Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Bài: Phép trừ có nhớ trong phạm vi 1000 (3 tiết)

Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Bài: Phép trừ có nhớ trong phạm vi 1000 (3 tiết)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức, kĩ năng:

- Thực hiện phép tính trừ có nhớ trong phạm vi 1000

- Củng cố ý nghĩa của phép trừ, tên gọi các thành phần trong phép trừ, vận dụng vào giải quyết vấn đề dẫn đến phép trừ.

- Bước đầu biết nhận xét( kiểm tra) các bài toán và sửa lại( nếu bài toán sai).

2. Năng lực chú trọng:

Tư duy và lập luận toán học, mô hình hóa toán học, giao tiếp toán học.

3. Tích hợp.

Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội.

Phẩm chất: Yêu nước

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY – HỌC:

1. Học sinh::

- 2 thẻ trăm, 5 thẻ chục; 10 khối lập phương.

2. Giáo viên:

 - 32 thẻ trăm, 11 thẻ chục; 11 khối lập phương.

 

doc 9 trang Hà Duy Kiên 27/05/2022 20874
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Bài: Phép trừ có nhớ trong phạm vi 1000 (3 tiết)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
MÔN: TOÁN – LỚP 2
BÀI: PHÉP TRỪ CÓ NHỚ TRONG PHẠM VI 1000
 ( Sách Chân trời sáng tạo – SGK trang 92)
TIẾT 1
MỤC TIÊU:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Thực hiện phép tính trừ có nhớ trong phạm vi 1000
- Củng cố ý nghĩa của phép trừ, tên gọi các thành phần trong phép trừ, vận dụng vào giải quyết vấn đề dẫn đến phép trừ.
- Bước đầu biết nhận xét( kiểm tra) các bài toán và sửa lại( nếu bài toán sai).
2. Năng lực chú trọng:
Tư duy và lập luận toán học, mô hình hóa toán học, giao tiếp toán học.
3. Tích hợp.
Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội.
Phẩm chất: Yêu nước
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY – HỌC:
Học sinh:: 
- 2 thẻ trăm, 5 thẻ chục; 10 khối lập phương.
2. Giáo viên: 
 - 32 thẻ trăm, 11 thẻ chục; 11 khối lập phương.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động 1: Khởi động (5 phút):
* Mục tiêu: 
Tạo không khí lớp học vui tươi, sinh động kết hợp kiểm tra kiến thức cũ.
* Phương pháp: Trò chơi.
* Hình thức: Cả lớp
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi: Ai nhanh hơn.
Một bạn ghi 1 phép cộng có nhớ trong phạm vi 1000 đã học.
Dựa vào phép tính trên lớp viết ra bảng con 1 phép tính trừ tương ứng.
Bạn nào ghi nhanh và đúng sẽ được thưởng 1 bông hoa.
- Nhận xét , tuyên dương. Gv dựa vào các phép trừ HS vừa thành lập để vào bài mới
-> Giới thiệu bài học mới: Phép trừ có nhớ trong phạm vi 1000.
2. Hoạt động 2: Bài học và Thực hành (25 phút)
* Mục tiêu: Làm được các phép tính dạng 234-5 và 417- 163
* Phương pháp: Trực quan, đàm thoại, thực hành, thảo luận 
*Hình thức: Cá nhân, nhóm.
a) Thực hiện phép tính: 234 – 5 
Bước 1: Tìm hiểu vấn đề
 HS nhận biết được vấn đề cần giải quyết: 234 – 5 
- Hs thao tác trên trên ĐDĐH: (lấy 2 thẻ trăm, 3 thẻ chục, 4 khối hộp lập phương rời)
 Bước 2: Lập kế hoạch
 HS thảo luận nhóm đôi bạn thao tác nào để có kết quả 234 -5 ( Tách 5 từ 4 khối lập phương rời và 1 khối từ thẻ chục)
 Bước 3: Tiến hành kế hoạch
 Các nhóm thực hiện, viết phép tính ra bảng con, một vài nhóm trình bày ngắn gọn cách làm.
- Nhận xét các nhóm.
Lớp thao tác trên bảng con cách đặt tính và tính
- Đôi bạn nêu cách thực hiện trước lớp .
- GV nhận xét và nêu lại cách thực hiện.
* GV hướng dẫn cách thực hiện:
+ Đặt tính: Viết số 234 trước rồi viết số 5 ở dưới sao cho cột đơn vị thẳng cột đơn vị, viết dấu trừ, kẻ vạch ngang
+ Trừ: Tính từ phải sang trái:
4 không trừ được 5: lấy 14 trừ 5 bằng 9, viết 9 nhớ 1.
3 trừ 1 bằng 2 viết 2
Hạ 2 viết 2
Vậy 234-5= 229
* Thực hành:
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
182 – 127 350 – 18 670 – 346 
- Hs thực hành ở phiếu bài tập
- Nhóm đôi bạn chấm chéo, nhận xét bài bạn
* GV khái quát lại cách thực hành: Khi trừ có nhớ nếu hàng đơn vị nhỏ hơn ta mượn 1 chục ở hàng chục.
a) Thực hiện phép tính: 417 – 163 
- Cách tiến hành:
Nhóm đôi bạn: Một bạn thực hành trên que tính 
Một bạn thực hiện đặt tính trên bảng con.
Sau đó hai bạn đối chiếu kết quả với nhau và nêu cách thực hiện. 
- Các nhóm trình bày trước lớp 
- GV nhận xét và nêu lại cách thực hiện.
* GV hướng dẫn cách thực hiện:
+ Đặt tính: Viết số 417 trước rồi viết số 163 ở dưới sao cho cột đơn vị thẳng cột đơn vị,cột chục thẳng cột chục và cột trăm thẳng với nhau, viết dấu trừ, kẻ vạch ngang
+ Trừ: Tính từ phải sang trái:
* 7 trừ 3 bằng 4 viết 4.
*1 không trừ được 6, lấy 11 trừ 6 bằng 5, viết 5,nhớ 1
* 1 thêm 1 bằng 2, 4 trừ 2 bằng 2 viết 2.
417 – 163 = 254
* Thực hành:
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
518 – 324 209 – 145 409 – 55 
- Hs thực hành ở vở
- Nhóm đôi bạn chấm chéo, nhận xét bài bạn
* GV khái quát lại cách thực hành: Khi trừ có nhớ nếu hàng chục nhỏ hơn ta mượn 1 ở hàng trăm.
3. Hoạt động 3: Củng cố (5 phút):
- GV nhận xét, tuyên dương.
Dặn dò Học sinh về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài trang 93 .
- HS tham gia chơi.
VD: 235+145=380
HS: 380 – 145 = 235
HS: 380 – 235 =145
- HS lấy lấy 2 thẻ trăm, 3 thẻ chục, 4 khối hộp lập phương rời.
- HS nêu cách thực hiện
- HS thảo luận nêu cách tính.
4 không trừ được 5: lấy 14 trừ 5 bằng 9, viết 9 nhớ 1.
3 trừ 1 bằng 2 viết 2
Hạ 2 viết 2
Vậy 234-5= 229
-HS trình bày cách tính
-HS kiểm tra kết quả
- HS thực hành
- Nêu cách đặt tính và tính.
* 7 trừ 3 bằng 4 viết 4.
*1 không trừ được 6, lấy 11 trừ 6 bằng 5, viết 5,nhớ 1
* 1 thêm 1 bằng 2, 4 trừ 2 bằng 2 viết 2.
417 – 163 = 254
-HS kiểm tra kết quả
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
MÔN: TOÁN – LỚP 2
BÀI: PHÉP TRỪ CÓ NHỚ TRONG PHẠM VI 1000
 ( Sách Chân trời sáng tạo – SGK trang 93 )
TIẾT 2
I.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Thực hiện phép tính trừ có nhớ trong phạm vi 1000
- Củng cố ý nghĩa của phép trừ, tên gọi các thành phần trong phép trừ, vận dụng vào giải quyết vấn đề dẫn đến phép trừ.
- Bước đầu biết nhận xét( kiểm tra) các bài toán và sửa lại( nếu bài toán sai).
2. Năng lực chú trọng:
Tư duy và lập luận toán học, mô hình hóa toán học, giao tiếp toán học.
3. Tích hợp.
Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội.
Phẩm chất: Yêu nước
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY – HỌC:
Học sinh:: 
- Sách toán, bảng con
2. Giáo viên: 
 - Máy chiếu, sách toán, phiếu bài tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động 1: Khởi động (5 phút):
* Mục tiêu: 
Tạo không khí lớp học vui tươi, sinh động kết hợp kiểm tra kiến thức cũ.
* Phương pháp: Trò chơi.
* Hình thức: Cả lớp
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi: Hộp quà bí mật : HS chọn hộp quà cho 4 tổ, mỗi tổ thực hiện 1 phép tính vào bảng con. Sau đó học sinh đổi bảng sửa bài.
VD : Đặt tính rồi tính:
572 – 239 ; 871 – 328 ; 462 – 291 ; 839 – 694 
- GV nhận xét
2. Hoạt động 2: Luyện tập (25 phút)
* Mục tiêu: Luyện tập cách tính cộng trừ có nhớ phạm vi 1000 và các dạng toán liên quan đến phép trừ.
* Phương pháp: Thực hành, đàm thoại, trò chơi, thảo luận
*Hình thức: Cá nhân, nhóm.
Bài 1: HS xác định yêu cầu đề bài.
GV: Hình vẽ bên có mấy con vật?
Trên mỗi con vật có gắn 1 phép tính.
GV: Bài hỏi những gì?
- Để trả lời được các câu hỏi trên con phải làm gì?
- Cá nhân tính kết quả các phép tính tương ứng trên mỗi con vật.
- Sau đó Gv chuyển tên các con vật thông qua một bài hát, tới tay bạn nào bạn đó lên viết số kg con vật của mình. 
a/ Nhận xét và nêu lại số kg các con vật?
b/ Con vật nào nặng nhất? ( con trâu)- chính là số lớn nhất.
Con vật nào nhẹ nhất?( con lợn)- chính là số bé nhất.
Bài 2: HS xác định yêu cầu đề bài.
Mỗi hàng ngang hoặc dọc đều có kết quả bằng bao nhiêu? 
- Nhóm đôi bạn thảo luận kết quả từng hàng .
- Lưu ý cần làm theo thứ tự từng hàng một, làm hàng 1 sau đó đến hàng 2 và kế tiếp.
- Các nhóm trình bày cách thực hiện;
 Gộp 200 và 150 và mấy để được 500?
Hỏi tương tự để khơi gợi cách trình bày cho HS.
Bài 3: HS xác định yêu cầu đề bài.
- HS thảo luận nhóm đôi bạn để tìm cách làm
- Mỗi số bên phải ít hơn số bên trái bao nhiêu?
- Vậy phải bớt đi mấy để được kết quả cần tìm?
390 – 375 – 360 – 345 – 330
3. Hoạt động 3: Củng cố (5 phút):
- GV nhận xét, tuyên dương.
Dặn dò Học sinh về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài trang 94 .
- HS tham gia chơi.
a)
HS trả lời: HÌnh vẽ bên có 4 con vật
HS: Mỗi con vật nặng bao nhiêu kg?
Con vật nào nặng nhất? Con vật nào nhẹ nhất?
- Con bò sữa: 480 kg
- Con trâu: 500 kg
- Con lợn: 220 kg
- Con bò: 250 kg
Hs trả lời các câu hỏi.
- Gộp 200 và 150 và 150 được 500.
- Gộp 150 và 50 và 300 được 500.
- Gộp 300 và 200 và 0 được 500.
- Gộp 0 và 450 và 50 được 500.
- Gộp 50 và 50 và 400 được 500.
- Gộp 400 và 30 và 70 được 500.
- Mỗi số bên phải ít hơn số bên trái 15 đơn vị.
 - Số cần tìm là: 360 – 15 = 345
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
MÔN: TOÁN – LỚP 2
BÀI: PHÉP TRỪ CÓ NHỚ TRONG PHẠM VI 1000
 ( Sách Chân trời sáng tạo – SGK trang 94 )
TIẾT 3
I.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Củng cố cộng trừ có nhớ phạm vi 1000 cách đặt tính và tính. Thực hiện các dạng toán liên quan đếm phép cộng và phép trừ.
- Giải được bài toán có lời văn
2. Năng lực chú trọng:
Tư duy và lập luận toán học, mô hình hóa toán học, giao tiếp toán học.
3. Tích hợp.
Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội.
Phẩm chất: Yêu nước
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY – HỌC:
Học sinh:: 
- Sách toán, bảng con
2. Giáo viên: 
 - Máy chiếu, sách toán, phiếu bài tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động của học sinh
76
1. Hoạt động 1: Khởi động (5 phút):
* Mục tiêu: 
275
Tạo không khí lớp học vui tươi, sinh động kết hợp kiểm tra kiến thức cũ.
* Phương pháp: Trò chơi. Tìm nhà cho thú cưng :
423
* Hình thức: Cả lớp
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi:
433
- Mỗi con vật đứng ở vị trí 1 phép tính.
- Có 4 ngôi nhà, sau mỗi ngôi nhà là kết quả.
- Bài hát dừng ở bạ n nào, thì bạn đó cầm nhà lên gắn cho từng con vật tương ứng với phép tính.
 - GV- Hs nhận xét bài làm của bạn.
2. Hoạt động 2: Luyện tập (25 phút)
* Mục tiêu: Luyện tập cách tính cộng trừ có nhớ phạm vi 1000 và giải bài toán có lời văn.
* Phương pháp: Thực hành, đàm thoại, trò chơi, thảo luận
*Hình thức: Cá nhân, nhóm.
Bài 4: HS đọc bài toán.
Nhóm đôi bạn nói cho nhau nghe về nội dung bài toán.
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- HS làm bài vào vở.
- Trình bày bài giải- Nêu một số lời giải khác.
- GV nhận xét.
Bài 5: HS xác định yêu cầu đề bài.
- Nhóm đôi bạn thảo luận từng phép tính .
- Từng nhóm trình bày và giải thích vì sao đúng và vì sao sai?
Ví dụ: 
 471
 309
 770
 +
 a/ Sai vì 1 cộng 9 bằng 10 viết 0 nhớ 1
 Nhưng bài toán không nhớ 1.
 - Yêu cầu hs sửa lại thành kết quả đúng
 - Vậy bài này sai ở cách tính kết quả
Tương tự GV cho Hs rút ra kết luận ở các bài sai.
 324
 58
 904
 +
b/ Đặt tính sai.
c/ Phép trừ nhưng lại thực hiện tính cộng
 583
 266
 849
 -
VUI HỌC: 
HS xác định yêu cầu bài toán:
Nhóm đôi bạn nói cho nhau nghe về nội dung bài.
Bò sữa nặng bao nhiêu kg?
Bò nặng hơn bạn lợn mấy kg?
Để biêt bạn lợn nặng mấy kg ta làm thế nào?
- Cá nhân thực hiện bảng con.
- HS trình bày cách làm trước lớp.
 - Nhận xét bài làm của HS.
THỬ THÁCH: Điền số?
HS xác định yêu cầu đề bài.
Nhóm đôi bạn thảo luận để tìm ra kết quả đúng
Gv có thể gợi ý giúp hs tìm ra các chữ số thích hợp
 456
 351
 807
 +
 970
 832
 138
 +
a/ b/ 
3.Hoạt động 3: Củng cố (5 phút)
- Cả lớp viết và tính đúng 1 phép trừ có nhớ phạm vi 1000.
- Đôi bạn đổi bảng nhận xét bài làm của nhau.
Hoạt động ở nhà (1 phút)
* Mục tiêu: Tạo điều kiện để phụ huynh kết nối việc học tập của học sinh ở trường và ở nhà, giúp cha mẹ hiểu thêm về con em.
* Phương pháp: Tự học.
- Giáo viên yêu học sinh về ôn lại bài và làm lại các bài tập trong VBT
 572 – 149 =
 861 – 428 =
 607 – 432 =
 169 – 93 = 
HS trả lời câu hỏi.
- Bài toán cho biết: 
Bà Ba thu hoạch được 965 kg xoài. Trong đó có 375 kg xoài tượng.
Bài toán hỏi:
Gia đình Bà Ba thu hoạch được bao nhiêu kg xoài cát?
Bài giải:
Gia đình bà Ba đã thu hoạch được số xoài là:
965 – 375 =590 (ki- lô- gam)
Đáp số: 590 ki- lô- gam
- HS trình bày
 471
 309
 780
 +
- Sai vì 1 cộng 9 bằng 10 viết 0 nhớ 1. Nhưng bài toán không nhớ 1.
Sửa lại là: 
Hs:sửa lại cách đặt tính và kết quả đúng là:
 324
 58
 382
 +
- HS sửa lại kết quả đúng: 
 583
 266
 317
 -
HS trả lời: Bò nặng : 192 kg
Bò nặng hơn lợn: 105 kg
Con lợn nặng là:
192 – 105 = 87 ( ki- lô- gam)
Vậy con lợn nặng 87 ki- lô- gam
HS thực hành bảng con
- HS làm bảng con

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_toan_lop_2_sach_chan_troi_sang_tao_bai_phep_tru_co_n.doc