Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 21, Tiết 1: Bảng chia 2 (Tiếp)

Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 21, Tiết 1: Bảng chia 2 (Tiếp)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức, kĩ năng:

- Biết cách tìm kết quả của phép chia dựa vào phép nhân tương ứng. Từ một phép nhân viết được hai phép chia tương ứng.

2. Năng lực:

a. Năng lực đặc thù:

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng để giải các bài toán liên quan.

b. Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sáng tạo khi giải một số bài toán liên quan. Nhận biết ý nghĩa của phép chia vào một số tình huống gắn bó với thực tiễn.

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ, trách nhiệm, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. GV: máy tính; bài giảng điện tử, SGK, KHBD.

2. HS: SGK, vở ô li, nháp, bảng con, phấn .

 

docx 4 trang Hà Duy Kiên 30/05/2022 8705
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 21, Tiết 1: Bảng chia 2 (Tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 21
Thứ năm ngày 10 tháng 2 năm 2022
TIẾT 1: TOÁN
BẢNG CHIA 2 (tiếp)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Biết cách tìm kết quả của phép chia dựa vào phép nhân tương ứng. Từ một phép nhân viết được hai phép chia tương ứng.
2. Năng lực:
a. Năng lực đặc thù:
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng để giải các bài toán liên quan.
b. Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sáng tạo khi giải một số bài toán liên quan. Nhận biết ý nghĩa của phép chia vào một số tình huống gắn bó với thực tiễn. 
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ, trách nhiệm, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. GV: máy tính; bài giảng điện tử, SGK, KHBD.
2. HS: SGK, vở ô li, nháp, bảng con, phấn ...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Hoạt động khởi động (6p) 
Ôn tập và khởi động
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Truyền điện” để ôn bảng chia 2
GV phổ biến cách chơi: HS đầu tiên nêu một phép chia bất kì, và chỉ tay vào bạn bất kì để “truyền điện”. Bạn thứ hai phải nêu kết quả của phép chia tương ứng mà bạn đầu tiên đã nêu. Tiếp tục truyền cho bạn thứ ba, thứ tư và chơi tới khi hết thời gian.
- GV giới thiệu: Hôm nay các con sẽ tiếp tục được ôn tập bảng chia 2:
- Cả lớp tham gia trò chơi
B. Hoạt động thực hành, luyện tập
Bài 3: Tính nhẩm: Vở
2 × 3
6 : 2
6 : 3
2 × 6
12:2
12:6
2 × 9
18:2
18:9
- Gọi hs đọc đề bài 
- Bài yêu cầu gì? 
- Thế nào là tính nhẩm?
- Mỗi cột tính có mấy phép tính và có đặc điểm gì? 
- Gv làm mẫu cột 1.
 2 x 3 = ?
Nêu tên gọi phép tính trên giúp cô?
Vầy các con quan sát thấy ở phép nhân 6 được gọi là tích và khi ta chuyển thành phép chia nó sẽ được gọi là số bị chia. Thừa số sẽ đổi chỗ cho nhau thành số chia và thương.
- Vậy 6 : 2 và 6 : 3 = ? 
- Vậy từ 1 phép nhân ta sẽ lập được mấy phép chia? 
- Tương tự như vậy các con hoàn thành 2 cọt tính còn lại vào vở toán sáng.
- GV chữa bài và nhận xét: Từ một phép nhân, ta có thể viết được hai phép chia tương ứng.
Bài 4: Xem tranh rồi nói phép chia thích hợp.
- GV yêu cầu HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
* Bức tranh a)
+ Bức tranh vẽ gì?
+ Nhìn vào bức tranh nêu bài toán.
- Yêu cầu HS nêu phép tính thích hợp
- GV chữa bài.
* Bức tranh b)
(Cách làm tương tự như bức tranh a)
- Yêu cầu HS nêu phép tính tương ứng.
- GV chữa bài
- 1 HS đọc đề bài
- Tính nhẩm
- Nhẩm trong đầu và nói luôn kết quả,
- Mỗi cột tính có 3 phép tính và có 1 phép nhân và có 2 phép chia.
- HS nghe và theo dõi.
2 x 3 = 6
- Thừ số, thừa số tích.
- HS nghe.
- 6 : 2 = 3, 6: 3= 2
- Từ 1 phép nhân ta sẽ lập được 2 phép chia tương ứng. 
- HS làm bài vào vở.
- HS lắng nghe và chữa bài.
- HS quan sát tranh và suy nghĩ trả lời câu hỏi của GV:
+ Vẽ 10 quả thông và hai con thỏ.
+ Có 10 quả thông chia đều cho 2 bạn sóc. Mỗi bạn sóc được 5 quả thông.
- HS nêu phép tính tương ứng:10:2=5
- HS chữa bài.
- HS nêu phép tính tương ứng. 8:4=2
- HS chữa bài vào vở.
D. Hoạt động vận dụng (9p)
Bài 5: Kể một tình huống thực tế có sử dụng phép chí trong bảng chia 2
- GV gọi 1 HS đọc đề bài.
- Yêu cầu lập nhóm đôi, quan sát, thảo luận và tập kể theo tranh cho bạn cùng nhóm nghe.
- Đại diện nhóm HS kể trước lớp.
- GV nhận xét, bổ sung.
- HS đọc đề bài.
- HS lập nhóm đôi, thảo luận và thực hành kể với bàn cùng nhóm.
- 2 – 3 nhóm HS kể trước lớp.
- HS lắng nghe.
E. Củng cố - Dặn dò (5p)
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Vượt biển” để trả lời các câu hỏi liên quan đến bảng chia 2.
- GV hỏi HS: qua bài này, các em biết thêm được điều gì?. Về nhà các em đọc lại bảng chia 2 và đố mọi người trong gia đình xem ai thuộc bảng chia 2
- Nhận xét tiết học
- Tuyên dương
- HS lắng nghe cách chơi và tham gia chơi trò chơi.
- HS lắng nghe và trả lời.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (nếu có): 
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_2_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_tuan.docx