Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Bài 87: Ôn tập hình học và đo lường (Tiết 2)

Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Bài 87: Ôn tập hình học và đo lường (Tiết 2)

I. MỤC TIÊU:

1. Năng lực:

1.1. Năng lực đặc thù:

- Giao tiếp toán học: Biết được mức cân nặng của bản thân.

- Tư duy và lập luận toán học: sắp xếp các hình học cho hợp lý.

- Sử dụng công cụ, phương tiện toán học: Xác định được khoảng thời gian 1 giờ hay 1 phút.

- Giải quyết vấn đề toán học: Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn đơn giản liên quan đến hình học và đo lường đã học.

1.2. Năng lực chung:

- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động

- Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết

cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề.

2. Phẩm chất:

- Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong việc học tập và làm bài.

- Chăm chỉ: Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia các hoạt động học tập.

- Trách nhiệm: Có trách nhiệm tham gia tốt các hoạt động học tập, hoàn thành nhiệm vụ được giao, làm bài tập đầy đủ.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY – HỌC:

1. Giáo viên:

- Sách Toán lớp 2; bộ thiết bị dạy toán; tranh minh họa cho bài học; các hình tứ giác cho phần trò chơi khởi động.

2. Học sinh:

- Sách học sinh, vở bài tập; bộ thiết bị học toán; bảng con; các mảnh giấy màu với hình dạng khác nhau.

 

docx 4 trang Hà Duy Kiên 27/05/2022 7780
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Bài 87: Ôn tập hình học và đo lường (Tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
MÔN: TOÁN – LỚP 2
TUẦN: 34 BÀI 87: ÔN TẬP HÌNH HỌC VÀ ĐO LƯỜNG 	 (Tiết 2)
( Sách Chân trời sáng tạo – SGK trang 108 )
MỤC TIÊU:
1. Năng lực:
1.1. Năng lực đặc thù: 
- Giao tiếp toán học: Biết được mức cân nặng của bản thân.
- Tư duy và lập luận toán học: sắp xếp các hình học cho hợp lý.
- Sử dụng công cụ, phương tiện toán học: Xác định được khoảng thời gian 1 giờ hay 1 phút. 
- Giải quyết vấn đề toán học: Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn đơn giản liên quan đến hình học và đo lường đã học.
1.2. Năng lực chung: 
- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động
- Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết
cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề.
Phẩm chất: 
- Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong việc học tập và làm bài.
- Chăm chỉ: Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia các hoạt động học tập.
- Trách nhiệm: Có trách nhiệm tham gia tốt các hoạt động học tập, hoàn thành nhiệm vụ được giao, làm bài tập đầy đủ.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY – HỌC:
Giáo viên: 
- Sách Toán lớp 2; bộ thiết bị dạy toán; tranh minh họa cho bài học; các hình tứ giác cho phần trò chơi khởi động.
2. Học sinh: 
- Sách học sinh, vở bài tập; bộ thiết bị học toán; bảng con; các mảnh giấy màu với hình dạng khác nhau.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)
* Mục tiêu: Tạo không khí lớp học vui tươi, sinh động kết hợp kiểm tra kiến thức cũ.
* Phương pháp: Trò chơi.
* Hình thức: cả lớp 
- Giáo viên yêu cầu học sinh vẽ kim cho đồng hồ.
- HS thực hiện
2. Hoạt động 2: Luyện tập (22 phút)
* Mục tiêu: Luyện tập về việc xem đồng hồ và xác định khoảng thời gian, xác định cân nặng.
* Phương pháp : Thực hành, đàm thoại, trò chơi, thảo luận
* Hình thức: Cá nhân, nhóm. 
Bài 4. 
- yêu cầu hs đọc đề bài
- yêu cầu hs quan satts tranh và cho biết việc làm của từng nguoi trong tranh:
- Yêu càu 2 hs lên bảng thực hiện . các bạn làm vào vở,
- yêu cầu học sinh giải thích vì sao.
- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương
- Hs đoc
- hs thực hiện.
- hs giải thích:
+ Đánh răng trong 1 phút vì việc đnánh răng diễn ra nhanh. Khoảng thời gian 1 phút là phù hợp nhất.
+ Son nhà trong 1 ngày vì việc sơn nhà cần thời gian lâu để hoàn thành.
+ Ăn cơm tối khoảng 1 giờ 
Bài 5
- yêu cầu học sinh nêu yêu cầu bài toán.
- tổ chức học sinh thực hiện theo nhóm đôi, mỗi hs xếp 1 hình 
- gọi từng nhóm lên thuyết tình: tưởng tượng và mô tả hình vừa xếp.
- GV nhận xét, tuyên dương
- GDHS thường xuyên tập thể dục để bảo veeje sức khỏe.
* Đất nước em:
- GV yêu cầu hs quan sát và nhận xét hình Gành Đá Đĩa và nhận xét hình dạng các phiến đá.
àgv giới thiệu về Gành Đá Đĩa (ở tỉnh Phú yên): Gành Đá Đĩa là một tập hợp các trụ đá hình lăng trụ xếp liền nhau, hòn nọ nối hòn kia kề với sóng nước. Bãi đá trải rộng san sát nhau chung màu đen huyền bí. Có trụ thẳng đứng, có trụ nghiêng vẹo nhưng vẫn chồng chất tầng tầng trông như chồng bát dĩa nên có tên gọi là Gành Đá Đĩa. Nhìn từ xa, Ghềnh Đá trông giống một tổ ong thiên tạo khổng lồ vô cùng kỳ vĩ.
* Hoạt động thực tế: Tìm vị trí tỉnh Phú Yên trên bản đồ.
- GV treo bản đồ lên bảng và yêu cầu hs tìm vị trí tỉnh Phú Yên trên bản đồ.
- GV nhận xét.
- hs đọc
- hs thực hiện
- từng hs thuyết trình trước lớp:
Hình đang tập thể dục, đầu cố hình vuông, thân có hình tam giá, chân có hình tứ giác, .
- có dạng hình trụ.
- HS lên bảng xác định
3. Hoạt động 3: Củng cố (5 phút)
* Mục tiêu: Giúp HS củng cố lại cách so sánh số và sắp xếp số đúng thứ tự.
* Phương pháp: Trò chơi, đàm thoại 
* Hình thức Cá nhân, nhóm.
- Giáo viên tổ chức trò chơi “Nhận diện hình”
+chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm cử 4 bạn chơi.
+ Bạn thứu nhất nhận diện và tô màu vào một hình mà giáo viên yêu cầu, sau đó chuyền phấn cho bạn thứ 2 và tiếp tục cho đến hết.
+ đội nào chọn, tô màu đúng, đẹp nhiều hình hơn sẽ chiến thắng.
GV nhận xét, tuyên dương, khen ngợi
Hs chơi trò chơi

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_2_sach_chan_troi_sang_tao_bai_87_on_tap_hin.docx