Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài: Ki-lô-gam

Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài: Ki-lô-gam

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức, kỹ năng

- Nhận biết đơn vị đo khối lượng ki-lô-gam, tên gọi, kí hiệu

- Làm quen với một số loiaj cân, quả cân và cách cân

- Cảm nhận được độ lơn của 1kg (mức độn nặng, nhẹ)

- Xác định vật nặng hơn, nhẹ hơn so với 1kg

- Thực hiện các phép tính cộng, trừ với đơn vị đo khối lượng ki-lô-gam

- Giải quyết vấn đề đơn giản liên quan đến đô khối lượng.\

2. Năng lực:

2.1. Năng lực chung:

- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động

- Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết

cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề liên quan tới đại lượng.

 2.2. Năng lực đặc thù:

- Giao tiếp toán học: Biết nói lên ý kiến của bản thân khi thảo luận nhóm và trình bày bài làm, nhận xét được bài làm của bạn.

- Tư duy và lập luận toán học: Nhận biết được đơn vị đo khối lượng: ki – lô – gam, tên gọi, kí hiệu

- Sử dụng công cụ, phương tiện toán học: Làm quen được với một số loại cân, quả cân và cách cân; thực hiện các phép tính cộng – trừ với đơn vị đo khối lượng ki – lô – gam.

- Mô hình hóa toán học: cảm nhận được độ lớn hơn 1 kg (độ nặng – nhẹ), xác định vật nặng hơn – nhẹ hơn so với 1 kg.

 

doc 6 trang Hà Duy Kiên 69626
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Bài: Ki-lô-gam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
MÔN: TOÁN – LỚP 2
BÀI : KI – LÔ - GAM
MỤC TIÊU:
Kiến thức, kỹ năng
- Nhận biết đơn vị đo khối lượng ki-lô-gam, tên gọi, kí hiệu
- Làm quen với một số loiaj cân, quả cân và cách cân
- Cảm nhận được độ lơn của 1kg (mức độn nặng, nhẹ)
- Xác định vật nặng hơn, nhẹ hơn so với 1kg
- Thực hiện các phép tính cộng, trừ với đơn vị đo khối lượng ki-lô-gam
- Giải quyết vấn đề đơn giản liên quan đến đô khối lượng.\
Năng lực:
2.1. Năng lực chung: 
- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động
- Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết
cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề liên quan tới đại lượng.
	2.2. Năng lực đặc thù: 
- Giao tiếp toán học: Biết nói lên ý kiến của bản thân khi thảo luận nhóm và trình bày bài làm, nhận xét được bài làm của bạn.
- Tư duy và lập luận toán học: Nhận biết được đơn vị đo khối lượng: ki – lô – gam, tên gọi, kí hiệu
- Sử dụng công cụ, phương tiện toán học: Làm quen được với một số loại cân, quả cân và cách cân; thực hiện các phép tính cộng – trừ với đơn vị đo khối lượng ki – lô – gam.
- Mô hình hóa toán học: cảm nhận được độ lớn hơn 1 kg (độ nặng – nhẹ), xác định vật nặng hơn – nhẹ hơn so với 1 kg.
	3.Phẩm chất: 
- Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong việc học tập và làm bài.
- Chăm chỉ: Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia các hoạt động học tập.
- Trách nhiệm: Có trách nhiệm tham gia tốt các hoạt động học tập, hoàn thành nhiệm vụ được giao, làm bài tập đầy đủ.
4.Tích hợp: Toán học và cuộc sống, TNXH, Tiếng việt
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY – HỌC:
Giáo viên: 
- Sách Toán lớp 2; bộ thiết bị dạy toán; cân đĩa, cân đồng hồ, cân sức khỏe và các quả cân loại 1 kg, 2 kg, 5 kg 
2. Học sinh: 
- Sách học sinh, một số vật dụng (bình nước, quả táo, .).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động 1: Khởi động (5 phút):
* Mục tiêu: 
Tạo không khí lớp học vui tươi, sinh động kết hợp kiểm tra kiến thức cũ.
* Phương pháp: Trò chơi.
* Hình thức: Cả lớp
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi: Nặng hơn – Nhẹ hơn
- GV chia nhóm 6 yêu cầu HS cầm 2 vật để so sánh về độ nặng – nhẹ ( bình nước – quyển sách, chậu cây – cây thước, 2 cái cặp của 2 bạn bất kì trong nhóm)
- Nhận xét, tuyên dương.
- Gv đưa tình huống: Với hai chiếc cập giống nhau khó phân biệt được. Vậy để biết mỗi chiếc cặp nặng bao nhiêu ta cần cân vật đó. Ta cần đến một đơn vị khối lượng là ki – lô – gam.
-> Giới thiệu bài học mới: Ki – lô - gam
- HS tham gia chơi.
- Thực hiện yêu cầu của GV theo nhóm
+ Bình nước nặng hơn quyển sách.
+ Chậu cây nặng hơn cây thước
2. Hoạt động 2: Giới thiệu đơnn vị đo khối lượng là ki – lô – gam (13 phút)
* Mục tiêu: Nhận biết được đơn vị đo khối lượng ki – lô – gam, tên gọi, kí hiệu; cảm nhận được độ lớn hơn 1 kg.
* Phương pháp: Trực quan, đàm thoại, thực hành.
*Hình thức: Cá nhân, nhóm
Giới thiệu đơn vị đo khối lượng, tên gọi, kí hiệu:
- Cho HS quan sát hình bao gạo và gói đường
+ 25kg là gì?
+ 1kg là gì?
- Gọi HS nhận xét
-GV nhận xét và kết luận
- 25kg là cân nặng của bao gạo và 1kg là cân nặng của gói đường
+ Để biết một vật cân nặng bao nhiêu người ta thường làm gì?
+ Đơn vị để đo khối lượng là gì?
- Đơn vị dùng để đo khối lượng vật, người thường dùng là ki – lô – gam 
+ Ki-lô-gam kí hiệu là gì?
- Kí hiệu của đơn vị đo khối lượng ki – lô – gam viết là kg. 
- Gv chốt: Ki – lô – gam là đơn vị đo khối lượng. Ki – lô – gam viết tắt là kg.
- GV cho HS thực hiện cân quả dưa hấu và mấy quả chuối trước lớp bằng cân đồng hồ
+ Mấy quả chuối nặng như thế nào?
+ Quả dưa hấu nặng như thế nào?
- Gv hướng dẫn cho HS cân mấy quả chuối và quả cân bằng cân đĩa
+ Mấy quả chuối và quả cân như thế nào?
- Gọi HS khác nhận xét
- GV nhận xét, kết luận
b) Hướng dẫn viết kí hiệu
- GV hướng dẫn HS viết kí hiệu đơn vị đo ki – lô – gam (viết con chữ k và con chữ g).
- Lưu ý HS chỉ viết kí hiệu sau số đo khối lượng nhất định.
- Yêu cầu HS viết vào bảng con theo mẫu
* kg 
* 1kg 
* 5kg 
* 12kg 
- GV nhận xét một số bài.
c) Thực hành phân biệt độ lớn của 1 ki – lô – gam
- GV cho HS thực hành nhóm đôi theo mẫu sau
-GV hướng dẫn học sinh thực hiện
- Gọi đại diện 5- 6 nhóm trình bày
- Gọi nhóm khác nhận xét
- GV nhận xét kết luận
- HS trả lời
+ Bao gạo nặng 25 kí
+ Gói đường nặng 1 kí
- Nhận xét
+Người ta cân vật đó
+ ki-lô-gam
+ kg
+ Mấy quả chuối nặng một kí – lô – gam
+ Quả dưa hấu nặng ba kí – lô – gam.
+ Bằng nhau
- Nhận xét
- HS lặp lại.
- HS lắng nghe.
- HS viết vào bảng con
- HS thực hành theo nhóm 
-Trình bày
-Nhận xét
Hoạt động 3: Giới thiệu cái cân, quả cân và cách cân (10 phút)
* Mục tiêu: HS làm quen được với một số loại cân, quả cân và cách cân
* Phương pháp: Trực quan, thực hành 
* Hình thức: Cá nhân, nhóm
- GV giới thiệu các loại cân lần lượt
Tên
Bộ phận
Cách cân
Cân đồng hồ
Cân + dĩa cân
Đặt vật cần cân lên dĩa cân sau đó nhìn kim đồng hồ để xác định khối lượng vật.
Cân đĩa
2 đĩa cân, cáng cân và quả cân
Đặt vật cần cân lên một đĩa, đĩa còn lại đặt quả cân. Khi khi chính giữa quả cân nằm ngay vạch giữa. Cộng khối lượng quả cân trên dĩa cân ta được khối lượng vật cần cân.
Cân y tế
Bàn cân (cơ học / điện tử)
Khi một người đứng lên sẽ hiện thị khối lượng trên mặt bàn cân.
- Khi giới thiệu mỗi loại cân, GV cân mẫu cho HS xem.
- Chia nhóm 6 cho HS lựa chọn loại cân và cân đồ vật có sẵn.
- HS lắng nghe.
- HS thực hành và báo cáo lại kết quả
4. Hoạt động 4 Củng cố (5phút):
* Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức trọng tâm mới học.
* Phương pháp: Thực hành 
* Hình thức: trò chơi.
- Giáo viên cho học sinh chơi trò chơi: Ai nhanh – Ai đúng.
- GV nhận xét, tuyên dương.
Dặn dò Học sinh về nhà cân nặng của bản thân và người thân trong gia đình (nếu có thể).
- HS giơ đáp án đúng cho các câu trắc nghiệm sau
Câu 1: Đơn vị đo khối lượng là:
A. đề - xi – mét 
B. lít
C. ki – lô – gam
Câu 2: Kí hiệu của ki – lô – gam là:
A. ki B. kg C. gm
Câu 3: Túi cà chua cân nặng:
A. 2kg B. 3 kg C. 1kg

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_toan_lop_2_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_bai_k.doc