Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Bài: Bảng trừ (Tiết 3, Sách học sinh, Trang 69)

Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Bài: Bảng trừ (Tiết 3, Sách học sinh, Trang 69)

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:

1. Kiến thức: Hệ thống hóa các phép trừ qua 10 trong phạm vi 20

- Vận dụng bảng trừ.

2. Kĩ năng:

• So sánh kết quả của tổng, hiệu.

• Tính nhẩm.

• Làm quen với quan hệ giữa phép cộng và phép trừ qua các trường hợp cụ thể.

• GQVĐ đơn giản liên quan đến số và phép tính.

3. Thái độ: Yêu thích môn học; cẩn thận, sáng tạo, hợp tác.

4. Năng lực chú trọng: Tư duy và lập luận toán học, mô hình hoá toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học.

5. Phẩm chất: Nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

6. Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:

 1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp, giải quyết vấn đề, trò chơi.

 2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp.

 

docx 5 trang Hà Duy Kiên 12301
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Bài: Bảng trừ (Tiết 3, Sách học sinh, Trang 69)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: ......... / / 20 	Ngày dạy: ......... / / 20 
Kế hoạch dạy học lớp 2 môn Toán Tuần 9
BÀI : BẢNG TRỪ (tiết 3, sách học sinh, trang 69)
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:
1. Kiến thức: Hệ thống hóa các phép trừ qua 10 trong phạm vi 20
Vận dụng bảng trừ.
2. Kĩ năng:
So sánh kết quả của tổng, hiệu.
Tính nhẩm.
Làm quen với quan hệ giữa phép cộng và phép trừ qua các trường hợp cụ thể.
GQVĐ đơn giản liên quan đến số và phép tính.
3. Thái độ: Yêu thích môn học; cẩn thận, sáng tạo, hợp tác.
4. Năng lực chú trọng: Tư duy và lập luận toán học, mô hình hoá toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học.
5. Phẩm chất: Nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
6. Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:
	1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp, giải quyết vấn đề, trò chơi.
	2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động (3-5 phút):
* Mục tiêu: 
Tạo không khí lớp học vui tươi, sinh động kết hợp kiểm tra kiến thức cũ.
* Phương pháp: Trò chơi.
* Hình thức: Cả lớp
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi: Chuyền hoa
- GV cho HS nghe và hát theo1 bài bất kì và chuyển hoa, hoa dừng lại ở bạn nào cầm hoa sẽ phải nêu cách trừ 
+Cách trừ qua 10 trong phạm vi 20 
+Cách tính dạng 11, 12, 13 trừ đi một số 
- Nhận xét, tuyên dương.
-> Giới thiệu bài học : Bảng trừ 
- HS tham gia chơi.
+Trừ để được 10 rồi trừ số còn lại
+trừ 1, 2,3 để được 10 rồi trừ số còn lại
2. Luyện tập (23-25 phút):
* Mục tiêu: Vận dụng bảng trừ đã học vào giải các bài toán trong SGK/69 và 70.
* Phương pháp: Trực quan, đàm thoại, thực hành, thảo luận 
*Hình thức: nhóm, cá nhân
Bài 5:
-GV cho HS đọc yêu cầu bài 5/69
-GV yêu cầu HS quan sát kỹ mẫu và thảo luận nhóm đôi để tìm ra quy luật tính cũng như kết quả.
-GV cho HS thực hiện bài này vào phiếu theo nhóm đôi.
-GV yêu cầu HS trình bày kết quả và nêu quy luật tính.
-GV cho HS nhận xét và bổ sung
-GV chốt đáp án.
Bài 6:
-GV cho HS đọc đề bài.
-GV cho HS đọc kỹ gợi ý.
-GV cho HS thảo luận nhóm 4 để thực hiện bài 6. Nếu nhóm còn chậm thì GV có thể cho HS sử dụng bảng công, trừ để tìm số. (GV có thể gợi ý: 3 số cộng lại bằng 15, vậy muốn tìm 1 số hạng trong đó ta phải thực hiện phép tính gì?)
-GV cho HS trình bày kết quả.
-GV cho HS nhận xét và bổ sung
-GV nhận xét và tuyên dương.
-GV cho HS nhắc lại quy tắc tìm số hạng.
Bài 7
-GV ccho HS đọc yêu cầu bài 7
-GV gợi ý cho HS cách làm:
+Đây là bên số mấy?
+Để biết thuyền nào đậu sai bến ta phải làm sao ?
-GV cho HS thực hiện tính nhẩm cá nhân và đưa ra đáp án bằng thẻ A,B,C,D
-GV cho HS giải thích những đáp án không được chọn và kết hợp yêu cầu HS nêu cách tính ở từng bài.
-GV nhận xét và cho HS nhắc lại cách tính dạng 11,12,13,14 trừ đi một số
Bài 8 :
-GV cho HS đọc yêu cầu bài 8
-GV cho HS thực hiện cá nhân vào phiếu/vở.
-GV cho SH nêu kêt quả và cách làm
-GV nhận xét .
Bài 9 :
-GV cho HS đọc yêu cầu bài 9
-GV có thể tổ chức thành trò chơi, cho HS cầm bảng có phép tính và dán kết quả lên ghế. HS sẽ thực hiện phép tính để tìm được ghế phù hợp cho mỗi bạn.
-GV nhận xét và tuyên dương.
-HS đọc yêu cầu: Số?
-HS thảo luận nhóm đôi.
-HS hoàn thành bài theo nhóm đôi.
-HS trình bày theo cách làm của nhóm mình
-HS nhận xét.
-Yêu cầu đề bài: Số?
-Gợi ý: Biết rằng ba số theo hàng ngang hay cột dọc đều có tổng bằng 15.
-HS thảo luận nhóm 4.
-HS đại diện trình bày.(giải thích cách làm)
-HS đọc yêu cầu
-HS trả lời:
+Bến số 5
+Ta phải thực hiện phép tính trên thuyền
-HS đưa đáp án.
-HS nêu cách tính: trừ 1, 2,3 hoặc 4 để được 10 rồi trừ số còn lại
-Yêu cầu bài 8: >,<,=
-HS có 2 cách làm: có thể thực hiện phép tính rồi so sánh hoặc so sánh thành phần của từng vế.
-Tính để tìm ghế cho bạn.
-HS tham gia trò chơi
Hoạt động 3: Thử thách
*Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức vừa học để tìm được quy luật và tìm ra số cúc áo.
* Phương pháp: Trực quan, thực hành 
* Hình thức: Cá nhân.
-GV giới thiệu thử thách: Có một số nút áo được xếp vào các tấm thẻ theo một quy luật nào đó.
Các em hãy quan sát và thảo luận theo nhóm 4 để tìm ra quy luật và chạy lên gắn số cúc áo cho tấm bảng.
-GV yêu cầu HS trình bày quy luật .
-GV nhận xét và tuyên dương.
-HS thảo luận nhóm 4 để tìm ra quy luật: thêm/bớt 4. Thảo luận xong HS chạy lên gắn số cúc áo của tấm bìa.
3. Củng cố (3-5 phút):
* Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức trọng tâm mới học.
* Phương pháp: Thực hành 
* Hình thức: trò chơi.
- Giáo viên cho học sinh chơi trò chơi: Ai nhanh – Tìm kẹo 
Luật chơi: HS bốc một lá thăm có chứa phép trừ bất kì, trong vòng 10 giây phải tính ra kết quả và tìm được viên kẹo có số giống với kết quả của phép tính đó. 
- GV nhận xét, tuyên dương.
Dặn dò Học sinh về nhà thực hành việc tính toán các phép trừ ứng dụng vào cuộc sống.* 
- Học sinh tham gia để nhận kẹo.
V. RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG:
 .. 
 .. 
 .. 
 .. 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_2_sach_chan_troi_sang_tao_bai_bang_tru_tiet.docx