Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 20 - Trường TH Lê Hồng Phong

Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 20 - Trường TH Lê Hồng Phong

I/ MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

Thành lập bảng nhân 2. Bước đầu ghi nhớ bảng nhân 2.Vận dụng bảng nhân 2, tính nhẩm.

*Năng lực, phẩm chất:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ họctập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học về bảng nhân

2 để ứng dụng vào thực tế.

-Phẩmchất chăm chỉ: Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia các hoạt động học tập.

II/ CHUẨN BỊ:

- GV: Hình vẽ để sử dụng cho nội dung bài học và bài tập; Máy tính, máy chiếu (nếu có); 10 khối lập phương

- HS: SGK; Tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV; 2 tờ lịch

 

doc 10 trang Hà Duy Kiên 3575
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 20 - Trường TH Lê Hồng Phong", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 KEÁ HOAÏCH BAØI DAÏY Tuần 20 
 MÔN: TOÁN
 BÀI : BẢNG NHÂN 2 (Tiết 1)
Ngày: 03 - 01 - 2022
I/ MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
Thành lập bảng nhân 2. Bước đầu ghi nhớ bảng nhân 2.Vận dụng bảng nhân 2, tính nhẩm.
*Năng lực, phẩm chất:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ họctập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học về bảng nhân
2 để ứng dụng vào thực tế.
-Phẩmchất chăm chỉ: Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia các hoạt động học tập.
II/ CHUẨN BỊ:
- GV: Hình vẽ để sử dụng cho nội dung bài học và bài tập; Máy tính, máy chiếu (nếu có); 10 khối lập phương
- HS: SGK; Tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV; 2 tờ lịch
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A.Khởiđộng:
 - Gv cho HS hát
- Giới thiệu bài mới: Hôm nay chúng ta tìm hiểu về bảng nhân 2 và tựa bài lên bảng
B.Bài học và thực hành:
Hoạt động 1: Thành lập bảng nhân 2:
a/ Thành lập bảng nhân 2
- GVgắn lên lớp, bảng nhân 2 chưa hoàn chỉnh.
- GV yêu cầu cả lớp cùng thực hiện một
trường hợp trong bảng, chẳng hạn : 2x4=?
-GV chỉ vào phép tính và hỏi: 2 được lấy mấy lần? 
- GV yêu cầu học sinh thể hiện 2 được lấy 4 lần, học sinh có nhiều cách để thể hiện. 
Chẳng hạn trên ô vuông hay trên que tính.
 2 đượclấy 4 lần :
Ta có : 2+2+2+2 = 8
-Vậy 2 x 4 bằngmấy ?
Yêu cầu hs thảo luận nhóm đôi tìm kết quả của phép nhân trong bảng.
-Gọi đại diện nhóm lên trình bày.
*GV yêu cầu hs nhận xét bảng nhân 2:
-Các thừa số thứ nhất trong bảng nhân là mấy ?
-Các thừa số thứ hai trong bảng nhân là
mấy ? Đó là những số nào?
- Tích của mỗi phép nhân ,trong bảng
Nhân 2 làmấy ?
- Cho đọc bảng nhân 2 vừa lập được. Xoá dần bảng để HS tự học thuộc. HS đọclần lượt từ trên xuống, từ dưới lên,đọc không theo thứ tự.
Học thuộc các tích 2x1 = 2, 2 x 5 = 10,
2 x 10 = 20.
GV giới thiệu, cách dựa vào ba tích trên để có kết quả các tích khác.
Vídụ : 2 x7= ? 2 x 9 =? 
20 – 2 = 18 2 x 9= ?
-Học thuộc bảng nhân.
 GV che một số kết quả rồi che một số thừa số thứ hai, YC hs đọc để khôi phục bảng nhân.
 GV che toàn bộ bảng, HS đọc lần lượt từ trên xuống, từ dưới lên, đọc không theo thứ tự.
Hoạt động 2:Luyệntập
Bài1:Gọi 1 HS đọcyêucầubài.
-Bài tập yêu cầu các em làm gì?
-Vậy đếm thêm 2, cũng là tích trongbảng Nhân 2( Từ bé đến lớn và ngược lại)
-Học sinh thực hiện (làm miệng)
- GV yc hs nêu kết quả (dựavào ô bấtkì ở Phía trước rồi đếm thêm 2 hoặcdựavào ô Phía sau rồi đếm bớt 2)
-GV nhận xét sửa bài.
Bài 2: Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài.
-Bài tập yêu cầu các em làmgì?
-YC Hs dựa vào bảng nhân để nêu kq
- Nhóm 4 hs thực hiện, đố nhau các phép Trong bảng, có thể nói các cách khác nhau
C.Củngcố ,dặndò:
-Nhận xét tiết học. 
-Về xem lại bài và học thuộc bảng nhân.
HS hát
-HS nghe và nhắc lại đề bài
-HS quan sát, lắng nghe.
2 được lấy 4 lần
-HS thực hiện.
- HS nêu :2x4= 8
-Đại diện từng nhóm trình bày, nhóm
Khác nhận xét.
- Các thừa số thứ nhất trong bảng nhân là 2
- Các thừa số thứ nhất trong bảng nhân là từ 1 đến 10.
-Là các số đếm thêm 2 ,từ 2 đến 20.
-HS đọc bảng nhân 2 
-HS thựchiện
-HS đọc kq từng phép nhân.
HS đọc theo yc của gv.
-1 HS đọc yc.
- HS trảlời.
-HS nêu kq : 8,10,14,16.
-HS đọc yêu cầu bài.
-HS nêu :Đố bạn các phép nhân trong
bảng.
 KEÁ HOAÏCH BAØI DAÏY Tuần 20 
 MÔN: TOÁN
 BÀI : BẢNG NHÂN 2 (Tiết 2)
Ngày: 04 - 01 - 2022
I/ MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
Thành lập bảng nhân 2. Bước đầu ghi nhớ bảng nhân 2.Vận dụng bảng nhân 2, tính nhẩm.
*Năng lực, phẩm chất:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ họctập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học về bảng nhân
2 để ứng dụng vào thực tế.
-Phẩmchất chăm chỉ: Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia các hoạt động học tập.
II/ CHUẨN BỊ:
- GV: Hình vẽ để sử dụng cho nội dung bài học và bài tập; Máy tính, máy chiếu (nếu có); 10 khối lập phương
- HS: SGK; Tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV; 2 tờ lịch
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A.Khởiđộng:
- Trò chơi “Truyền điện"
- GV phát lệnh trò chơi.
- GV nhận xét, tuyên dương.
B.Luyệntập
Bài 1: 
 -Gọi 1 Hs nêu yêu cầu bài tập.
- Bài tập yêu cầu các em làm gì?
 -Để làm bài này các em nhận biết các số cần phải đếm thêm mấy ?
-Đó cũng là các tích trong bảng nhân 2 (từ Bé đến lớn và ngược lại)
-YC hs làm bài (làm miệng) 
Gọi Hs nêu kết quả.
-GV nhận xét
Bài2 :
-Gọi 1 HS nêu yêu cầu.
-Yêu cầu HS dựa vào bảng nhân 2 để làm bài.
-Yc hs nêu kết quả.
Bài 3
-Gọi 1HS đọcyêucầu.
-Bài tập yêu cầu các em làm gì?
Để biết 2 nhân mấy để bằng 4 ?Các em
phải dựa vào bảng nhân 2 để tìm kq.
Vậy 2 x 2 = 4.
-Yêu cầu các em thảo luận nhóm đôi để tìm kếtquả.
-Yc các nhóm trình bày
-GV nhậnxét
Vuihọc :
-YC HS quan sát bức tranh .
-Có mấy con vịt ?
-Bài toán hỏi gì ?
-Mỗi con vịt có mấy cái cánh?
-2 cái cánh, 2 cái cánh, 2 cái cánh,...Cái
Gì được lặp lại?
-Với 10 con vịt thì cái gì được lấy mấy lần?
-2 cái cánh được lấy 10 lần. 
YC HS nêu Phép nhân tương ứng.
-Phép tính nhân : 2 x 10 bằng bao nhiêu ?
Vậy 10 con vịt có 20 cáicánh.
C.Củngcố - dặndò:
- Giáo viên yêu học sinh về thi đọc bảng nhân 2 nối tiếp với người thân
*HS học thuộc lòng bảng nhân ở nhà.
- HS tham gia trò chơi truyền điện
-Hs nêu yêu cầu.
-Điền số.
- Đếm thêm 2.
-Hs làm bài.
HS đọc theothứ tự. HS đọc ô bất kì (dựavào ô phía trước rồi đếm thêm 2 hoặc dựa vào ô phía sau rồi đếm bớt 2).
- Hs nêu kq.
-Hs khác nhận xét bổ sung.
-HS nêu :Tínhnhẩm
- HS làm bài.
-Hs nêu .
-HS khác nhận xét, bổ sung.
-HS đọc yc
-HS nêu
-HS thảo luận nhóm.
-Các nhóm trình bày.
-Nhóm khác nhận xét bổ sung.
-HS quan sáttranh.
-Có 10 con vịt
-10 con vịt có bao nhiêu cái cánh ?
-Có 2 cáicánh.
-2 cáicánh.
-2 cáicánhđượclấy 10 lần.
-HS nêuphépnhân: 2 x 10
-HS nêu
HS chú ý lắng nghe.
 KEÁ HOAÏCH BAØI DAÏY Tuần 20 
 MÔN: TOÁN
 BÀI : BẢNG NHÂN 5 (Tiết 1)
Ngày: 04 - 01 - 2022
I/ MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
* Kiến thức Kĩ năng: 
	Thành lập bảng nhân 5 Bước đầu ghi nhớ bảng nhân 5 Vận dụng bảng nhân 5, tính nhẩm. Yêu thích môn học; cẩn thận, sáng tạo, hợp tác.
*Năng lực, phẩm chất:
	Năng lực Tư duy lập luận toán học, mô hình hóa toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học.
Phẩm chất: Nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội.
II/ CHUẨN BỊ:
- GV: Hình vẽ để sử dụng cho nội dung bài học và bài tập; Máy tính, máy chiếu (nếu có); khối lập phương
- HS: SGK; Tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV; 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Hoạt động khởi động:
- Giáo viên cho cả lớp chơi “Ai nhanh nhất?”
- Ai nhanh nhất và đúng, được gắn bảng lên trước lớp.
-GV nhận xét
2. Bài học và thực hành (23-25 phút):
2.1. Thành lập bảng nhân 5
a) Nhu cầu thành lập bảng nhân 5
- GV đặt vấn đề: Nếu ta lập một bảng nhân và học thuộc thì sẽ biết ngay kết quả, không cần đếm, không cần tính tổng.
b) Thành lập bảng nhân 5
- GV gắn lên bảng lớp bảng nhân 5 chưa hoàn chỉnh
 5 x 1 = 5 x 2 = 
 5 x 3 = 5 x 4 = 
 5 x 5 = 5 x 6 = 
 5 x 7 = 5 x 8 =
 5 x 9 = 5 x 10 =
- Cả lớp cùng thực hiện một trường hợp trong bảng, chẳng hạn: 5 x 4 = ?
GV chỉ vào phép tính và hỏi: Mấy lần mấy ?
- GV yêu cầu HS thể hiện 5 lần 4
GV hỏi: Vậy 5 nhân 4 bằng mấy ?
(Lưu ý: HS có thể tìm kết quả bằng cách đếm hay thực hiện phép cộng).
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4 tìm kết quả các phép nhân trong bảng
- GV mời đại diện các nhóm nêu lần lượt kết quả các phép nhân trong bảng
- GV hoàn thiện bảng nhân.
- Nhận xét, sửa sai (nếu có)
2.2. Học thuộc bảng nhân 5 (HS không sử dụng SGK)
GV hướng dẫn HS nhận xét bảng nhân 5 bằng cách trả lời các câu hỏi sau:
+ Thừa số thứ nhất là mấy ?
+ Các thừa số thứ hai trong bảng nhân 5 có gì đặc biệt ?
+ Các tích trong bảng nhân 5 có gì đặc biệt ?
- GV tổ chức cho HS học thuộc bảng nhân 5
* Học thuộc các tích 5x 1 = 5, 5 X 5 = 25, 5 X 10 = 50.
- GV giới thiệu cách thức dựa vào ba tích trên để có kết quả
- GV che một số tích rồi che một số thừa số thứ lại, HS đọc để khôi phục bảng.
- GV che toàn bộ bảng, HS đọc lần lượt từ trên xuống, từ dưới lên, đọc không theo thứ tự.
- GV mời HS đọc lại toàn bảng nhân
-GV nhận xét, tuyên dương
3. Củng cố (3-5 phút):
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi thực hành với bảng nhân.
- GV nêu luật chơi và hướng dẫn cách chơi
Mỗi lượt chơi:
+ Một vài bạn đứng trước lớp
+ Các bạn dưới lớp đọc đồng thanh các kết quả ở bảng nhân 5: 5, 10, 15, 20, 
+ Các bạn dưới lớp ngừng đọc theo hiệu lệnh của giáo viên.
+ Các bạn đứng trước lớp viết phép nhân có kết quả là số đọc cuối cùng
- GV nhận xét, tuyên dương
4. Hoạt động ở nhà:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh yêu cầu 2/17 cho cha mẹ xem.
- Học sinh cả lớp thực hiện trò chơi. HS làm trên bảng con 
-Học sinh nhận xét
- Học sinh lắng nghe.
- HS quan sát
- HS thực hiện theo hướng dẫn
- 5 lần 4
- HS có nhiều cách thể hiện, chẳng hạn
- 5 x 4 = 20 
- HS thảo luận nhóm 4 tìm kết quả
- Các nhóm thông báo kết quả
- Cả lớp đọc lại bảng nhân đã hoàn thiện
- Cả lớp lắng nghe, nhận xét
+ Thừa số thứ nhất đều là 5
+ Thừa số thứ hai: các số lần lượt từ 1 đến 10
+ Tích: các số đêm thêm 5, từ 5 đến 50
HS học thuộc các tích trong bảng nhân 5 (Mỗi HS đọc một vài số).
5, 10,15, 20, 25, 30, 35, 40, 45, 50.
25,30,35,40,45,50.
50, 45, 40, 35, 30, 25, 20,15,10, 5.
40,35,30,25,20.
- HS thực hành với một số trường hợp khác.
- HS đọc để khôi phục bảng.
- HS đọc lần lượt từ trên xuống, từ dưới lên, đọc không theo thứ tự.
- HS đọc lại bảng nhân ( cá nhân, đồng thanh)
-HS chơi theo hướng dẫn của GV
- Học sinh thực hiện ở nhà.
 KEÁ HOAÏCH BAØI DAÏY Tuần 20
 MÔN: TOÁN
BÀI : BẢNG NHÂN 5 (Tiết 2)
Ngày: 05 - 01 - 2022
I/ MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
* Kiến thức Kĩ năng: 
	Thành lập bảng nhân 5 Bước đầu ghi nhớ bảng nhân 5 Vận dụng bảng nhân 5, tính nhẩm. Yêu thích môn học; cẩn thận, sáng tạo, hợp tác.
*Năng lực, phẩm chất:
	Năng lực Tư duy lập luận toán học, mô hình hóa toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học.
Phẩm chất: Nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội.
II/ CHUẨN BỊ:
- GV: Hình vẽ để sử dụng cho nội dung bài học và bài tập; Máy tính, máy chiếu (nếu có); khối lập phương
- HS: SGK; Tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV; 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Hoạt động khởi động (3-5 phút):
- Giáo viên tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi: “Đố bạn” để ôn lại bảng nhân 5
2. Luyện tập (23-25 phút):
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm việc theo nhóm đôi (chú trọng phát triển năng lực giao tiếp toán học cho học sinh).
a. Bài 1. Tính nhẩm
- Giáo viên yêu cầu học sinh nhớ lại bảng nhân 5 để tìm kết quả
- Giáo viên tổ chức cho HS đọc tiếp sức các phép tính ở bài 1 để kiểm tra kết quả
- Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét.
b. Bài 2. Số: 
- Tìm hiểu bài:
+ Yêu cầu của bài là gì? (Số?).
- Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện bài tập 2.
- Giáo viên tổ chức học sinh sửa bài qua trò chơi Đố bạn
-GV nhận xét, sửa bài học sinh.
c. Bài 3.
Tìm hiểu bài
+ Yêu cầu của bài là gì ?
+ Bài toán cho biết gì?
+ “Mỗi” là mấy ?
+ 5 bông hoa, 5 bông hoa, 5 bông hoa,...
Cái gì lặp lại ?
+ 5 bông hoa được lấy mấy lần?
+ 5 bông hoa được lấy 4 lần ta làm phép tính gì ?
- GV yêu cầu HS làm bài vào vở
- GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu.
- GV tổ chức cho HS đổi vở kiểm tra, nhận xét bài làm của bạn
d. Vui học
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu đề
+ Yêu cầu của bài là gì ? (Số?).
Lưu ý: Khi có nhóm cùng số lượng lặp lại: các em hãy nghĩ đến phép nhân.
+ Phép nhân: nghĩ đến cái gì được lấy mấy lần ?
- GV đại diện một số nhóm trình bày bài làm
- GV nhận xét phần trình bày của học sinh
3. Củng cố (3-5 phút):
- Giáo viên tổ chức trò chơi “Truyền điện” về các tích trong bảng nhân 5
- Giáo viên nêu luật chơi và cách chơi.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện trò chơi.
Lưu ý: HS có thể hỏi xuôi: 5x3 = ?hay hỏi ngược: 25 = ? X 5
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương
4. Hoạt động ở nhà:
- Giáo viên yêu cầu học sinh học thuộc bảng nhân 5 ở nhà và đọc cho ba mẹ nghe
- Học sinh tham gia trò chơi Đố bạn. 
- 1 HS đọc phép tính bất kì trong bảng nhân 5 mời 1 HS khác trả lời
a. Bài 1/17:
- Học sinh tự làm bài cá nhân
- Học sinh nêu miệng nối tiếp các phép tính trong bài 1
5 x 1 = 5 5 x 5 = 25 5 x 10 = 50
5 x 3 = 15 5 x 7 = 35 5 x 9 = 45
5 x 2 = 10 5 x 4 = 20 5 x 8 = 40
b. Bài 2/17: 
- Yêu cầu của bài là tìm số.
- Học sinh làm việc nhóm đôi.
-Học sinh sửa bài qua trò chơi : Đố bạn
c. Bài 3/18: 
- 4 chậu cây có bao nhiêu bông hoa?
-Mỗi chậu cây có 5 bông hoa
- “Mỗi” là 1
- 5 bông hoa
- 5 bông hoa được lấy 4 lần
- 5 x 4 = 20
- HS thực hiện bài giải. 1 HS lên làm trên bảng lớp.
 Bài giải
Số bông hoa của 4 chậu cây là:
 5 x 4 = 20 (bông hoa)
 Đáp số: 20 bông hoa
- HS đổi vở kiểm tra, nhận xét bài làm của bạn
- Quan sát hình vẽ sau
Có .?. cái bút chì
- HS quan sát hình vẽ,thảo luận nhóm đôi
- HS nêu câu trả lời, giải thích cách làm bài
(Mỗi ô có 5 cái bút chì, có 9 ô như thế, em thực hiện phép tính: 5 x 9 = 45 cái bút chì)
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh tham gia chơi theo hướng dẫn
Mỗi học sinh về nhà tự học lại bảng nhân 5.
 KEÁ HOAÏCH BAØI DAÏY Tuần 20 
 MÔN: TOÁN
 BÀI : PHÉP CHIA (Tiết 1)
Ngày: 06 - 01 - 2022
I/ MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
	Ý nghĩa của phép chia: tương ứng với thao tác chia đều trong cuộc sống. Dấu chia.Thuật ngữ thể hiện phép chia: Chiađều. Nhận biết quan hệ giữa phép nhân và phép chia trên các trường hợp cụ thể. Tính được kết quả phép chia dựa vào phép nhân tương ứng.
- Sử dụng công cụ, phương tiện toán học: Làm quen bài toán về ý nghĩa của phép chia, bước đầu phân biệt với bài toán về ý nghĩa của phép nhân.
*Năng lực, phẩm chất:
- Năng lực Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động
- Năng lực Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết
cùngnhauhoànthànhnhiệmvụhọctậptheosựhướngdẫncủathầycô.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhậnranhữngvấnđềđơngiảnvàgiảiquyếtđượcvấnđề.
- Phẩm chất Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong việc học tập và làm bài.
- Phẩm chất Chăm chỉ: Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia các hoạt động học tập.
- Phẩm chất Trách nhiệm: Có trách nhiệm tham gia tốt các hoạt động học tập, hoàn thành nhiệm vụ được giao, làm bài tập đầy đủ.
*Tích hợp: TN & XH; Toán học và cuộc sống
II/ CHUẨN BỊ:
- GV: Hình vẽ để sử dụng cho nội dung bài học và bài tập; Máy tính, máy chiếu (nếu có); 
- HS: SGK; Tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV; 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Hoạt động 1: Khởi động:
- GV: Viết phép nhân 3 X 4 = 12 ở góc bảng lớp và nói: “4 bạn, mỗi bạn 3 cái kẹo, có tất cả 12 cái kẹo”
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương học sinh.
- Giới thiệu bài ghi tựa bài lên bảng: Phép chia 
2. Hoạt động 2: Chia thành các phần bằng nhau
a) Hình thành phép chia
- GV đọc bài toán 
- GV chia nhóm 4, yêu cầu HS thực hiện chia 12 khối lập phương chia đều cho 4 bạn trong nhóm.
- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả và nêu cách chia trong nhóm
-GV thao tác với các khối lập phương trên bảng.
- GV giới thiệu phép chia:
12 cái kẹo chia đều cho 4 bạn, mỗi bạn được 3 cái kẹo.
Ta có phép chia 12 : 4 = 3 (GV viết lên bảng lớp).
GV chỉ vào phép chia, giới thiệu cách đọc 
GV giới thiệu dấu chia.
- Giới thiệu mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia.
- GV chỉ vào từng phép tính, nói lại các tình huống xảy ra phép tính:
- GV chốt:
b) Thực hành bài toán chia thành các phần bằng nhau:
Bài 1/119 ( Thực hành): 
- Mời HS đọc yêu cầu bài
- Yêu cầu HS xác định “phần đã cho” và “phần bài toán hỏi”
- GV mời HS thực hiện theo nhóm 2, thao tác trên khối hình lập phương và viết phép tính vào bảng nhóm.
- Mời các nhóm trình bày kết quả và nêu cách tính.
- GV nhận xét:
* Chia đều 10 cái bánh cho 5 bạn, mỗi bạn được 2 cái bánh.
Ta có: 10 : 5 = 2
- GV hỏi: 5 bạn, mỗi bạn 2 cái bánh, có tất cả cái bánh?
- GV nêu : 5 bạn, mỗi bạn 2 cái bánh, có tất cả 10 cái bánh.
* Ta có: 2 x 5 = 10
- GV chốt: Mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia.
Hoạt động 4 : Củng cố 
- Giáo viên cho học sinh chơi trò chơi: Ai nhanh – Ai đúng
- GV nhận xét, tuyên dương.
- Dặn dò Học sinh về nhà luyện chia các nhóm đồ vật thành các phần bằng nhau.
- HS tham gia chơi.
- HS thực hiện
- Học sinh quan sát.
- HS thực hiện trong nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày – nhận xét
- HS theo dõi
- HS thực hiện
- Mời 2- 3 HS đọc phép chia
- HS lắng nghe
- HS đọc
- HS nêu
- HS thực hiện
- HS trình bày – nhận xét
- HS lắng nghe
- HS nêu phép tính – kết quả
- Học sinh thi đua 2 đội tiếp sức:
Nhẩm tính một số phép tính sau: 4 x 2 = .... ... : 2 = 4
3 x 5=.... .... : 3 = 5
5 x 6 =.... 	30 : 6 =....

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_toan_lop_2_sach_chan_troi_sang_tao_tuan_20_truong_th.doc