Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Bài: Phép trừ có nhớ trong phạm vi 100 (Tiết 3)

Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Bài: Phép trừ có nhớ trong phạm vi 100 (Tiết 3)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức, kĩ năng:

- Thực hiện được phép trừ có nhớ trong phạm vi 100.

- Nhận biết mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ qua các trường hợp cụ thể.

- Vận dụng sơ đồ tách - gộp số để tìm kết quả, thành phần trong phép cộng, phép trừ.

- Vận dụng giải quyết vấn đề đơn giản dẫn đến phép trừ.

- Tính toán trong trường hợp có hai dấu phép tính (-).

- Bước đầu làm quen cách tính nhanh.

- Ôn tập nhận dạng hình tam giác.

*Năng lực, phẩm chất:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

- Tư duy lập luận toán học, mô hình hóa toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học.

- Phẩm chất: Chăm chỉ học tập, trung thực, trách nhiệm.

*Tích hợp: TN & XH; Toán học và cuộc sống.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY – HỌC:

- GV: Hình vẽ để sử dụng cho nội dung bài học và bài tập; Máy tính, máy chiếu (nếu có); 2 thẻ chục và 14 khối lập phương, bộ xếp hình

- HS: SGK; Tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV;2 thẻ chục và 14 khối lập phương, bộ xếp hình.

 

doc 3 trang Hà Duy Kiên 27/05/2022 5650
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Bài: Phép trừ có nhớ trong phạm vi 100 (Tiết 3)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
MÔN: TOÁN – LỚP 2
BÀI : PHÉP TRỪ CÓ NHỚ TRONG PHẠM VI 100
 	 (TIẾT 3)
( Sách Chân trời sáng tạo – SGK trang 95)
MỤC TIÊU:
Kiến thức, kĩ năng: 
Thực hiện được phép trừ có nhớ trong phạm vi 100.
Nhận biết mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ qua các trường hợp cụ thể.
Vận dụng sơ đồ tách - gộp số để tìm kết quả, thành phần trong phép cộng, phép trừ.
Vận dụng giải quyết vấn đề đơn giản dẫn đến phép trừ.
Tính toán trong trường hợp có hai dấu phép tính (-).
Bước đầu làm quen cách tính nhanh.
Ôn tập nhận dạng hình tam giác.
*Năng lực, phẩm chất:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
- Tư duy lập luận toán học, mô hình hóa toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học.
- Phẩm chất: Chăm chỉ học tập, trung thực, trách nhiệm.
*Tích hợp: TN & XH; Toán học và cuộc sống.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY – HỌC:
- GV: Hình vẽ để sử dụng cho nội dung bài học và bài tập; Máy tính, máy chiếu (nếu có); 2 thẻ chục và 14 khối lập phương, bộ xếp hình
- HS: SGK; Tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV;2 thẻ chục và 14 khối lập phương, bộ xếp hình.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động của học sinh
v. Hoạt động 1: Khởi động(5 phút):
* Mục tiêu:
Tạo không khí lớp học vui tươi, sinh động kết hợp kiểm tra kiến thức cũ.
* Phương pháp: Trò chơi.
* Hình thức: Cá nhân, cả lớp.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi: Bông hoa may mắn.
- GV cho HS chọn 1 trong 4 bông hoa và thực hiện yêu cầu ở mỗi bông hoa.
- Nhận xét, tuyên dương.
-> Giới thiệu bài học mới: Phép trừ có nhớ trong phạm vi 100.
- HS tham gia chơi.
- HS nêu (cá nhân)
- HS nêu (cá nhân)
- HS làm bảng con (cả lớp)
v Hoạt động 2: Luyện tập (10phút)
* Mục tiêu: Củng cố cách thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100.
* Phương pháp: Đàm thoại, thực hành vận dụng.
*Hình thức: Cá nhân, nhóm.
Bài 4: 
Tìm hiểu mẫu, nhận biết: vận dụng sơ đồ tách - gộp số để tìm số thích hợp thay cho dấu “?” (có thể dựa vào nội dung vừa tìm hiểu ở bài 3 để tính).
Bài 5:
Hướng dẫn HS tìm hiểu bài.
Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu “tính rồi so sánh với 50” để vớt cá.
Khi sửa bài, HS trình bày cách làm.
Bài 6: Giải toán có lời văn:
- Giáo viên hướng dẫn HS làm bài tập 6.
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì? 
+ Bài toán thuộc dạng toán nào?
- HS đọc đề bài, xác định yêu cầu.
- HS thảo luận nhóm đôi tìm hiểu bài mẫu.
- HS làm bài vào bảng con, thống nhất kết quả theo nhóm bàn. 
- HS đọc đề bài, trả lời câu hỏi.
HS thảo luận nhóm đôi để tìm cách làm và thực hiện rồi nói kết quả.
- HS xác định dạng toán. 
- Học sinh làm bài vào vở, trao đổi nhóm đôi.
- HS trình bày bài, nhận xét.
Số con cá màu xanh bể cá có là: 
 32 - 7 = 25 (con)
Đáp số: 25 con
v Hoạt động 3: Kết nối, vận dụng (10phút):
* Mục tiêu: Giúp học sinh vận kiến thức đã học vào giải quyết vấn đề.
* Phương pháp: Thực hành 
* Hình thức: Thảo luận nhóm.
- Yêu cầu của bài: xếp hình con cá
- Khi sửa bài, GV khuyến khích HS gọi tên các hình đã dùng để xếp con 
- Lưu ý: HS có thể xếp các hình khác với hình trong SGK, miễn là xếp con cá theo đúng yêu cầu của bài.
- Học sinh đọc đề bài, xác định yêu cầu.
- HS làm bài theo nhóm.
- Sửa bài: HS gọi tên các hình đã dùng để xếp con cá (vừa nói vừa chỉ vào hình).
.
v Hoạt động 4: Củng cố (5phút):
* Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố lại các kiến thức vừa học.
* Phương pháp: Thực hành 
* Hình thức: Cá nhân.
GV nêu phép tính, HS làm bảng con.
Ví dụ: 38-29; 75-8;...
- GV nhận xét, tuyên dương.
Dặn dò Học sinh về nhà thực hành các phép trừ có nhớ trong phạm vi 100.
- Học sinh làm bảng con.
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_toan_lop_2_sach_chan_troi_sang_tao_bai_phep_tru_co_n.doc