Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 17

Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 17

BÀI 33: ÔN TẬP PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ TRONG

PHẠM VI 20, 100 (4 TIẾT)

TIẾT 1: ÔN TẬP PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ TRONG

PHẠM VI 20

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

Sau bài học này, HS đạt các yêu cầu sau:

1. Kiến thức, kĩ năng:

- Ôn tập, củng cố kiến thức, kĩ năng về phép cộng, phép trừ trong phạm vi 20.

- Ôn tập, củng cố kiến thức, kĩ năng về phép cộng, phép trừ (có nhớ) trong phạm vi 100.

- Vận dụng giải các bài toán thực tế liên quan đến phép cộng, phép trừ đã học.

2. Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Qua việc hệ thống giải các bài toán liên quan thực tế, HS phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học.

- Phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua trò chơi.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy soi

- HS : Phiếu bài tập 2, 4

 

doc 17 trang Hà Duy Kiên 28/05/2022 8516
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 17", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ngày tháng năm 
 BÀI 33: ÔN TẬP PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ TRONG 
PHẠM VI 20, 100 (4 TIẾT)
TIẾT 1: ÔN TẬP PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ TRONG 
PHẠM VI 20 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Sau bài học này, HS đạt các yêu cầu sau:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Ôn tập, củng cố kiến thức, kĩ năng về phép cộng, phép trừ trong phạm vi 20.
- Ôn tập, củng cố kiến thức, kĩ năng về phép cộng, phép trừ (có nhớ) trong phạm vi 100.
- Vận dụng giải các bài toán thực tế liên quan đến phép cộng, phép trừ đã học.
2. Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Qua việc hệ thống giải các bài toán liên quan thực tế, HS phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học.
- Phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua trò chơi.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy soi
- HS : Phiếu bài tập 2, 4
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động (3 - 5') TC: Truyền điện
- GV nêu tên trò chơi, phổ biến luật chơi và cách chơi.
- GV tổ chức cho HS chơi với ND: Các bảng cộng, trừ (qua 10) trong PV20
- GV tuyên dương, khen ngợi
- GV giới thiệu, ghi tên bài.
2. Luyện tập:
Bài 1: Củng cố các phép cộng, phép trừ (qua 10) trong phạm vi 20.
- GV cho HS đọc thầm yêu cầu 
- Bài yêu cầu làm gì?
- GV cho HS làm bài vào vở sau đó đổi chéo vở theo cặp đôi kiểm tra bài cho nhau.
- Gọi các cặp lên chữa bài (1 em đọc phép tính, 1 em đọc nhanh kết quả).
- Nhận xét, tuyên dương HS.
Bài 2: Củng cố các phép cộng, phép trừ (qua 10) trong phạm vi 20.
- GV cho HS quan sát tranh đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- GV cho HS thảo luận nhóm
- Gọi các nhóm trình bày bài làm
+ Số 7 là kết quả của những phép tính nào?
+ Số 5 là kết quả của những phép tính nào?
+ Số 11, 13 là kết quả của những phép tính nào?
- Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét, tuyên dương.
Bài 3: Củng cố phép cộng, phép trừ đã học. - Trò chơi “ Ô cửa bí mật”
- GV nêu tên trò chơi
- GV nêu cách chơi và luật chơi: Thực hiện lần lượt từng phép tính từ trái sang phải, từ trên xuống dưới theo hình mũi tên.
- GV cho HS chơi thử
- Cho cả lớp chơi
- Vì sao ở chỗ “?” thứ nhất em điền số 16?
- Còn chỗ“?” thứ hai em điền số mấy?
- GV nhận xét, khen ngợi HS. 
Bài 4: Củng cố cách giải và trình bày bài giải của bài toán có lời văn.
- HS đọc thầm yêu cầu bài.
- HS phân tích đề toán theo nhóm đôi.
+ Bài toán cho gì? 
+ Bài toán hỏi gì?
- GV cho học sinh làm bài vào vở.
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Gọi HS soi bài, chia sẻ bài làm.
- Nhận xét, đánh giá bài HS.
3. Củng cố,dặn dò:
- GV cho đọc lại các bảng trừ (qua 10) trong PV20
- GV tuyên dương, khen ngợi
- Nhận xét giờ học.
- HS lắng nghe
- HS chơi: 9 + 2 = 11, 9 + 3 = 12 
- HS theo dõi
- HS nhắc lại tên bài
- HS đọc thầm.
- Tính nhẩm.
- HS thực hiện lần lượt các YC.
7 + 7 = 14
6 + 9 = 15
12 - 4 = 8
9 + 6 = 15
4 + 8 = 12
11 - 7 = 3 
8 + 4 = 12
15 - 6 = 9
13 - 8 = 5
- HS quan sát tranh, đọc yêu cầu
- Mỗi số .
- HS thảo luận nhóm
- 7 là kết quả PT 12 – 5 = 14 – 7; 
- 5 là kết quả PT 12 – 7 = 14 – 9;
- 11 là kết quả PT 8 + 3 = 9 + 2
- 13 là kết quả PT 9 + 4 = 8 + 5.
- HS chia sẻ.
- Vì 8 + 6 = 14
- Điền số 9 vì 14 - 5 = 9
- HS lắng nghe
- HS đọc thầm.
- HS phận tích đề toán
- BT cho biết Lớp 2A có 8 bạn .
- BT hỏi lớp 2A có ..
- HS làm vở.
 Bài giải
 Số bạn học võ lớp 2A là:
 8 + 5 = 13 (bạn)
 Đáp số: 13 bạn
- HS nối tiếp đọc
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU DẠY HỌC
.	
.	
	.	
Thứ ngày tháng năm 
BÀI 33: ÔN TẬP PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ TRONG 
PHẠM VI 20, 100 (4 TIẾT)
TIẾT 2: LUYỆN TẬP 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Sau bài học này, HS đạt các yêu cầu sau:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Ôn tập, củng cố các kiến thức và kĩ năng liên quan đến phép cộng, phép trừ các số trong phạm vi 20.
- Giải và trình bày được bài giải của bài toán có lời văn liên quan đến phép trừ (qua 10) trong phạm vi 20. 
2 .Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Qua thực hành, luyện tập sẽ phát triển năng lực tư duy và lập luận, năng lực giao tiếp toán học.
- Qua giải bài toán thực tiễn sẽ phát triển năng lực giải quyết vấn đề.
- Qua thực hiện trò chơi sẽ phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác, rèn tính cẩn thận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy chiếu, máy soi
- HS: Bảng con.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động: TC Rung chuông vàng
- GV nêu tên trò chơi, phổ biến luật chơi và cách chơi.
- GV tổ chức cho HS chơi
18 - 9 = ?
A. 10
B. 9
C. 8
6 + 9 = ?
A. 14
B. 16
C. 15
- GV nhận xét, tuyên dương
2. Luyện tập:
Bài 1: Củng cố phép cộng, trừ trong phạm vi 20 - TC Hái bưởi
- GV nêu tên trò chơi: Hái bưởi
- GV phổ biến luật chơi và cách chơi: tính nhẩm kết quả phép tính ở mỗi sọt, rồi tìm tất cả các số ghi trên quả bưởi là kết quả của mỗi phép tính đó, từ đó tìm được số quả bưởi tương ứng để cho vào sọt (A, B, C hoặc D)
- GV tổ chức cho HS chơi
- GV tổng kết trò chơi: Số quả bưởi ở từng sọt.
- Chốt: Để làm bài tập này, em vận dụng kiến thức nào?
Bài 2: Rèn kĩ năng thực hiện tính cộng, trừ và so sánh số.
- Yêu cầu HS đọc thầm YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- GV cho HS làm vở
- Soi bài, chữa bài
+ Để điền dấu đúng em làm thế nào? 
- Nhận xét, tuyên dương.
Bài 3: Củng
- GV cho HS quan sát tranh đọc thầm YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- GVHD: Yêu cầu HS quan sát đĩa cân bên trái, tính nhẩm hai túi gạo có 12 kg, sau đó quan sát ba túi gạo (5kg, 6kg, 7kg) đã cho, xem có hai túi nào trong ba túi có tổng số gạo là 12 kg. Từ đó lựa chọn được 2 túi gạo thích hợp.
- GV cho HS làm bảng con
- Tại sao em lại chọn túi 1 và túi 3?
- GV nhận xét, tuyên dương.
Bài 4: Củng cố cách giải và trình bày bài giải của bài toán có lời văn liên quan đến phép trừ (qua 10) trong phạm vi 20.
- HS đọc thầm YC bài.
- Gọi HS đọc to YC
+ Bài toán cho gì?
+ Bài toán hỏi gì?
- Cho HS làm bài vào vở.
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Gọi HS soi, chia sẻ bài.
- Nhận xét, đánh giá bài HS. 
+ Muốn biết buổi chiều bán được bao nhiêu máy tính ta làm thế nào?
+ Bài toán thuộc dạng toán nào?
3 .Vận dụng
 Trò chơi “Ai nhanh hơn ai”
- GV nêu tên trò chơi và phổ biến cách chơi, luật chơi.
- GV thao tác mẫu.
- GV phát đồ dùng cho các nhóm; YC các nhóm thực hiện.
- GV nhận xét, khen ngợi HS.
- Nhận xét giờ học.
- HS lắng nghe
- HS ghi đáp án vào bảng con
B. 9
C. 15
- HS theo dõi
- HS theo dõi
- Em vận dụng các bảng cộng, trừ đã học.
- HS đọc thầm yêu cầu
- Điền dấu 
- HS làm bài
- HS chia sẻ bài làm
- Tính kết quả ở vế trái hoặc cả 2 vế rồi so sánh và điền dấu.
- HS theo dõi
- HS làm bảng con: 1 và 3
- Vì túi 1 và 3 có tất cả 12 kg gạo (7 + 5 = 12).
- HS đọc thầm.
- 1-2 HS đọc.
- Buổi sáng bán được 11 máy tính ...
- Hỏi buổi chiều bán được .
 Bài giải
Số máy tính buổi chiều cửa hàng bán là: 11 - 3 = 8 (máy tính)
 Đáp số: 8 máy tính.
- Lấy số máy buổi sáng trừ đi phần ít hơn .
- Bài toán về ít hơn.
- HS theo dõi
- HS chơi 
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU DẠY HỌC
.	
.	
	.	
Thứ ngày tháng năm 
BÀI 33: ÔN TẬP PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ TRONG 
PHẠM VI 20, 100 (4 TIẾT)
TIẾT 3: LUYỆN TẬP 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Sau bài học này, HS đạt các yêu cầu sau:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Củng cố kiến thức, kĩ năng đã học về phép cộng, phép trừ các số trong phạm vi 100.
- Vận dụng, giải các bài toán thực tế liên quan đến phép cộng, phép trừ đã học.
2. Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Phát triển năng lực tính toán, kĩ năng so sánh số.
- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy chiếu, máy soi.
- HS: Bảng con.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động
- Bảng con: 17 - 8 + 6 5 + 6 - 7
+ Nêu cách thực dãy tính? 
- GV nhận xét
2. Luyện tập:
Bài 1: Củng cố các phép cộng, phép trừ các số tròn chục trong phạm vi 100
- Gọi HS đọc thầm YC bài.
- Bài yêu cầu gì?
- GVHD: tìm kết quả phép tính ở mỗi toa tàu rồi hoàn thiện bài
- Yêu cầu HS làm phiếu BT.
- GV cho HS Soi bài, chia sẻ bài làm.
+ Nêu kết quả phép tính ở mỗi toa? 
+ Các phép tính trong mỗi toa có đặc điểm gì?
+ Nêu những toa ghi phép tính có kết quả bé hơn 60
+ Nêu những toa ghi phép tính có kết quả lớn hơn 50 và bé hơn 100
- GV nhận xét
Bài 2: Củng cố các phép cộng, phép trừ (qua 10); số lớn nhất, số bé nhất.
- Gọi HS đọc thầm YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- GV cho HS làm vở
- Tổ chức cho HS soi bài chia sẻ trước lớp.
+ Nêu cách đặt tính?
+ Nêu cách thực hiện?
- GV lưu ý học sinh về mối quan hệ của phép cộng và phép trừ.
- Nhận xét, tuyên dương.
Bài 3: Củng cố, rèn kĩ năng thực hiện tính 
- Gọi HS đọc thầm YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- GV HD: ô tô đỗ vào bến khi phép tính ghi trên ô tô có kết quả bằng số ghi ở bến đỗ đó.
- Cho HS thảo luận nhóm
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn
- GV gọi đại diện nhóm chia sẻ bài
+ Có ô tô nào không có chỗ đỗ không?
- Nhận xét, đánh giá bài HS.
Bài 4: Củng cố cách giải và trình bày bài giải của bài toán có lời văn.
- HS đọc thầm YC bài.
- Gọi HS đọc to YC
+ Bài toán cho gì?
+ Bài toán hỏi gì?
- Cho HS làm bài vào vở.
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Gọi HS soi, chia sẻ bài.
- Nhận xét, đánh giá bài HS. 
+ Để tìm tất cả bao nhiêu người em làm như thế nào?
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- HS làm bảng con
- Tính từ trái sang phải.
- HS lắng nghe.
- HS làm bài trong phiếu BT.
- HS chia sẻ bài làm.
- A. 60, B. 60, C. 100, D. 30, E. 50
- Các phép cộng, trừ với các số tròn chục trong phạm vi 100
- Các toa D và E ghi phép tính có kết quả bé hơn 60.
- Các toa A và B ghi phép tính có kết quả bé hơn 100 và lớn hơn 50.
- HS đọc yêu cầu.
- Đặt tính và tính.
- HS làm vở
- HS chia sẻ bài làm
- Viết số ĐV hẳng với số đơn vị, số
- Tính từ phải sang trái .
- Từ phép cộng 28 + 35 = 63, ta có có tổng 63 trừ số hạng 28 thì được số hạng kia là 35, suy ra 63 - 28 = 35. Tương tự cũng có: 63 - 35 = 28.”
- HS đọc thầm.
- Tìm chỗ đỗ cho ô tô.
- HS theo dõi
- HS thảo luận nhón
- 28 + 15 = 43; 14 + 16 = 30; 72 - 45 = 27; 65 - 12 = 53; 34 + 16 = 50
- HS đọc thầm.
- 1-2 HS đọc.
- Có 56 người mặc áo đỏ và 28 ...
- Hỏi đội đồng diễn đó .
 Bài giải
Số người của đội đồng diễn có tất cả là: 56 + 28 = 84 (người) 
 Đáp số: 84 người.
- HS nêu .
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU DẠY HỌC
.	
.	
	.	
Thứ ngày tháng năm 
BÀI 33: ÔN TẬP PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ TRONG 
PHẠM VI 20, 100 (4 TIẾT) 
 TIẾT 4: LUYỆN TẬP 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Sau bài học này, HS đạt các yêu cầu sau:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Ôn tập các kiến thức, kĩ năng về phép cộng, phép trừ các số trong phạm vi 100;
- Vận dụng, giải các bài toán thực tế liên quan đến phép cộng, phép trừ đã học.
2. Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Phát triển năng lực tự giải quyết vấn đề, năng lực tính toán.
- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, máy soi
- HS: Bảng con. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động
Trò chơi: Chiếc hộp bí mật
Hộp màu đỏ : 8 + 7 - 5 = 
Hộp màu xanh : 6 + 6 - 4 = 
Hộp màu hồng : 14 - 7 + 3 = 
- GV phổ biến luật chơi và cách chơi
- GV cho HS chơi - Nhận xét
+ Khi thực hiện dãy tính em làm ntn?
2. Luyện tập
Bài 1: Rèn phép cộng, phép trừ và tính tổng các SH bằng nhau.
- Gọi HS đọc thầm YC bài.
- Bài có mấy yêu cầu?
- GVHD phần a: Thực hiện lần lượt từng phép tính từ trái sang phải theo chiều mũi tên.
- GV cho HS làm phiếu bài tập rồi chia sẻ bài làm.
- Vì sao ở chỗ “?” thứ nhất em điền số 35?
- Còn chỗ “?” thứ hai em điền số mấy?
- Dựa vào đâu em có kết quả 16?
- Em có nhận xét gì về phép tính phần b?
- Nêu cách thực hiện tính?
- GV nhận xét, khen ngợi HS.
Bài 2: Rèn phép cộng, phép trừ
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- GV cho HS quan sát bảng và trả lời câu hỏi theo SGK tr 128.
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Gọi HS chia sẻ theo nhóm 1 bạn hỏi - 1 bạn trả lời.
a. Tính tổng của ba số tròn chục có trong bảng?
b. Hai số nào có tổng bằng 23?
c. Hai số nào trong bảng có tổng lớn nhất
- Đánh giá, nhận xét bài HS.
Bài 3: Củng cố cách giải và trình bày bài giải của bài toán có lời văn.
- HS đọc thầm YC bài.
- ChoHS phân tích đề toán theo nhóm đôi
+ Bài toán cho gì?
+ Bài toán hỏi gì?
- Cho HS làm bài vào vở.
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Gọi HS soi, chia sẻ bài.
- Nhận xét, đánh giá bài HS. 
+ Để tìm số xăng-ti-mét thanh gỗ còn lại em làm như thế nào?
Bài 4: Củng cố dạng BT về “tháp số” 
- GV cho HS quan sát tháp số, đọc thầm YC bài.
- Nêu yêu cầu?
- GV hướng dẫn HS phát hiện quy luật tính từ hàng dưới cùng lên hàng trên tiếp theo. Chẳng hạn: 2 + 3 = 5; 3 + 3 = 6 
- HS thảo luận nhóm đôi (2')
- Gọi đại diện nhóm trình bày
- Ở chỗ “?” thứ nhất em điền số nào?
- Đỉnh tháp là số nào?
- GV nhận xét, tuyên dương.
3. Củng cố, dặn dò:
- Hôm nay em học bài gì? 
- Nhận xét giờ học.
- HS lắng nghe
- HS nối tiếp chọn hộp và trả lời
- Thực hiện từ trái sang phải.
- HS đọc thầm.
- Bài có 2 yêu cầu .
- HS làm bài.
- Điền số 35 vì 18 + 17 = 35.
- Điền số 26 vì 35 - 9 = 26.
- Dựa vào phép tính 24 - 8 
- Có 3 số hạng bằng nhau là 24 
- Thực hiện phép tính từ trái sang phải
- HS quan sát bảng và trả lời câu hỏi theo SGK tr 128.
- HS chia sẻ.
- Tổng ba số tròn chục là: 20 + 30 + 40 = 90;
- Hai số có tổng bằng 23 là 11 và 12 
- Hai số 44 và 45 có tổng lớn nhất (44 + 45 = 89).
- HS đọc thầm yêu cầu.
- HS phân tích đề toán theo nhóm.
- Một thanh gỗ dài 92cm ..
- Hỏi thanh gỗ còn lại dài .
 Bài giải
Thanh gỗ còn lại dài là:
92 - 27 = 65 (cm)
Đáp số: 65 cm.
- HS nêu .
- HS quan sát, đọc thầm bài
-HS nêu
- HS thảo luận nhóm
- 2 + 3 = 5; 3 + 3 = 6; 3 + 4 = 7; 4 + 4 = 8;... 
- Là số 52 vì 24 + 28 = 52
- HS nêu .
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU DẠY HỌC
.	
.	
	.	
Thứ ngày tháng năm 
	BÀI 34: ÔN TẬP HÌNH PHẲNG
TIẾT 1: LUYỆN TẬP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Sau bài học này, HS đạt các yêu cầu sau:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Nhận dạng được hình tứ giác, đoạn thẳng, ba điểm thẳng hàng
- Đo được độ dài đoạn thẳng; nhận biết được đoạn thẳng dài nhất, đoạn thẳng ngắn nhất.
- Vẽ được hình vuông, hình chữ nhật, hình tứ giác trên giấy ôli.
2. Năng lực:
- Qua thực hành luyện tập sẽ phát triển năng lực tư duy và lập luận
- Phát triển năng lực giao tiếp toán học.
3. Phẩm chất: Chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, trung thực
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. GV: Laptop; máy chiếu; clip, slide minh họa, ... Bộ đồ dùng học Toán 2.
2. HS: SHS, vở ô li, VBT, bảng con, ...
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động (3 phút)
- GV tổ chức cho HS hát tập thể
- GV kết nối vào bài: Tiết học hôm nay sẽ giúp các em ôn tập về hình phẳng: Nhận dạng được hình tứ giác, đoạn thẳng, ba điểm thẳng hàng; đo được độ dài đoạn thẳng; nhận biết được đoạn thẳng dài nhất, đoạn thẳng ngắn nhất và vẽ được hình vuông, hình chữ nhật, hình tứ giác trên giấy ôli.
- GV ghi tên bài: Luyện tập
2. Bài mới
a. Luyện tập:
Bài 1: 
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- GV hướng dẫn HS thực hiện lần lượt yêu cầu của bài tập là đếm các đoạn thẳng.
- Chữa bài, mời HS lên bảng đếm số đoạn thẳng trong từng hình
- Nhận xét, tuyên dương HS.
Bài 2:
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- Yêu cầu HS thực hiện lần lượt các yêu cầu của bài tập
- Yêu cầu HS nêu kết quả thực hiện được ở từng phần.
- Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét, tuyên dương.
Bài 3: 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Bài yêu cầu làm gì?
- Hướng dẫn HS quan sát và nhận dạng hình tứ giác
- Yêu cầu HS làm bài và trả lời trước lớp.
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhận xét, đánh giá bài HS.
Bài 4: 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Bài yêu cầu làm gì?
- Hướng dẫn HS củng cố 3 điểm thẳng hàng.
- Yêu cầu HS làm bài vào phiếu bài tập theo nhóm đôi
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Mời HS chia sẻ kết quả
- Nhận xét, đánh giá bài HS.
Bài 5: 
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- Hướng dẫn HS vẽ hình theo các bước:
+ Quan sát, nhận dạng hình cần vẽ
+ Chấm các điểm là các đỉnh của hình vẽ
+ Nối các đỉnh như hình mẫu.
- Yêu cầu HS thực hiện vào vở 
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhận xét, đánh giá bài HS.
3.Củng cố,dặn dò:
- Tiết học hôm nay các em đã được ôn tập những gì?
 - Nhận xét giờ học.
- HS hát
- HS lắng nghe
- 2 - 3 HS đọc.
- 1 - 2 HS trả lời.
- HS thực hiện lần lượt yeu cầu.
a) Có 3 đoạn thẳng
b) Có 3 đoạn thẳng
c) Có 4 đoạn thẳng
d) Có 5 đoạn thẳng
- Cả lớp cùng theo dõi
- HS cùng GV nhận xét
- HS đọc yêu cầu
- HS trả lời
- HS thực hiện lần lượt các yêu cầu
- HS thực hiện đo và so sánh theo cặp đôi
a) Đoạn thẳng AB = 5cm; CD = 7cm; PQ= 7cm; MN = 9cm
b) Hai đoạn thẳng CD và PQ bằng nhau.
c/ Đoạn thẳng AB ngắn nhất, đoạn thẳng MN dài nhất.
- HS cùng GV nhận xét
- HS đọc yêu cầu bài tập
- 1 - 2 HS trả lời.
- HS quan sát, theo hướng dẫn của GV, thực hiện lần lượt các yêu cầu của bài tập.
- Các hình A và D là hình tứ giác
- 2 - 3 HS đọc.
- 1- 2 HS trả lời.
- HS làm bài vào phiếu bài tập theo nhóm đôi
- HS chia sẻ.
M, O, P là 3 điểm thẳng hàng; M, R, N là 3 điểm thẳng hàng; N, O, Q là 3 điểm thẳng hàng; N, S, P là 3 điểm thẳng hàng.
- Cùng GV nhận xét
- 2 -3 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS làm bài cá nhân.
- HS đổi chéo vở kiểm tra.
- 1-2 HS trả lời.
- Cùng GV nhận xét tiết học 
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU DẠY HỌC
.	
.	
	.	

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_toan_lop_2_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_tuan.doc