Giáo án Toán 2 Sách Kết nối tri thức - Tuần 24

Giáo án Toán 2 Sách Kết nối tri thức - Tuần 24

Toán

TIẾT 116: ĐƠN VỊ, CHỤC, TRĂM, NGHÌN

I. MỤC TIÊU:

*Kiến thức, kĩ năng:

- Giúp HS ôn tập và củng cố về quan hệ giữa đơn vị và chục, giữa chục và trăm.

- HS năm được đơn vị nghìn, quan hệ giữa trăm và nghìn.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Phát triển năng lực mô hình hóa toán học.

- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài; bộ ô vuông biểu diễn số, các tờ phiếu ghi sẵn các số 100, 200, 300, 1000.

- HS: SGK; Bộ đồ dùng Toán.

 

doc 10 trang Hà Duy Kiên 26/05/2022 2162
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán 2 Sách Kết nối tri thức - Tuần 24", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 24
Toán
TIẾT 115: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
*Kiến thức, kĩ năng:
- Củng cố kĩ năng nhận dạng khối trụ và khối cầu.
- HS được liên hệ với ứng dụng của các hình khối trong thực tế.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Phát triển năng lực tính toán, năng lực mô hình hóa, trí tưởng tượng không gian, kĩ năng so sánh và tính toán với số có đơn vị là ki-lô-gam.
- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.
- HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra:
2. Dạy bài mới:
Bài 1: 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- GV chiếu hình các đồ vật như tranh sgk/tr.38 cho HS quan sát.
- GV hướng dẫn HS quan sát mẫu rồi yêu cầu HS đọc tên gọi của khối ứng với hình dạng của mỗi đồ vật.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- GV chiếu tranh tranh sgk/tr.38, giới thiệu: Tranh minh họa một phi thuyền đang gắp một thiên thạch, bên cạnh có môt số các thiên thể của Hệ Mặt Trời: Mặt Trời, Sao Thủy, Sao Kim và Trái Đất.
- Hướng dẫn HS tìm:
+ Các hình có dạng khối trụ.
+ Các hình có dạng khối cầu.
- Yêu cầu HS tìm các hình có dạng khối hộp chữ nhật.
- Nhận xét, tuyên dương.
Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- GV chiếu tranh tranh sgk/tr.39.
a) 
- Gọi HS nêu tên khối và đọc cân nặng của mỗi khối gỗ trong hình.
- Yêu cầu HS thảo luận theo cặp, so sánh các số đo, trả lời câu hỏi trong bài rồi chia sẻ trước lớp.
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhận xét, đánh giá.
b) 
- GV gọi HS đọc bài toán.
- Yêu cầu HS nêu cân nặng của các khối gỗ theo yêu cầu.
=> Để biết bạn voi đã kéo bao nhiêu ki-lô-gam gỗ, ta làm như thế nào? 
- GV cho HS làm bài vào vở ô li.
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhận xét, đánh giá bài HS.
*GV chiếu hình ảnh voi vận chuyển đồ đạc, hàng hóa, giúp con người và giới thiệu: Voi là một loài vật có thân hình chắc chắn, thân thiệ với con người. Ở một số vùng miền hoặc ở một số nước, voi thường giúp con người vận chuyển đồ đạc, hàng hóa, Hình ảnh voi vận chuyển gỗ rất gần gũi với cuộc sống thường ngày 
Bài 4:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- GV chiếu tranh sgk/tr.39, giới thiệu: Bức tranh trong bài mô tả khung cảnh ba bạn Nam, Việt và Mai đang ở một triển lãm tranh. Ba bức tranh treo trên tường vẽ ba công trình kiến trúc khá nổi tiếng trên thế giới. Hình ảnh từng tòa nhà là tháp nghiêng Pi-sa ở I-ta-li-a, Kim tự tháp ở Ai Cập, tòa nhà Nur Alem ở Kazakhstan.
- Yêu cầu HS thảo luận theo cặp, nhận xét lời nói của từng bạn rồi chia sẻ trước lớp.
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhận xét, đánh giá.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- 2-3 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS quan sát.
- HS quan sát, làm theo yêu cầu.
- 2-3 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS quan sát. 
- HS tìm:
+ Thân tàu, khúc đầu cánh tay máy.
+ Mặt Trời, Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất, thiên thạch và mũ của phi hành gia.
- HS tìm và chia sẻ.
- 2-3 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS quan sát tranh.
- HS nêu.
- HS làm việc cặp đôi và chia sẻ: Khối gỗ nặng nhất có dạng khối hộp chữ nhật.
- 1-2 HS đọc.
- HS nêu.
- 1-2 HS trả lời.
- HS làm bài cá nhân.
- HS đổi chéo vở kiểm tra.
- HS quan sát, lắng nghe.
- 2-3 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS quan sát. 
- HS làm việc cặp đôi và chia sẻ.
Toán
TIẾT 116: ĐƠN VỊ, CHỤC, TRĂM, NGHÌN
I. MỤC TIÊU:
*Kiến thức, kĩ năng:
- Giúp HS ôn tập và củng cố về quan hệ giữa đơn vị và chục, giữa chục và trăm.
- HS năm được đơn vị nghìn, quan hệ giữa trăm và nghìn.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Phát triển năng lực mô hình hóa toán học.
- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài; bộ ô vuông biểu diễn số, các tờ phiếu ghi sẵn các số 100, 200, 300, 1000.
- HS: SGK; Bộ đồ dùng Toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra:
2. Dạy bài mới:
2.1. Khám phá:
a) Ôn tập về đơn vị, chục, trăm
- GV cho HS quan sát tranh sgk/tr.40:
+ Nêu bài toán: Hai bạn Việt và Rô-bốt đang cùng nhau làm những thanh sô-cô-la để làm quà tặng sinh nhật Mai. Ban đầu, hai bạn làm từng thanh sô-cô-la dài, mỗi thanh có 10 miếng (1 miếng chính là 1 ô vuông đơn vị). Sau đó, Rô-bốt gắn 10 thanh sô-cô-la đó thành một tấm sô-cô-la hình vuông.
+ Tấm sô-cô-la hình vuông đó đã đủ 100 miếng sô-cô-la chưa nhỉ?
- GV gắn các ô vuông (các đơn vị-từ 1 đơn vị đến 10 đơn vị) và gắn hình chữ nhật 1 chục ngay phía dưới 10 đơn vị. Yêu cầu HS quan sát rồi viết số đơn vị, số chục.
- 10 đơn vị bằng?
- GV gắn các hình chữ nhật (các chục-từ 1 chục đến 10 chục) và gắn hình vuông 100 ngay phía dưới 10 chục. Yêu cầu HS quan sát rồi viết số chục, số trăm.
- 10 chục bằng?
b) Giới thiệu về một nghìn
- GV gắn các hình vuông (các trăm-gắn thành từng nhóm 1 trăm, 2 trăm, 3 trăm, và nhóm 10 trăm). 
+ Yêu cầu HS quan sát rồi viết số trăm.
+ 10 trăm gộp lại thành 1 nghìn, viết là 1000 (một chữ số 1 và ba chữ số 0 liền sau), đọc là “Một nghìn”. 
- Yêu cầu HS lần lượt xếp các hình thành nhóm thể hiện số 400 đến 900.
- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm bốn:
+ Xếp các hình vuông, hình chữ nhật thành một số theo yêu cầu trong phiếu.
+ Các nhóm quan sát sản phẩm của nhau, nêu số mà nhóm bạn xếp được và đối chiếu với yêu cầu trong tờ phiếu.
- Quan sát, giúp đỡ HS.
- GV nhắc lại: 10 đơn vị bằng 1 chục, 10 chục bằng 1 trăm, 10 trăm bằng 1 nghìn.
2.2. Hoạt động:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- GV cho HS quan sát tranh sgk/tr.41.
- Yêu cầu HS đếm rồi viết số theo số đơn vị, số chục, số trăm.
- Quan sát, giúp đỡ HS.
3. Củng cố, dặn dò:
- Hôm nay em học bài gì? 
- Lấy ví dụ về số theo số đơn vị, số chục, số trăm.
- Nhận xét giờ học.
- HS quan sát.
- 2-3 HS trả lời: Tấm sô-cô-la của Rô-bốt gồm 10 chục hay 100 đơn vị, tức là 100 miếng sô-cô-la.
- HS quan sát và viết theo yêu cầu.
- 2-3 HS nhắc lại: 10 đơn vị bằng 1 chục.
- HS quan sát và viết theo yêu cầu.
- 2-3 HS nhắc lại: 10 chục bằng 1 trăm.
- HS quan sát.
+ HS viết số theo yêu cầu.
+ HS nhắc lại cá nhân, đồng thanh: 10 trăm bằng 1 nghìn.
- HS làm việc nhóm bốn, chia sẻ trước lớp và nhận xét nhóm bạn.
- HS nhắc lại cá nhân, đồng thanh.
- 2 -3 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS quan sát.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- HS nêu.
- HS chia sẻ.
Toán
TIẾT 117: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
*Kiến thức, kĩ năng:
- Giúp HS ôn tập và củng cố kiến thức về quan hệ giữa đơn vị và chục, giữa chục và trăm, giữa trăm và nghìn.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Phát triển năng lực tính toán, năng lực mô hình hóa toán học. 
- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.
- HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra:
2. Dạy bài mới:
Bài 1: 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- GV cho HS quan sát tranh sgk/tr.41.
- GV hỏi: 10 chiếc bánh là bao nhiêu?
- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm đôi, hoàn thành bài tập.
- Yêu cầu HS chia sẻ kết quả.
a) Có bao nhiêu khay bánh; có tất cả bao nhiêu chiếc bánh?
b) Có bao nhiêu khay bánh; có tất cả bao nhiêu chiếc bánh?
- GV quan sát, giúp đỡ HS.
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- GV cho HS quan sát tranh sgk/tr.42, nêu: mỗi lọ có 100 viên kẹo, 100 viên kẹo là 1 trăm viên kẹo.
- GV tổ chức cho HS làm việc cặp đôi, hoàn thành bài tập.
- Yêu cầu HS chia sẻ kết quả.
a) Có bao nhiêu lọ kẹo; có tất cả bao nhiêu viên kẹo?
b) Có bao nhiêu lọ kẹo; có tất cả bao nhiêu viên kẹo?
- GV quan sát, giúp đỡ HS.
Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- GV chiếu tranh sgk/tr.42.
- Yêu cầu HS dựa vào cấu tạo thập phân của số để hoàn thiện bài tập.
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhận xét, đánh giá.
Bài 4:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- GV cho HS quan sát tranh sgk/tr.42.
- GV tổ chức cho HS làm việc cặp đôi, hoàn thành bài tập.
- Yêu cầu HS chia sẻ kết quả.
a) Hôm qua, Rô-bốt bán được 4 hộp to, tức là bán được bao nhiêu chiếc bánh?
b) Hôm nay, Rô-bốt bán được 8 hộp nhỏ, tức là bán được bao nhiêu chiếc bánh?
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhận xét, đánh giá.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- 2-3 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS quan sát.
- 2-3 HS trả lời: 10 chiếc bánh là 1 chục bánh.
- HS làm việc cặp đôi.
- HS chia sẻ trước lớp:
a) Có 2 khay bánh; có tất cả 20 chiếc bánh (2 chục tức là 20).
b) Có 10 khay bánh; có tất cả 100 chiếc bánh (10 chục tức là 100).
- 2-3 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS làm việc nhóm 2.
- HS chia sẻ trước lớp:
a) Có 4 lọ kẹo; có tất cả 400 viên kẹo (4 trăm tức là 400).
b) Có 7 lọ kẹo; có tất cả 700 viên kẹo (7 trăm tức là 700).
- 2-3 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS quan sát tranh.
- HS thực hiện.
- 2-3 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS quan sát.
- HS làm việc nhóm 2.
- HS chia sẻ trước lớp.
a) Hôm qua, Rô-bốt bán được 4 hộp to, tức là bán được bao nhiêu 400 chiếc bánh.
b) Hôm nay, Rô-bốt bán được 8 hộp nhỏ, tức là bán được 80 chiếc bánh.
Toán
TIẾT 118: CÁC SỐ TRÒN TRĂM
I. MỤC TIÊU:
*Kiến thức, kĩ năng:
- Giúp HS nhận biết được, biết đọc và viết các số tròn trăm, sắp xếp thứ tự các số tròn trăm.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Phát triển năng lực mô hình hóa toán học.
- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài; bộ ô vuông biểu diễn số, phiếu bài tập ghi sẵn nội dung bài tập 2.
- HS: SGK; Bộ đồ dùng Toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra:
2. Dạy bài mới:
2.1. Khám phá:
- GV yêu cầu HS sắp xếp các ô vuông thành số 100.
- GV gắn hình vuông to; viết số, đọc số, nêu cấu tạo thập phân của số 100 lên bảng cho HS quan sát: 100 gồm 1 trăm, 0 chục và 0 đơn vị; viết là: 100; đọc là: “một trăm”.
- GV yêu cầu HS sắp xếp các ô vuông thành số 200.
- GV gắn hai hình vuông to; viết số, đọc số, nêu cấu tạo thập phân của số 200 lên bảng cho HS quan sát: 200 gồm 2 trăm, 0 chục và 0 đơn vị; viết là: 200; đọc là: “hai trăm”.
- Các số 300, 400, , 900, 1000 tiến hành tương tự.
- Yêu cầu HS nêu nhận xét về điểm chung của những số vừa liệt kê.
- GV chốt: “Các số 100, 200, 300,..., 900, 1000 là các số tròn trăm. Số 1000 cũng là số tròn trăm.
2.2. Hoạt động:
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân, viết các số tròn trăm từ 100 đến 1000 vào vở ô ly.
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- GV tổ chức cho HS chia sẻ kết quả trước lớp.
- Nhận xét, đánh giá.
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- GV cho HS quan sát dãy số trong sgk/tr.44.
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân, hoàn thiện bài tập vào phiếu bài tập.
- Quan sát, giúp đỡ HS.
- GV tổ chức cho HS chia sẻ kết quả trước lớp.
- Nhận xét, đánh giá.
Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- GV cho HS quan sát tranh sgk/tr.44.
+ Rô-bốt xếp bao nhiêu cái bút chì vào mỗi thùng?
+ Trong ngày thứ Hai, Rô-bốt xếp được bao nhiêu cái bút chì?
+ Trong ngày thứ Ba, Rô-bốt xếp được bao nhiêu cái bút chì?
+ Trong ngày thứ Tư, Rô-bốt xếp được bao nhiêu cái bút chì?
- Nhận xét, đánh giá.
3. Củng cố, dặn dò:
- Hôm nay em học bài gì? 
- Lấy ví dụ về số tròn trăm?
- Nhận xét giờ học.
- HS thực hiện.
- HS quan sát GV thao tác.
- HS nhắc lại cá nhân, đồng thanh.
- HS thực hiện.
- HS quan sát GV thao tác.
- HS nhắc lại cá nhân, đồng thanh.
- HS quan sát, thực hiện.
- HS nêu: Các số vừa liệt kê đều có hai chữ số 0 ở sau cùng.
- HS nhắc lại cá nhân, đồng thanh.
- 2 -3 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS làm bài.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- HS chia sẻ. 
- 2 -3 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS quan sát.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- HS chia sẻ. 
- 2 -3 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS quan sát.
+ Rô-bốt xếp 100 cái bút chì vào mỗi thùng.
+ Trong ngày thứ Hai, Rô-bốt xếp được 300 cái bút chì.
+ Trong ngày thứ Ba, Rô-bốt xếp được 500 cái bút chì.
+ Trong ngày thứ Tư, Rô-bốt xếp được 1000 cái bút chì.
- HS nêu.
- HS chia sẻ.
Toán
TIẾT 119: CÁC SỐ TRÒN CHỤC
I. MỤC TIÊU:
*Kiến thức, kĩ năng:
- Giúp HS nhận biết được, biết đọc và viết các số tròn chục, xếp thứ tự các số tròn chục.
- Giúp HS củng cố kĩ năng ước lượng số lượng đồ vật theo số tròn chục.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Phát triển năng lực mô hình hóa toán học.
- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài; bộ ô vuông biểu diễn số, phiếu bài tập ghi sẵn nội dung bài tập 1.
- HS: SGK; Bộ đồ dùng Toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra:
2. Dạy bài mới:
2.1. Khám phá:
- GV yêu cầu HS sắp xếp các ô vuông thành số 10.
- GV gắn hình chữ nhật; viết số, đọc số, nêu cấu tạo thập phân của số 10 lên bảng cho HS quan sát: 10 gồm 1 chục và 0 đơn vị; viết là: 10; đọc là: “mười”.
- GV yêu cầu HS sắp xếp các ô vuông thành số 100.
- GV gắn hình vuông to; viết số, đọc số, nêu cấu tạo thập phân của số 100 lên bảng cho HS quan sát: 100 gồm 1 trăm, 0 chục và 0 đơn vị; viết là: 100; đọc là: “một trăm”.
- GV yêu cầu HS sắp xếp các ô vuông thành số 210.
- GV gắn hai hình vuông to và hình chữ nhật; viết số, đọc số, nêu cấu tạo thập phân của số 210 lên bảng cho HS quan sát: 210 gồm 2 trăm, 1 chục và 0 đơn vị; viết là: 210; đọc là: “hai trăm mười”.
- Các số 650, 990, 1000 tiến hành tương tự.
- Yêu cầu HS nêu nhận xét về điểm chung của những số vừa liệt kê.
- GV chốt: “Các số 10, 20, 30,..., 990, 1000 là các số tròn chục. Số tròn trăm cũng là số tròn chục.
2.2. Hoạt động:
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- GV cho HS quan sát dãy số trong sgk/tr.46.
- GV hướng dẫn HS đếm thêm 1 chục rồi tìm số thích hợp với ô có dấu “?”.
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân, hoàn thiện bài tập vào phiếu bài tập.
- Quan sát, giúp đỡ HS.
- GV tổ chức cho HS chia sẻ kết quả trước lớp.
- Nhận xét, đánh giá.
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- GV cho HS quan sát tranh sgk/tr.46.
- Yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, nhận biết và viết số tròn chục dựa vào mô hình.
- Quan sát, giúp đỡ HS.
- GV tổ chức cho HS chia sẻ kết quả trước lớp.
- Nhận xét, đánh giá.
Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- GV cho HS quan sát tranh sgk/tr.46.
- GV yêu cầu HS quan sát hai lọ kẹo đã cho trước số kẹo trong lọ.
+ Lọ kẹo thứ nhất có bao nhiêu viên kẹo?
+ Lọ kẹo thứ hai có bao nhiêu viên kẹo?
- GV cho HS tiếp tục quan sát và hướng dẫn HS ước lượng số kẹo trong ba lọ kẹo còn lại: Lượng kẹo trong lọ thứ ba và lọ thứ tư cho cảm giác như 4 lọ kẹo đầu tiên là tăng dần đều (chiều cao của kẹo trong các lọ tăng dần). Vậy ta có thể ước lượng lọ thứ ba và lọ thứ tư có bao nhiêu viên kẹo?
- Nhận xét, đánh giá.
- GV hướng dẫn HS ước lượng số kẹo ở lọ thứ năm: Có thể đếm theo số tầng, mỗi tầng ứng với khoảng 10 viên như trong lọ thứ nhất. Lọ kẹo thứ năm có thể ước lượng có khoảng 10 tầng như vậy. Ta có thể ước lượng lọ thứ năm có bao nhiêu viên kẹo?
- Nhận xét, đánh giá.
3. Củng cố, dặn dò:
- Hôm nay em học bài gì? 
- Lấy ví dụ về số tròn chục?
- Nhận xét giờ học.
- HS thực hiện.
- HS quan sát GV thao tác.
- HS nhắc lại cá nhân, đồng thanh.
- HS thực hiện.
- HS quan sát GV thao tác.
- HS nhắc lại cá nhân, đồng thanh.
- HS thực hiện.
- HS quan sát GV thao tác.
- HS nhắc lại cá nhân, đồng thanh.
- HS quan sát, thực hiện.
- HS nêu: Các số vừa liệt kê đều có chữ số 0 ở sau cùng hay số đơn vị là 0.
- HS nhắc lại cá nhân, đồng thanh.
- 2 -3 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS quan sát.
- HS lắng nghe, ghi nhớ cách làm.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- HS chia sẻ. 
- 2 -3 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS quan sát.
- HS làm việc cặp đôi.
- HS chia sẻ. 
- 2 -3 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS quan sát.
- HS nêu.
+ Lọ kẹo thứ nhất có 10 viên kẹo.
+ Lọ kẹo thứ hai có 20 viên kẹo.
- HS quan sát, ước lượng: Lọ thứ ba có 30 viên kẹo, lọ thứ tư có 40 viên kẹo.
- HS quan sát, ước lượng: Lọ thứ năm có khoảng 100 viên kẹo.
- HS nêu.
- HS chia sẻ.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_toan_2_sach_ket_noi_tri_thuc_tuan_24.doc