Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Bài: Nặng hơn – Nhẹ hơn

Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Bài: Nặng hơn – Nhẹ hơn

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức, kỹ năng

- Bước đầu hình thành biểu tượng về khối lượng qua việc so sánh để biết nặng hơn, nhẹ hơn hay nặng bằng nhau giữa hai vật thông thường.

- Cảm nhận được độ nặng hơn, nhẹ hơn hay nặng bằng nhau giữa hai vật bằng các giác quan

- Biết cách so sánh các vật nặng hơn, nhẹ hơn hay nặng bằng nhau từ hình ảnh bập bênh.

2.Năng lực:

 2.1. Năng lực chung:

- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động

- Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết

cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề.

 2.2. Năng lực đặc thù:

- Giao tiếp toán học: Bước đầu hình thành biểu tượng về khối lượng qua việc so sánh để nhận biết nặng hơn, nhẹ hơn hay nặng bằng nhau giữa hai vật thông thường.

- Tư duy và lập luận toán học: Cảm nhận được độ nặng hơn, nhẹ hơn hay nặng bằng nhau giữa hai vật bằng các giác quan.

- Sử dụng công cụ, phương tiện toán học: Xác định được các vật nặng hơn, nhẹ hơn hoặc nặng bằng nhau thông qua bập bênh, con vật đồ chơi.

- Giải quyết vấn đề toán học: Biết cách so sánh các vật nặng hơn, nhẹ hơn hay nặng bằng nhau từ hình ảnh bập bênh.

 

doc 6 trang Hà Duy Kiên 28/05/2022 21442
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Bài: Nặng hơn – Nhẹ hơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
MÔN: TOÁN – LỚP 2
BÀI : NẶNG HƠN – NHẸ HƠN
MỤC TIÊU:
Kiến thức, kỹ năng
- Bước đầu hình thành biểu tượng về khối lượng qua việc so sánh để biết nặng hơn, nhẹ hơn hay nặng bằng nhau giữa hai vật thông thường.
- Cảm nhận được độ nặng hơn, nhẹ hơn hay nặng bằng nhau giữa hai vật bằng các giác quan
- Biết cách so sánh các vật nặng hơn, nhẹ hơn hay nặng bằng nhau từ hình ảnh bập bênh.
2.Năng lực:
	2.1. Năng lực chung: 
- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động
- Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết
cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề.
	2.2. Năng lực đặc thù: 
- Giao tiếp toán học: Bước đầu hình thành biểu tượng về khối lượng qua việc so sánh để nhận biết nặng hơn, nhẹ hơn hay nặng bằng nhau giữa hai vật thông thường.
- Tư duy và lập luận toán học: Cảm nhận được độ nặng hơn, nhẹ hơn hay nặng bằng nhau giữa hai vật bằng các giác quan.
- Sử dụng công cụ, phương tiện toán học: Xác định được các vật nặng hơn, nhẹ hơn hoặc nặng bằng nhau thông qua bập bênh, con vật đồ chơi....
- Giải quyết vấn đề toán học: Biết cách so sánh các vật nặng hơn, nhẹ hơn hay nặng bằng nhau từ hình ảnh bập bênh.
	3.Phẩm chất: 
- Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong việc học tập và làm bài.
- Chăm chỉ: Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia các hoạt động học tập: trò chơi, thực hành,...
- Trách nhiệm: Có trách nhiệm tham gia tốt các hoạt động học tập, hoàn thành nhiệm vụ được giao, làm bài tập đầy đủ.
- Yêu nước:giữ gìn dụng cụ học hập, thích đọc sách,..
Tích hợp: Toán học và cược sống, tự nhiên và xã hội,.. 
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY – HỌC:
Giáo viên: 
- Nội dung powerpont, máy chiếu, laptop, các thẻ trò chơi, phiếu bài tập,..
2. Học sinh: 
- Con heo đất, con heo bằng nhựa, quả bóng đá và quả bóng bay
III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động 1: Khởi động (5 phút):
* Mục tiêu: 
Tạo không khí lớp học vui tươi, sinh động kết hợp kiểm tra kiến thức cũ.
* Phương pháp: Trò chơi.
* Hình thức: Lên lớp
* Sản phẩm
*Cách thực hiện
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi: Ai nhanh hơn
- GV chia lớp thành hai đội A – B
- Hai đội luân phiên nhau nêu kết quả cộng, trừ các số tròn trăm ( Cộng, trừ không nhớ trong phạm vi 1000).
- Nhận xét, tuyên dương.
-> Giới thiệu bài học mới: Nặng hơn – nhẹ hơn
- HS tham gia chơi.
2. Hoạt động 2: Giới thiệu “Nặng hơn”, “nhẹ hơn” hay “nặng bằng nhau”giữa hai vật (10
phút)
* Mục tiêu: Hình thành biểu tượng về khối lượng qua việc so sánh để nhận biết nặng hơn, nhẹ hơn hay nặng bằng nhau giữa hai vật thông thường.
* Phương pháp: Trực quan, đàm thoại, thực hành, thảo luận 
*Hình thức: Cá nhân, nhóm.
* Sản phẩm
*Cách thực hiện
a) Tạo tình huống: nhu cầu xuất hiện việc so sánh hai vật.
- Giáo viên đưa ra hai vật (con heo bằng đất và con heo băng nhựa) cho HS quan sát và nhận xét:
+ Con heo được làm bằng vật liệu gì?
+Em thấy con heo nào đẹp hơn?
+ Con heo nào nặng hơn?
-Cho HS lên bảng cầm hai con heo bằng đôi tay.
- Đưa ra quả bóng bay và trái bóng. Hướng dẫn tương tự.
- GV nhận xét, kết luận: Vậy nhìn vào hai vật, ta có thể so sánh, biết vật nào nặng hơn,nhẹ hơn hay nặng bằng nhau không?
b) Giới thiệu “nặng hơn”, “nhẹ hơn” hay “nặng bằng nhau”
- Yêu cầu HS đặt các dụng cụ học tập lên trên bàn.
- Cho HS thực hiện theo hình thức trò chơi “Đố bạn”
Để nhận biết “nặng”, “nhẹ” qua việc nâng các đồ vật trên hai tay.
+ Cái nào nặng hơn?
- Gọi một số nhóm thực hiện trước lớp.
Ong tìm tổ
-Hướng dẫn học sinh thực hiện
- Chia lớp thành 2 đội A và B: đội nào tìm đúng các tổ ong trước là đội chiến thắng.
-Đại diện mỗi đội 1 bạn tham gia trò chơi
- Gọi học sinh nhận xét
- GV nhận xét trò chơi, chốt lại.
- Nhóm 2 học sinh, quan sát và thảo luận trả lời:
+ Bằng đất, bằng nhựa.
+ Con heo bằng đất ( bằng nhựa)
+ Con heo bằng đất nặng hơn.
- Học sinh quan sát, làm theo.
Thảo luận, trả lời
- Học sinh lắng nghe.
- Đặt đồ dùng lên bàn.
- Thực hiện nhóm đôi.
-Cầm hai đồ vật lên và so sánh:
+ Hộp bút nặng hơn cây thước.
+ Cây bút nhẹ hơn quyển sách Toán.
+ Hai cây thước nặng bằng nhau.
- 2 bạn tham gia chơi, cả lớp hát bài “ Chị ong nâu và em bé”
+ Giỏ màu đỏ nặng hơn giỏ màu xanh. Vì có nhiều đồ trong giỏ.
+ Giỏ màu xanh nhẹ hơn giỏ màu đỏ.Vì không có đồ trong giỏ.
+ Hai bạn đang ngồi trên bập bênh. Hai bạn đó nặng bằng nhau. Vì cái bập bênh nằm ngang bằng nhau.
Hoạt động 3: Luyện tập - Thực hành so sánh để nhận biết nặng hơn, nhẹ hơn hoặc nặng bằng nhau(15 phút)
* Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức vừa học so sánh hai vật, nhận biết được biểu tượng về khối lượng.
* Phương pháp: Trực quan, thực hành 
* Hình thức: Cá nhân, nhóm.
* Sản phẩm
*Cách thực hiện
Bài tập 1: 
Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
Nhắc lại yêu cầu.
- Cho HS quan sát tranh, thảo luận nhóm đôi.
- GV nhận xét, cho HS giải thích vì sao em biết.
Bài tập 2: 
- Cho HS quan sát bằng mắt cảm nhận độ nặng nhẹ của các vật.
-Gọi HS trả lời, sau đó cho các em lên bảng cầm các vật lên để cảm nhận độ nặng bằng tay.
Bài tập 3: 
-Cho các em thảo luận nhóm 4.
-Gọi các nhóm trình bày, giải thích vì sao hộp đó nặng hơn.
- GV nhận xét, tuyên dương.
4. Hoạt động 4; Củng cố (5phút):
* Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức trọng tâm mới học.
* Phương pháp: Thực hành 
* Hình thức: trò chơi.
* Sản phẩm
*Cách thực hiện
- Giáo viên cho học sinh chơi trò chơi: Ai nhanh – Ai đúng 
- GV nhận xét, tuyên dương.
-Dặn dò Học sinh về nhà so sánh khối lượng đồ vật trong nhà cho người thân trong gia đình cùng nghe.
-Quan sát tranh,thảo luận. Sau đó từng nhóm lên trả lời.
a/ Bạn gái nặng hơn bạn trai 
( Bạn trai nhẹ hơn bạn gái)
b/ Bạn trai nặng hơn bạn gái 
( Bạn gái nhẹ hơn bạn trai).
c/ Hai bạn nặng bằng nhau.
-Quan sát và nêu:
-Trả lời: 
+ Qủa bóng bay nhẹ hơn quả dưa hấu.
+ Hai chú gấu nặng bằng nhau.
+ Qủa bóng nặng hơn quả cầu lông.
+ Cái búa nặng hơn cuộn giấy.
-Thảo luận nhóm , tìm hộp nào nặng hơn dựa vào các khối hộp.
- Trả lời, giải thích.
-Tham gia trò chơi “Ai nhanh – Ai đúng” so sánh độ nặng của một số vật.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_toan_lop_2_sach_chan_troi_sang_tao_bai_nang_hon_nhe.doc