Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 3, Tiết 14+15: Tia số - Số liền trước, số liền sau
I.Yêu cầu cần đạt:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Nhận biết được tia số.
- Làm quen số liền trước, số liền sau, nhận biết quan hệ (lớn hơn, bé hơn) giữa số liền trước và số liền sau qua các trường hợp cụ thể.
- Sử dụng công cụ, phương tiện toán học: Xác định được sổ trên trên tia số.
- So sánh được các số dựa trên tia số. Xác định được số liền trước, số liền sau trên tia số.
2. Năng lực :
- Tự chủ và tự học, Giao tiếp và hợp tác , Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
3. Phẩm chất: Trung thực, Chăm chỉ, Trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
1. Giáo viên:
- Tia sô, thẻ từ dùng cho bài tập 2.
2. Học sinh:
- Thước thẳng có vạch chia thành từng xăng-ti-mét.
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 3, Tiết 14+15: Tia số - Số liền trước, số liền sau", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY Môn: Toán 2 CHỦ ĐỀ: ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG Tuần 3 – Tiết 14 - Bài: Tia số - Số liền trước, số liền sau ( Tiết 1) Thời gian thực hiện: ngày tháng . năm . I.Yêu cầu cần đạt: 1. Kiến thức, kĩ năng: - Nhận biết được tia số. - Làm quen số liền trước, số liền sau, nhận biết quan hệ (lớn hơn, bé hơn) giữa số liền trước và số liền sau qua các trường hợp cụ thể. - Sử dụng công cụ, phương tiện toán học: Xác định được sổ trên trên tia số. - So sánh được các số dựa trên tia số. Xác định được số liền trước, số liền sau trên tia số. 2. Năng lực : - Tự chủ và tự học, Giao tiếp và hợp tác , Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. 3. Phẩm chất: Trung thực, Chăm chỉ, Trách nhiệm. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC : 1. Giáo viên: Tia sô, thẻ từ dùng cho bài tập 2. 2. Học sinh: Thước thẳng có vạch chia thành từng xăng-ti-mét. III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của học sinh Hoạt động giáo viên 1. Hoạt động 1: Khởi động: * Mục tiêu: Tạo không khí lớp học vui tươi, sinh động kết hợp kiểm tra kiến thức cũ. * Phương pháp: Thực hành * Hình thức: Cả lớp - Nhóm hai HS dùng thước thẳng và bút chì vẽ lên giấy một đoạn thẳng dài 10 cm (một bạn vẽ, một bạn kiểm tra). - Giáo viên tổ chức cho học sinh vẽ đoạn thẳng - Nhận xét, tuyên dương. -> Giới thiệu bài học mới: Tia số - số liền trước, số liền sau 2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới: Giới thiệu tia số- số liền trước số liền sau * Mục tiêu: Nhận biết được tia số -Làm quen số liền trước, số liền sau, nhận biết quan hệ (lớn hơn, bé hơn) giữa số liền trước và số liền sau qua các trường hợp cụ thể. * Phương pháp: Trực quan, đàm thoại, thực hành, thảo luận *Hình thức: Cá nhân, nhóm. - HS quan sát khối lập phương trong SGK - HS quan sát hình ảnh các tia số trong phần thực hành - SGK - Học sinh quan sát, làm theo. - HS đọc các số trên tia số phần bài học. a) Dựa vào khối lập phương trong SGK: - GV hướng dẫn HS quan sát các hình ảnh trong SGK (trang 28) để nhận biết: + Tính từ dưới lên, số khối lập phương lần lượt là 0, 1,2,3, ... , 12. + 1 khối lập phương tương ứng với đoạn thẳng từ 0 đến 1. + 2 khối lập phương tương ứng với đoạn thẳng từ 0 đến 2. + Đoạn thẳng từ 0 tới 7 tương ứng với 7 khối lập phương. - GV vẽ tia số lên bảng lớp, giới thiệu + Người ta đã dùng tia số (chỉ vào hình) để biểu thị các số. . - GV chọn một vài cặp số liền nhau trên tia số, yêu cầu HS dùng các từ “số liền trước, số liền sau” để nói. Hoạt động Luyện tập, thực hành * Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức vừa học điền số vào tia số, số liền trước, liền sau, điền dấu >, <, =. * Phương pháp: Trực quan, thực hành * Hình thức: Cá nhân, cả lớp - HS dùng thẻ chữ số, thẻ dấu để thực hiện so sánh: 25 và 31; 39 và 30; nhận biết được biểu tượng nhiều hơn, ít hơn. - HS đọc kĩ đề, làm bài cá nhân. - HS nhận xét - HS làm cá nhân. - HS nhận xét HS lắng nghe, thực hiện Viết thêm dấu vào để so sánh hai số. HS nhận xét Bài 1: Số? - GV hướng dẫn HS cách làm BT1a; 1b; 1c. - GV nhận xét, sửa sai từng câu a, b, c. Bài 2: Dựa vào tia số để so sánh các số - Hướng dẫn HS cách làm - GV giúp HS nhận biết Trên tia số, số bên trái bé hơn số bên phải, số bên phải lớn hơn số bên trái. - GV hướng dẫn HS nhìn vào tia số để so sánh số. - GV nhận xét, sửa sai. Bài 3: - GV hướng dẫn HS chơi : Nêu luật chơi • GV viết số bất kì lên bảng lớp. • Tổ 1 và tổ 2: viết thêm số liền trước của số đó vào bảng con. Tổ 3 và tổ 4: viết thêm số liền sau của số đó vào bảng con. - GV nhận xét, tuyên dương 4. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm * Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức trọng tâm mới học. * Phương pháp: Thực hành * Hình thức: trò chơi. - Học sinh thi đua 2 đội - GVcho HS chơi: • A: Viết số tuỳ thích. • B : Viết số liền trước hoặc số liền sau của số bạn A vừa viết. - GV cho vài nhóm đưa bảng lên trước lớp, cả lớp đọc và nhận xét. - GV nhận xét, tuyên dương. Dặn dò HS về nhà xem và làm lại BT KẾ HOẠCH BÀI DẠY Môn: Toán 2 CHỦ ĐỀ: ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG Tuần 3 – Tiết 15 - Bài: Tia số - Số liền trước, số liền sau ( Tiết 2) Thời gian thực hiện: ngày tháng . năm . I.Yêu cầu cần đạt: 1. Kiến thức, kĩ năng: - Nhận biết được tia số. - Làm quen số liền trước, số liền sau, nhận biết quan hệ (lớn hơn, bé hơn) giữa số liền trước và số liền sau qua các trường hợp cụ thể. - Sử dụng công cụ, phương tiện toán học: Xác định được sổ trên trên tia số. - So sánh được các số dựa trên tia số. Xác định được số liền trước, số liền sau trên tia số. 2. Năng lực : - Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động - Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề. 3. Phẩm chất: - Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong việc học tập và làm bài. - Chăm chỉ: Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia các hoạt động học tập. - Trách nhiệm: Có trách nhiệm tham gia tốt các hoạt động học tập, hoàn thành nhiệm vụ được giao, làm bài tập đầy đủ. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC : Giáo viên: Tia sô, thẻ từ dùng cho bài tập 2. Học sinh: Thước thẳng có vạch chia thành từng xăng-ti-mét. III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên 1. Hoạt động Mở đầu: * Mục tiêu: Tạo không khí lớp học vui tươi, sinh động kết hợp kiểm tra kiến thức cũ. * Phương pháp: Trò chơi * Hình thức: Cả lớp - HS thực hiện bảng lớp - Cả lớp nhận xét - Giáo viên yêu cầu học sinh so sánh các số a) 15 20. b) 35 49. c) 23 15 - GV nhận xét bài làm của HS 2. Hoạt động Luyện tập , thực hành * Mục tiêu: Luyện tập nhận biết số liền trước, số liền sau, so sánh các số. * Phương pháp : Thực hành, đàm thoại, trò chơi, thảo luận * Hình thức: Cá nhân, nhóm. - 1 HS đọc . - HS làm cá nhân - HS chơi tiếp sức sửa bài - HS nhận xét Bài 1: Số ? - GV cho HS đọc đề bài. - GV sửa bài qua trò chơi a)Số liền sau của 9 là . Số liền trước của 25 là . Số liền sau của 81 là . b)Số liền trước của 10 là ... Số liền trước của 69 là Số liền sau của 47 là ... - GV mở rộng: Một số thêm 1 đơn vị được số liền sau. Một số bớt 1 đơn vị được số liền trước. - Đọc YC bài - HS thảo luận nhóm đôi. - HS lên bảng lớp sửa bài - Cả lớp nhận xét Bài 2: Số liền trước hay số liền sau? - YC HS đọc yêu cầu BT. a) 31 là ... của 30 b) 30 là .của 31 c) 58 là ..của 59 d) 100 là ..của 99 - GV cho HS thảo luận nhóm đôi. - GV dùng các thẻ từ ghi sẵn cụm từ “số liền trước”, “số liền sau” để HS sửa bài - GV nhận xét, khen ngợi. - HS đọc đề bài - Học sinh quan sát tranh, làm việc nhóm đôi. - HS nhận xét bài làm của bạn Bài 3: Số nhà của Mỗi bạn màu gì? -YC HS đọc yc BT. Quan sát tranh và tia số +Số nhà nhà của châu chấu là số liền nước của 73, nhà màu .? +Số nhà của bướm là số liền sau của 69, nhà màu.. ? +Số nhà của bọ rùa lớn hơn 75 nhưng bé hơn 77, nhà màu .? - GV nhận xét, sửa chữa. 3. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm: * Mục tiêu: Giúp HS nhận biết số liền trước, số liền sau, quan hệ giữa số liền trước và số liền sau. * Phương pháp: Trò chơi, đàm thoại * Hình thức: cá nhân. - HS tham gia trò chơi - HS viết một số bất kì trong phạm vi 100 vào bảng con. - HS nhận xét - Học sinh thực hiện ở nhà. - GV cho HS chơi: Tìm bạn? - GV ra hiệu lệnh, các em đi tìm bạn có số liền trước hoặc số liền sau với số của mình trong vòng 1 phút. -Những cặp HS nào tìm được nhau thì đứng trước lớp giới thiệu. Ví dụ: Tôi là 33, 32 là số liền trước của 33, 32 đúng bên trái của 33 trên tia số (hoặc: Tôi là 33, là số liền sau của 32, 33 đứng bên phải của 32 trên tia số) GV nhận xét, khen ngợi. - Giáo viên yêu cầu HS về xem lại các BT đã làm.
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_toan_lop_2_sach_chan_troi_sang_tao_tuan_3_tiet_1415.docx