Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Bài: Phép nhân (3 tiết)

Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Bài: Phép nhân (3 tiết)

I. MỤC TIÊU:

1. Năng lực: Giúp HS

1.1. Năng lực đặc thù:

- Tư duy và lập luận toán học: Nhận biết ý nghĩa của phép nhân: sự lặp lại, phép nhân là cách viết khác của tổng các số hạng bằng nhau.

- Giao tiếp toán học: biết đọc, viết kí hiệu của phép nhân, hiểu thuật ngữ thể hiện phép nhân: cái gì (số nào) được lấy mấy lần?

- Giải quyết vấn đề toán học: biết chuyển tổng của nhiều số hạng bằng nhau thành phép nhân, biết cách tính kết quả của phép nhân dựa vào phép cộng.

- Mô hình hoá toán học: quan sát hình ảnh, nói được tình huống xuất hiện phép nhân, viết được phép nhân thích hợp.

1.2. Năng lực chung:

- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động

- Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; hiểu được nhiệm vụ của nhóm và trách nhiệm, hoạt động của mình trong nhóm sau khi được nhóm trưởng phân công.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề.

2. Phẩm chất:

- Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong việc học tập và làm bài.

- Chăm chỉ: Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia các hoạt động học tập.

- Trách nhiệm: Có trách nhiệm tham gia tốt các hoạt động học tập, hoàn thành nhiệm vụ được giao, làm bài tập đầy đủ.

 3. Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội, Tiếng Việt

II. CHUẨN BỊ

1. Đồ dùng

- Bộ đồ dùng toán lớp 2, tranh minh họa, khdh ppt, hình ảnh bàn tay,

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học

 - Kĩ thuật: động não, tia chớp.

 - Phương pháp: trò chơi, trực quan, thảo luận nhóm, thực hành, vấn đáp, quan sát.

 

docx 13 trang Hà Duy Kiên 54067
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Bài: Phép nhân (3 tiết)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
MÔN: TOÁN – LỚP 2
CHỦ ĐỀ: PHÉP NHÂN VÀ PHÉP CHIA
 TUẦN 19 	 BÀI: PHÉP NHÂN (TIẾT 1)
(Sách Chân trời sáng tạo – SGK trang 9)
MỤC TIÊU:
1. Năng lực: Giúp HS
1.1. Năng lực đặc thù: 
- Tư duy và lập luận toán học: Nhận biết ý nghĩa của phép nhân: sự lặp lại, phép nhân là cách viết khác của tổng các số hạng bằng nhau.
- Giao tiếp toán học: biết đọc, viết kí hiệu của phép nhân, hiểu thuật ngữ thể hiện phép nhân: cái gì (số nào) được lấy mấy lần?
- Giải quyết vấn đề toán học: biết chuyển tổng của nhiều số hạng bằng nhau thành phép nhân, biết cách tính kết quả của phép nhân dựa vào phép cộng.
- Mô hình hoá toán học: quan sát hình ảnh, nói được tình huống xuất hiện phép nhân, viết được phép nhân thích hợp.
1.2. Năng lực chung: 
- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động
- Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; hiểu được nhiệm vụ của nhóm và trách nhiệm, hoạt động của mình trong nhóm sau khi được nhóm trưởng phân công.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề.
Phẩm chất: 
- Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong việc học tập và làm bài.
- Chăm chỉ: Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia các hoạt động học tập.
- Trách nhiệm: Có trách nhiệm tham gia tốt các hoạt động học tập, hoàn thành nhiệm vụ được giao, làm bài tập đầy đủ.
	3. Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội, Tiếng Việt
II. CHUẨN BỊ 
1. Đồ dùng
- Bộ đồ dùng toán lớp 2, tranh minh họa, khdh ppt, hình ảnh bàn tay, 
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 - Kĩ thuật: động não, tia chớp.
 - Phương pháp: trò chơi, trực quan, thảo luận nhóm, thực hành, vấn đáp, quan sát.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
PP,KT dạy học
TIẾT 1: BÀI HỌC VÀ THỰC HÀNH
Hoạt động khởi động
*Mục tiêu: Tạo tâm thế học tập cho HS, kết nối kiến thức cũ với kiến thức mới.
PHƯƠNG PHÁP: trò chơi, vấn đáp
HÌNH THỨC TỔ CHỨC : cá nhân, lớp
*Cách tiến hành:
PP trò chơi
- GV cho HS chơi trò chơi Gió thổi.
CÁCH CHƠI: Quản trò nói Gió thổi, gió thổi... thì các người chơi cùng hỏi to Gió thổi gì, quản trò nói Gió thổi (vd như tập hợp theo nhóm 3 HS) và người chơi làm theo. Quản trò hỏi tập hợp được mấy nhóm?...
- GV đưa tờ hóa đơn đã chuẩn bị từ trước (trong đó có nội dung mua một món hàng nào đó với số lượng nhiều hơn 1) để minh họa cho HS cách ứng dụng phép nhân trong cuộc sống hàng ngày và dẫn vào bài học: Trong cuộc sống, chúng ta sẽ dùng phép tính sắp học để ứng dụng vào các trường hợp như mua 3 bịch bánh snack cùng loại, mua 5 lốc sữa cùng loại, Vậy hôm nay chúng ta cùng xem phép tính đó là gì nhé.
- GV viết tựa bài. 
- HS chơi trò chơi Gió thổi.
- HS lắng nghe.
- HS lặp lại tựa bài.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
*Mục tiêu: 
- Nhận biết được tổng của nhiều số hạng bằng nhau.
- Biết chuyển tổng của nhiều số hạng bằng nhau thành phép nhân.
- Biết đọc, viết kí hiệu của phép nhân.
PHƯƠNG PHÁP: quan sát, vấn đáp
HÌNH THỨC TỔ CHỨC : cá nhân, nhóm, lớp
*Cách tiến hành:
- GV chia nhóm đôi: Các con chia nhóm theo nhóm đôi và TLCH của cô.
Phương pháp trực quan, phân tích, nhóm.
Kĩ thuật động não, tia chớp
- Cách 1: GV yêu cầu HS quan sát tranh và hỏi:
+ Quan sát tranh và cho cô biết các con thấy gì? 
+ Mỗi nhóm có mấy bút chì?
+ Có mấy nhóm như thế? 
+ Hình ảnh nào được lặp lại?
+ Hình ảnh đó được lặp lại mấy lần?
+ Vậy ta viết được phép tính gì để tìm tất cả số bút chì?
Cách 2: GV cho các nhóm lấy ba bút chì và lấy 4 lần, hỏi: 
+ Lần đầu lấy mấy bút chì?
+ Lấy mấy lần giống vậy? 
+ Có tất cả bao nhiêu bút chì?
+ Làm thế nào tính được 12 bút chì? 
Từ các phép tính HS đưa ra, GV chốt lại: 3 + 3 + 3 + 3 = 12
Đến bước này, cả 2 cách đều tiếp tục như sau:
+ NX tổng: Các số hạng trong phép tính này thế nào?
+ Số nào được lấy mấy lần?
Vậy từ phép cộng có 4 số hạng 3 ta chuyển thành phép nhân sau:
x 4 = 12
- GV giới thiệu cách đọc: ba nhân bốn bằng mười hai.
- GV giới thiệu dấu nhân: dấu nhân được viết giống chữ x.
- GV hướng dẫn cách viết dấu nhân: đặt bút trên đường kẻ 3, viết nét xiên trái rộng 1 ô xuống đường kẻ 1, lia bút lên đường kẻ 3, viết nét xiên phải và kết thúc tại đường kẻ 1.
- GV hướng dẫn cách viết phép nhân 3 x 4: Viết chữ số 3, cách 1 khoảng cỡ con chữ o, viết dấu nhân, cách 1 khoảng cỡ con chữ o và viết chữ số 4, cách 1 khoảng cỡ con chữ o viết dấu =, cách 1 khoảng cỡ con chữ o và viết số 12.
- GV mở rộng thêm một vài ví dụ khác.
+ Lấy 2 quyển sách và lấy 3 lần.
+ Lấy 4 que tính và lấy 5 lần.
+ ...
- GV nhận xét chốt ý: Ta có được phép nhân khi SỐ NÀO đó được lấy bao nhiêu lần. 
SP CỦA HS: HS nhận biết được phép nhân, biết viết dấu nhân.
+ 12 bút chì
+ 3 bút chì
+ 4 nhóm
+ 3 bút chì được lặp lại 
+ 4 lần
+ 3 + 3 + 3 + 3 = 12
+ 3 bút chì
+ 4 lần
+ 12 bút chì
+ HS trả lời theo suy nghĩ của mình.
+ giống nhau
+ 3 được lấy 4 lần
- HS đọc lại: ba nhân bốn bằng mười hai.
- HS viết dấu nhân.
- HS nêu phép nhân tương ứng.
3. HĐ thực hành
*Mục tiêu: 
- Biết cách tính kết quả của phép nhân dựa vào phép cộng.
- HS làm được bài 1, bài 2, bài 3.
*Cách tiến hành:
PHƯƠNG PHÁP: thực hành, vấn đáp
HÌNH THỨC TỔ CHỨC : cá nhân, lớp
Phương pháp thực hành
Bài 1:
GV hướng dẫn HS viết dấu nhân sao cho đúng và đẹp. 
Bài 2:
- GV yêu cầu HS làm việc nhóm 4.
Số bàn tay của 4 bạn?
Câu hỏi gợi ý:
+ Mỗi bạn có mấy bàn tay? (2 bàn tay)
+ Có mấy bạn? (4 bạn)
+ Như vậy 2 bàn tay được lặp lại mấy lần?
(2 bàn tay được lặp lại 4 lần)
Số ngón tay của 8 bàn tay?
(tương tự như câu a)
- GV nhận xét bài làm của HS và chốt ý: cái gì được lấy mấy lần thì ta dùng phép nhân để thể hiện.
SP CỦA HS: HS biết viết phép tính nhân từ một tình huống cụ thể. 
Tích hợp TNXH: GV nhắc HS giữ tay sạch, giữ vệ sinh thông qua bài tập 2.
Bài 3: Tìm kết quả phép nhân bằng cách chuyển về tổng các số hạng bằng nhau (có dùng các khối lập phương để tường minh cách làm).
- GV yêu cầu HS quan sát phép nhân: 2 x 4
+ Cái gì được lấy mấy lần? 
Thể hiện bằng ĐDHT: Lấy 4 nhóm, mỗi nhóm 2 khối lập phương
+ Muốn biết có tất cả bao nhiêu khối lập phương, ta tính thế nào?
+ Từ phép cộng trên, ta chuyển qua phép nhân thế nào?
- GV nhận xét bài làm của HS và chốt ý: Từ một phép cộng có số hạng giống nhau, ta lấy đếm có bao nhiêu số hạng, rồi ta lấy số hạng đó nhân với số lượng các số hạng. 
- GV làm mẫu thêm một bài và yêu cầu HS nêu thêm một vài ví dụ.
SP CỦA HS: HS biết viết phép tính nhân từ một phép cộng có các số hạng bằng nhau. 
- HS viết dấu nhân sao cho đúng và đẹp. (bảng con, vở bài tập)
- HS nhận xét bài của mình và của bạn.
- HS làm việc nhóm 4 để trả lời câu a và b. 
- HS nêu cách làm và phép tính thích hợp.
- HS nhận xét bài của mình và của bạn.
- HS quan sát phép nhân: 2 x 4
- 2 được lấy 4 lần
- Lấy 4 nhóm, mỗi nhóm 2 khối lập phương
- 2 + 2 + 2 + 2 = 8
- 2 x 4 = 8 
- HS thực hiện câu a và câu b theo mẫu (HS có thể làm nhóm đôi hoặc cá nhân).
- Nêu một vài ví dụ để hiểu thêm cách chuyển từ phép cộng sang phép nhân.
4. Hoạt động vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn
*Mục tiêu: 
- HS biết vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn.
Phương pháp thực hành
GV nêu tình huống: Một xe đạp có 2 bánh xe. Vậy 5 xe đạp như thế có mấy bánh xe?
SP CỦA HS: HS biết nêu ví dụ để thể hiện phép tính nhân. 
5. Đánh giá tiết học
- Yêu cầu HS tự đánh giá tiết học.
- GV nhận xét, khích lệ, khuyến khích HS tự tìm thêm nhiều ví dụ để vận dụng kiến thức mới học vào thực tế.
- HS vận dụng kiến thức mới học để nêu ra phép tính tương ứng.
- HS nêu thêm một số ví dụ. 
- HS tự đánh giá tiết học.
Rút kinh nghiệm:
 KẾ HOẠCH DẠY HỌC
MÔN: TOÁN – LỚP 2
CHỦ ĐỀ: PHÉP NHÂN VÀ PHÉP CHIA
 TUẦN 19 	 BÀI: PHÉP NHÂN (TIẾT 2)
(Sách Chân trời sáng tạo – SGK trang 10)
MỤC TIÊU:
1. Năng lực: Giúp HS
1.1. Năng lực đặc thù: 
- Tư duy và lập luận toán học: Nhận biết ý nghĩa của phép nhân: sự lặp lại, phép nhân là cách viết khác của tổng các số hạng bằng nhau.
- Giao tiếp toán học: biết đọc, viết kí hiệu của phép nhân, hiểu thuật ngữ thể hiện phép nhân: cái gì (số nào) được lấy mấy lần?
- Giải quyết vấn đề toán học: biết chuyển tổng của nhiều số hạng bằng nhau thành phép nhân, biết cách tính kết quả của phép nhân dựa vào phép cộng.
- Mô hình hoá toán học: quan sát hình ảnh, nói được tình huống xuất hiện phép nhân, viết được phép nhân thích hợp.
1.2. Năng lực chung: 
- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động
- Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; hiểu được nhiệm vụ của nhóm và trách nhiệm, hoạt động của mình trong nhóm sau khi được nhóm trưởng phân công.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề.
Phẩm chất: 
- Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong việc học tập và làm bài.
- Chăm chỉ: Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia các hoạt động học tập.
- Trách nhiệm: Có trách nhiệm tham gia tốt các hoạt động học tập, hoàn thành nhiệm vụ được giao, làm bài tập đầy đủ.
	3. Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội, Tiếng Việt
II. CHUẨN BỊ 
1. Đồ dùng
- Bộ đồ dùng toán lớp 2, tranh minh họa, khdh ppt, hình ảnh bàn tay, 
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 - Kĩ thuật: động não, tia chớp.
 - Phương pháp: thảo luận nhóm, thực hành, vấn đáp, quan sát.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
PP,KT dạy học
.1. Hoạt động khởi động
*Mục tiêu: Tạo tâm thế học tập cho HS, kết nối kiến thức để vào bài mới
PP: vấn đáp
Hình thức tổ chức: cá nhân, lớp
*Cách tiến hành:
- GV đưa ra hình ảnh sau và yêu cầu HS nêu phép tính phù hợp.
Từ đó GV dẫn vào bài mới.
Sản phẩm của HS: HS biết nêu phép tính nhân với hình ảnh/ tình huống cụ thể.
2. Hoạt động thực hành:
*Mục tiêu: Giúp HS khắc sâu kiến thức về phép nhân 
PP: vấn đáp, thực hành
Hình thức tổ chức: cá nhân, nhóm, lớp
*Cách tiến hành:
A. Bài tập 1
- GV mời HS đọc yêu cầu bài tập 1.
- GV theo dõi, khen khi HS nêu đáp án đúng và hướng dẫn nếu có HS làm chưa đúng.
 B. Bài tập 2
- GV mời HS đọc yêu cầu bài tập 2.
- GV và HS phân tích mẫu:
+ Quan sát hình mẫu, em thấy những gì?
+ Vậy em sẽ viết được phép cộng gì? 
+ Từ phép cộng đó, em chuyển thành phép nhân nào?
+ Nhìn vào phép cộng và phép nhân, em hãy nêu đề toán.
- GV yêu cầu HS thi đua làm toán nhanh theo nhóm để hoàn thành bài tập 2.
- GV nhận xét, đánh giá bài làm của HS. 
C. Bài tập 3 – 7 
Sản phẩm của HS: HS biết viết phép tính nhân từ phép cộng có các số hạng giống nhau. 
3. Hoạt động vận dụng kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn: 
 *Mục tiêu: 
- HS biết vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn.
GV nêu tình huống: Một hộp bút có 5 cây bút. Vậy 3 hộp bút như thế có mấy hộp bút? 
Nếu soạn PPT thì có thể chọn một trò chơi như “Đào vàng” hay “Giải cứu cá heo”... 
- HS quan sát hình ảnh và nêu phép tính tương ứng: 2 x 3
- HS đọc yêu cầu bài tập 1.
- HS quan sát mẫu và nêu những gì em hiểu.
1 nhóm có 5 hình tam giác, có 3 nhóm như vậy
Viết phép nhân: 5 x 3
- HS làm cá nhân hai câu a, b.
- HS nêu đáp án.
- HS nêu nhận xét bài của bạn.
- HS đọc yêu cầu bài tập 2. 
+ có 2 chấm tròn đỏ trong một nhóm và có 3 nhóm giống vậy.
+ 2 + 2 + 2 = 6 (HS phải viết phép tính này vào bảng con.)
+ 2 x 3 = 6
+ có 2 chấm tròn đỏ trong một nhóm và có 3 nhóm giống vậy.
Hoặc: Tổng có 3 số hạng và mỗi số hạng đều bằng 2.
- HS thi đua theo nhóm để làm toán nhanh.
- HS nhận xét, đánh giá bài làm của nhóm mình và nhóm bạn. 
- HS xử lí tình huống và có thể tự nêu một vài tình huống khác.
Rút kinh nghiệm:
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
MÔN: TOÁN – LỚP 2
CHỦ ĐỀ: PHÉP NHÂN VÀ PHÉP CHIA
 TUẦN 19 	 BÀI: PHÉP NHÂN (TIẾT 3 )
(Sách Chân trời sáng tạo – SGK trang 11)
MỤC TIÊU:
Kiên thức, kĩ năng:
Viết tổng các số hạng bằng nhau thành phép nhân
Tính được kết quả phép nhân dựa vào việc tính tổng các số hạng bằng nhau
Làm quen bài toán về ý nghĩa của phép nhân, bước đầu phân biệt với bài toán về ý nghĩa của phép nhân
Năng lực chú trọng: tư duy và lập luận toán học, mô hinh hoá toán học, giao tiếp toán học, giải quyết vấn đề toán học.
Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội, Tiếng Việt.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY – HỌC:
Giáo viên: 
- Sách Toán lớp 2; bộ thiết bị dạy toán; 20 khối lập phương.
2. Học sinh: 
- Sách học sinh, vở bài tập; bộ thiết bị học toán; bảng con; 10 khối lập phương.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động 1: Khởi động (5 phút):
* Mục tiêu: 
Tạo không khí lớp học vui tươi, sinh động kết hợp kiểm tra kiến thức cũ.
* Phương pháp: Trò chơi
* Hình thức: Cả lớp
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi: GIÓ THỔI 
- GV : Gió thổi ,gió thổi
- GV:Thổi 4 nhóm,mỗi nhóm 6 bạn đứng lên (GV chỉ định 4 nhóm 6 hs)
- Nhận xét, tuyên dương.
-> Giới thiệu tiết học mới
- HS tham gia chơi.
HS:Thổi gì thổi gì?
HS: 6 được lấy mấy lần.
2. Hoạt động 2: Thực hành (25 phút)
 Bài 3
* Mục tiêu: HS nhận biết, trình bày, viết tổng các số hạng bằng nhau thành phép nhân.
* Phương pháp: Trực quan, đàm thoại, thực hành, 
*Hình thức: Cá nhân
Gọi hs đọc yêu cầu bài tập.
GV: Hướng dẫn mẫu
GV cho HS thực hiện bài trên bảng con.
Sửa bài yêu cầu học sinh nói theo mẫu: Tổng gồm số hạng, mỗi số hạng đều bằng .. , được lấy .. lần, nên ta có phép nhân tương ứng là .x .
Nhận xét tuyên dương.
Bài 4
*Mục tiêu: Học sinh tìm kết quả và viết được kết quả của phép nhân từ phép cộng cho trước.
*Phương pháp: Trực quan, đàm thoại, nhóm đôi
*Hình thức: Nhóm,cá nhân
Gọi hs đọc đề bài
Cho hs thực hiện nhóm đôi tìm hiểu yêu cầu và tìm hiểu mẫu.
Nhận xét
Cho hs thực hiện trên bảng con.
Nhận xét tuyên dương.
Bài 5:
*Mục tiêu: HS thực hiện và trình bày được kết quả phép nhân.
*Phương pháp: Trực quan , đàm thoại , nhóm đôi.
*Hình thức: Nhóm, cá nhân
Gọi hs đọc yêu cầu bài
 Cho hs thực hiện nhóm bốn để tìm hiểu yêu cầu đề bài và tìm hiểu mẫu.
Nhận xét tuyên dương
Bài 6:
*Mục tiêu: HS viết được phép tính nhân
*Phương pháp:Trực quan ,đàm thoại
*Hình thức: Cá nhân
GV: Yêu cầu HS đọc đề bài 
Có mấy lần 3 chấm tròn? (1 lần)
Cái gì được lấy mấy lần? (3 chấm tròn được lấy mấy lần)
Viết phép nhân: 3 x 1 = 3
Cho hs thực hiện hai phép tính còn lại.
Nhận xét tuyên dương
Bài 7:
*Mục tiêu: Hs tìm được hình ảnh phù hợp với phép tính.
*Phương pháp: Trực quan, nhóm.
*Hình thức: Cá nhân,nhóm
GV:Yêu cầu hs đọc đề
Cho hs thực hiện nhóm đôi
Nhận xét tuyên dương
Vui học
Cho hs quan sát tranh
Nhận xét tuyên dương. 
Hoạt động thực tế
Đọc yêu cầu
Quan sát mẫu và trình bày trước lớp những gì em hiểu.
(tổng của 4 số hạng giống nhau được viết thành tích)
Thực hiện trên bảng con
7 + 7 + 7 + 7 + 7 = 7 x 4
4 + 4 + 4 + 4 + 4 + 4 = 4 x 6 .
Một vài HS nói lại theo mẫu.
Đọc yêu cầu đề
Quan sát mẫu và nêu những gì em hiểu. (muốn biết 3 x 6 = ? ta chuyển tích thành tổng và cộng các số hạng lại)
3 x 6 = ?
3 + 3 + 3 + 3 + 3 + 3 = 18
3 x 6 = 18
Cá nhân thực hiện ở bảng con 4 phép tính.
Hs nêu lại 5 x 4 nghĩa là 5 được lấy 4 lần, tổng gồm 4 số hạng mỗi số hạng đều bằng 5: 
5 + 5 + 5 + 5 = 20
Làm các phép tính còn lại
Đọc yêu cầu bài
Quan sát hình ảnh và nói hiểu biết của em.
HS thi đua theo nhóm để đưa chim đến đúng cây.
Thực hiện nhóm bốn:
Chim màu hồng: cây số 40
Chim màu xanh dương: cây số 50 
Hs trình bài cách tìm kết quả phép nhân: 
10 x 4 = 10 + 10 + 10 + 10 = 40
Đọc yêu cầu đề bài
Quan sát mẫu và nêu hiểu biết của em. (3 chấm tròn được lấy 1 lần nên ta có phép nhân 3 x 1 = 3) 
Cá nhân thực hiện:
2 x 1 = 2 
5 x 1 = 5
HS nêu cách thực hiện phép tính khi đã làm bài xong.
Đọc yêu cầu đề bài
Nhóm đôi thi đua thực hiện tìm hình ảnh phù hợp với phép tính.
(có 3 khối lập phương được lấy 4 lần và ta có phép nhân 4 x 3 = 12.)
Tương tự như thế cho các phép tính còn lại.
HS quan sát tranh và nêu những gì quan sát được.
HS nêu cách làm bài theo cách em hiểu.
HS điền nội dung phù hợp vào các chỗ trống. 
HS thi đua thể hiện các hình ảnh để thể hiện phép tính nhân 2 x 3
VD: 
3. Đánh giá tiết học
- Yêu cầu HS tự đánh giá tiết học.
- GV nhận xét, khích lệ, khuyến khích HS tự tìm thêm nhiều ví dụ để vận dụng kiến thức mới học vào thực tế và chuẩn bị bài “Thừa số-tích”.
HS tự đánh giá tiết học.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_2_sach_canh_dieu_bai_phep_nhan_3_tiet.docx