Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Bài: Phép cộng không nhớ trong phạm vi 1000

Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Bài: Phép cộng không nhớ trong phạm vi 1000

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- Thực hiện được phép cộng không nhớ trong phạm vi 1000 bằng cách đặt tính.

- Thực hiện cộng nhẩm các số tròn trăm.

- Vận dụng giải toán có lời văn.

2. Kĩ năng

2.1. Năng lực đặc thù:

- Tư duy và lập luận toán học: Nhận biết dạng toán và vận dụng thực hiện các phép tính.

- Sử dụng công cụ, phương tiện toán học: Sử dụng bộ dụng cụ ĐDHT để thao tác tìm kết quả

2.2 Năng lực chung:

- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động

- Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập, biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề.

3. Phẩm chất

- Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong việc học tập và làm bài.

- Chăm chỉ: Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia các hoạt động học tập.

- Trách nhiệm: Có trách nhiệm tham gia tốt các hoạt động học tập, hoàn thành nhiệm vụ được giao, làm bài tập đầy đủ.

Tích hợp: Toán học và cuộc sống

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY - HỌC:

1. Giáo viên:

- Phiếu in bản đồ, các thẻ trăm, thanh chục, các khối lập phương rời.

2. Học sinh:

- Các thẻ trăm, thanh chục, các khối lập phương rời.

 

docx 4 trang Hà Duy Kiên 27/05/2022 17781
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Bài: Phép cộng không nhớ trong phạm vi 1000", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
MÔN: TOÁN – LỚP 2
	BÀI: PHÉP CỘNG KHÔNG NHỚ TRONG PHẠM VI 1000
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức 
- Thực hiện được phép cộng không nhớ trong phạm vi 1000 bằng cách đặt tính.
- Thực hiện cộng nhẩm các số tròn trăm.
- Vận dụng giải toán có lời văn.
2. Kĩ năng
2.1. Năng lực đặc thù: 
- Tư duy và lập luận toán học: Nhận biết dạng toán và vận dụng thực hiện các phép tính.
- Sử dụng công cụ, phương tiện toán học: Sử dụng bộ dụng cụ ĐDHT để thao tác tìm kết quả
2.2 Năng lực chung: 
- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động
- Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập, biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề.
3. Phẩm chất
- Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong việc học tập và làm bài.
- Chăm chỉ: Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia các hoạt động học tập.
- Trách nhiệm: Có trách nhiệm tham gia tốt các hoạt động học tập, hoàn thành nhiệm vụ được giao, làm bài tập đầy đủ.
Tích hợp: Toán học và cuộc sống
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY - HỌC:
1. Giáo viên: 
- Phiếu in bản đồ, các thẻ trăm, thanh chục, các khối lập phương rời.
2. Học sinh: 
- Các thẻ trăm, thanh chục, các khối lập phương rời.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC:
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
TIẾT 1
Hoạt động 1: Khởi động 
* Mục tiêu: 
Tạo không khí lớp học vui tươi, sinh động kết hợp kiểm tra kiến thức cũ.
* Phương pháp: Trò chơi.
* Hình thức: Cả lớp
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi: Lật ô số
- GV nêu luật chơi
- Khởi động vòng quay chọn HS lật ô số:
- Yêu cầu HS thục hiện phép tính dưới ô số.
- Giáo viên nhận xét chung, tuyên dương học sinh.
- Giới thiệu chuyển ý và giới thiệu bài mới: Hôm nay chúng ta tìm hiểu bài “Phép cộng không nhớ trong phạm vi 1000” và ghi đầu bài lên bảng
- HS lắng nghe 
- HS lần lượt chọn ô số
- HS Thực hiện
- HS nhận xét
- HS lắng nghe 
Hoạt động 2: Bài mới
* Mục tiêu:
- Biết thực hiện tính cộng không nhớ trong phạm vi 1000
* Phương pháp: Trực quan, đàm thoại, thực hành, thảo luận 
*Hình thức: Nhóm đôi.
a) Giới thiệu phép cộng (không nhớ) dạng số có ba chữ số cộng với số có một chữ số.
- Giáo viên đặt vấn đề: 263 + 4 = ?
- Hình thành số 263 từ bộ ĐDHT
- Yêu cầu HS suy nghĩ sẽ sử dụng thao tác nào để có kết quả 263+4 ?
- Các nhóm thông báo kết quả
- GV nhận xét
- GV hướng dẫn cách thực hiện đặt tính và tính
 263 3 cộng 4 bằng 7, viết 7
 4 Hạ 6, viết 6
 267 Hạ 2, viết 2
 263 + 4 = 267
- Yêu cầu học sinh so sánh kết quả khi thực hiện bằng ĐDHT
- Gọi HS nêu lại cách đặt tính và tính
b) Giới thiệu phép cộng (không nhớ) dạng số có ba chữ số cộng với số có ba chữ số.
- Giáo viên đặt vấn đề: 213 + 224 = ?
- Yêu cầu HS đặt tính và tính vào bảng con
- Gọi HS nêu cách đặt tính và tính
- Cho HS kiển tra kết quả lại bằng ĐDHT
- GV cho HS so sánh lại với kết quả đã thực hiện tính dọc.
- GV kết luận lại: cách đặt tính và tính 
 213 3 cộng 4 bằng 7, viết 7
 224 1 cộng 2 bằng 3, viết 3 
 437 2 cộng 2 bằng 4, viết 4
 213 + 224 = 437
- Học sinh lấy 2 thẻ trăm, 6 thanh chục, 3 khối lập phương
-HS suy nghĩ
 Có thể thao tác gộp 4 khối lập phương với 3 khối lập phương
- HS so sánh
- HS nêu
- HS thực hiện vào bảng con
- HS nêu
- HS kiển tra lại bằng ĐDHT
- HS so sánh
- HS nêu lại cách đặt tính và tính
Hoạt động 3: Thực hành
* Mục tiêu: Biết thực hiện tính cộng số có ba chữ số, áp dụng thực hiện trên sơ đồ tách gộp, tính quãng đường.
* Phương pháp: Trực quan, thực hành 
* Hình thức: Cá nhân, nhóm
Bài 1: Thực hiện cá nhân
- Gọi 1 em đọc yêu cầu
- GV hướng dẫn HS thực hiện theo mẫu để tính nhẩm, xem trăm là đơn vị đếm.
 Như vậy: 600 + 100 
 GV nêu: 6 trăm + 1 trăm = 7 trăm
 600 + 100 = 700
- Yêu cầu HS nhẩm tương tự các bài còn lại
- GV gọi kiểm tra việc nhẩm của HS
* Lưu ý: 10 trăm = 1 nghìn 
- GV nhận xét
Bài 2: Thực hiện nhóm đôi
- GV yêu cầu HS tính vào bảng cá nhân sau đó chia sẻ kết quả với bạn bên cạnh
- Gọi HS nêu
- GV nhận xét
- Một em đọc yêu cầu.
- HS lắng nghe và quan sát
- HS nhẩm
- HS nêu
- HS tính và chia sẻ
- HS nêu
TIẾT 2
Bài 3: Hoạt động nhóm 4
- GV hướng dẫn HS quan sát và nhận biết ba số liên kết với nhau theo các đường nối sẽ tạo thành sơ đồ tách - gộp: số trên là tổng hai số dưới nó.
Ví dụ: 656 + 100 = 756
- Yêu cầu HS thảo luận và thực hiện vào bảng nhóm
- GV cho đại diện nhóm lên nêu
GV khuyến khích HS nêu lại cách tính.
- Mở rộng: GV giới thiệu vai trò của hàng hải đối với nước ta và công dụng của các thùng chứa hàng.
Bài 4: Hoạt động cá nhân
- HS đọc bài toán
- GV yêu cầu HS:
 + Tìm hiểu bài toán (cho gì? hỏi gì?)
 + Tìm cách giải bài toán
 + Giải bài toán vào vở
- Gọi HS sửa bài
- GV yêu cầu HS thự hiện thao tác gộp cả hai tàu để có kiện hàng tất cả.
- GV nhận xét
Bài 5: Hoạt động nhóm bốn
- GV yêu cầu HS đọc đề
- HS trao đổi trong nhóm để tìm quãng đường từ cảng Sa Kỳ đến cảng Gianh (đi qua cảng Tiên Sa)
- HS nêu phép tính và câu trả lời:
134 + 235 = 369
Kết luận: Quãng đường từ cảng Sa Kỳ đến cảng Gianh (Đi qua cảng Tiên Sa) dài 369 km.
- GV nhận xét phần trình bày và kết luận của HS.
- Học sinh quan sát và lắng nghe
- Học sinh thảo luận
- Đại diện các nhóm nêu
- HS lắng nghe
- HS đọc
- HS suy nghĩ và nêu
- HS giải bài toán
Bài giải
Số kiện hàng cả hai tàu chở tất cả là:
150 + 223 = 373 (kiện hàng)
Đáp số: 373 kiện hàng
- HS thao tác
- Học sinh đọc đề
- HS thảo luận nhóm
- HS trình bày cách tính
Hoạt động 4: Củng cố 
* Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức trọng tâm mới học.
* Phương pháp: Trực quan 
* Hình thức: trò chơi.
- GV chiếu hình ảnh các cảng và chú thích (Cảng Sa Kỳ, Cảng Tiên Sa, Cảng Gianh)
Đố HS đây là cảng nào và ở đâu?
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi “Tìm tranh” 
- GV nhận xét, tuyên dương.
- Dặn dò Học sinh về nhà xem lại bài đã học trên lớp và chuẩn bị bài cho tiết sau.
- HS quan sát
- HS thảo luận và gắn hình ảnh các cảng vào vị trí thích hợp trên bản đồ

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_2_sach_chan_troi_sang_tao_bai_phep_cong_kho.docx