Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 12 - Năm học 2021-2022

Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 12 - Năm học 2021-2022

I. Mục tiêu

* Kiến thức, kĩ năng:

- Thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100.

- Củng cố ý nghĩa của phép cộng, vận dụng vào giải quyết vấn đề dẫn đến phép cộng.

- Tính toán trong trường hợp có hai dấu phép tính (+).

- Bước đầu làm quen cách tính nhanh.

- Cộng các số đo dung tích với đơn vị đo lít.

- Ôn tập tính nhầm trong phạm vi 20.

* Năng lực, phẩm chất:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào

thực tế.

- Tư duy lập luận toán học, mô hình hóa toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp

toán học.

- Phẩm chất: Chăm chỉ học tập, trung thực, trách nhiệm.

* Tích hợp: TN & XH; Toán học và cuộc sống

II. Thiết bị dạy học

- GV: 2 thẻ chục và 10 khối lập phương

- HS: SGK; 4 thẻ chục và 14 khối lập phương

 

docx 10 trang Hà Duy Kiên 6000
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 12 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: ../../2021 TOÁN
Ngày dạy: .../../2021 
 Tiết: 56 Phép cộng có nhớ trong phạm vi 100 
I. Mục tiêu 
* Kiến thức, kĩ năng: 
- Thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100. 
- Củng cố ý nghĩa của phép cộng, vận dụng vào giải quyết vấn đề dẫn đến phép cộng. 
- Tính toán trong trường hợp có hai dấu phép tính (+). 
- Bước đầu làm quen cách tính nhanh. 
- Cộng các số đo dung tích với đơn vị đo lít. 
- Ôn tập tính nhầm trong phạm vi 20. 
* Năng lực, phẩm chất: 
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập. 
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào 
thực tế. 
- Tư duy lập luận toán học, mô hình hóa toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp 
toán học. 
- Phẩm chất: Chăm chỉ học tập, trung thực, trách nhiệm.
* Tích hợp: TN & XH; Toán học và cuộc sống 
II. Thiết bị dạy học 
- GV: 2 thẻ chục và 10 khối lập phương 
- HS: SGK; 4 thẻ chục và 14 khối lập phương 
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Khởi động
Trò chơi: Tìm bạn
Cho HS viết số vào bảng con( mỗi em tự chọn một số bất kỳ từ 1 đến 9).
- GV cho HS tìm bạn để hai số cộng lại bằng 14.
- Hai bạn nào tìm được nhau sớm nhất thì thắng cuộc.
- Nhận xét, tuyên dương.
A. Bài học và thực hành
* Hoạt động 1:
 Xây dựng biện pháp cộng có nhớ trong phạm vi 100
- Có thể giúp HS vận dụng cách thực hiện pháp cộng ở bài trước, thực hiện các phép cộng ở bài này dưới hình thức:
- Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội thực hiện một phép tính ở phần bài học.
+ Thực hiện phép tính (đặt tính, tính)
+ Dùng ĐDHT minh họa cách tính, đặc biệt giải thích “nhớ 1”, “thêm 1”.
* Hoạt động 2: Thực hành
- HS quan sát tổng quát, nhận biết cả 6 phép cộng
Đều có nhớ (do phép cộng các số đơn vị là cộng qua 10 trong phạm vi 20).
- HS nhắc lại cách cộng qua 10 trong phạm vi 20 
(làm cho đủ chục rồi cộng với số còn lại).
- GV đọc lần lượt từng phép tính cho HS thực hiện trên bảng con.
B. Luyện tập
* Bài 1
- HS thực hiện nhóm đôi: đọc phép tính và nói kết quả cho bạn nghe.
- Sau khi sửa bài, GV chọn cặp phép tính 6 + 5 và 5+6, yêu cầu HS nhìn vào tổng và nhận xét : đổi chỗ các số hạng của tổng, tổng không thay đổi 
(không nêu tên tính chất).
* Bài 2
- GV có thể vận dụng phương pháp nhóm các mảnh ghép và cho HS thảo luận theo nhóm đôi.
- HS thực hiện nhóm đôi: thực hiện phép tính.
- Sửa bài, GV khuyến khích HS so sánh kết quả của cặp phép tính trong cùng một câu.(giới thiệu cách tính nhanh: tách để cộng cho tròn chục rồi cộng tiếp với số còn lại).
C. Củng cố -Dặn dò
Nhận xét bài học, tiết học.
- HS tham gia trò chơi.
- HS theo dõi.
- HS lắng nghe.
- HS thực hiện nhóm đôi.
- Các nhóm thực hiện.
- Lắng nghe.
Ngày soạn: ../../2021 TOÁN
Ngày dạy: .../../2021 
 Tiết: 57 Phép cộng có nhớ trong phạm vi 100(tiếp theo)
I. Mục tiêu 
* Kiến thức, kĩ năng: 
- Thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100. 
- Củng cố ý nghĩa của phép cộng, vận dụng vào giải quyết vấn đề dẫn đến phép cộng. 
- Tính toán trong trường hợp có hai dấu phép tính (+). 
- Bước đầu làm quen cách tính nhanh. 
- Cộng các số đo dung tích với đơn vị đo lít. 
- Ôn tập tính nhầm trong phạm vi 20. 
* Năng lực, phẩm chất: 
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập. 
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào 
thực tế. 
- Tư duy lập luận toán học, mô hình hóa toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp 
toán học. 
- Phẩm chất: Chăm chỉ học tập, trung thực, trách nhiệm.
* Tích hợp: TN & XH; Toán học và cuộc sống 
II. Thiết bị dạy học 
- GV: 2 thẻ chục và 10 khối lập phương 
- HS: SGK; 2 thẻ chục và 14 khối lập phương 
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Khởi động
Trò chơi: Tìm bạn
Cho HS viết số vào bảng con( mỗi em tự chọn một số bất kỳ từ 1 đến 9).
- GV cho HS tìm bạn để hai số cộng lại bằng 12.
- Hai bạn nào tìm được nhau sớm nhất thì thắng cuộc.
- Nhận xét, tuyên dương.
B. Luyện tập
* Bài 3
- Nhóm hai HS tìm hiểu bài, nhận biết.
- Yêu cầu của bài: so sánh-điền dấu.
- Khi sửa bài, khuyến khích HS giải thích tại sao điền dấu đó (HS có thể tính tổng) hoặc vận dụng tính chất giao hoán, kết hợp của phép cộng: 7+3+5 cũng bằng 7+5+3)
* Bài 4
- Tìm hiểu nhận biết: trên mỗi quyển sách có viết tổng của ba số, tổng các số này là số của ba lô.
- Quyển sách có kết quả phép tính là 77 thì xếp vào ba lô màu hồng(gấu trúc)
 61 + 9 +7 = 77
- Quyển sách có kết quả phép tính là 79 thì xếp vào ba lô màu xanh(voi)
 3 + 9 + 67 =79
- Quyển sách có kết quả phép tính là 75 thì xếp vào ba lô màu vàng(cá heo).
 63 + 5 + 7 =75
- Khi sửa bài, GV lưu ý HS cách tính nhanh(ưu tiên phép cộng hai số có tổng là số tròn chục).
- Nhận xét.
C. Củng cố -Dặn dò
Nhận xét bài học, tiết học.
- HS tham gia trò chơi.
- HS thực hiện.
- Theo dõi và thực hiện.
- Nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe.
Ngày soạn: ../../2021 TOÁN
Ngày dạy: .../../2021 
 Tiết: 58 Phép cộng có nhớ trong phạm vi 100(tiếp theo)
I. Mục tiêu 
* Kiến thức, kĩ năng: 
- Thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100. 
- Củng cố ý nghĩa của phép cộng, vận dụng vào giải quyết vấn đề dẫn đến phép cộng. 
- Tính toán trong trường hợp có hai dấu phép tính (+). 
- Bước đầu làm quen cách tính nhanh. 
- Cộng các số đo dung tích với đơn vị đo lít. 
- Ôn tập tính nhầm trong phạm vi 20. 
* Năng lực, phẩm chất: 
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập. 
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào 
thực tế. 
- Tư duy lập luận toán học, mô hình hóa toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp 
toán học. 
- Phẩm chất: Chăm chỉ học tập, trung thực, trách nhiệm.
* Tích hợp: TN & XH; Toán học và cuộc sống 
II. Thiết bị dạy học 
- GV: 2 thẻ chục và 10 khối lập phương 
- HS: SGK; 2 thẻ chục và 10 khối lập phương 
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Khởi động
Trò chơi: Tìm bạn
Cho HS viết số vào bảng con( mỗi em tự chọn một số bất kỳ từ 1 đến 9).
- GV cho HS tìm bạn để hai số cộng lại bằng 10.
- Hai bạn nào tìm được nhau sớm nhất thì thắng cuộc.
- Nhận xét, tuyên dương.
B. Luyện tập
* Bài 5
- HS nêu yêu cầu bài tập. 
- HD nhóm hai HS tìm hiểu mẫu, nhận biết: cộng số đo với đơn vị đo là lít, kết quả có kèm tên đơn vị đo. 
- HS trình bày cách làm. 
- GV nhận xét.
* Bài 6
 HS nêu yêu cầu bài tập. 
-HD HS xác định cái đã cho và câu hỏi của bài toán, xác định việc cần làm: giải bài toán. 
- HD HS làm bài cá nhân. 
- HS trình bày 
* Thử thách 
-HD HS thảo luận để luận để tìm đúng đường đi cho Sóc: 
HS tìm tổng để đến nơi tìm được hạt dẻ 
• Tính tổng 24 + 9 = 33 
• Tính tổiìg 33 + 9 = 42 
• Tính tổng 42 + 8 = 50 
• Tính tổng 50 + 9 = 59 
• Tính tổng 59 + 8 = 67 
• Tính tổng 67 + 9 = 76
• Tính tổng 76 + 6 = 82 
• Tính tổng 82 + 9 = 91 
• Tính tổng 91 + 5 = 96 (đến nơi tìm được hạt dẻ). 
- GV treo hình vẽ lên bảng lớp, cho HS trình bày.
- GV nhận xét.
C. Củng cố -Dặn dò
- GV đọc phép tính, HS thực hiện trên bảng con. Ví dụ: 22 + 19; 33 + 49;.... 
- Em học được gì sau bài học?
- Nhận xét bài học, tiết học.
- HS tham gia trò chơi.
- HS nêu yêu cầu bài.
- HS thực hiện 
- HS khác nhận xét
- HS nêu yêu cầu bài tập. 
- HS làm bài 
- HS khác nhận xét 
- HS thảo luận
- HS lắng nghe, thực hiện
Ngày soạn: ../../2021 TOÁN
Ngày dạy: .../../2021 
 Tiết: 59 Em làm được những gì?
Mục tiêu 
* Kiến thức, kĩ năng: 
- Củng cố ý nghĩa của phép cộng: Dựa vào hình ảnh, nói được từ tình huống dẫn đến 
phép cộng. 
- Tính toán trong trường hợp có hai dấu phép tính (+). 
- Cộng các số đo chiều dài với đơn vị đo xăng-ti-mét. 
- Cộng các số đo dung tích với đơn vị đo lít. 
* Năng lực, phẩm chất: 
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập. 
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào 
thực tế. 
- Tư duy lập luận toán học, mô hình hóa toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp 
toán học. 
- Phẩm chất: Chăm chỉ học tập, trung thực, trách nhiệm, yêu nước.
*Tích hợp: TN & XH, Toán học và cuộc sống. 
II. Thiết bị dạy học 
- GV: Hình vẽ để sử dụng cho nội dung bài học 
- HS: SGK và dụng cụ học tập.
Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Khởi động
B. Luyện tập
* Bài 1 
- HS nêu yêu cầu bài tập. 
+ Đặt tính rồi tính. 
- HD HS thực hiện ở bảng con. 
- HS trình bày cách đặt tính và cách thực hiện phép cộng 
- GV nhận xét
* Bài 2
- HS nêu yêu cầu bài tập
- HD HS xác định cái đã cho và câu hỏi của bài toán, xác định việc cần làm: gỉai bài toán để tìm số thích hợp điền vào chỗ chấm. 
- HS làm bài cá nhân. 
- GV khuyến khích nhiều nhóm trình bày bài giải (có giải thích cách làm: chọn phép cộng vi phải “tính tổng tất cả”). 
- GV nhận xét.
* Bài 3
- HS nêu yêu cầu bài tập. 
- HD HS xác định cái đã cho và câu hỏi của bài toán, nói thành bài toán (Ví dụ: Cây bút đỏ dài 9 cm. Bút xanh dài hơn bút đỏ 5 cm. Hỏi cây bút xanh dài bao nhiêu xăng-ti-mét?), giải bài toán .
- Sửa bài: GV khuyến khích nhiều nhóm trình bày bài giải (có gỉẫi thích cách làm: chọn phép cộng vì “dài hơn - thêm”). 
- GV nhắc lại tên bài toán: nhiều hơn. 
- GV nhận xét, lưu ý cách đặt tính đúng.
C. Củng cố -Dặn dò
- Nhận xét bài học, tiết học.
- Hát
- HS nêu yêu cầu bài tập. 
- HS thực hiện ở bảng con 
- HS khác nhận xét
- HS nêu yêu cầu bài tập
- HS thực hiện 
- HS khác nhận xét
- HS nêu yêu cầu bài tập. 
- HS làm bài cá nhân 
- HS khác nhận xét
- Lắng nghe.
Ngày soạn: ../../2021 TOÁN
Ngày dạy: .../../2021 
 Tiết: 60 Em làm được những gì?(tiếp theo)
I. Mục tiêu 
* Kiến thức, kĩ năng: 
- Củng cố ý nghĩa của phép cộng: Dựa vào hình ảnh, nói được từ tình huống dẫn đến 
phép cộng. 
- Tính toán trong trường hợp có hai dấu phép tính (+). 
- Cộng các số đo chiều dài với đơn vị đo xăng-ti-mét. 
- Cộng các số đo dung tích với đơn vị đo lít. 
* Năng lực, phẩm chất: 
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập. 
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào 
thực tế. 
- Tư duy lập luận toán học, mô hình hóa toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp 
toán học. 
- Phẩm chất: Chăm chỉ học tập, trung thực, trách nhiệm, yêu nước.
*Tích hợp: TN & XH, Toán học và cuộc sống. 
II. Thiết bị dạy học 
- GV: Hình vẽ để sử dụng cho nội dung bài học 
- HS: SGK và dụng cụ học tập.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Khởi động
B. Luyện tập
* Vui học 
- HD HS thảo luận để tìm các tổng các số đo dung tích bằng 35 lít. 
- HD HS tìm hiểu bài, nhận biết: 
Có thể chọn tổng của hai hay ba số bằng 35. 
- GV khuyến khích HS tìm nhiều cách (có thể). 
12 + 8+ 15 = 17+18 = 35 
Mở rộng: GV nói về công dụng của mật ong.
*Khám phá 
- GV giới thiệu về ba công trình trong SGK.
+ Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh (thường được gọi ngắn gọn là Nhà hát Thành phố) có mặt tiền hướng ra Công trường Lam Sơn và đường Đồng Khởi, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Nơi đây được xem là nhà hát trungg tâm, đa năng chuyên tổ chức biểu diễn sân khấu nghệ thuật đồng thời cũng được sử dụng để tổ chức một số sự kiện lớn. Đây cũng là nhà hát lâu đời theo kiến trúc Tây Âu và được xem như một địa điếm tham quan của thành phổ này. 
+ Bưu điện trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu của thành phố, toạ lạc tại số 2, Công trường Công xã Paris, Quận 1. Đây là công trình kiến trác mang phong cách phương Tây kết hợp với nét trang trí phương Đông. 
Đây cũng là điểm tham quan cho khách du lịch khi đến Thành phố Hồ Chí Minh. 
+Chợ Bến Thành là một ngôi chợ nằm tại Quận 1, 
Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là một trong những 
địa điểm tham quan tiêu biểu của thành phố. 
* Bài tập
HD HS xác định cái đã cho và câu hỏi của bài toán, xác định các việc cần làm: viết phép tính thích hợp và nói câu trả lời. 
- HS làm bài cá nhân. 
- Sửa bài: GV khuyến khích nhiều nhóm trình 
bày phép tính và nói câu trả lời (có giải thích cách 
làm). 
- GV có thể vẽ sơ đồ để HS hình dung phần cao 
hơn của chợ so với nhà hát.
C. Củng cố -Dặn dò
- Nhận xét bài học, tiết học.
- Hát
- HS nêu yêu cầu bài tập. 
- HS thảo luận theo nhóm đôi 
- HS trình bày
- HS lắng nghe
- HS nêu yêu cầu bài tập. 
- HS thực hiện 
- HS khác nhận xét
- HS lắng nghe

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_2_sach_chan_troi_sang_tao_tuan_12_nam_hoc_2.docx