Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Bài 50: Tổng các số hạng bằng nhau
I. MỤC TIÊU:
1. Yêu cầu cần đạt
- Dựa vào hình ảnh, tính tổng của nhiều số
- Làm quen với tổng các số hạng bằng nhau
- Dựa vào tổng các số hạng bằng nhau hoặc dựa vào hình ảnh, làm quen với cách nói: cái gì được lấy mấy lần
2. Năng lực chú trọng
- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động
- Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết
cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề.
3. Phẩm chất:
- Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong việc học tập và làm bài.
- Chăm chỉ: Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia các hoạt động học tập.
- Trách nhiệm: Có trách nhiệm tham gia tốt các hoạt động học tập, hoàn thành nhiệm vụ được giao, làm bài tập đầy đủ.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY – HỌC:
1. Giáo viên:
- Sách Toán lớp 2; bộ thiết bị dạy toán;
2. Học sinh:
- Sách học sinh, vở bài tập; bộ thiết bị học toán; bảng con.
KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN: TOÁN – LỚP 2 CHỦ ĐỀ: PHÉP NHÂN - PHÉP CHIA TUẦN: 19 BÀI 50: TỔNG CÁC SỐ HẠNG BẰNG NHAU ( Sách Chân trời sáng tạo ) MỤC TIÊU: Yêu cầu cần đạt Dựa vào hình ảnh, tính tổng của nhiều số Làm quen với tổng các số hạng bằng nhau Dựa vào tổng các số hạng bằng nhau hoặc dựa vào hình ảnh, làm quen với cách nói: cái gì được lấy mấy lần 2. Năng lực chú trọng - Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động - Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề. Phẩm chất: - Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong việc học tập và làm bài. - Chăm chỉ: Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia các hoạt động học tập. - Trách nhiệm: Có trách nhiệm tham gia tốt các hoạt động học tập, hoàn thành nhiệm vụ được giao, làm bài tập đầy đủ. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY – HỌC: Giáo viên: - Sách Toán lớp 2; bộ thiết bị dạy toán; 2. Học sinh: - Sách học sinh, vở bài tập; bộ thiết bị học toán; bảng con. III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC: Hoạt động giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động 1: Khởi động (5 phút): * Mục tiêu: Tạo không khí lớp học vui tươi, sinh động kết hợp dẫn dắt vào bài mới. * Phương pháp: Trò chơi * Hình thức:Cả lớp - GV tổ chức trò chơi “ Trời mưa, trời mưa” + Trời mưa, trời mưa + Mưa nhỏ + Trời chuyển mưa rào + Sấm nổ + Đã 9 giờ tối + Trời đã sáng tỏ + Rủ nhau tới trường - GV giới thiệu bài học mới: Tổng các số hạng bằng nhau - Che ô, đội mũ (hai tay vòng lên phía trên đầu) - Tí tách, tí tách (Vỗ nhẹ hai tay vào nhau) - Lộp độp, lộp độp (Vỗ tay to hơn) - Đì đoàng, đì đoàng (nắm bàn tay phải, giờ lên cao hai lần) - Đi ngủ, đi ngủ (Hai tay úp vào nhau, đưa lên sát má, nghiêng đầu) - Gà gáy ò ó o (làm động tác gà gáy) - Ngồi vào ngay ngắn (Ngồi xuống, vòng tay lên bàn) 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (15 phút) * Mục tiêu: Dựa vào tổng các số hạng bằng nhau và dựa vào hình ảnh, làm quen với cách nói: cái gì được lấy mấy lần * Phương pháp: Trực quan, đàm thoại, thực hành, thảo luận *Hình thức: Cá nhân, nhóm. a) Giới thiệu tổng các số hạng bằng nhau - GV chiếu hình ảnh quả chuối (SHS trang 7) yêu cầu HS suy nghĩ cá nhân và tính tổng số quả chuối. - GV mời HS báo cáo kết quả. - GV mời HS khác nhận xét, GV nhận xét - GV : Bây giờ các con hãy nêu cho cô các số hạng trong tổng? - GV: Các con thấy các số hạng như thế nào? - GV chốt: Tổng các con vừa tìm được là tổng các số hạng không bằng nhau. - GV chiếu hình ảnh quả dâu (SHS trang 7) yêu cầu HS suy nghĩ và tính tổng số quả dâu. - GV yêu cầu HS viết phép tính vào bảng con. - GV nhận xét bảng con. - GV hỏi: + Các con có nhận xét gì về các số hạng trong tổng. + Có mấy số hạng - GV chỉ vào tổng 3 + 3+ 3+ 3 và giới thiệu đây là tổng của các số hạng bằng nhau. Tổng gồm 4 số hạng, mỗi số hạng đều bằng 3 nên ta nói: 3 được lấy 4 lần. - GV chỉ vào hình ảnh quả dâu (SHS trang 7) và hỏi: + Hình ảnh nào được lặp lại? + Tổng các số hạng có bằng nhau không? + Cái gì được lấy mấy lần? b) Thực hành - GV yêu cầu HS đọc yêu cầu bài 1 - GV hướng dẫn HS phân tích câu mẫu: + Hình ảnh gì được lặp lại? + Yêu cầu HS viết rồi tính tổng (làm nháp) + Nhận xét về các số hạng trong tổng? + Cái gì được lấy mấy lần? - GV yêu cầu HS suy nghĩ cá nhân và chia sẻ với bạn bên cạnh câu a và b theo gợi ý sau: + Hình ảnh gì được lặp lại? + Viết rồi tính tổng (làm nháp) + Nhận xét về các số hạng trong tổng? + Cái gì được lấy mấy lần? - GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả ( hỏi – đáp) - GV mời HS nhận xét - GV nhận xét, chốt - HS suy nghĩ và tính tổng số quả chuối - HS báo cáo kết quả: 2 + 3+ 3+ 1= 9 - HS nêu: 2; 3; 3; 1 - HS trả lời: Các số hạng đều khác nhau. - HS thực hiện bảng con. - Các số hạng đều bằng nhau, mỗi số hạng đều bằng 3. - Có 4 số hạng - HS quan sát và lắng nghe - 3 quả dâu - Các số hạng bằng nhau - 3 được lấy 4 lần - HS đọc yêu cầu : 1. Tính tổng các số hạng bằng nhau rồi trả lời câu hỏi: + 2 con chim cánh cụt + 2+2+2+2+2= 10 + Các số hạng bằng nhau + 2 được lấy 5 lần - HS thảo luận nhóm 2 - HS thực hiện - HS nhận xét Hoạt động 3: Luyện tập (10 phút) * Mục tiêu: Biết vận dụng kiến thức đã học để giải các bài tập. * Phương pháp:Trực quan, đàm thoại, thực hành, thảo luận *Hình thức: Cá nhân, nhóm Bài 1: Viết ( theo mẫu) - GV mời HS đọc yêu cầu bài 1 - GV hướng dẫn HS phân tích mẫu - GV yêu cầu HS suy nghĩ chia sẻ với bạn bên cạnh - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “ Bắn tên” - GV nhận xét, chốt Bài 2: Số? - GV mời HS đọc yêu cầu bài 2 - GV hướng dẫn HS phân tích tranh: + Tranh vẽ những con vật nào? + Mỗi loại có mấy con? - GV yêu cầu HS làm bài vào vở - GV chấm bài một số HS - GV mời 2 HS đọc to bài làm cho cả lớp nghe. - GV nhận xét, chốt - HS đọc yêu cầu - HS suy nghĩ - HS tham gia trò chơi. - HS đọc yêu cầu - HS phân tích tranh + Tranh vẽ bò, lợn, gà, vịt + Mỗi loại có 3 con - HS làm bài vào vở - HS đọc bài Bò, lợn, gà, vịt, mỗi loại đều có 3 con, 3 được lấy 4 lần 4. Hoạt động 4 Củng cố (5phút): * Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức trọng tâm mới học. * Phương pháp: Thực hành * Hình thức: trò chơi. - Giáo viên cho học sinh chơi trò chơi: “ Gió thổi” - GV chia lớp thành 10 nhóm, mỗi nhóm có 4 HS. GV phát cho mỗi nhóm những tấm thẻ có in hình (quả, thú, hoa,..) - GV tổ chức cho HS chơi: + Gió thổi, gió thổi + Thổi 3 nhóm, mỗi nhóm có 4 quả .. - GV nhận xét, tuyên dương. Dặn dò Học sinh về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài phép nhân. - HS tham gia trò chơi + Thổi gì?Thổi gì? + HS tìm trên tấm thẻ và xếp thành các nhóm mỗi nhóm có 4 quả. HS hô to 4 được lấy 3 lần.
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_toan_lop_2_sach_canh_dieu_bai_50_tong_cac_so_hang_ba.doc