Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 5, Tiết 21: Phép cộng có tổng bằng 10 - Đoàn Hoàng Thắm
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Tái hiện bảng cộng có tổng bằng 10, thực hiện các phép cộng trong bảng.
- Sử dụng đồ dùng học tập, thể hiện số trong phạm vi 20 (theo cấu tạo thập phân).
2.Năng lực :
- Giao tiếp toán học, Tư duy và lập luận toán học, Sử dụng công cụ, phương tiện toán học, - Mô hình hóa toán học
3.Phẩm chất: Trung thực, Chăm chỉ, Trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
1. Giáo viên: Sách Toán lớp 2; bộ thiết bị dạy toán;
2. Học sinh: Sách học sinh, vở bài tập; bộ thiết bị học toán; bảng con; 10 khối lập phương.
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 5, Tiết 21: Phép cộng có tổng bằng 10 - Đoàn Hoàng Thắm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN: TOÁN 2 TUẦN 5 – Tiết 21- BÀI : PHÉP CỘNG CÓ TỔNG BẰNG 10 Thời gian thực hiện: ngày ... tháng ... năm ... YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức, kĩ năng: - Tái hiện bảng cộng có tổng bằng 10, thực hiện các phép cộng trong bảng. - Sử dụng đồ dùng học tập, thể hiện số trong phạm vi 20 (theo cấu tạo thập phân). 2.Năng lực : - Giao tiếp toán học, Tư duy và lập luận toán học, Sử dụng công cụ, phương tiện toán học, - Mô hình hóa toán học 3.Phẩm chất: Trung thực, Chăm chỉ, Trách nhiệm. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: 1. Giáo viên: Sách Toán lớp 2; bộ thiết bị dạy toán; 2. Học sinh: Sách học sinh, vở bài tập; bộ thiết bị học toán; bảng con; 10 khối lập phương. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của học sinh Hoạt động giáo viên 1. Hoạt động Mở đầu: * Mục tiêu: Tạo không khí lớp học vui tươi, sinh động kết hợp kiểm tra kiến thức cũ. * Phương pháp: Thực hành * Hình thức: Cả lớp - Cả lớp hát - HS nêu thêm các phép tính - HS lắng nghe - GV cho cả lớp hát: “1 với 1 là 2, 2 thêm 2 là 4, 4 với 1 là 5, 5 với 5 là 10” - GV: 5 + 5 = 10, còn các phép cộng nào có tổng là 10? - GV nhận xét chung, tuyên dương HS. - Giới thiệu bài mới: Hôm nay chúng ta tìm hiểu bài: “ Phép cộng có tổng bằng 10 trong phạm vi 20” và ghi đầu bài lên bảng 2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới: * Mục tiêu:Tái hiện bảng cộng có tổng bằng 10 * Phương pháp: Trực quan, đàm thoại, thực hành *Hình thức: Nhóm. - HS lắng nghe, thực hiện + HS 1: tách 10 khối lập phương thành hai nhóm bất kì (có thể dùng ngón tay thay khối lập phương). + HS 2: viết sơ đồ tách - gộp số theo cách tách của HS 1 + HS 3: viết lại phép cộng theo sơ đồ tách - gộp số. - HS đọc lại các phép cộng - Cả lớp đọc đồng thanh - Chia HS (nhóm ba) tái hiện các phép cộng trong bảng. - GV tổng hợp rồi viết các phép tính có tổng bằng 10 lên bảng. - GV che kết quả, số hạng, HS khôi phục bảng cộng. 3. Hoạt động Luyện tập, thực hành * Mục tiêu:Thực hiện các phép cộng không qua 10 trong phạm vi 20. Sử dụng đồ dùng học tập, thể hiện số trong phạm vi 20 (theo cấu tạo thập phân). * Phương pháp: Trực quan, đàm thoại, thực hành, thảo luận *Hình thức: Cá nhân, nhóm. Bài 1: - HS nêu yêu cầu bài - HS làm cặp đôi, hỏi đáp thêm mấy để được 10. - HS trình bày, Lớp nhận xét – bổ sung. - Gọi HS nêu yêu cầu bài - HS tìm hiểu bài, nhận biết mỗi bảng đều có 10 ô vuông, số chấm tròn cần thêm chính là số ô còn trống. - GV khuyến khích HS nói theo mẫu câu: “Đã có... chấm tròn, cần thêm ... chấm tròn nữa để đủ 10 chấm tròn”. - GV gọi đại diện trình bày, nhận xét. Bài 2: - HS nêu yêu cầu bài - HS nêu đáp án và nói cách thực hiện - HS làm bảng con 7 + 3 = 10 10 = 8 + 2 9 + 1 = 10 10 = 6 + 4 - HS trả lời nhanh - Gọi HS nêu yêu cầu bài - Hướng dẫn HS dựa vào bảng hoặc mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ. HS yếu có thể dùng ngón tay để tính. - GV nhận xét - GV có thể hỏi thêm một số phép tính khác: 1 + ... = 10 5 + ... = 10 10 = 3 + ... 10 = 2 + ... Bài 3: - HS nêu yêu cầu bài - HS làm bài, chia sẻ trước lớp 9 + 1 + 7 = 17 7 + 3 + 6 = 16 6 + 4 + 2 = 12 8 + 2 + 5 = 15 - Lắng nghe. - Gọi HS nêu yêu cầu bài - HDHS nhận biết cách làm: tính từ trái sang phải. - GV nhận xét Bài 4: - HS nêu yêu cầu bài - HS thảo luận nhóm đôi - Các nhóm trình bày. Hình A + hình K Hình B + hình M Hình C + hình E Hình D + hình H - Cho HS thảo luận nhóm đôi tự tìm hiểu bài và thực hiện. - GV khuyến khích HS giải thích cách làm (có thể bắt đầu từ hàng trên hay hàng dưới). Ví dụ: + Bắt đầu từ hàng trên, chọn hình A và hình K vì: Hình A có 4 con chó, hình K có 6 con chó, 4+6=10. + Bắt đầu từ hàng dưới, chọn hình E và hình C vì: Hình E có 7 con chó, hình C có 3 con chó, 7 + 3 = 10. 4. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm: * Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức trọng tâm mới học. * Phương pháp: Thực hành * Hình thức: trò chơi. - HS lắng nghe - HS chơi - HS lắng nghe - Trò chơi: HỎI NHANH - ĐÁP GỌN - GV có thể ra các câu hỏi, chẳng hạn: + 6 thêm mấy được 10? + Có 1 chục và 7 đơn vị, ta được số mấy? - GV nhận xét, tuyên dương. - Dặn dò HS về nhà xem lại bài đã học trên lớp và chuẩn bị bài cho tiết sau. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_toan_lop_2_sach_chan_troi_sang_tao_tuan_5_tiet_21_ph.docx