Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Bài: Ôn tập phép cộng và phép trừ (Tiết 4)

Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Bài: Ôn tập phép cộng và phép trừ (Tiết 4)

I. MỤC TIÊU:

1. Năng lực:

1.1. Năng lực đặc thù:

- Ôn tập cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100: tính nhấm, tính viết, vận dụng sơ đồ tách - gộp số, mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ để tìm kết quả và tìm thành phần trong phép cộng, phép trừ, biểu đồ tranh, vận đụng giải quyết vấn đề đơn giản.

1.2. Năng lực chung:

- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động

 - Tư duy và lập luận toán học, mô hình hoá toán liọc, giao tiếp toán học.

 - Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập.

2. Phẩm chất:

- Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong việc học tập và làm bài.

- Chăm chỉ: Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia các hoạt động học tập.

- Trách nhiệm: Có trách nhiệm tham gia tốt các hoạt động học tập, hoàn thành nhiệm vụ được giao, làm bài tập đầy đủ.

*Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY – HỌC:

1. Giáo viên:

- Sách Toán lớp 2; bộ thiết bị dạy toán; hình vẽ bài tập 12

2. Học sinh:

- Sách học sinh, bộ thiết bị học toán; bảng con

 

docx 3 trang Hà Duy Kiên 5550
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Bài: Ôn tập phép cộng và phép trừ (Tiết 4)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
MÔN: TOÁN – LỚP 2
CHỦ ĐỀ: ÔN TẬP HỌC KÌ I
TUẦN: 17 	BÀI : ÔN TẬP PHÉP CỘNG VÀ PHÉP TRỪ (TIẾT 4)
( Sách Chân trời sáng tạo – SGK trang 123, 124 )
MỤC TIÊU:
1. Năng lực:
1.1. Năng lực đặc thù: 
Ôn tập cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100: tính nhấm, tính viết, vận dụng sơ đồ tách - gộp số, mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ để tìm kết quả và tìm thành phần trong phép cộng, phép trừ, biểu đồ tranh, vận đụng giải quyết vấn đề đơn giản. 
Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động
 - Tư duy và lập luận toán học, mô hình hoá toán liọc, giao tiếp toán học.
 - Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập.
Phẩm chất: 
- Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong việc học tập và làm bài.
- Chăm chỉ: Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia các hoạt động học tập.
- Trách nhiệm: Có trách nhiệm tham gia tốt các hoạt động học tập, hoàn thành nhiệm vụ được giao, làm bài tập đầy đủ.
*Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY – HỌC:
Giáo viên: 
- Sách Toán lớp 2; bộ thiết bị dạy toán; hình vẽ bài tập 12
2. Học sinh: 
- Sách học sinh, bộ thiết bị học toán; bảng con
III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động 1: Khởi động 
* Mục tiêu: Tạo không khí lớp học vui tươi, sinh động 
* Phương pháp: 
* Hình thức: cả lớp 
Yêu cẩu 1 HS bắt nhịp 
Cả lớp cùng hát
2. Hoạt động 2: Ôn tập giải toán
* Mục tiêu: Biết giải bài toán về nhiều hơn, ít hơn
* Phương pháp : Thực hành, đàm thoại, thảo luận
* Hình thức: Cá nhân, nhóm. 
Bài 10/trang 123
- Yêu cầu HS đọc bài toán
- Yêu cầu HS xác định cái đã cho và câu hỏi của bài toán, xác định các việc cần làm: giải bài toán.
Sửa bài. GV khuyến khích nhiều nhóm trình bày bài giải (có giải thích cách làm).
GV lưu ý HS khi biết một số và phần chênh lệch ít hơn, để tìm số còn lại, ta chọn phép tính trừ vì số phải tìm là số bé hơn (thao tác tách).
Bài 11/trang 123
- Yêu cầu HS đọc bài toán
- Yêu cầu HS xác định cái đã cho và câu hỏi của bài toán, xác định các việc cần làm: giải bài toán.( nhóm) 
GV lưu ý HS khi biết một số và phần chênh lệch nhiều hơn, để tìm số còn lại, ta chọn phép tính cộng vì số phải tìm là số lớn hơn (thao tác gộp).
2 em Đọc bài toán
+Xác định cái đã cho: Bạn trai có 15 hạt đậu, bạn gái ít hơn bạn trai 7 hạt đậu
+Bài toán hỏi bạn gái có bao nhiêu hạt đậu
-HS làm bài cá nhân.
 Bạn gái có số hạt đậu là: 
– 7 = 8 ( hạt đậu)
 Đáp số: 8 hạt đậu
-Thảo luận nhóm 
+Xác định cái đã cho, câu hỏi của bài toán, giải bài toán 
-Chia sẻ cùng bạn 
Số hạt đậu của bạn trai là: 
15 + 5 =20( hạt đậu)
Đáp số 15 hạt đậu
2. Hoạt động 3: Thu thập, phân loại
* Mục tiêu: Biết thu thập, phân loại, kiểm đếm thể hiện kết quả trên một bảng cho sẵn 
* Phương pháp: Trực quan, đàm thoại, thực hành, thảo luận 
*Hình thức: Cá nhân 
Bài 12/124: Quan sát hình vẽ các con bọ rùa
Thu thập, phân loại, kiểm đếm
Thu thập
GV giới thiệu: Tìm hiểu về các con bọ rùa theo màu sắc, người ta thu thập và thể hiện qua bảng (SGK trang 124)
Phân loại
Người ta phân loại bọ rùa thành mấy loại? Kể tên.
Kiểm đếm
HS đếm số bọ rùa mỗi loại và ghi chép kết quả đếm.
Thể hiện kết quả kiểm đếm trên một bảng cho sẵn.
Đặt vào khung: 
Đọc và nêu nhận xét đơn giản từ biểu đồ tranh
Chỉ cần nhìn vào sơ đồ, ta thấy ngay:
Sửa bài: GV khuyến khích nhiều nhóm trình bày (có thao tác trên bảng lớp để minh hoạ).
(Yêu cầu HS chỉ vào phần nhiều hơn).
- Học sinh quan sát, tìm hiểu về biểu đồ tranh
- Học sinh làm bài vào phiếu
- Học sinh theo dõi phiếu bài tập
-HS ghi chép trả lời câu hỏi
4 loại: Màu vàng, màu đỏ, màu tím, màu xanh
Có 18 con bọ rùa màu đỏ.
Có 9 con bọ rùa màu vàng.
Có 14 con bọ rùa màu xanh.	
Có 11con bọ rùa màu tím.
HS (nhóm đôi) xem biểu đồ và trả lời các câu hỏi (HS nói cho nhau nghe).
Sửa bài, HS giải thích các câu trả lời.
Số con bọ rùa màu đỏ nlìiều nhất, số con bọ rùa màu vàng ít nhất.
Số con bọ rùa màu đỏ nhiều hơn số con bọ rùa màu vàng 9 con 
3. Hoạt động 4: Củng cố 
* Mục tiêu: Giúp HS củng cố lại lại kiến thức đã học
* Phương pháp: Hỏi đáp
* Hình thức Cá nhân
Qua bài học này, em học được những gì ?
HS nêu kiến thức vừa học được
Hoạt động ở nhà 
* Mục tiêu: Ôn lại kiến thức đã học 
* Phương pháp: Tự học.
- Giáo viên yêu học sinh về nhà ôn lại kiến thức đã học và xem bài ôn tập về hình học 
- Học sinh thực hiện ở nhà.
Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_2_sach_chan_troi_sang_tao_bai_on_tap_phep_c.docx