Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 8, Tiết 36 đến 40 - Trường TH An Phước B

Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 8, Tiết 36 đến 40 - Trường TH An Phước B

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1.Kiến thức, kĩ năng:

-Thực hiện được phép tính 12 - 5.

- Khái quát hoá được cách tính 12 trừ đi một số: Trừ để được 10 rồi trừ số còn lại.

- Vận dụng: Thực hiện tính nhẩm 12 trừ đi một số (trừ qua 10 trong phạm vi 20). Tính toán trong trường hợp có hai dấu phép tính trừ để kiểm chứng cách tính

trừ đi một số.Thực hiện phép tính 12 trừ đi một số để giải quyết vấn đề đơn giản liên quan đến tính toán

2. Năng lực: Tư duy và lập luận toán học, Mô hình hoá toán học, Giao tiếp toán học. Tự chủ và tự học, Giao tiếp và hợp tác, Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

3.Phẩm chất: Trung thực, Chăm chỉ, Trách nhiệm.

*Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội, Tiếng Việt.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

1.Giáo viên: Sách Toán lớp 2, 20 khối lập phương

2. Học sinh: Sách học sinh, vở bài tập; bảng con; 10 khối lập phương.

 

doc 11 trang Hà Duy Kiên 28/05/2022 4920
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 8, Tiết 36 đến 40 - Trường TH An Phước B", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
MÔN TOÁN 2
CHỦ ĐỀ: PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ CÓ NHỚ TRONG PHẠM VI 100
TUẦN 8 - TIẾT 36 - BÀI : 12 TRỪ ĐI MỘT SỐ
Thời gian thực hiện: ngày .. tháng .. năm 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1.Kiến thức, kĩ năng:
-Thực hiện được phép tính 12 - 5.
- Khái quát hoá được cách tính 12 trừ đi một số: Trừ để được 10 rồi trừ số còn lại.
- Vận dụng: Thực hiện tính nhẩm 12 trừ đi một số (trừ qua 10 trong phạm vi 20). Tính toán trong trường hợp có hai dấu phép tính trừ để kiểm chứng cách tính
trừ đi một số.Thực hiện phép tính 12 trừ đi một số để giải quyết vấn đề đơn giản liên quan đến tính toán
2. Năng lực: Tư duy và lập luận toán học, Mô hình hoá toán học, Giao tiếp toán học. Tự chủ và tự học, Giao tiếp và hợp tác, Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
3.Phẩm chất: Trung thực, Chăm chỉ, Trách nhiệm. 
*Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội, Tiếng Việt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
1.Giáo viên: Sách Toán lớp 2, 20 khối lập phương
2. Học sinh: Sách học sinh, vở bài tập; bảng con; 10 khối lập phương.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
1.Hoạt động Mở đầu:
* Mục tiêu: Tạo không khí lớp học vui tươi, sinh động kết hợp kiểm tra kiến thức cũ.
* Phương pháp: Trò chơi.
* Hình thức: Cả lớp
- HS lắng nghe 
- HS tham gia chơi.
- HS nhận xét
- HS lắng nghe 
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi: Đố bạn.
- Giáo viên nhận xét chung, tuyên dương học sinh.
- Giới thiệu bài mới: Hôm nay chúng ta tìm hiểu tiếp về cách tính 12 trừ đi một số ( trừ qua 10 trong phạm vi 20)
2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới:
Mục tiêu:Thực hiện được phép tính 12 -5. Khái quát hoá được cách tính 12 trừ đi một số.
* Phương pháp: Trực quan, đàm thoại, thực hành, thảo luận 
*Hình thức: Cá nhân, nhóm.
-HS đọc yêu cầu, quan sát hình ảnh, nhận biết được vấn đề cần giải quyết:
-HS thảo luận
-HS thực hiện phép tính
-HS kiểm tra
- HS nhắc lại nhiều lần
HD HS theo các bước:
Bước 1: Tìm hiểu vấn đề. 
- HD HS đọc yêu cầu, quan sát hình ảnh, nhận biết được vấn đề cần giải quyết : 12 – 5 = ?
Bước 2: Lập kế hoạch.
-HS thảo luận cách thức tính 12 - 5, có thể dùng các công cụ hỗ trợ như các khối lập phương, ngón tay, hình vẽ, ...).
Bước 3: Tiến hành kế hoạch
- Các nhóm thực hiện, viết phép tính ra bảng con, một vài nhóm trình bày ngắn gọn cách làm.
Bước 4: Kiểm tra lại.
- GV giúp HS kiểm tra:
+ Kết quả.
+ Phép tính có phù hợp vấn đề cần giải quyết 12-5 = ?
- GV tổng kết
3. Hoạt động Luyện tập, thực hành:
* Mục tiêu: Biết Thực hiện tính nhẩm, tính toán trong trường hợp có hai dấu phép tính trừ 12 trừ đi một số (trừ qua 10 trong phạm vi 20).
* Phương pháp: Trực quan, thực hành 
* Hình thức: Cá nhân, nhóm 4
Bài 1: Tính
- Một em nêu yêu cầu.
- HS tự tìm hiểu và thực hiện vào bảng con.
- HS chia sẻ cách thực hiện
- HS nhận xét
- Gọi 1 em nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS chia sẻ cách thực hiện từng ý 
- GV nhận xét, giúp HS nhận biết 12-2-1= 12-3.
Bài 2: Tính nhẩm
- HS nêu yêu cầu
- HS nhận biết các phép tính trong bài đều là 12 trừ đi một số.
- HS tự nhẩm KQ
- Lớp Phó HT tổ chức cho các bạn chơi tham gia chơi
- 1 số HS nêu cách nhẩm
- HS nhận xét
- HS nêu lại cách tính 12 trừ đi một số: Trừ để được 10 rồi trừ số còn lại .
- HDHS nhận biết các phép tính trong bài đều là 12 trừ đi một số.
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “ Đố bạn”
- GV gọi 1 số HS nêu lại cách nhẩm 1 số phép tính.
- GV nhận xét, gọi HS nhắc lại cách tính 12 trừ đi một số.
Bài 3: Viết phép tính để có số con mèo còn lại trên tấm thảm.
- HS đọc yêu cầu
- HS thảo luận nhóm 4, phân tích tranh, viết phép tính vào bảng nhóm.
- Đại diện một số nhóm HS chia sẻ trước lớp: Nêu đề toán và phép tính đúng
- HS nhận xét 
- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu bài 3
- GV yêu cầu hS quan sát tranh,thảo luận nhóm 4 để hoàn thành bài tập và chia sẻ trước lớp.
- GV nhận xét, chốt kq đúng. GD HS biết yêu quý mèo, bảo vệ, chăm sóc vật nuôi, cách phòng tránh vật nuôi tấn công 
4. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm:
* Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức trọng tâm mới học: Củng cố cách trừ qua 10 trong phạm vi 20
* Phương pháp: Thực hành 
* Hình thức: trò chơi.
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh chơi
- Học sinh nhận nhiệm vụ
- Trò chơi: Ai nhanh, ai đúng
- GV nhận xét, tuyên dương.
- Giáo viên yêu học sinh về chơi lại trò chơi “Ai nhanh, ai đúng” ôn lại cách thực hiện phép trừ 12 trừ đi một số với người thân trong nhà.
- Nhắc học sinh chuẩn bị bài 13 trừ đi một số .
IV. ĐIỀU CHỈNH – SAU BÀI DẠY:
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN TOÁN 2
CHỦ ĐỀ: PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ CÓ NHỚ TRONG PHẠM VI 100
TUẦN 8 - TIẾT 37 - BÀI : 13 TRỪ ĐI MỘT SỐ
	Thời gian thực hiện: ngày tháng .. năm 
YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1.Kiến thức, kĩ năng:
-Thực hiện được phép tính 13 - 5. Khái quát hoá được cách tính 13 trừ đi một số: lấy 13 trừ đi 3 để được 10 rồi trừ số còn lại.
 - Vận dụng:Thực hiện tính nhẩm 13 trừ đi một số (trừ qua 10 trong phạm vi 20).Tính toán trong trường hợp có hai dấu phép tính trừ để kiểm chứng cách tính 13 trừ đi một số.
2. Kĩ năng: Tư duy và lập luận toán học, Mô hình hoá toán học, Giao tiếp toán học, Sử dụng công cụ, phương tiện toán học, Tự chủ và tự học, Giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
3.Phẩm chất: Trung thực, Chăm chỉ, Trách nhiệm.
*Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội, Tiếng Việt. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
1.Giáo viên: Sách Toán lớp 2, 20 khối lập phương
2. Học sinh: Sách học sinh, vở bài tập; bảng con; 10 khối lập phương.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
1. Hoạt động Mở đầu:
* Mục tiêu: Tạo không khí lớp học vui tươi, sinh động kết hợp kiểm tra kiến thức cũ.
* Phương pháp: Trò chơi.
* Hình thức: Cả lớp
- HS lắng nghe 
- HS tham gia chơi.
- HS lắng nghe 
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi: Đố bạn.
- Nhận xét, tổng kết trò chơi. Giới thiệu bài mới: 13 trừ đi một số .
2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới: Thực hiện phép tính 13 – 5
Mục tiêu: Thực hiện được phép tính 13 -5.Khái quát hoá được cách tính 13 trừ đi một số.
Phương pháp: Đặt và giải quyết vấn đề, thảo luận 
Hình thức: Cá nhân, nhóm.
- HS đọc yêu cầu, quan sát hình ảnh, nhận biết được vấn đề cần giải quyết tìm kq phép tính 13 -5 =?
- HS thảo luận cách thức tính 13 – 5.
-HS chỉ cần thông báo làm (bằng cách đếm, tính hay dựa vào phép cộng )
- HS một vài nhóm trình bày ngắn gọn cách làm ( Đếm bớt; Đếm thêm;Tính )
- HS nhận xét cách làm của các nhóm. Chốt kết quả.
- HS quan sát
- HS lắng nghe, nhắc lại .
Bước 1: Tìm hiểu vấn đề.
- HD HS đọc yêu cầu, quan sát hình ảnh, nhận biết được vấn đề cần giải quyết : 13 – 5 = ?
Bước 2: Lập kế hoạch.
-HS thảo luận cách thức tính 13 - 5, có thể dùng các công cụ hỗ trợ như các khối lập phương, ngón tay, hình vẽ, ...).
Bước 3: Tiến hành kế hoạch
-Các nhóm thực hiện, viết phép tính ra bảng con, một vài nhóm trình bày ngắn gọn cách làm.
Bước 4: Kiểm tra lại.
-GV giúp HS kiểm tra: Kết quả. Phép tính có phù hợp vấn đề cần giải quyết 13-5 = ?
- GV tổng kết
3. Hoạt động Luyện tập, thực hành:
Mục tiêu: Biết Thực hiện tính nhẩm 13 trừ đi một số, Giải quyết vấn đề đơn giản liên quan đến tính toán.
Phương pháp: Trực quan, thực hành 
Hình thức: Cá nhân, nhóm 4
Bài 1: Tính
- Một em nêu yêu cầu.
- HS tự tìm hiểu và thực hiện vào bảng con.
- HS chia sẻ cách thực hiện
- HS nhận xét
- Một số HS đọc lại
- Gọi 1 em nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS chia sẻ cách thực hiện từng ý 
- GV nhận xét, giúp HS nhận biết 13-3-1= 13-4 = 9
Bài 2: Tính nhẩm
- HS đọc yêu cầu
- HS nhận biết các phép tính trong bài đều là 13 trừ đi một số.
- Nêu cách nhẩm,tự nhẩm, ghi vào vở 
- Lớp tham gia chơi trò chơi.
- HS nhận xét.
 - 1 số HS nêu cách nhẩm: Lấy 13 trừ đi 3 để được 10 rồi trừ số còn lại .
- Nhiều HS đọc lại cả bài 2
- HDHS nhận biết các phép tính trong bài đều là 13 trừ đi một số.
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “ Đố bạn”
- GV nhận xét, gọi HS nhắc lại cách tính 13 trừ đi một số.
- Gọi nhiều HS đọc lại bài 2
Bài 3: Mỗi con vật che số nào?
- HS đọc yêu cầu, nhận biết yêu cầu.
- HS quan sát hình 1 và phân tích mẫu
Mỗi số bên ngoài hình tròn bằng tổng 2 số bên trong hình tròn gần với nó.
- HS thảo luận nhóm, phân tích tranh, điền kết quả vào phiếu học tập. 
- Đại diện nhóm chia sẻ trước lớp
- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu bài 3
- GV hướng dẫn HS phân tích mẫu:
- GV yêu cầu HS quan sát tranh,thảo luận nhóm để hoàn thành bài tập.
- GV nhận xét, GD HS biết yêu, bảo vệ con vật có lợi, phòng tránh con vật có thể gây hại 
4. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm
* Mục tiêu: Giúp học củng cố cách trừ qua 10 trong phạm vi 20.
* Phương pháp: Trò chơi.
* Hình thức: Cả lớp
- Học sinh tham gia chơi.
- Học sinh nhận nhiệm vụ
- Trò chơi: Ai nhanh, ai đúng
- Nhận xét, tổng kết trò chơi.
- YC học sinh ôn lại phép trừ 13 trừ đi một số.
- Chuẩn bị bài 14,15,16,17 trừ đi một số.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN TOÁN 2
CHỦ ĐỀ: PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ CÓ NHỚ TRONG PHẠM VI 100
TUẦN 8- TIẾT 38- BÀI : 14, 15, 16, 17, 18 trừ đi một số (Tiết1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT :
1. Kiến thức, kĩ năng:
-Thực hiện được phép tính 19 - 9. Khái quát hoá được cách tính 14, 15, 16, 17, 18 trừ đi một số.
-Vận dụng: Thực hiện tính nhẩm qua 10 trong phạm vi 20 và phân biệt đối với các trường hợp cụ thể. Tính toán trong trường hợp có hai dấu phép tính trừ để kiểm chứng cách trừ qua 10 trong phạm vi 20. Giải quyết vấn đề đơn giản liên quan đến việc tính toán.
2.Năng lực: Năng lực giao tiếp, hợp tác, Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, Tư duy lập luận toán học, mô hình hóa toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học.
3. Phẩm chất: Chăm chỉ học tập
*Tích hợp: TN & XH
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- GV: Hình vẽ để sử dụng cho nội dung bài học và bài tập; Máy tính, máy chiếu (nếu có). 30 khối lập phương
- HS: SGK; Tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.10 khối lập phương.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
	HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN.
1. Hoạt động Mở đầu:
* Mục tiêu: Tạo không khí lớp học vui tươi, sinh động kết hợp kiểm tra kiến thức cũ.
* Phương pháp: Trò chơi.
* Hình thức: Cả lớp
- HS tham gia trò chơi (Trừ để được 10 rồi trừ số còn lại, trừ 1, 2,3 để được 10 rồi trừ số còn lại).
- Chú ý lắng nghe.
-GV tổ chức trò chơi Gọi thuyền để nhắc lại Cách trừ qua 10 trong phạm vi 20, cách tính 11, 12, 13 trừ đi một số. 
- Nhận xét tổng kết trò chơi, giới thiệu bài mới.
2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới: 
* Hoạt động 1: Thực hiện phép tính 16 - 9
Mục tiêu: Thực hiện được phép tính 13 -5.Khái quát hoá được cách tính 13 trừ đi một số.
Phương pháp: Đặt và giải quyết vấn đề, thảo luận 
Hình thức: Cá nhân, nhóm.
-HS đọc yêu cầu, quan sát hình ảnh, nhận biết được vấn đề cần giải quyết:
-HS thảo luận theo nhóm đôi
-HS thực hiện phép tính 16 – 9 = 16 – 6 – 3 = 7
-HS đọc lại nhiều lần
-HD HS sử đụng cách trừ khái quát: Trừ để được 10 rồi trừ số còn lại để thực hiện (có thể dùng đồ đùng hỗ trợ).
- HD thể hiện phép tính bằng trực quan.
+ Có 16 khối lập phương, cần bớt 9 khối lập phương : Nếu ta bớt 6 khối lập phương, lồi lại bớt 3 khối lập phương nữa (tức là bớt 9 khối lập phương) thì sẽ chuyển được về các phép tính đã học.
+ Trà 6 để được 10 rồi trừ 3.
- GV: Ta luôn trừ để được 10 rồi trừ số còn lại
Hoạt động2: Hệ thống hóa cách tính 14, 15, 16, 17, 18 trừ đi một số
Mục tiêu: Khái quát hoá được cách tính 1 4, 15, 16, 17, 18 trừ đi một số.
Phương pháp: Đặt và giải quyết vấn đề, thảo luận 
Hình thức: Cá nhân, nhóm.
-HS chơi, trả lời:
+ Trừ để được 10 rồi trừ số còn lại.
-HS thực hiện trừ
-HS nhắc lại nhiều lần
-GV HD HS chơi trò chơi để HS nói cách trừ đối với từng số và cách trừ khái quát.
+ Trừ một số qua 10 trong phạm vi 20 
- Thực hành trừ với các phép tính cụ thể. Ví dụ: 14-7,18-9,15-8, 13-4, ...
GV: Trừ để được 10 rồi trừ số còn lại
+ 11, 12,13 trừ đi một số (trừ 1,2,3 rồi trừ số còn lại).
+ 14, 15,16, 17,18 trừ đi một số (trừ 4, 5,6, 7,8 rồi trừ số còn lại).
4. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm
* Mục tiêu: Giúp học củng cố cách trừ qua 10 trong phạm vi 20.
* Phương pháp: Đàm thoại
* Hình thức: Cả lớp
-HS trả lời, thực hiện
-Trừ để được 10 rồi trừ số còn lại.
- Trừ 1, 2 3	8 để được 10 rồi trừ số còn lại.
- Gọi HS nêu :
+ Cách trừ qua 10 trong phạm vi 20 
- Cách tính 11, 12, 13, 14, 15, 16,17, 18 trừ đi một số 
- Nhận xét bài học tiết học, chuẩn bị bài sau.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN TOÁN 2
CHỦ ĐỀ: PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ CÓ NHỚ TRONG PHẠM VI 100
TUẦN 8- TIẾT 39- BÀI : 14, 15, 16, 17, 18 trừ đi một số (Tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT :
1. Kiến thức, kĩ năng:
-Thực hiện được phép tính 19 - 9. Khái quát hoá được cách tính 14, 15, 16, 17, 18 trừ đi một số.
-Vận dụng: Thực hiện tính nhẩm qua 10 trong phạm vi 20 và phân biệt đối với các trường hợp cụ thể. Tính toán trong trường hợp có hai dấu phép tính trừ để kiểm chứng cách trừ qua 10 trong phạm vi 20. Giải quyết vấn đề đơn giản liên quan đến việc tính toán.
2.Năng lực: Năng lực giao tiếp, hợp tác, Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, Tư duy lập luận toán học, mô hình hóa toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học.
3. Phẩm chất: Chăm chỉ học tập
*Tích hợp: TN & XH
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- GV: Hình vẽ để sử dụng cho nội dung bài học và bài tập; Máy tính, máy chiếu (nếu có). 30 khối lập phương
- HS: SGK; Tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.10 khối lập phương.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
1. Hoạt động Mở đầu:
* Mục tiêu: Tạo không khí lớp học vui tươi, sinh động kết hợp kiểm tra kiến thức cũ.
* Phương pháp: Trò chơi.
* Hình thức: Cả lớp
- HS chơi trò chơi.
-HS nêu: Trừ để được 10 rồi trừ số còn lại. Trừ 1, 2,3 để được 10 rồi trừ số còn lại.
-GV tổ chức trò chơi Gọi thuyền để từng cặp HS nêu: cách trừ qua 10 trong phạm vi 20, cách tính 11, 12, 13 trừ đi một số 
- Nhận xét, giới thiệu bài mới.
2. Hoạt động Luyện tập, thực hành:
Mục tiêu: Thực hiện được phép tính 19 - 9. Khái quát hoá được cách tính 14, 15, 16, 17, 18 trừ đi một số.
Phương pháp: Trực quan, thực hành 
Hình thức: Cá nhân, nhóm 
Bài 1:
- HS nêu yêu cầu bài tập.
-HS làm bài
 -HS khác nhận xét, bổ sung.
- HDHS tìm hiểu bài.
- Cho HS tự tìm hiểu và thực hiện (bảng con).
- Giúp HS nhận biết 15-5-2 = 15 - 7.
- GV nhận xét
Bài 2:
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- Chú ý theo dõi.
-HS làm bài
-HS khác nhận xét, bổ sung.
- Nêu yêu cầu bài tập
- HDHS nhận biết: các phép tính trong bài có nhiều trường hợp: 14, 15, 16, 17, 18 trừ đi một số.
- Muốn lấy 14 trừ đi một số ta làm thế nào? (Trừ để được 10 rồi trừ số còn lại)
- Trừ mấy để được 10? (trừ 4)
- Khi sửa bài, thường xuyên cho HS nhắc lại cách tính khái quát.
-GV nhận xét,
Bài 3:
HS nêu yêu cầu bài tập.
HS thực hiện phép tính
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- YCHS Nêu yêu cầu bài tập
-HD HS làm
-GV nhận xét bổ sung
Bài 4:
HS nêu yêu cầu bài tập.
HS thực hiện phép tính
- HS khác nhận xét, bổ sung.
-HS đọc yêu cầu, quan sát tranh và nhận biết: kết quả trên mỗi “tấm vé” là số toa mà rùa sẽ lên.
- Sau khi sửa bài, HS đọc để GV viết các phép tính trong bài theo thứ tự các kết quả từ bé đến lớn.
4. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm
* Mục tiêu: Giúp học củng cố cách trừ qua 11, 12,13,14,15,16,17,18,19 trừ đi một số.
* Phương pháp: Trò chơi.
* Hình thức: Cả lớp
-HS trả lời, thực hiện
- Trừ để được 10 rồi trừ số còn lại.
- Trừ 1, 2 3	8 để được 10 rồi trừ số còn lại.
- Nhận nhiệm vụ.
+Gọi HS nêu lại:
 - Cách trừ qua 10 trong phạm vi 20 
- Cách tính 11, 12, 13, 14, 15, 16,17, 18 trừ đi một số 
- Nhận xét bài học tiết học, chuẩn bị bài sau.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
 KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN TOÁN 2
CHỦ ĐỀ: PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ CÓ NHỚ TRONG PHẠM VI 100
TUẦN 8 - TIẾT 40: BẢNG TRỪ ( Tiết 1 )
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- HS biết bảng trừ ( qua 10) trong phạm vi 20. Biết cách tìm kết quả phép trừ dựa vào bảng trừ ( qua 10) trong phạm vi 20.
- Thực hiện được các phép tính 11, 12, 13, 14, 15, 16,17, 18 trừ đi một số.
2. Năng lực : Phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học, kĩ năng hợp tác, giải quyết vấn đề toán học.
3. Phẩm chất:Trung thực, Chăm chỉ, Trách nhiệm.
*Tích hợp: toán học và cuộc sống ., rèn tính cẩn thận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Hình vẽ để sử dụng cho nội dung bài học và bài tập; Máy tính, máy chiếu (nếu có); bảng trừ qua 10 chư hoàn chỉnh
 - HS: SGK; Tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1. Hoạt động Mở đầu:
* Mục tiêu: Tạo không khí lớp học vui tươi, sinh động kết hợp kiểm tra kiến thức cũ.
* Phương pháp: Trò chơi.
* Hình thức: Cả lớp
-HS chơi, trả lời:Trừ để được 10 rồi trừ số còn lại.
- Lắng nghe.
- Cho HS chơi trò chơi Gió thổi nêu lại cách trừ qua 10 trong phạm vi 20.
- Ổn định , vào bài
2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới: 
Mục tiêu: HS biết bảng trừ ( qua 10) trong phạm vi 20. Biết cách tìm kết quả phép trừ dựa vào bảng trừ ( qua 10) trong phạm vi 20.
Phương pháp: Đặt và giải quyết vấn đề, thảo luận 
Hình thức: Cá nhân, nhóm.
-HS đọc yêu cầu, quan sát, nhận biết được vấn đề cần giải quyết:
-HS nêu các phép trừ còn thiếu
-HS đọc
-HS trả lời
-HS đọc 
1/Hoạt động1: Khôi phục bảng trừ
-HDHS quan sát tổng quát bảng trừ (chưa hoàn chỉnh), nhận biết quy luật sắp xếp của bảng (mỗi cột là một bảng trừ, trong mỗi cột: số bị trừ không đổi, số trừ tăng dần).
- HDHS bổ sumg các phép trừ còn thiếu (11 - 4,11 - 6,...).
-HDHS đọc các phép trừ theo cột, theo hàng, theo màu (Ví dụ: 11 -2 = 9, ...),
-GV điền kết quả vào bảng.	
-Với mỗi cột, GV hỏi cách trừ một vài trường hợp, ví dụ: tại sao 14-8 = 6.
-Giúp HS nhận ra các ô cùng màu là các phép trừ có hiệu bằng nhau.
-Nhận xét sự liên quan giữa bảng trừ và bảng cộng: mỗi phép tính ở bảng trừ, nếu ta đọc từ phải sang trái thì lại được các phép tính ở bảng cộng.
Ví dụ: 12-3 = 9; 9 + 3 = 12.
3. Hoạt động Luyện tập, thực hành:Thực hành với bảng trừ 
Mục tiêu: Tham gia chơi trò chơi với Bảng trừ.
Phương pháp: Trực quan, thực hành 
Hình thức: Cá nhân, nhóm 
-HS nêu: Trò chơi với bảng trừ
-HS làm Bài tập
-Trình bày, nhận xét
Bài 1: 
-Nêu yêu cầu bài tập 
-HD HS làm bài theo nhóm đôi
-GV nhận xét HS hoạt động nhóm đôi theo yêu cầu trong SGK.
4. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm
* Mục tiêu: Giúp học củng cố cách trừ qua 10 trong phạm vi 20.
* Phương pháp: Trò chơi.
* Hình thức: Cả lớp
HS trả lời:
- Trừ để được 10 rồi trừ số còn lại?
- Trừ 1, 2 3 ..8 để được 10 rồi trừ số còn lại.
-HS trả lời, thực hiện
 GV hỏi:
- Cách trừ qua 10 trong phạm vi 20 ?
- Cách tính 11, 12, 13, 14, 15, 16,17, 18 trừ đi một số 
- Nhận xét bài học tiết học, chuẩn bị bài sau.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_toan_lop_2_sach_chan_troi_sang_tao_tuan_8_tiet_36_de.doc