Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Bài: Em làm được những gì (3 tiết)

Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Bài: Em làm được những gì (3 tiết)

I. MỤC TIÊU:

1. Năng lực:

1.1. Năng lực đặc thù:

 - Tư duy và lập luận toán học: Ôn tập về mối quan hệ giữa trăm, chục, đơn vị của

các số có ba chữ số; Khái quát hoá cách đếm, lập số, đọc, viết số, cấu tạo thập phân của số.

 - Giao tiếp toán học: Trình bày cách làm, trao đổi với bạn về cách làm, nhận xét bài làm của bạn.

1.2. Năng lực chung:

- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động

- Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết

cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề.

2. Phẩm chất:

- Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong việc học tập và làm bài.

- Chăm chỉ: Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia các hoạt động học tập.

- Trách nhiệm: Tham gia tốt các hoạt động học tập, hoàn thành nhiệm vụ được giao, làm bài tập đầy đủ.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY – HỌC:

GV: Trò chơi Hái quả, Đoàn tàu vui vẻ

HS: SGK, Bảng con

 

docx 7 trang Hà Duy Kiên 27/05/2022 6000
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Bài: Em làm được những gì (3 tiết)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Người soạn: Vân Anh TUẦN 26
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
MÔN: TOÁN – LỚP 2
BÀI : EM LÀM ĐƯỢC NHỮNG GÌ (TIẾT 1)
( Sách Chân trời sáng tạo – SGK trang 55, 56 )
MỤC TIÊU:
1. Năng lực:
1.1. Năng lực đặc thù: 
	- Tư duy và lập luận toán học: Ôn tập về mối quan hệ giữa trăm, chục, đơn vị của
các số có ba chữ số; Khái quát hoá cách đếm, lập số, đọc, viết số, cấu tạo thập phân của số.
 - Giao tiếp toán học: Trình bày cách làm, trao đổi với bạn về cách làm, nhận xét bài làm của bạn.
1.2. Năng lực chung: 
- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động
- Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết
cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề.
Phẩm chất: 
- Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong việc học tập và làm bài.
- Chăm chỉ: Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia các hoạt động học tập.
- Trách nhiệm: Tham gia tốt các hoạt động học tập, hoàn thành nhiệm vụ được giao, làm bài tập đầy đủ.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY – HỌC:
GV: Trò chơi Hái quả, Đoàn tàu vui vẻ
HS: SGK, Bảng con
III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động 1: Khởi động (5 phút):
* Mục tiêu: Tạo không khí lớp học vui tươi, sinh động kết hợp kiểm tra kiến thức cũ.
* Phương pháp: Trò chơi.
* Hình thức: Cả lớp
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi: Hái quả
- GV mời HS hái một quả tuỳ thích trên màn hình và đọc to số ghi trên quả đó.
- Cả lớp nghe và nhận xét phần đọc của bạn.
- Sau khi HS hái quả xong, GV hỏi HS xem quả nào có số lớn nhất, bé nhất.
=> Giới thiệu bài học mới: Em làm được những gì? (Tiết 1)
- HS tham gia chơi.
- HS hái quả và đọc số trên quả. Ví dụ HS có thể hái quả có ghi các số có 3 chữ số như : 258, 746, 555, 697, 524, 999, 100, 
2. Hoạt động 2: Luyện tập (25 phút)
* Mục tiêu: Ôn tập về mối quan hệ giữa trăm, chục, đơn vị của các số có ba chữ số; Khái quát hoá cách đếm, lập số, đọc, viết số, cấu tạo thập phân của số.
* Phương pháp: Trực quan, đàm thoại, thực hành, thảo luận 
*Hình thức: Cá nhân, nhóm.
 Thử thách 1: 
- GV yêu cầu HS làm cá nhân bài 1: 
a) Tìm hình ảnh phù hợp với số
b) Sắp xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn.
- Sau khi HS làm xong, GV cho HS sửa bài nhóm 2.
- GV cho HS giải thích về cách làm.
- GV nhận xét
 Thử thách 2: 
- GV hướng dẫn mẫu bài 2 và cho HS thi đua làm bài vào bảng con. Mỗi lượt sẽ có 5 bạn nhanh nhất lên trước lớp để được lớp nhận xét và tặng hoa thưởng nếu làm đúng. Lưu ý: Mỗi bạn chỉ được lên một lần duy nhất.
- GV tuyên dương HS làm đúng và lưu ý những chỗ HS còn chưa đúng.
 Thử thách 3: Đoàn tàu vui vẻ
- GV thiết kế bài tập 3 thành hình ảnh đoàn tàu với mỗi toa tàu sẽ gồm số và cách đọc số đó.
Một số toa trong đoàn tàu chưa được hoàn thiện. GV yêu cầu HS làm việc nhóm 4 để hoàn thành đoàn tàu.
- Nhóm nào làm xong đúng và nhanh sẽ được GV tặng hoa thưởng.
- GV nhận xét, tuyên dương nhóm làm tốt.
- Sau khi sửa bài, GV cho cả lớp đọc (xuôi, ngược) dãy số vừa hoàn thành.
- HS làm bài 1a,b/trang 55
a) Nối hình bên trái với số thích hợp
Hình 1 nối với số 350, hình 2 nối với
300, hình 3 nối với 305, hình 4 nối với 530
b) Thứ tự từ bé đến lớn: 300, 305, 350, 530
- HS sửa bài trong nhóm 2
- HS nêu cách làm.
- HS viết phép tính vào bảng con.
Ví dụ: 576=500 + 70 + 6; 
 803=800 + 3
 920=900+20
- HS làm việc nhóm 4, thảo luận cách làm, phân công nhiệm vụ. Các thành viên sử dụng bút lông để viết số và cách đọc số vào các toa tàu.
805
tám trăm linh năm
804
tám trăm linh bốn
VD: 
- HS làm xong thì nhóm trưởng báo với GV.
- HS trình bày bài làm, nhận xét bài của nhóm bạn.
3. Hoạt động 3: Mở rộng (5 phút):
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV hướng dẫn HS chơi trò Ai nhanh hơn để có thể nhớ tốt các số có 3 chữ số: Ví dụ: 1 bạn làm trọng tài sẽ viết các số từ 500 đến 520 không theo thứ tự vào trang giấy. 2 bạn sẽ thi khoanh số theo thứ tự với 2 màu mực khác nhau. Bạn nào khoanh được nhiều số hơn sẽ chiến thắng.
- HS lắng nghe
505
500
502
504
503
501
- HS nắm cách chơi để vận dụng.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: 	
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
MÔN: TOÁN – LỚP 2
BÀI : EM LÀM ĐƯỢC NHỮNG GÌ (TIẾT 2)
( Sách Chân trời sáng tạo – SGK trang 56, 57 )
MỤC TIÊU:
1. Năng lực:
1.1. Năng lực đặc thù: 
	- Tư duy và lập luận toán học: Ôn tập về quan hệ thứ tự giữa các số có ba chữ số: Khái quát cách so sánh số, xếp thứ tự các số, nhận biết vị trí số trên tia số.
 - Giao tiếp toán học: Trình bày cách làm, trao đổi với bạn về cách làm, nhận xét bài làm của bạn.
1.2. Năng lực chung: 
- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động
- Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết
cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề.
Phẩm chất: 
- Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong việc học tập và làm bài.
- Chăm chỉ: Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia các hoạt động học tập.
- Trách nhiệm: Tham gia tốt các hoạt động học tập, hoàn thành nhiệm vụ được giao, làm bài tập đầy đủ.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY – HỌC:
GV: Giáo án điện tử
HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động 1: Khởi động (5 phút):
* Mục tiêu: Tạo không khí lớp học vui tươi, sinh động kết hợp kiểm tra kiến thức cũ.
* Phương pháp: Trò chơi.
* Hình thức: Cả lớp
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi: Cùng đếm đúng.
- GV chia lớp làm 4 đội. Mỗi đội sẽ đếm nối tiếp dãy số do GV quy định.
Đội 1 : Từ 100 đến 120
Đội 2 : Từ 350 đến 370
Đội 3 : Từ 680 đến 700
Đội 4 : Từ 945 đến 965
- GV yêu cầu HS nhận xét phần đọc của đội bạn.
- GV nhận xét, tuyên dương các đội đọc tốt.
=> Giới thiệu bài học mới: Em làm được những gì? (Tiết 2)
- HS tham gia chơi.
- HS thi đọc số nối tiếp.
VD: 101, 102, 103, ,120
- HS nhận xét phần đọc của đội bạn.
2. Hoạt động 2: Luyện tập (25 phút)
* Mục tiêu: Ôn tập về quan hệ thứ tự giữa các số có ba chữ số: Khái quát cách so sánh số, xếp thứ tự các số, nhận biết vị trí số trên tia số.
* Phương pháp: Trực quan, đàm thoại, thực hành, thảo luận 
*Hình thức: Cá nhân, nhóm.
 Thử thách 1: Điền số
- GV cho HS đọc yêu cầu và thảo luận (nhóm 4) tìm cách làm: thêm 2, thêm 5.
- GV yêu cầu HS thực hiện cá nhân rồi chia sẻ trong nhóm 4.
- GV hướng dẫn HS sửa bài.
Mở rộng: GV hỏi HS:
* Để đếm nhanh, khi nào nên đếm thêm 2, thêm 5? Cho ví dụ.
-Thêm 2: số lượng nhiều, đặc biệt khi xuất hiện các “cặp”. Ví dụ: Đếm chân của nhiều con vật 2 chân (gà, vịt, chim,...)
- Thêm 5: Khi có các nhóm 5. Ví dụ: Mỗi hộp có 5 cái bánh, ngôi sao, bông hoa có 5 cánh...
 Thử thách 2: Chọn thẻ số thích hợp cho mỗi cây
- GV yêu cầu HS làm cá nhân bài 5/tr. 56 trong SGK
Em hãy nối thẻ số vào cây thích hợp theo vị trí trên tia số. 
- Sau khi HS làm xong, GV cho HS sửa bài nhóm 2.
- GV cho HS giải thích về cách làm.
- GV nhận xét
 Thử thách 3: So sánh các số có 3 chữ số.
- GV yêu cầu HS làm cá nhân bài 6/tr. 57 trong SGK
- Sau khi HS làm xong, GV cho HS sửa bài nhóm 2.
- GV cho HS giải thích về cách làm.
- GV nhận xét
- Sau đó, GV hệ thống lại:
. Khi so sánh các số có 3 chữ số, ta so sánh số trăm trước, số nào có số trăm lớn hơn thì số đó lớn hơn.
. Số trăm bằng nhau thì so sánh số chục, số nào có số chục lớn hơn thì số đó lớn hơn.
. Số trăm và số chục đều bằng nhau thì so sánh số đơn vị, số nào có số đơn vị lớn hơn thì số đó lớn hơn.
- HS đọc yêu cầu và thảo luận tìm cách làm
- HS làm bài 4/tr.56 SGK rồi chia sẻ trong nhóm 4.
HS cần điền đúng các số còn thiếu:
Dãy 1: 908,910, 914, , 920
Dãy 2: 420, , 435, 440, .,450
- HS đại diện nhóm trình bày trước lớp; HS khác nhận xét phần trình bày của nhóm bạn.
- HS trả lời câu hỏi GV đưa ra.
- HS làm bài 5/trang 56
HS nối thẻ số vào cây thích hợp theo vị trí trên tia số. Xoài: 698, Đu đủ:701, Chuối: 704, Dừa: 706
- HS sửa bài trong nhóm 2
- HS nêu cách làm.
- HS làm bài 6/trang 57
- HS sửa bài trong nhóm 2
- HS nêu cách làm.
VD: 597 < 603 vì 5 trăm < 6 trăm
Hoặc Số bên trái có hàng trăm bé hơn nên em điền dấu bé, 
- HS lắng nghe và nhắc lại để ghi nhớ.
3. Hoạt động 3: Đố bạn (5 phút):
* Mục tiêu: Củng cố, khắc sâu bài học
* Phương pháp: Trò chơi 
* Hình thức: Cả lớp
- GV cho các nhóm chơi đố nhau về chủ đề các số có 3 chữ số.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- HS tham gia trò chơi
VD: Đố bạn số 455 gồm có mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị?
Đố bạn: Số lớn nhất có 3 chữ số là số mấy?
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: 	
	 __________________________
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
MÔN: TOÁN – LỚP 2
BÀI : EM LÀM ĐƯỢC NHỮNG GÌ (TIẾT 3)
( Sách Chân trời sáng tạo – SGK trang 57, 58 )
MỤC TIÊU:
1. Năng lực:
1.1. Năng lực đặc thù: 
- Giải quyết vấn đề toán học : sắp xếp số lượng từ ít đến nhiều, giải quyết vấn đề đơn giản về nhiều hơn hoặc ít hơn
 - Tư duy và lập luận toán học: ôn tập tính độ dài đường gấp khúc, tính thời gian
 - Mô hình hoá toán học : giải quyết vấn đề trên mô hình đã cho.
 - Giao tiếp toán học: Trình bày cách làm, trao đổi với bạn về cách làm, nhận xét bài làm của bạn.
1.2. Năng lực chung: 
- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động
- Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết
cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề.
Phẩm chất: 
- Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong việc học tập và làm bài.
- Chăm chỉ: Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia các hoạt động học tập.
- Trách nhiệm: Tham gia tốt các hoạt động học tập, hoàn thành nhiệm vụ được giao, làm bài tập đầy đủ.
 3. Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY – HỌC:
GV: Trò chơi Lá thăm vui nhộn, Trò chơi Ong tìm mật, Bộ hoa trắc nghiệm A, B, C
HS: SGK, Vở Toán
III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động 1: Khởi động (5 phút):
* Mục tiêu: Tạo không khí lớp học vui tươi, sinh động kết hợp kiểm tra kiến thức cũ.
* Phương pháp : Trò chơi.
* Hình thức: Cả lớp
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi: Lá thăm vui nhộn
- GV chia lớp làm 2 đội. Mỗi đội cử 1 bạn đại diện lên bốc thăm. Nếu đội nào bốc được lá thăm có số lớn hơn 
sẽ thắng. Đội thua sẽ tặng đội thắng bằng cách: hát, múa, vỗ tay, bắn pháo bông, 
=> Giới thiệu bài học mới: Em làm được những gì? (Tiết 3)
- HS tham gia chơi.
VD: Đội A bốc được lá thăm: 356
Đội B bốc được lá thăm: 689. Như vậy đội B thắng; đội A sẽ hát tặng đội B bài hát: Xoè hoa, 
2. Hoạt động 2: Luyện tập (25 phút)
* Mục tiêu: Ôn tập về sắp xếp số lượng từ ít đến nhiều, giải quyết vấn đề đơn giản về nhiều hơn hoặc ít hơn; Ôn tập tính độ dài đường gấp khúc, tính thời gian
* Phương pháp: Trực quan, đàm thoại, thực hành, thảo luận 
*Hình thức: Cá nhân, nhóm.
 Thử thách 1: Sắp xếp số kẹo từ ít đến nhiều
- GV yêu cầu HS làm cá nhân bài 7/tr. 57 trong SGK
- Sau khi HS làm xong, GV cho HS sửa bài nhóm 2.
- GV cho HS giải thích về cách làm.
- GV nhận xét
 Thử thách 2: Giải toán
- GV yêu cầu HS đọc kĩ đề bài 8/tr. 57 trong SGK
- GV hướng dẫn HS nắm cái đã cho và câu hỏi của bài toán
- GV yêu cầu HS làm bài cá nhân vào Vở
- GV quan tâm hướng dẫn HS chưa nắm rõ vấn đề.
- Sửa bài cả lớp: GV khuyến khích nhiều HS trình bày bài giải (giải thích cách làm: chọn phép trừ vì tìm phần chênh lệch).
 Thử thách 3: Quan sát tranh, trả lời câu hỏi
GV định hướng để HS tìm hiểu bài 9/tr.58 trong SGK:
a) Quan sát bức tranh, em nhận biết điều gì?
 Bài toán yêu cầu gì? 
b) Quan sát hình vẽ, em nhận biết điều gì?
 Bài toán yêu cầu gì? (HS đọc yêu cầu của bài toán)
- GV yêu cầu HS làm bài cá nhân rồi chia sẻ với bạn.
- GV cho HS giải thích về cách làm.
- GV nhận xét
- HS làm bài 7/trang 57
Sắp xếp số kẹo từ ít đến nhiều:
495, 500, 542, 547
- HS sửa bài trong nhóm 2
- HS nêu cách làm.
- 2,3 HS đọc trước lớp
- HS xác định cái đã cho và câu hỏi của bài toán, xác định các việc cần làm: giải bài toán.
- HS làm bài 8/trang 57
 Giải
Tổ 2 được thưởng nhiều hơn tổ 1 là:
 93 – 68 = 25 (bông hoa)
 Đáp số: 25 bông hoa
- HS sửa bài 
- HS trả lời câu hỏi GV đưa ra.
(Con đường từ nhà bạn Sên đến nhà bà ngoại là đường gấp khúc)
- HS đọc yêu cầu của bài toán
- (Sên xuất phát lúc 7 giờ sáng thứ Bảy, 19/2/2022; Sên bò trong 24 giờ)
- HS làm bài rồi sửa bài trong nhóm 2
a) Con đường từ nhà bạn Sên đến nhà bà ngoại của Sên dài:
 16 + 22 + 42 = 80 (dm)
b) 2 ý đầu là Sai
Ý cuối: 7 giờ sáng Chủ nhật, ngày 20 tháng 2. Đúng
- HS trình bày cách làm trước lớp 
3. Hoạt động 3: Trò chơi Ong tìm mật (5 phút):
* Mục tiêu: Củng cố, khắc sâu bài học
* Phương pháp: Trò chơi trắc nghiệm A, B, C
* Hình thức: Cả lớp
- GV đưa ra các câu hỏi trắc nghiệm và yêu cầu HS chọn đáp án đúng nhất.
Câu 1: Bến xe thứ nhất có 37 chiếc xe, bến xe thứ hai có ít hơn bến xe thứ nhất 15 chiếc xe. Hỏi bến xe thứ hai có mấy chiếc xe?
A. 52 chiếc xe B. 22 chiếc xe C. 23 chiếc xe
Câu 2: Tính độ dài đường gấp khúc ABCD, biết độ dài các đoạn thẳng AB, BC và CD đều bằng nhau.
D
B
6dm
A
C
A. 6dm B. 12dm C. 18dm
Câu 3: Đồng hồ sau chỉ mấy giờ?
 A. 2 giờ 30 phút 
 B. 3 giờ rưỡi 
 C. 6 giờ 15 phút
- GV nhận xét, tuyên dương.
- HS tham gia trò chơi
- Đáp án đúng là B.
- Đáp án đúng là C.
- Đáp án đúng là A.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: 	

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_2_sach_chan_troi_sang_tao_bai_em_lam_duoc_n.docx