Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Bài: Ki–lô–gam (2 tiết)
I.Mục tiêu:
*Kiến thức, kĩ năng:
- Nhận biết đơn vị đo khối lượng: ki-lô-gam; tên gọi, kí lìiệu.
- Làm quen với một số loại cân, quả cân và cách cân.
- Cảm nhận được độ lớn của 1 kg (mức độ nặng, nhẹ).
- Xác định vật nặng hơn, nhẹ hơn so với 1 kg.
- Thực hiện các phép tính cộng, trừ với đơn vị đo khối lượng ki-lô-gam.
- GQVĐ đơn giản liên quan đến đo khối lượng.
*Năng lực, phẩm chất:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
- Tư duy lập luận toán học, mô hình hóa toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học.
- Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực
*Tích hợp: Toán học và cuộc sống
III. Chuẩn bị:
- GV: Cân đĩa, cân đông hồ, cân sức khỏe và các quả cân 1 kg, 2 kg; 5 kg.
- HS: Sách giáo khoa, một số đồ vật (hộp sữa, bình nước, .).
TUẦN 30 TOÁN KI – LÔ –GAM (TIẾT 1) (SGK tập 2 trang 87 -88) I.Mục tiêu: *Kiến thức, kĩ năng: Nhận biết đơn vị đo khối lượng: ki-lô-gam; tên gọi, kí lìiệu. Làm quen với một số loại cân, quả cân và cách cân. Cảm nhận được độ lớn của 1 kg (mức độ nặng, nhẹ). Xác định vật nặng hơn, nhẹ hơn so với 1 kg. Thực hiện các phép tính cộng, trừ với đơn vị đo khối lượng ki-lô-gam. GQVĐ đơn giản liên quan đến đo khối lượng. *Năng lực, phẩm chất: - Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế. - Tư duy lập luận toán học, mô hình hóa toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học. - Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực *Tích hợp: Toán học và cuộc sống III. Chuẩn bị: - GV: Cân đĩa, cân đông hồ, cân sức khỏe và các quả cân 1 kg, 2 kg; 5 kg. - HS: Sách giáo khoa, một số đồ vật (hộp sữa, bình nước, ...). III. Các hoạt động dạy học: TL Hoạt động của giáo viên. Hoạt động của học sinh. 7’ A.KHỞI ĐỘNG : * Mục tiêu: Tạo không khí lớp học vui tươi, sinh động kết hợp kiểm tra kiến thức cũ. * Phương pháp: Đàm thoại, trực quan * Hình thức: Cả lớp - GV cho cả lớp hát - GV lần lượt đưa ra các vật cho HS xác định vật nào nặng hơn, vật nào nhẹ hơn.(ví dụ: 1 quyển vở - 1 cây bút; quyển vở toán – quyển vở Tiếng Việt) -GV nhận xét và đưa vào tình huống: Hai quyển vở giống nhau, khó phân biệt quyển nào nặng hơn, quyển nào nhẹ hơn. Vậy để biết mỗi vật nặng bao nhiêu chúng ta phải cân vật đó. Ta cần đến một đơn vị đo khối lượng. Đó là đơn vị ki-lô-gam. GV ghi tựa bài mới: Ki – lô - gam - HS hát - HS lấy vật Gv yêu cầu và xác định vật nào nặng hơn, vật nào nhẹ hơn: 1 quyển vở nặng hơn 1 cây bút; 1 cây bút nhẹ hơn 1 quyển vở. -HS lắng nghe 23’ B. BÀI HỌC VÀ THỰC HÀNH: Hoạt động 1. Giới thiệu đơn vị đo khối lượng (kỉ-lô-gam) và dụng cụ đo khối lượng (các loại cân) *Mục tiêu: Nhận biết đơn vị đo khối lượng: ki-lô-gam; tên gọi, kí hiệu. Làm quen với một số loại cân, quả cân và cách cân. *Phương pháp: Trực quan, đàm thoại, thảo luận nhóm *Cách tiến hành a)Giới thiệu đơn vị đo khối lượng (ki-lô-gam) - GV giới thiệu: Ki-lô-gam là một đơn vị đo khối lượng Kí hiệu: ki-lô-gam viết tắt là kg, đọc là ki-lô-gam. GV cho HS đọc phần bài học trong khung và hỏi + Quả dưa nặng bao nhiêu ki-lô-gam? + Mấy quả chuối nặng bao nhiêu ki-lô-gam? + Quả cân nặng mấy ki-lô-gam? Bài 1: Gv đọc cho HS viết vào vở 1 dòng kg, 1 kg, 5 kg, 12 kg. Cho HS đọc dòng vừa viết GV nhận xét. Giới thiệu dụng cụ đo khối lượng (các loại cân) -Em đã thấy những loại cân nào ? - GV chỉ hình và giới thiệu Cân đồng hồ (cân có mặt đồng hồ): Đặt vật cần cân lên đĩa cân; nhìn kim đồng hồ để xác định khối lượng của vật đó. + Các em thường nhìn thấy kim đồng hồ ở đâu ? Gv nhận xét và chốt: Cân đồng hồ hiện nay rất phổ biến. Nó thường được dùng để cân cá, rau, củ, quả, thịt,... Cân đĩa (cân có 2 đĩa cân): Đặt vật cần cân vào một đĩa; đĩa còn lại đặt quả cân. Khi cân thăng bằng (kim giữa 2 đĩa cân nằm tại vạch chính giữa); cộng tất cả khối lượng trên các quả cân ta sẽ xác định được khối lượng của vật cần cân. + Em đã từng được sử dụng cân đĩa chưa? -GV nhận xét và chốt: Ngày xưa khi cân đồng hồ chưa phổ biến người ta thường sử dụng cân đĩa. Ngày nay do một số bất tiện khi sử dụng nên cân đĩa ít người sử dụng, còn một số ít cân đĩa ở tiệm thuốc bắc. Cân sức khỏe : đứng lên cân, nhìn kim đồng hồ để xác định cân nặng của cơ thể. + Các em thường thấy cân sức khỏe ở đâu ? Bài 2:Thực hành cân GV cho HS thực hành cân một số vật như cặp sách, bình nước, xô gạo, hộp sữa. Gv cho 2 nhóm lên thực hiện cân trước lớp - Gv nhận xét - HS lắng nghe - HS đọc ki – lô – gam nhiều lần - HS đọc thầm và trả lời: + Quả dưa nặng ba ki-lô-gam + Mấy quả chuối nặng một ki-lô-gam + Quả cân nặng một ki-lô-gam HS viết vào vở 1 dòng theo lệnh giáo viên đọc kg, 1 kg, 5 kg, 12 kg 2 HS đọc Cân đồng hồ, cân sức khỏe HS quan sát và lắng nghe. -Ở chợ, quán tạp hóa. HS quan sát và lắng nghe. -HS trả lời -Ở trạm y tế, bệnh viện. HS thực hành theo nhóm 4 2 nhóm biểu diễn: + Chai nước 1 lít nặng 1 kg. Xô gạo nặng 5 kg. Cái cặp nặng 3 kg; 3 quyển sách và 4 hộp sữa nặng 3 kg, Bạn An nặng 30 kg. Cả lớp quan sát nhận xét. 5’ C.CỦNG CỐ-DẶN DÒ: - GV chỉ vào đơn vị Kg, 2kg, 7kg cho HS đọc - GV đặt một số vật lên cân và cho HS đọc cân nặng của các vật đó - Về nhà thực hành cân một số đồ vật như rau, củ quả -Nhận xét, tuyên dương - Chuẩn bị bài sau: Ki – lô – gam(tiết 2) -HS đọc theo tay Gv chỉ -HS lắng nghe ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ TUẦN 31 TOÁN KI – LÔ –GAM (TIẾT 2) (SGK tập 2 trang 87 -88) I.Mục tiêu: *Kiến thức, kĩ năng: Nhận biết đơn vị đo khối lượng: ki-lô-gam; tên gọi, kí hiệu. Làm quen với một số loại cân, quả cân và cách cân. Cảm nhận được độ lớn của 1 kg (mức độ nặng, nhẹ). Xác định vật nặng hơn, nhẹ hơn so với 1 kg. Thực hiện các phép tính cộng, trừ với đơn vị đo khối lượng ki-lô-gam. GQVĐ đơn giản liên quan đến đo khối lượng. *Năng lực, phẩm chất: - Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế. - Tư duy lập luận toán học, mô hình hóa toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học. - Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực *Tích hợp: Toán học và cuộc sống III. Chuẩn bị: - GV: Cân đĩa, cân đông hồ, cân sức khỏe và các quả cân 1 kg, 2 kg; 5 kg. - HS: Sách giáo khoa, một số đồ vật (hộp sữa, bình nước, ...). III. Các hoạt động dạy học: TL Hoạt động của giáo viên. Hoạt động của học sinh. 7’ A.KHỞI ĐỘNG : * Mục tiêu: Tạo không khí lớp học vui tươi, sinh động kết hợp kiểm tra kiến thức cũ. * Phương pháp: Đàm thoại, trực quan * Hình thức: Cả lớp - GV cho cả lớp hát - GV cho HS cân một số vật đã chuẩn bị: bình nước, túi gạo, quả bưởi -GV nhận xét và giới thiệu bài mới. GV ghi tựa bài mới: Ki – lô – gam(tiết 2) - HS hát - HS cân và đọc số cân nặng của vật cho cả lớp nghe. -HS lắng nghe 23’ B. Luyện tập *Mục tiêu: Cảm nhận được độ lớn của 1 kg (mức độ nặng, nhẹ). Xác định vật nặng hơn, nhẹ hơn so với 1 kg. Thực hiện các phép tính cộng, trừ với đơn vị đo khối lượng ki-lô-gam. GQVĐ đơn giản liên quan đến đo khối lượng. *Phương pháp: Trực quan, đàm thoại, thảo luận nhóm *Cách tiến hành Bài 1: - GV cho HS đọc yêu cầu. Yêu cầu HS quan sát hình suy nghĩ cá nhân xem quả nào nặng hơn 1 kg, quả nào nhẹ hơn 1kg. GV cho HS chia sẻ kết quả theo nhóm 2 GV kiểm tra kết quả bằng bảng con, sau mỗi ý cho HS giải thích vì sao chọn đúng, vì sao chọn sai. GV nhận xét chốt từng ý. Bài 2: Gv đọc cho HS đọc yêu cầu. GV cho HS làm vào vở toán. GV kiểm tra vở nhận xét – Chữa bài bảng phụ Bài 3.Cho HS đọc đề. Gv cho HS quan sát hình suy nghĩ cá nhân và tìm câu trả lời đúng. Cho HS chia sẻ câu trả lời trong nhóm Cho các nhóm trình bày – yêu cầu HS nêu cách tính. -GV nhận xét và chốt ý đúng ở mỗi câu và nhắc nhở HS tính trung thực khi sử dụng cân - HS đọc - HS suy nghĩ làm bài - HS chia sẻ kết quả với bạn. -HS ghi kết quả từng ý ra bảng con theo lệnh GV: Sai - Vì đĩa cân bị lệch về phía quả đu đủ. Đúng - Vì đĩa cân bị lệch về phía quả cân 1 kg. Đúng - Vì quả đu đủ nặng hơn 1 kg, còn quả xoài nhẹ hơn 1 kg. Sai - Vì quả xoài nhẹ hơn 1 kg; quả đu đủ nặng hơn 1 kg. HS đọc: Tính Cả lớp làm vở, 1 HS làm bảng phụ a)5kg + 5 kg + 5kg = 15 kg b)21 kg – 5 kg + 10 kg = 26 kg HS theo dõi -HS quan sát và suy nghĩ tìm câu trả lời. -HS thảo luận nhóm đôi chia sẻ câu trả lời với bạn. -Các nhóm trả lời a)Con gà nặng 3kg vì em thấy hai đĩa cân thăng bằng khi quả cân 5kg = quả cân 2kg + con gà Nên con gà = 5kg – 2 kg = 3kg b)Con chó nặng 5 kg vì con mèo nặng 2kg, con chó nói với con mèo tớ nặng hơn cậu 3kg nên em lấy 2kg + 3kg = 5kg. HS lắng nghe. 5’ C.CỦNG CỐ-DẶN DÒ: - Để biết chính xác một vật nặng bao nhiêu ta phải làm sao? - Chúng ta vừa học đơn vị đo khối lượng nào? - Về nhà thực hành cân một số đồ dùng ở nhà. -Nhận xét, tuyên dương - Chuẩn bị bài sau: Phép cộng và phép trừ trong phạm vi 1000. -Ta phải cân vật đó. -kg ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_toan_lop_2_sach_chan_troi_sang_tao_bai_kilogam_2_tie.docx