Giáo án Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 6 - Năm học 2021-2022 - Hoàng Thị Xuyên

Giáo án Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 6 - Năm học 2021-2022 - Hoàng Thị Xuyên

MẸ (TIẾT 1+2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Phẩm chất:

 - Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trách nhiệm.

2. Năng lực

 Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

 Năng lực đặc thù:

- Đọc: Đọc trôi chảy bài thơ, ngắt nghỉ đúng nhịp, dấu câu, dòng thơ; đúng logic ngữ nghĩa; hiểu được nội dung bài thơ: Nỗi vất vả, cực nhọc khi nuôi con và tình yêu thương vô bờ bến của mẹ dành cho con; biết liên hệ với bản thân: biết ơn, kính yêu mẹ; học thuộc lòng 6 dòng thơ cuối; nói được 1-2 câu về mẹ, người thân theo mẫu.

I. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

- Vấn đáp, trực quan, giải quyết vấn đề

2. Thiết bị dạy học

a. Đối với giáo viên

- KHBH

- Giáo án điện tử.

- Máy tính, SGK

b. Đối với học sinh

- SHS.

- Hình ảnh mẹ con.

 

docx 54 trang Hà Duy Kiên 27/05/2022 2100
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 6 - Năm học 2021-2022 - Hoàng Thị Xuyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường TH: Tân Hưng
 Lớp: 2/2
KẾ HOẠCH BÀI HỌC TUẦN 6
(Từ ngày 18/10/2021 đến ngày 22 /10/2021)
Ngày
ST
Môn học
Tên bài dạy
Nội dung điều chỉnh
T/G
HAI
18/10
1
2
3
4
Tiếng việt
Tiếng việt
Toán
TN-XH
 Mẹ (tiết 1)
Mẹ (tiết 2)
Bảng cộng (tiết 2)
Bài 3: Phòng tránh ngộ độc khi ở nhà (tiết 1)
Không yêu cầu HS học thuộc bảng ngay
18h20’- 18h50’
18h55’- 19h25’
19h25’- 19hh55’
20h -20 h30’
BA
19/10
1
2
3
4
Tiếng việt
Tiếng việt
Toán
Thể dục
Mẹ (tiết 3)
Mẹ (tiết 4)
Bảng cộng (tiết 3)
Chuyển đội hình hàng dọc, hàng ngang thành đội hình vòng tròn (Tiết 3)
Mẹ (tiết 3) HS viết 1 dòng chữ hoa E, Ê, 1 dòng chữ Em, 1 dòng: “ Em là con ngoan” 
18h20’- 18h50’
18h55’- 19h25’
19h25’- 19hh55’
20h -20 h30’
TƯ
20/10
1
2
3
4
Tiếng việt
Tiếng việt
Toán
Âm nhạc
Con lợn đất (tiết 1)
Con lợn đất (tiết 2)
Đường thẳng – đường cong
Nhạc cụ. Góc âm nhạc của
Tích hợp Vị trí Địa lí trên bản đồ(Bắc Giang-Lạng Sơn).
18h20’- 18h50’
18h55’- 19h25’
19h25’- 19hh55’
20h -20 h30’
NĂM
21/10
1
2
3
4
Tiếng việt
Tiếng việt
Toán
Đạo đức
Con lợn đất (tiết 3)
Con lợn đất (tiết 4)
Đường gấp khúc
Bài 2: Nhận lỗi và sửa lỗi (tiết 2)
Tích hợp Tìm hiểu về Cầu Long Biên (Hà Nội)
18h20’- 18h50’
18h55’- 19h25’
19h25’- 19hh55’
20h -20 h30’
SÁU
22/10
1
2
3
4
Mĩ thuật
Tiếng việt
Toán
HĐTN
Những con vật dưới đáy đại dương (Tiết 1)
Con lợn đất (tiết 5+6)
Ba điểm thẳng hàng
Chủ đề: Lập bảng theo dõi việc làm của em để xây dựng hình ảnh của bản thân.
Tích hợp TNXH giới thiệu về cây thanh long (Bình Thuận)
18h20’- 18h50’
18h55’- 19h25’
19h25’- 19hh55’
20h -20 h30’
Tân Hưng, ngày 14 tháng 10 năm 2021 
 Người lập	Ký duyệt 
 Hoàng Thị Xuyên 
Ngày soạn: 15/10 Thứ hai, ngày 18 tháng 10 năm 2021
Ngày dạy: 18/10 TIẾNG VIỆT
 MẸ (TIẾT 1+2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Phẩm chất:
 - Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trách nhiệm.
2. Năng lực
 Năng lực chung: 
Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
Năng lực đặc thù:
Đọc: Đọc trôi chảy bài thơ, ngắt nghỉ đúng nhịp, dấu câu, dòng thơ; đúng logic ngữ nghĩa; hiểu được nội dung bài thơ: Nỗi vất vả, cực nhọc khi nuôi con và tình yêu thương vô bờ bến của mẹ dành cho con; biết liên hệ với bản thân: biết ơn, kính yêu mẹ; học thuộc lòng 6 dòng thơ cuối; nói được 1-2 câu về mẹ, người thân theo mẫu.
I. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC 
1. Phương pháp dạy học
Vấn đáp, trực quan, giải quyết vấn đề 
2. Thiết bị dạy học
a. Đối với giáo viên
KHBH
Giáo án điện tử.
Máy tính, SGK
b. Đối với học sinh
SHS.
Hình ảnh mẹ con. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC
T/G
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
TIẾT 1 - 2 
3’
25’
10’
15’
5’
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.
b. Cách thức tiến hành: 
- GV giới thiệu tên bài học:
+ GV cho HS nghe bài hát Bàn tay mẹ của nhạc sĩ Bùi Đình Thảo và yêu cầu trả lời câu hỏi: Nói về việc mà người thân thường làm để chăm sóc em. 
+ GV dẫn dắt vào bài học:Các em là những bạn nhỏ hạnh phúc bởi các em được lớn lên trong vòng tay yêu thương của mẹ và sự che chở của bố. Bố mẹ sẽ luôn hi sinh để dành cho các em những điều tốt đẹp nhất. Các em cần biết ơn những người đã sinh ra và nuôi dưỡng các em thành người. Chúng ta đã được học bài Cánh đồng của bố, ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng học Bài 3 - Mẹ để hiểu hơn về tình cảm bao la của một người một người mẹ dành cho người con của mình. 
II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng 
a. Mục tiêu: HS đọc bài thơ Mẹ SHS trang 50 với giọng thong thả, chậm rãi. Ngắt cuối câu, nhấn mạnh từ ngữ, câu biểu thị ý chính của bài thơ. 
b. Cách thức tiến hành
Bước 1: 
- GV trình chiếu tranh minh họa bài thơ SHS trang 51 và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy mô tả bức tranh và dự đoán về nội dung bài thơ Mẹ. 
- GV đọc mẫu toàn bài. 
+ Giọng đọc nhẹ nhàng, chậm rãi.
+ Ngắt nghỉ cuối câu bát – câu 8 chữ, nhấn mạnh ở những từ ngữ, câu biểu thị ý chính của bài thơ. 
Bước 2: 
-Yêu cầu HS luyện đọc nối tiếp câu và sửa sai trực tiếp. 
Theo dõi và sửa sai
-Cho HS đọc đoạn:
Hướng dẫn HS chia đoạn theo khổ thơ:
+ HS1(Đoạn 1): từ đầu đến “mẹ đưa gió về”.
+ HS1 (Đoạn 2): đoạn còn lại. 
- GV mời 2 HS đọc nối tiếp bài thơ lượt 1.NX
- GV mời 2 HS đọc nối tiếp bài thơ lượt 2 và GV kết hợp hướng dẫn HS luyện đọc:
+ Cách ngắt nghỉ theo logic ngữ nghĩa như: Những ngôi sao/thức ngoài kia//Chẳng bằng mẹ/đã thức/vì chúng con//Mẹ/là ngọn gió/của con suốt đợi; Kẽo cà tiếng võng/mẹ ngồi/mẹ ru//Lời ru/có gió mùa thu/Bàn tay/mẹ/quạt/mẹ/đưa gió về. 
- Yêu cầu 4 HS luyện đọc nối tiếp đoạn .
Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu
a. Mục tiêu: HS giải nghĩa được một số từ khó; đọc thầm bài thơ, trả lời câu hỏi phần Cùng tìm hiểu SHS trang 51.
b. Cách thức tiến hành
Bước 1: 
-Mời 1 HS đọc toàn bài. 
- GV yêu cầu HS giải nghĩa một số từ khó: 
+ Ngủ giấc tròn: ngủ ngon, không tỉnh dậy giữa chừng. 
Bước 2: 
Câu 1: Câu thơ nào cho biết mùa hè rất oi bức? 
+ GV hướng dẫn HS đọc đoạn 1 để tìm câu trả lời. 
Theo dõi nhận xét.
Câu 2: Tìm từ ngữ chỉ việc làm của mẹ để con ngủ ngon? 
Theo dõi và nhận xét.
Câu 3:Hai dòng thơ sau cho em biết điều gì?
 Những ngôi sao thức ngoài kia
 Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con
+ GV hướng dẫn HS đọc kỹ 2 câu thơ, lưu ý sự so sánh ngôi sao và mẹ, từ ngữ “chẳng bằng” để tìm câu trả lời. 
+ GV nhận xét. 
Câu 4:Trong câu cuối bài thơ, người mẹ đã được so sánh với hình ảnh nào?
Theo dõi và nhận xét.
Hoạt động 3: Luyện đọc lại
a. Mục tiêu: HS xác định được giọng đọc toàn bài; nghe GV đọc đoạn lại toàn bài; luyện đọc 6 dòng thơ đầu; luyện đọc thuộc lòng 6 dòng thơ cuối; HS NK đọc cả bài; nêu nội dung bài thơ, liên hệ bản thân. 
b. Cách thức tiến hành:
Bước 1: 
- GV yêu cầu HS nhắc lại, xác định được giọng đọc toàn bài. 
- GV đọc lại toàn bài thơ. 
Bước 2:
- GV yêu cầu HS:
+Luyện đọc 6 dòng thơ đầu.
+ Luyện đọc thuộc lòng 6 dòng thơ cuối. 
- GV mời 3-4 HS thi đọc thuộc lòng trước lớp 6 dòng thơ cuối.
-GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Bài thơ Mẹ có nội dung gì? Em hãy liên hệ bản thân sau khi đọc xong bài. 
Hoạt động 4: Luyện tập mở rộng
a. Mục tiêu: HS trả lời được câu hỏi trong phần Lời hay ý đẹp SHS trang 51. 
b. Cách thức tiến hành:
Bước 1: 
- GV yêu cầu 1HS đọc yêu câu hỏi phần Lời hay ý đẹp: Nói về người thân của em.
M: Mẹ là ngọn gió của con suốt đời. 
- GV hướng dẫn HS: 
+HS nói về người thân theo mẫu Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.
+ HS có thể nói về bố, mẹ, ông bà, anh chị, em. Không bắt buộc HS nói đúng như mẫu. HS có thể thể nói: Mẹ là người con yêu quý nhất trên đời; Mẹ là người đẹp nhất: Mẹ là người tuyệt vời nhất. 
Bước 2:
- GV mời 2-3 HS trình bày kết quả.
- GV khen ngợi những HS nói đúng, hay, cách nói sáng tạo. 
- HS trả lời: Những việc mà người thân thường làm để chăm sóc em như
+Khi em bị ốm, mẹ nấu cháo cho em ăn, đo thân nhiệt, dùng khăn chườm trán cho em, mua thuốc cho em uống,...
+ Khi em đến trường, mẹ chuẩn bị quần áo, sách vở, đồ dùng học tập, đồ ăn cho em,...
- HS trả lời: Bức tranh vẽ hình ảnh người mẹ đang quạt và đưa võng cho con nằm ngủ.
+ Dự đoán nội dung bài thơ Mẹ: Tình cảm yêu thương bao la, vô bờ bến của người mẹ dành cho người con. 
- HS chú ý lắng nghe, đọc thầm theo. 
- HS chú ý lắng nghe và luyện đọc. 
- HS đọc bài. 
+ Một số từ khó: lặng rồi, mệt, nắng, quạt, suốt. 
- HS luyện đọc nối tiếp đoạn.
- HS nhận xét.
- HS quan sát và đọc.
- HSNK đọc.
- HS đọc thầm bài thơ trả lời các câu hỏi trong phần Cùng tìm hiểu SHS trang 51. 
- Câu thơ cho biết mùa hè rất oi bức: Con ve cũng mệt vì hè nắng oi. 
+ HS đọc đoạn 1, 2 để tìm câu trả lời. 
- HS trả lời: Từ ngữ chỉ việc làm của mẹ để con ngủ ngon: ru, quạt, thức. 
- HS trả lời: Hai dòng thơ cho em biết mẹ thức rất khuya vì các con. 
+ HS tìm đọc câu thơ cuối bài để trả lời câu hỏi. 
- HS trả lời: Trong câu cuối bài thơ, người mẹ đã được so sánh với hình ảnh ngọn gió. 
- HS trả lời: Giọng đọc nhẹ nhàng, chậm rãi.
- HS chú ý lắng nghe, đọc thầm theo.
- HS luyện đọc.
- HS đọc bài. 
- Bài thơ Mẹ nói về nỗi vất vả, cực nhọc khi nuôi con và tình yêu thương vô bờ bến của mẹ dành cho con; 
+ Liên hệ với bản thân: cần biết ơn, kính yêu mẹ.
- HS lắng nghe, tiếp thu. 
- HS trả lời. 
- Nhận xét.
TOÁN: 
BẢNG CỘNG (TIẾT 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
1. Phẩm chất:
Phẩm chất: ham học (thích đọc sách), có trách nhiệm (có ý thức giữ gìn sách, không làm hỏng, làm mất).
Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội, Tiếng Việt
2. Năng lực
Năng lực chung:
Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
Năng lực đặc thù 
Vận dụng bảng cộng
Tính toán trong trường hợp có hai dấu phép tính cộng, làm quen với tính chất giao hóa và kết quả của phép cộng qua các trường hợp cụ thể.
II. PHƯƠNG PHÁP - THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Phương pháp: 
Trực quan, đàm thoại, vấn đáp, luyện tập, giải quyết vấn đề. 
Thiết bị :
Đối với giáo viên
KHBH
Giáo án điện tử.
Máy tính, SGK
HS:
SGK, vở ghi, bút viết, bảng con
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
T/G
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
3’
7’
7’
7’
7’
3’
A. KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước cho HS làm quen với bài học mới.
Cách tiến hành:
- Y/c HS nêu cách tính nhẩm: 9+5
B. LUYỆN TẬP
Mục tiêu: HS làm bài tập để củng cố lại các kiến thức đã học
Cách tiến hành
Bài 2:
Nêu yêu cầu bài tập
Chiếu hình ảnh HD HS cách tính 
a. Cần phải thực hiện tínl toán để tìm số con chim có tất cả: 8 + 4 + 3 = 15.
Khi sửa bài, GV lưu ý HS có thể chọn cách tính, thuận tiện:
 b. 6+ 5 + 4, ta có thể tính, tổng của 6 và 4 trước, rồi cộng với 5.
 GV sửa bài, lưu ý HS có thể chọn cách tính thuận tiện: 6 + 5 + 4, ta có thể tính tổng 6 cộng 4 trước, rồi cộng với 5
-GV nhận xét, sữa chữa
BT3
- GV yêu cầu HS tìm hiểu mẫu, nhận biết: Tổng hai số trong khung hình là số tương ứng ở ngoài.
- GV yêu cầu HS làm tương tự với hai bài tập còn lại vào VBT 
- GV sửa bài
-GV hỏi cách làm của một vài trường hợp
- GV nhận xét, tuyên dương hs có câu trả lời đúng
BT4
- GV hướng dẫn HS dựa vào bảng cộng để điền các số vào dấu ? 
-GV yêu cầu làm vở BT 
- GV gọi một số HS đọc kết quả
- GV tổng kết, nhận xét
Bài 5: 
HS nêu yêu cầu
Hd HS dựa vào tính toán hoặc cảm nhận về sổ để thực hiện.
Ví dụ: 2 + 8 = 10 nên 3 + 8 > 10.
 - GV nhận xét, sửa chữa 
C. CỦNG CỐ
Mục tiêu: HS củng cố lại một lần nữa cách cộng qua 10 trong phạm vi 20
Cách tiến hành:
- GV đọc các câu hỏi, gọi HS trả lời
+ 9 cộng với một số?
+ 8 cộng với một số.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả, thái độ học tập của HS.
5 tách 1 còn 4
9 gộp 1 được 10
10+4=14 vậy 9+5=14
- HS lắng nghe
- Nêu yêu cầu bài tập
- HS thực hiện: 8 + 4 + 3 = 15.
3 + 7 +6 =16 6 + 5 + 4 =15
7 + 4 + 5 =16 2 + 6 + 9 =17
- HS lắng nghe 
- HS nhận xét
- HS thực hiện theo hướng dẫn.
- HS làm bài 
- HS đọc kết quả, giải thích: Kết quả có thể dựa vào bảng hoặc áp dụng cách cộng qua 10 trong phạm vi 20.
- HS lắng nghe
HS Nêu yêu cầu bài tập
 HS lắng nghe
-HS trình bày
-HS nhận xét
- HS trả lời:
+ 9 cộng 1 rồi cộng số còn lại
+ 8 cộng 2 rồi cộng số còn lại
- HS lắng nghe
Tự nhiên xã hội:
Phòng tránh ngộ độc khi ở nhà
(Tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
3. Phẩm chất: Nhân ái, chăm chỉ.
2. Năng lực:
Năng lực chung: 
Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
Thể hiện được sự quan tâm, chăm sóc, yêu thương của bản thân với các thế hệ trong gia đình.
Năng lực đặc thù 
Kể được tên một số đồ dùng và thức ăn, đồ uống nếu không được cất giữ, bảo quản cẩn thận có thể gây ngộ độc.
Thu thập được thông tin vẻ một số lí do gây ngộ độc qua đường ăn uống.
II. PHƯƠNG PHÁP - THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Phương pháp: 
Trực quan, đàm thoại, vấn đáp, giải quyết vấn đề. 
2. Thiết bị :
GV: bài hát, tranh tình huống.
HS: SGK, VBT, tranh vẽ,
II. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Tg 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
3
23’
5’
A. KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu:Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của HS về việc sử dụng thức ăn, đỏ uống hằng ngày.
Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS thi kể nhanh tên những thức ăn, đồ uống mà gia đình thường sử dụng.
- GV dẫn dắt vào bải học: “Phòng tránh ngộ độc khi ở nhà”.
B. KHÁM PHÁ
Hoạt động 1: Quan sát 
Mục tiêu:HS thu thập được thông tin về một số lí đo gây ngộ độc qua đường ăn uống.
Cách tiến hành: 
- GV yêu cầu HS quan sát các hình 1, 2, 3, 4 trong SGK trang 16 :
- Yêu cầu HS hỏi - đáp theo các câu hỏi:
+ Bạn nhỏ trong hình đang làm gì?
+ Điễu gì có thể xảy ra với bạn? Vì sao?
- GV mời 2 đến 3 nhóm H8 lên trước lớp chỉ hình và hỏi - đáp trước lớp.
- GV kết luận: Một số tình huống có thê dẫn đến ngộ độc: nhằm thuốc với kẹo, nước
uống; ăn phải hoa, quả,... của cây có độc; nhiễm chất độc từ các đô đùng như thuỷ ngân trong nhiệt kế, ăn uống không hợp vệ sinh...
Hoạt động 2: Kể chuyện theo hình
Mục tiêu:HS bước đâu nhận biết những tỉnh huồng, việc làm có thẻ dẫn đến ngộ độc khi ở nhà.
Cách tiến hành:
- GV yêu câu HS quan sát các hình 5, 6, 7, 8 trong SGK trang 17
+ Kế lại câu chuyện của bạn Nam theo các hình.
+ Vì sao Nam bị ngộ đọc? Khi bị ngộ độc, Nam có biểu hiện như thế nào?
+ Em học được điêu gì từ câu chuyện đó?
- GV và HS nhận xét và cùng rút ra kết luận:Một số thức ăn, đồ uống nếu không bảo quản hoặc hết hạn sử dụng có thể gây ngộ độc khi chúng ta ăn, uống vào cơ thể, gây ra hiện tượng buồn nôn, hoa mắt, đau bụng...
Hoạt động 3: Sưu tầm thông tin về những trường hợp bị ngộ độc
Mục tiêu:HS sưu tầm thông tin và tìm hiểu về những trường hợp bị ngộ độc qua đường ăn uông khi ở nhà.
Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS hỏi — đáp nhau theo các câu hỏi:
+ Tìm hiểu trên sách, báo, ti vị... vẻ những trường hợp bị ngộ độc ở nhà mà bạn biết.
+ Nguyên nhân dẫn đến ngộ độc trong trường hợp đó là gì?
+ Người ngộ độc có biểu hiện như thê nảo?
- GV mời 2 đến 3 cặp HS lên hỏi — đáp trước lớp.
- GV tổng kết.
 * Hướng dẫn về nhà:
GV yêu cầu HS về nhà sưu tầm thêm tranh, ảnh hoặc chuẩn bị những câu chuyện về ngộ độc thực phẩm qua Internet, 
Chuẩn bị bài sau “Phòng tránh ngộ độc... tiết 2”
- HS thi kể tên những đồ ăn, thức uống mà gia đình thường sử dụng.
- HS quan sát hình và trả lời câu hỏi.
- 3 em HS trả lời câu hỏi.
- Lắng nghe GV nhận xét và kết luận.
- HS quan sát tranh - TLCH.
- 3 em HS trả lời.
- Lắng nghe kết luận.
- HS đọc yêu cầu và hỏi đáp nhanh.
- Đại diện một số HS lên hỏi – đáp.
Ngày soạn: 16/10 Thứ ba, ngày 19 tháng 10 năm 2021
Ngày dạy: 19/10 TIẾNG VIỆT
 MẸ (TIẾT 3+4)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Phẩm chất:
Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trách nhiệm. 
2. Năng lực
Năng lực chung: 
Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
Năng lực đặc thù:
Viết đúng chữ E, Ê hoa và câu ứng dụng. 
Thực hiện được trò chơi Bàn tay diệu kì theo lệnh của quản trò; nói được 1-2 câu điều mình thích nhất ở trò chơi. 
Nhận diện được từ ngữ chỉ người trong gia đình, câu kể - dấu chấm. 
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC 
1. Phương pháp dạy học
Vấn đáp, trực quan, giải quyết vấn đề 
2. Thiết bị dạy học
a. Đối với giáo viên
KHBH
Giáo án điện tử.
Máy tính, SGK
b. Đối với học sinh
SHS.
Hình ảnh mẹ con. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC
T/G
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
TIẾT 3 +4 
3’
5’
10’
12’
5’
3’
25’
5’
7’
10’
3’
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b. Cách thức tiến hành: 
- GV giới trực tiếp vào bài Mẹ (tiết 3).
II. KHÁM PHÁ VÀ LUYỆN TẬP:
Hoạt động 1: Luyện viết chữ E, Ê hoa
a. Mục tiêu: HS biết quy trình viết chữ E, Ê hoa theo đúng mẫu; viết chữ E, Ê hoa vào vở bảng con, vở Tập viết 2 tập một. 
b. Cách thức tiến hành
Bước 1:
- GV giới thiệu mẫu chữ viết E, Ê hoa: 
+ Chữ viết hoa E:cao 2.5 li, rộng 1,5 li, kết hợp của 3 nét cơ bản: 1 nét cong dưới, 2 nét cong trái nối liền nhau tạo thành vòng xoắn nhỏ giữa thân chữ.
+ Chữ viết hoa Ê: viết như chữ E và thêm dấu mũ trên đầu. 
- GV viết mẫu lên bảng: Đặt bút giữa dòng kẻ 3 và 4 sát đường kẻ dọc 2, viết nét cong dưới rồi chuyển hướng viết 2 nét cong trái tạo vòng xoắn to ở đầu chữ và vòng xoắn nhỏ ở thân chữ, phần cuối nét cong trái thứ 2 lượn trên đường kẻ 2, lượn xuống dừng bút ở giữa dòng kẻ 1 và 2.
Bước 2:
- GV yêu cầu HS tập viết chữ E, Ê hoa vào bảng con.
Hoạt động 2: Luyện viết câu ứng dụng
a. Mục tiêu: HS quan sát và phân tích câu ứng dụng Em là con ngoan; HS viết câu ứng dụng vào vở Tập viết.
b. Cách thức tiến hành:
Bước 1:
- GV yêu cầu 1 HS đọc câu trong phần Viết ứng dụng: Em là con ngoan.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Câu 1: Câu ứng dụng có mấy tiếng?
Câu 2: Trong câu ứng dụng, có chữ nào phải viết hoa?
- GV trình chiếu mẫu câu ứng dụng lên.
+ Viết chữ viết hoa E đầu câu.
+ Cách nối chữ viết hoa với chữ viết thường: Nét 1 của chữ m tiếp liền với điểm kết thúc nét 2 của chữ viết hoa E.
Bước 2:
- GV yêu cầu HS viết vào bảng con chữ Em.
Hoạt động 3: Luyện viết vở
a. Mục tiêu: Viết đúng chữ E, Ê hoa và câu ứng dụng. 
b. Cách thức tiến hành:
- GV yêu cầu học sinh mở vở tập viết bài 5
 tuần 5
-GV hướng dẫn gáo dục HS tư thế ngồi viết.
- GV hướng dẫn và yêu cầu HS viết bài.
Hoạt động 4: Đánh giá bài viết
a. Mục tiêu: GV kiểm tra, đánh giá bài viết của HS; HS sửa bài (nếu chưa đúng).
b. Cách thức tiến hành:
- GV kiểm tra, nhận xét một số bài trên lớp.
- GV yêu cầu HS sửa lại bài viết nếu chưa đúng.
- GV khen ngợi những HS viết đúng, viết đẹp. 
* Dặn dò về nhà viết trang sau VTV
TIẾT 4
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b. Cách thức tiến hành: 
- GV giới trực tiếp vào bài Mẹ (tiết 3).
II. KHÁM PHÁ VÀ LUYỆN TẬP:
Hoạt động 1: Luyện từ
a. Mục tiêu: HS tìm từ ngữ chỉ người trong đoạn thơ.
b. Cách thức tiến hành
Bước 1:
- GV mời 1HS đọc yêu cầu Bài tập 3: Tìm từ ngữ chỉ người trong khổ thơ dưới đây:
Đi về con chào mẹ
Ra vườn cháu chào bà
Ông làm việc trên nhà
Cháu lên: Chào ông ạ. 
- GV lưu ý HS: Từ ông trong lời chào “Chào ông ạ” là từ xưng hô. 
Bước 2: 
- GV hướng dẫn HS: Mỗi HS tìm từ ngữ chỉ người trong mỗi dòng thơ. 
- GV mời đại diện 2-3 HS trình bày kết quả. 
Hoạt động 2: Nhận diện câu kể
a. Mục tiêu: HS nghe GV hướng dẫn cách tìm câu kể, tìm được câu kể. 
b.Cách thức tiến hành
Bước 1:
- GV yêu cầu 1HS đọc yêu cầu Bài tập 4a: Câu nào dưới đây dùng để kể về việc làm của mẹ
- GV hướng dẫn HS: 
+ Câu kể là câu nhằm mục đích kể, tả hoặc giới thiệu về sự vật, sự việc. Ví dụ: Em đến trường vào buổi sáng.
Bước 2: 
- GV hướng dẫn HS dựa vào cách tìm câu kể để chọn một câu dùng để kể về việc làm của mẹ. 
- GV mời đại diện 1-2HS trình bày kết quả. 
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Hai câu còn lại trong bài tập là câu gì?
Hoạt động 3: Dấu chấm
a. Mục tiêu: HS xác định được cuối dòng nào có thể đặt được dấu chấm.
b. Cách thức tiến hành:
Bước 1: 
- GV yêu cầu 1HS đọc yêu cầu Bài tập 4b: Cuối những dòng nào dưới đây có thể dùng dấu chấm?
- GV hướng dẫn HS: Lần lượt đọc 3 câu cho trong bài tập, đặt dấu chấm vào từng câu sao cho phù hợp để có câu kể. 
Bước 2:
- GV hướng dẫn HS để tìm dấu câu kết thúc câu kể.
- GV mời đại diện 1-2 HS trình bày câu trả lời.
III. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: HS biết yêu thương, hiếu thảo với mẹ
b. Cách thức thực hiện: 
- GV hỏi:
- Mẹ chăm sóc em như thế nào ?
-Tình cảm của em đối với mẹ như thế nào ?
-Em đã làm gì để thể hiện tình cảm của mình với mẹ ?
- GV GDHS yêu thương, hiếu thảo với mẹ cha.
* Dặn dò: Về nhà xem lại bài, hoan thanh các bai tập
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS quan sát trên màn hình. 
- HS viết vảo bảng con.
 E Ê
- HS đọc câu Em là con ngoan.
- HS trả lời:
- Câu ứng dụng có 4 tiếng.
- Trong câu ứng dụng, có chữ Em phải viết hoa.
- HS ngh và quan sát.
- HS viết: Em
- HS mở VTV..
-HS nghe.
- HS viết VTV:
- E E.....
Em 
Em là con ngoan.
- HS lắng nghe, tự soát lại bài của mình. 
- HS nghe và thực hiện.
- HS lắng nghe, tiếp thu. 
- HS trả lời: Từ ngữ chỉ người trong khổ thơ: 
+ Dòng 1: con, mẹ.
+ Dòng 2: cháu, bà.
+ Dòng 3: ông.
+ Dòng 4: cháu
- HS trả lời: Câu Mẹ em đang nấu cơm là câu kể. 
- HS trả lời: Hai câu còn lại trong bài tập là câu hỏi, có dấu hỏi ở cuối câu. 
- Bàn tay mẹ chăm chút con từng ngày : lo cho con từng miếng ăn, giấc ngủ, chỉ dạy con học hành, 
- Em rất thương yêu mẹ
- HS nêu
TOÁN: 
BẢNG CỘNG (TIẾT 3 )
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
Phẩm chất :
Phẩm chất: ham học (thích đọc sách), có trách nhiệm (có ý thức giữ gìn sách, không làm hỏng, làm mất).
2. Năng lực
Năng lực chung:
Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
Năng lực đặc thù 
Hệ thống hóa các phép cộng qua 10 trong phạm vi 20
Vận dụng bảng cộng:
+ Tính nhẩm
+ Tính độ dài đường gấp khúc
+ Giải toán
Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội, Tiếng Việt
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
KHBH
Giáo án điện tử.
Máy tính, SGK
2. Đối với học sinh
- SGK, vở ghi, bút viết, bảng con
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
T/G
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
3’
25’
7’
7’
7’
5’
3’
A. KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước cho HS làm quen với bài học mới.
Cách tiến hành:
- GV hỏi cách tính : 8cộng với một số?
- GV tổng kết, dẫn dắt HS vào bài mới.
B. LUYỆN TẬP
Mục tiêu: HS làm bài tập để củng cố lại các kiến thức đã học
Cách tiến hành
Bài 6: 
Nêu yêu cầu bài tập
GVHD HS có thể thực hiện bằng cách thử chọn lần lượt hoặc suy luận:
 7+ (bọ rùa)<7+2
 Bọ rùa phải che số bé hơn 2 nên ta chọn số 1
- GV yêu cầu HS đọc kết quả của phép tính còn lại
- GV nhận xét
* BT7
- GV hướng dẫn HS: có thể tính tổng hoặc dựa vào mối quan hệ giữa tổng và số hạng: Mỗi tổng đều có số hạng 9, kết quả lớn hay bé tùy thuộc vào số hạng còn lại.
- GV yêu cầu HS đổi chỗ các tấm bài để các tổng được sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn
- GV gọi một số hs trình bày kết quả và giải thích cách làm
- GV nhận xét, tuyên dương hs có đáp án đúng giải thích chính xác.
* BT8
- GV giải thích “bến” (gọi tắt là bến tàu, bến thuyền), 
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi tìm hiểu bài và nhận biết số trong hình tròn là số của bên (bến số 13), kết quả mỗi phép tính là số của thuyền. Thuyền mang số nào thì sẽ đậu ở bến đó.
- GV yêu cầu HS tính để thực hiện yêu cầu a), b)
- GV gọi một số HS đọc kết quả và giải thích cách làm
- GV nhận xét, tuyên dương các HS có đáp án đúng giải thích chính xác.
Bài 10: 
HD HS nhận biết hai nhiệm vụ cần làm: viết phép tính, nói câu trả lời.
Kh sửa bài, GV khuyến khích HS giải thích tại sao chọn phép cộng (Tìm số bạn có tất cả tương ứng vói thao tác gộp)
 - GV nhận xét, sửa chữa
D. CỦNG CỐ
Mục tiêu: HS củng cố lại một lần nữa cách cộng qua 10 trong phạm vi 20
Cách tiến hành:
- GV đọc các câu hỏi, gọi HS trả lời
+ 9 cộng với một số?
+ 8 cộng với một số?
- GV nhận xét, đánh giá kết quả, thái độ học tập của HS.
Dặn dò: Về nhà làm bài VBT và bài 9 SGK 
Chuẩn bị bài sau: Đường thẳng, đường cong (trang 50)
- HS: Gộp cho đủ chục rồi cộng với số còn lại.
- HS: 2cộng 2 rồi cộng số còn lại
- HS lắng nghe
7 + 1 8 + 3
- HS tính nhẩm nối sgk 
- HS đọc kết quả, giải thích: Kết quả có thể dựa vào bảng hoặc áp dụng cách cộng qua 10 trong phạm vi 20.
- HS lắng nghe
- HS quan sát 
- HS đọc kết quả
9 + 5; 9 + 6; 9 + 7; 9 + 8
- HS quan sát mẫu để nhận biết
-HS trình bày
Thuyên C, vì 8+6=14
b. Thuyền I, vì 5+8=13 
-HS nhận xét
HS nêu yêu cầu
HS thực hiện 
 HS viết ra bảng con
4+7=11
Có tất cả 11 bạn kiến 
- HS trả lời:
+ 9 cộng 1 rồi cộng số còn lại
+ 8 cộng 2 rồi cộng số còn lại
- HS lắng nghe
Ngày soạn: 17/10 Thứ tư, ngày 20 tháng 10 năm 2021
Ngày dạy: 20/10 TIẾNG VIỆT
 CON LỢN ĐẤT (TIẾT 1+2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1.Phẩm chất:
- Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm.
2. Năng lực
a.Năng lực chung: 
Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
b.Năng lực đặc thù:
Nói và nghe: Chia sẻ với bạn cách em đã làm để thực hiện tiết kiệm; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài qua tên bài và tranh minh họa. 
Đọc: Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; hiểu nội dung bài đọc: Lời khuyên về cách tiết kiệm tiền và sử dụng tiền tiết kiệm qua bài văn tả con lợn đất của nhân vật – bạn nhỏ trong bài văn; biết liên hệ bản thân: biết tiết kiệm.
Nhìn viết đúng đoạn thơ; phân biệt đúng c/k, iu/ưu, d/v.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC 
1. Phương pháp dạy học
Vấn đáp, trực quan, giải quyết vấn đề.
2. Thiết bị dạy học
a. Đối với giáo viên
KHBH
Giáo án điện tử.
Máy tính, SGK
b. Đối với học sinh
SHS.
Lợn đất/lợn nhựa, bút màu vẽ để trang trí cho lợn đất/nhựa.
Sách báo có bài đọc về gia đình đã tìm đọc. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC
T/G
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
TIẾT 1 
3’
25’
15’
10’
5’
30’
3’
20’
5’
2’
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.
b. Cách thức tiến hành: 
- GV giới thiệu tên bài học:
+ GV hướng dẫn và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Chia sẻ với bạn cách em đã làm để tiết kiệm theo gợi ý: 
GV dẫn dắt vào bài học:Chắc hẳn trong mỗi chúng ta đã từng làm những việc từ việc rất nhỏ bé để tiết kiệm. Tiết kiệm ở trong rất nhiều việc, tiết kiệm bằng nhiều cách và hình thức thực hiện khác nhau. Đặc biệt là trong việc tiết kiệm tiền, các bạn nhỏ thường sử dụng con lợn đất hoặc lợn nhựa. Ngày hôm nay, các em sử được tìm hiểu về con lợn đất của bạn nhỏ trong câu chuyện để xem Con lợn đất như thế nào và bạn nhỏ dùng con lợn đất ấy vào việc gì. Chúng ta cùng vào Bài 4 - Con lợn đất. 
II. Khám phá và luyện tập 
Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng 
a. Mục tiêu: HS đọc văn bản Con lợn đất SHS trang 53 với giọng đọc rõ ràng, thong thả, chậm rãi, vui, nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ màu sắc, hoạt động.
b. Cách thức tiến hành
Bước 1: 
- GV trình chiếu tranh minh họa bài đọc SHS trang 53 và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy mô tả bức tranh và phán đoán về nội dung của bài học.
- GV đọc mẫu toàn bài: 
+ Giọng đọc rõ ràng, thong thả, chậm rãi, vui, nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ màu sắc, hoạt động. Lời nói của mẹ đọc giọng vui vẻ, trìu mến. 
+ Ngắt nghỉ hơi đúng. Dừng hơi lâu hơn sau mỗi đoạn.
Bước 2:
Hướng dẫn HS chia đoạn:
- GV mời 2 HS đọc văn bản:
+ HS1(Đoạn 1): từ đầu đến “nó bị đói nhé”.
+ HS2 (Đoạn 2): đoạn còn lại. 
-Mời 2 HS đọc theo từng đoạn . GV kết hợp hướng dẫn đọc từ khó theo từng đoạn và hướng dẫn HS ngắt nghỉ và luyện đọc một số câu dài:
- GV hướng dẫn HS:
+ Luyện đọc một số từ khó: con lợn đất, béo tròn trùng trục, đen lay láy, thỉnh thoảng, lắc lắc
+ Luyện đọc một số câu dài: Thỉnh thoảng,/em/lại nhấc lợn đất lên,/lắc lắc/xem nó đã no chưa.//Em/mong đến cuối năm, lợn đất/ sẽ giúp em/mua được những cuốn sách yêu thích. 
-HS luyện đọc nối tiếp đoạn 
 - Mời cả lớp nhận xét.
Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu
a. Mục tiêu: HS giải nghĩa được một số từ khó; đọc thầm lại bài đọc để trả lời phần Cùng tìm hiểu trong SHS trang 54; nêu nội dung bài học, liên hệ bản thân. 
b. Cách thức tiến hành
Bước 1: 
- Gọi 1HS đọc lại cả bài
- GV hướng dẫn HS giải nghĩa một số từ khó: 
+ Tiết kiệm: sử dụng tiền một cách đúng mức, không phí phạm.
+ Béo tròn trùng trục: dáng vẻ to tròn, mũm mĩm.
+ Xanh lá mạ: Màu xanh như màu của lá cây lúa non.
+ Mõm: Miệng có hình dáng nhô ra ở một số loài thú. 
+ Dũi: Hành động thọc mõm xuống rồi đẩy ngược lên để tìm thức ăn. 
+ Lấy may: làm cho mình có được điều tốt lành bằng một hành động. 
Bước 2: 
- GV yêu cầu HS đọc thầm lại bài đọc.
- GV yêu cầu HS quan sát, đọc mục Cùng tìm hiểu SHS trang 54. 
Câu 1: Chọn chiếc lá có từ ngữ chỉ đặc điểm phù hợp với từng bộ phận của con lợn đất. 
+ GV hướng dẫn HS: lần lượt ghép từ ngữ chỉ đặc điểm phù hợp với từng bộ phận của con lợn đất đến khi phù hợp
+ GV nhận xét. 
Câu 2:Mẹ mua con lợn đất cho bạn nhỏ để làm gì?
+ GV mời đại diện 1-2HS trả lời câu hỏi. 
Nhận xét.
Câu 3:Bạn nhỏ mong muốn điều gì khi nuôi lợn đất?
+ GV mời đại diện 1-2HS trả lời câu hỏi. 
- GV yêu cầu HS nêu nội dung bài học, liên hệ bản thân. 
Theo dõi và nhận xét.
Hoạt động 3: Luyện đọc lại
a. Mục tiêu: HS xác định được giọng đọc và một số từ ngữ cần nhấn giọng; nghe GV đọc lại đoạn từ Con lợn dài đến bằng hai đốt ngón tay; luyện đọc theo nhóm. 
b. Cách thức tiến hành:
Bước 1: 
- GV yêu cầu HS nhắc lại giọng đọc của bài đọc.
- GV đọc lại đoạn từ Con lợn dài đến bằng hai đốt ngón tay.
- GV yêu cầu HS nêu nội dung của đoạn văn.
Bước 2: 
- GV yêu cầu HS luyện đọc đoạn từ Con lợn dài đến bằng hai đốt ngón tay.
- GV mời 1-2HS đọc đoạn văn.
- GV mời 1 HS năng khiếu đọc lại toàn bài. 
TIẾT 2 
I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.
b. Cách thức tiến hành: 
- GV giới thiệu trực tiếp bài học:
Hoạt động 1: Nghe – viết chính tả
Mục tiêu: Giúp học sinh nhìn – viết đúng 6 dòng thơ cuối trong bài Mẹ
Cách tiến hành: 
- Giáo viên đọc mẫu 6 câu thơ.
-GV hỏi HS các câu hỏi sau:
+ Các em hãy đếm và nhận xét về số chữ của các dòng thơ trong bài chính tả?
+Cách viết những chữ đầu của mỗi dòng thơ như thế nào?
- GV cho HS đánh vần một số từ khó đọc, khó viết dễ sai như: Lời ru, bàn tay, quạt, giấc, g	
-Giáo viên hướng dẫn học sinh mở sách, để vở, cách cầm bút, tư thế ngồi viết .
- GV lưu ý HS về cách trình bày đối với thể thơ lục bát: Câu 6 chữ thì lùi 3 ô vở, câu 8 chữ thì lùi 2 ô vở
- HS nhìn từng dòng thơ và viết vào vở
- HS đổi bài 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_2_sach_chan_troi_sang_tao_tuan_6_nam_hoc_2021_20.docx