Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 30: Phép cộng có nhớ trong phạm vi 100 (Tiếp theo) - Nguyễn Thị Hoài An

Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 30: Phép cộng có nhớ trong phạm vi 100 (Tiếp theo) - Nguyễn Thị Hoài An

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh:

 1. Kiến thức, kĩ năng:

 - HS nhận biết và tìm được kết quả các phép cộng có nhớ trong phạm vi 100 dạng 47+5 dựa vào phép cộng có nhớ trong phạm vi 20.

- Biết cách đặt tính và thực hiện phép cộng trong phạm vi 100 (cộng có nhớ).

+ Đặt tính theo cột dọc

+ Tính từ phải sang trái, lưu ý sau khi cộng hai số đơn vị thì nhớ một chục vào số chục của số hạng thứ nhất rồi mới thực hiện phép cộng với số chục của số hạng thứ hai.

 2. Năng lực:

- Năng lực chung: Phát triển năng lực tự chủ, tự học giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực đặc thù: Phát triển năng lực Toán học.

 3. Phẩm chất:

- Chăm chỉ: Biết chăm học tập và giáo dục thêm tình yêu với môn học.

 II. DỒ DÙNG DẠY HỌC:

 1. GV: Bài giảng điện tử.

2. HS: Các thẻ chục que tính, 7 và 5 que tính rời.

 

doc 6 trang Hà Duy Kiên 9421
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài 30: Phép cộng có nhớ trong phạm vi 100 (Tiếp theo) - Nguyễn Thị Hoài An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 KẾ HOẠCH BÀI DẠY
TOÁN - Tuần 10
 Bài 30: PHÉP CỘNG CÓ NHỚ TRONG PHẠM VI 100 (Tiếp theo) 
 trang 60 (Tiết 1)
 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh:
 1. Kiến thức, kĩ năng:
 - HS nhận biết và tìm được kết quả các phép cộng có nhớ trong phạm vi 100 dạng 47+5 dựa vào phép cộng có nhớ trong phạm vi 20.
- Biết cách đặt tính và thực hiện phép cộng trong phạm vi 100 (cộng có nhớ).
+ Đặt tính theo cột dọc
+ Tính từ phải sang trái, lưu ý sau khi cộng hai số đơn vị thì nhớ một chục vào số chục của số hạng thứ nhất rồi mới thực hiện phép cộng với số chục của số hạng thứ hai.
 2. Năng lực:
- Năng lực chung: Phát triển năng lực tự chủ, tự học giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực đặc thù: Phát triển năng lực Toán học.
 3. Phẩm chất:
- Chăm chỉ: Biết chăm học tập và giáo dục thêm tình yêu với môn học.
 II. DỒ DÙNG DẠY HỌC:
 1. GV: Bài giảng điện tử.
2. HS: Các thẻ chục que tính, 7 và 5 que tính rời. 
 III. CÁC HOẠT DỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Khởi động
Tổ chức cho HS ôn lại kiến thức các phép cộng trong phạm vi 100 dạng 47+5
- GV cho HS chơi trò chơi: Hái táo
- GV giới thiệu trò chơi.
- Nêu luật chơi.
- Cho HS chơi.
-GV đưa 1 số phép cộng khi đặt tính sai hoặc quên không nhớ để học sinh tìm
- Gọi HS đánh giá và bình chọn đội thắng cuộc
- GV tổng kết trò chơi, chọn đội thắng cuộc và khen HS.
Giới thiệu bài
*GV dẫn dắt vào bài mới
- Phép tính 47+ 15 là phép tính có dạng gì?
-GV xóa chữ số 1chục ở trước số 5 vào hàng đơn vị số 15 để được 5, chuyển thành phép cộng 47+5
Học sinh tìm điểm khác nhau trong 2 phép tính cộng trên
-GV nói: Vậy để biết cách tính cộng số có 2 chữ số với số có 1 chữ số có nhớ trong phạm vi 100 , tiết toán hôm nay như thế nào thì cô và các em cùng tìm hiểu nội dung Tiết 48: cộng có nhớ trong phạm vi 100 (Tiết 1)
- GV đưa tên bài mới lên màn chiếu và ghi bảng tên đầu bài.
- HS lắng nghe
- HS chơi
- 1 HS đánh giá 2 đội chơi và bình chọn nhóm chơi tốt nhất.
- HSTL: Là phép tính cộng số có hai chữ số với số có 2 chữ số trong phạm vi 100_ có nhớ
- HS đọc nối tiếp tên đầu bài.
B. Khám phá kiến thức:
Hình thành phép trừ trên đồ dùng trực quan bằngkhối lập phương hay que tính để tìm kết quả phép tính 47+ 5
* Giới thiệu phép tính 47+5 và thao tác tìm kết quả bằng đồ dùng:
- GV cho HS tự tìm kết quả.
- Cho HS quan sát tranh
- Bạn trong tranh đang làm gì?
- T/C cho Hs theo dõi video.
- Y/C HS sử dụng khối lập phương hay que tính, tìm kết quả 37+25 
- Gọi 1,2 nhóm khác nêu ý kiến đánh giá
- Vậy kết quả của phép tính 47 + 5 bằng bao nhiêu?
- Vậy kết quả của các em có giống với kết quả của bạn không các em cùng theo dõi đáp án của bạn trong video nhé
- GV chốt và khen ngợi học sinh .
Nhưng trong 3 cách tìm. Cách đặt tính dọc là thuận tiện nhất. Cô sẽ HD các con.
2.2: HDHS cách đặt tính và tính theo cột dọc phép tính 47+5
+ Cho hs phân tích số 47,5
- Em nào cho cô biết số 37 gồm mấy chục và mấy đơn vị?
- Để thực hiện phép tính theo cột dọc 47 +5 thì các em sẽ làm như thế nào?
- GV chốt cách thực hiện đúng ghi lên bảng 
- Gọi HS nhắc lại nối tiếp cách tính
- GV chốt : Phép tính 47 +5: Đây là phép cộng dạng số có 2 chữ số với cho số có 1 chữ số trong phạm vi 100 có nhớ
? Vậy để thực hiện phép cộng số có 2 chữ số cho số có 1 chữ số các con làm thế nào?
? Em cần ghi kết quả các phép tính dạng này ra sao?
- GV chốt và khen HS
- Y/C học sinh nêu vài ví dụ về phép tính dạng 47+ 5. Chú ý khi cộng hàng đơn vị ghi số hàng đơn vị và số chục nhớ 1 cộng thêm vào chữ số hàng chục- Chú ý đặt tính số đơn vị thẳng số đơn vị, số chục thẳng số chục
- GV yêu cầu cả lớp dùng bảng con thực hiện 1 trong số các ví dụ vừa tìm đc
- GV chuyển ý vào bài 1.
- HS tự tìm KQ bằng các cách khác nhau( Dùng trực quan)
- HS chia sẻ cách tìm KQ:
HS1: Dùng que tính.
HS 2: Đếm thêm
HS 3: Đặt tính cộng dọc.
- HS quan sát và trả lời câu hỏi
+ Bạn đang tìm cách tính kết quả phép tính 47+ 5 bằngkhối lập phương hay que tính.
- HS thảo luận nhóm đôi TL câu hỏi
- HS xem Video HS thao tác. 
- HS TL
- HS trả lời
Bằng 52 
HS theo dõi
HS trả lời
Số 47 gồm 4chục và 7 đơn vị. 
Số 5 gồm 0 chục và 5 đơn vị
- HS TL 
- HS nối tiếp chia sẻ cách tính 
- HS TL: cộng từ phải sang trái. Cộng từ hàng đơn vị đến hàng chục.
- Viết các chữ số ở kết quả - tổng- thẳng cột với các số ở trên- các số hạng
- 1 số HS nêu ví dụ
- HS nhắc lại:
+ B1: Đặt tính thẳng cột, viết dấu cộng và dấu gạch ngang.
+ B2: tính từ phải sang trái, lưu ý nhớ 1 vào cột số chục..
HS làm bảng con 1 phép tính.
C. Thực hành, luyện tập.
Giúp HS biết cách đặt tính và ghi kết quả thẳng cột khi thực hiện các phép cộng dạngcộng số có hai chữ số với số có 2 chữ số có nhớ.
*BT1: Tính
*HD HS làm bài tập 1
-Y/c hs mở SGK trang 60 để đọc thầm bài tập 1.
- Gọi 1 HS đọc đầu bài 
- GV hỏi: Bài tập 1 yêu cầu gì?
- Các phép tính này được viết như thế nào?
- Y/C HS làm bài tập số 1 vào bảng con cá nhân 
- Gọi 4 HS chia sẻ , mỗi hs một phép tính.
- GV sử dụng vòng quay may mắn để gọi HS lên chia sẻ KQ.
- Y/C hs nêu ý kiến về bài làm của các bạn.
- GV chốt kết quả đúng
 25
 58
 63
 77
+ 6
+ 4
+ 8
+ 7
 31
 62
 71
 84
- Vậy qua bài tập 1, các em cần chú ý gì khi thực hiện các phép tính này?
Bài 2/61: 
Số?
- GV nêu BT.
- GV yêu cầu HS dựa vào bảng cộng (qua 10) để tính nhẩm (nêu ngay kết quả) các phép tính đã cho. 
- GV cho HS báo cáo KQ.
- 1 số HS gởi bài qua Zalo để GV chấm chữa ngay tại lớp.
 37
 29
 46
 66
89
53
+ 4
+ 9
+ 5
+ 7
+6
+8
 41
 38
 51
 73
95
61
- GV chốt kiến thức chung:
+ Thực hiện cộng từ phải sang trái, thực hiện cộng từ hàng đơn vị đến hàng chục, lưu ý nhớ cộng thêm 1 chục vào hàng chục
+ Khi viết, ta viết các chữ số thẳng cột với nhau
- HS mở Sách giáo khoa đọc thầm Bài 1: Tính.
- 1 HS đọc to, cả lớp theo dõi.
- HS TL.
- HSTL.
- 4 HS lên bảng trình bày trên bảng các .
- HS nêu ý kiến đánh giá bài của bạn
Đổi chiếu kiểm tra sau.
- HS nêu cách tính của phép thứ nhất. ( 25+6 )
- HS nêu cách tính của phép thứ hai. (58 +4)
HS nêu cách tính của phép thứ ba. (63 +8)
- Hs nêu cách tính của phép thứ tư. (77 +7)
- HS TL
 - Cách đặt tính số hạng thứ 2 chỉ có hàng đơn vịnên lệch về bên phải 1 chữ số so với số hạng thứ nhất, Nhớ 1 cộng thêm vào hàng chục
- HS lắng nghe
- HS xác định yêu cầu bài tập.
- HS làm việc cá nhân.
- Trình bày bài bảng con và trong vở.
- HS đọc kết quả và giải thích cách cộng
- Lớp nhận xét, đối chiếu.
D. Vận dụng, củng cố: 
- Các con học được gì qua bài học hôm nay?
- GV nói kết thúc bài học: Như vậy cô và các em đã tìm hiểu xong bài: Phép cộng có nhớ trong phạm vi 100. Dựa vào kiến thức của tiết học này, các em hãy về nhà tìm hiểu trước các tình huống thực tế có liên quan đến phép cộng có nhớ trong phạm vi 100 để học tốt hơn tiết học sau.
- Về nhà ôn làm và hoàn thành BT trên OLM.
- HS chia sẻ.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
 ************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_toan_lop_2_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_bai_3.doc