+ Để có thể làm tốt các bài tập trên em nhắn bạn điều gì?
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn dò: Chuẩn bị bài sau: “ Luyện tập chung”(tiếp theo)
Trường Tiểu học ..........
Giáo viên: ...............
Lớp: 2
TUẦN 8 - Tiết 40
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN: TOÁN 
Ngày ... tháng ... năm 2021
Bài 26: LUYỆN TẬP CHUNG (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS có khả năng:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Luyện tập giải Bài toán có lời văn liên quan đến phép cộng, phép trừ và nhiều hơn, ít hơn.
- Liên hệ kiến thức đã học vào giải quyết một số tình huống thực tế.
- Rèn kĩ năng tính toán, kĩ năng trình bày.
2. Phát triển năng lực và phẩm chất:
a. Năng lực: 
-Thông qua hoạt động thực hành, luyện tập giải Bài toán có lời văn; chia sẻ, trao đổi, đặt câu hỏi, HS có cơ hội được phát triển NL tư duy và lập luận toán học, NL giải quyết vấn đề toán học, NL giao tiếp toán học.
b. Phẩm chất:
- Chăm chỉ, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm, yêu thích học toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Laptop, bảng nhóm, giáo án điện tử, phấn màu, 
2. Học sinh: SHS, phiếu bài tập, bút , 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Hoạt động khởi động :
Mục tiêu : Tạo hứng thú cho học sinh vào bài.
- GV hướng dẫn HS làm việc cặp đôi thực hiện hoạt động “Lời mời chơi”, mời bạn nói về cách giải những bài toán đã học. VD :
+ Minh có 5 cái bút chì màu, Nam có 7 cái bút chì màu. Đố bạn biết Minh và Nam có tất cả bao nhiêu cái bút chì màu?
-GV mời HS chia sẻ trước lớp. 
- Gv kết hợp giới thiệu bài.
-HS làm việc cặp đôi thực hiện hoạt động “Lời mời chơi”, mời bạn nói về cách giải những bài toán đã học.
+ Minh và Nam có tất cả 12 cái bút chì màu.
- 2 cặp HS chia sẻ trước lớp.
- HS lắng nghe nhận xét bạn.
- HS ghi tên bài vào vở.
C. Hoạt dộng thực hành, luyện tập
Mục tiêu: Liên hệ kiến thức đã học vào giải quyết một số tình huống thực tế.
Bài 4/51: 
- GV gọi HS đọc đề bài toán.
- GV cho HS xem tranh minh họa trong SGK và làm việc theo cặp đôi phân tích bài toán.
+ Bài toán cho biết gì? 
+ Bài toán hỏi gì?
- GV gọi HS nêu tóm tắt bài toán.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV y/c HS thảo luận nhóm đôi tiếp để lựa chọn phép tính để tìm câu trả lời cho bài toán.
- Mời HS trình bày bài giải.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- 2 HS đọc bài toán. Cả lớp đọc thầm.
- HS làm việc theo cặp đôi hỏi đáp lẫn nhau.
+ Bài toán cho biết mẹ mua cho Phú 12 chiếc bút bi, Phú đã dùng hết 6 chiếc.
+ Bài toán hỏi Phú còn lại bao nhiêu chiếc bút bi?
- 2 cặp HS hỏi đáp nêu tóm tắt bài toán.
- HS lắng nghe nhận xét bạn.
- HS làm việc theo cặp đôi ghi bài giải vào PBT.
 Bài giải
Phú còn lại số chiếc bút chì là:
 12 - 6 = 6 ( chiếc)
 Đáp số: 6 chiếc bút chì
- HS các nhóm báo cáo .
- HS lắng nghe nhận xét nhóm bạn.
Bài 5/51: 
- GV gọi HS đọc đề bài toán.
- GV cho HS xem tranh minh họa trong SGK và làm việc theo nhóm 4 phân tích bài toán và làm bài giải vào phiếu thảo luận nhóm.
+ Bài toán cho biết gì? 
+ Bài toán hỏi gì?
- GV quan sát, giúp nhóm HS gặp khó khăn.
- GV gọi đại diện các nhóm nêu tóm tắt và giải bài toán.
- GV nhận xét, tuyên dương.
H: Em nào nêu được lời giải khác cho bài toán này?
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV liên hệ GDHS tư thế khi ngồi học, viết bài để không bị cận thị.
- 2 HS đọc bài toán. Cả lớp đọc thầm.
- HS làm việc theo nhóm 4 hỏi đáp lẫn nhau phân tích bài toán, nhóm trưởng cho các bạn thảo luận, thư ký viết bài giải vào phiếu.
+ Bài toán cho biết lớp 2C có 28 bạn, sau khi được bác sĩ kiểm tra thì có 5 bạn cận thị. 
+ Bài toán hỏi lớp 2C có bao nhiêu bạn không bị cận thị?
 Bài giải
Lớp 2C có số bạn không bị cận thị là:
 28 - 5 = 23 ( bạn)
 Đáp số: 23 bạn
- Đại diện các nhóm báo cáo. 
- HS lắng nghe nhận xét nhóm bạn.
- Số bạn không bị cận thị lớp 2C có là:
Bài 6/51: 
- GV gọi HS đọc đề bài toán.
- GV cho HS xem tranh minh họa trong SGK/50 và phân tích bài toán.
+ Bài toán cho biết gì? 
+ Bài toán hỏi gì?
H: Để biết gia đình Vân ở tầng bao nhiêu em làm phép tính nào?
- GV cho HS làm bài vào vở , 1 HS làm bảng lớp.
- GV quan sát, giúp đỡ HS gặp khó khăn.
- GV chấm 5 vở chấm và nhận xét.
- GV nhận xét, tuyên dương.
+ Bài toán này thuộc dạng toán nào chúng mình vừa được học?
- GV nhận xét, tuyên dương.
- 2 HS đọc bài toán. Cả lớp đọc thầm.
+ Bài toán cho biết trong cùng 1 tòa nhà, gia đình Khánh ở tầng 15, gia đình Vân ở vị trí thấp hơn gia đình Khánh 4 tầng.
+ Bài toán hỏi gia đình Vân ở tầng bao nhiêu?
- Phép tính trừ.
- HS làm bài vào vở , 1 HS làm bảng lớp.
 Bài giải
Gia đình Vân ở tầng số:
 15 - 4 = 11
 Đáp số: Gia đình Vân ở tầng số 11
- HS nhận xét bài làm của bạn.
 - Bài toán thuộc dạng toán ít hơn.
E.Củng cố- dặn dò
Mục tiêu: Ghi nhớ, khắc sâu nội dung bài
+ Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?
+ Để có thể làm tốt các bài tập trên em nhắn bạn điều gì?
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn dò: Chuẩn bị bài sau: “Em ôn lại những gì đã học ”
- HS nêu câu trả lời
*********************************

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_2_sach_canh_dieu_tuan_8_nam_hoc_2021_2022.docx