Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 5

Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 5

BÀI 8: BẢNG CỘNG (QUA 10)(2 tiết)

Tiết 1: BẢNG CỘNG (QUA 10)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

Sau bài học này, HS đạt các yêu cầu sau:

1. Kiến thức, kĩ năng:

- Hình thành được bảng cộng ( qua 10) qua việc hệ thống lại các phép cộng (qua 10) đã học thành một bảng.

- Vận dụng bảng cộng ( qua 10) vào tính nhẩm, giả các bài tập hoặc bài toán thực tế lien quan đến phép cộng ( qua 10)

2. Năng lực:

- Thông qua hoạt động khám phá, phát hiện tình huống, nếu bài toán và cách giải, HS phát triển năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề

3. Phẩm chất: Yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV:

+ Laptop; máy chiếu; clip, slide minh họa,

+ Nên chuẩn bị hình phóng to bài 2

- HS: sgk, vở, bộ đồ dùng học Toán 2.

 

doc 18 trang Hà Duy Kiên 28/05/2022 3554
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ngày tháng năm 
BÀI 8: BẢNG CỘNG (QUA 10)(2 tiết)
Tiết 1: BẢNG CỘNG (QUA 10)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Sau bài học này, HS đạt các yêu cầu sau:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Hình thành được bảng cộng ( qua 10) qua việc hệ thống lại các phép cộng (qua 10) đã học thành một bảng.
- Vận dụng bảng cộng ( qua 10) vào tính nhẩm, giả các bài tập hoặc bài toán thực tế lien quan đến phép cộng ( qua 10)
2. Năng lực:
- Thông qua hoạt động khám phá, phát hiện tình huống, nếu bài toán và cách giải, HS phát triển năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề 
3. Phẩm chất: Yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: 
+ Laptop; máy chiếu; clip, slide minh họa, 
+ Nên chuẩn bị hình phóng to bài 2
- HS: sgk, vở, bộ đồ dùng học Toán 2.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Khởi động
- GV cho HS hát tập thể.
- GV kết nối vào bài: Hôm nay chúng ta sẽ học bảng cộng (qua 10) 
- GV ghi tên bài: Bảng cộng (qua 10)
2. Khám phá: 
- GV đưa ra câu chuyện Mai và Rô-bốt cùng hoàn thành các phép cộng ( qua 10) đã học ( 9 + 2; 8 + 6; 7 + 5; 6 + 6)
- GV cho lớp đóng vai Mai và Robot để hỏi đáp 
-GV nhận xét, tuyên dương.
- GV hỏi: Các phép cộng ( 9 + 2; 8 + 6; 7 + 5; 6 + 6) có đặc điểm chung nào?
?Hãy hoàn thành luôn bảng cộng ( qua 10)
-GV yêu cầu HS nêu cách tính 9 + 3; 7 + 5; 5 + 7; 3 + 9
GV gọi HS nối tiếp nêu các phép cộng trongbảng công ( qua 10).
* GV chốt cách tính các phép cộng (qua 10).
3. Luyện tập
Bài 1:
- GV gọi HS đọc đề bài
- Bài tập yêu cầu gì ?
- Thế nào là tính nhẩm ?
- GV gọi HS nối tiếp nêu kết quả của từng phép tính.
- Hãy nêu cách nhẩm của phép tính 9 + 5; 7 + 6
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV chốt các phép cộng trong bảng cộng ( qua 10)
Bài 2:
-GV tổ chức thành trò chơi “Tìm cá cho mèo”:
- GV phổ biến cách chơi : Cô cần hai đội chơi tham gia, mỗi đội gồm 3 bạn. Mỗi thành viên trong đội chọn một phép tính trên người chú mèo sau đó nối tiếp nhau lên nối chú mèo đó với con cá có kết quả chính xác nhất. Đội nào nhanh nhất và chính xác nhất đội đó giành chiến thắng
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi
- GV nhận xét, khen ngợi HS 
Bài 3:
- GV gọi HS đọc đề bài.
- GV: Đề bài cho ta biết điều gì?nhiều đèn lồng. Trên mỗi đèn lồng đều ghi một phép tính cộng thuộc bảng cộng ( qua 10). 
? Đề bài yêu cầu gì?
- GV yêu cầu HS quan sát tranh và nhẩm rồi ghi kết quả của phép tính ở mỗi đèn lồng ra nháp.
- GV yêu cầu HS nối tiếp nêu lần lượt kết quả các phép tính ghi ở từng đèn lồng.
? Các đèn lồng nào ghi phép tính có kết quả bằng nhau? Và bằng bao nhiêu?
? Trong bốn đèn lồng màu đỏ, đèn lồng nào ghi phép tính có kết quả lớn nhất?
? Đèn lồng ghi phép tính có kết quả bé nhất?
-GV nhận xét, tuyên dương.
4. Củng cố, dặn dò
- Hôm nay, chúng ta học bài gì?
- Nhận xét giờ học, khen ngợi, động viên HS.
- Chuẩn bị bài tiếp theo.
-HS hát
-HS lắng nghe
-HS theo dõi.
- HS đóng vai Mai và Robot để hỏi đáp 
+ Mai: Bạn hãy nêu cho tớ cách tính 9 + 2?
+ Rô-bốt: Tách 2 = 1 + 1; lấy 9 + 1 = 10 rồi cộng thêm 1 được kết quả là 11. Nhờ bạn nêu cho tớ cách tính 8 + 6?
+ Mai: Tách 6 = 2 + 4; lấy 8 + 2 = 10 rồi cộng thêm 4 được kết quả là 14.
+ Mai: nêu giúp mình cách tính 7 + 5 và 6 + 6
- HS lắng nghe
- HS: là các phép cộng có kết quả lớn hơn 10.
- HS làm việc cá nhân.
- HS nêu cách tính 9 + 3; 7 + 5; 5 + 7; 3 + 9.
- HS nối tiếp nêu các phép cộng trongbảng công ( qua 10).
- HS lắng nghe
- HS đọc đề bài
- Bài tập yêu cầu tính nhẩm
- HS trả lời
- HS trả lời nối tiếp
9 + 5 = 14, 8 + 3 = 11, 6 + 6 = 12, 
7 + 6 = 13, 9 + 4 = 13
- HS trả lời
-HS lắng nghe
-HS lắng nghe
-HS tham gia trò chơi “Tìm cá cho mèo”:
- HS lắng nghe.
- HS thực hiện chơi
- HS lắng nghe
- HS đọc đề bài
- Đề bài cho ta biết nhiều đèn lồng. Trên mỗi đèn lồng đều ghi một phép tính cộng thuộc bảng cộng ( qua 10).
a)Tìm những lồng đèn có kết quả bằng nhau
b)Trong 4 lồng đèn màu đỏ lồng đèn nào có kết quả lớn nhất,lồng đèn nào có kết quả nhỏ nhất
- HS quan sát tranh và nhẩm rồi ghi kết quả của phép tính ở mỗi đèn lồng ra nháp.
- HS nối tiếp nêu lần lượt kết quả các phép tính ghi ở từng đèn lồng
- HS trả lời: 7 + 5; 4 + 8; 9 + 3 có kết quả bằng nhau ( bằng 12).
-HS trả lời: Đèn lồng ghi phép tính 8 + 7 có kết quả lớn nhất.
- Đèn lồng ghi phép tính 6 + 5 có kết quả bé nhất.
- HS lắng nghe
- Bài bảng cộng ( qua 10 )
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU DẠY HỌC
	..	.
.	.
.	
Thứ ngày tháng năm 
BÀI 8: BẢNG CỘNG (QUA 10) ( 2 tiết )
Tiết 2: LUYỆN TẬP 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Sau bài học này, HS đạt các yêu cầu sau:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Thực hành, vận dụng được bảng cộng ( qua 10) vào giải các bài tập và bài toán thực tế liên quan đến phép cộng (qua 10) và so sánh các số.
- Củng cố về tính toán trong trường hợp có hai dấu phép tính, so sánh số, ..
2. Năng lực:
- Thông qua hoạt động khám phá, phát hiện tình huống, nêu bài toán và cách giải, HS phát triển năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề 
3. Phẩm chất: Có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: 
+ Laptop; máy chiếu; clip, slide minh họa, ... 
+ Nên chuẩn bị hình phóng to bài 3
- HS: sgk, vở, bộ đồ dùng học Toán 2.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động
- - GV tổ chức cho HS chơi “ Xì điện” nối tiếp nêu các phép tính trong bảng cộng qua 10.
- GV kết nối vào bài: Bài học hôm nay chúng ta thực hành, vận dụng được bảng cộng ( qua 10) vào giải các bài tập và bài toán thực tế liên quan đến phép cộng (qua 10) và so sánh các số.
- GV ghi tên bài: Luyện tập
2. Luyện tập
Bài 1 :
- Gọi HS đọc đề bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- GV hỏi: Trong một phép tính khi biết hai số hạng, muốn tìm Tổng ta làm như thế nào? 
- GV gọi HS nêu kết quả của cột đầu tiên.
- GV gọi HS nêu số cần điền ở cột thứ hai và hỏi: Làm thế nào em tìm ra được đây là số cần điền?
- GV yêu cầu HS điền các ô còn lại.
- GV chữa bài, nhận xét, tuyên dương.
Bài 2:
- Gọi HS đọc đề bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- Bài toán này chúng ta cần nhẩm kết quả như thế nào?
- GV hỏi: Số cần điền vào hình tròn là bao nhiêu? Vì sao?
- GV cho HS thực hiện tương tự để tìm số được điền vào ngôi sao.
b) GV yêu cầu HS tự điền.
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Đánh giá, nhận xét bài HS.
Bài 3:
-GV tổ chức thành trò chơi “Tìm tổ ong cho gấu”:
- GV phổ biến cách chơi : Cô cần hai đội chơi tham gia, mỗi đội gồm 3 bạn. Mỗi thành viên trong đội chọn một phép tính trên người chú gấu xong đó nối tiếp nhau lên nối chú gấu đó với tổ ong có kết quả chính xác nhất. Đội nào nhanh nhất và chính xác nhất đội đó giành chiến thắng
- GV tổ chức cho HS chơi
- GV nhận xét, khen ngợi HS
Bài 4:
- Gọi HS đọc bài toán.
- Bài yêu cầu làm gì?
- HDHS nhận xét các vế so sánh:
Vế trái là một phép tính, vế phải là số cụ thể, để so sánh được chúng ta cần làm gì trước ?
b) Cả hai vế đều là phép tính,để so sánh được hai vế, ta làm như thế nào? 
- GV cho HS làm bài vào vở ô li.
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhận xét, đánh giá bài HS.
Bài 5:
- Gọi HS đọc bài toán.
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Để làm được bài này chúng ta sẽ thực hiện phép tính gì ?
- GV yêu cầu 1 HS lên bảng làm dưới lớp HS làm bài vảo vở.
- GV chữa bài. ( có thể yêu cầu HS nêu lời giải khác)
- GV nhận xét, khen ngợi HS.
3. Củng cố, dặn dò
- Hôm nay em học bài gì? 
- Lấy ví dụ về phép tính cộng ( qua 10)
- Nhận xét giờ học.
 - Chuẩn bị bài tiếp theo.
-HS chơi trò chơi
-HS lắng nghe
- HS đọc đề bài
- HS yêu cầu : số ?
- Ta lấy hai số hạng cộng lại với nhau
- Kết quả là 15
- Kết quả là 11 vì 9 + 3 = 11
- HS nối tiếp nêu :
8 + 4 = 12, 4+8 = 12,6 + 7 = 12,
9 +8 = 17
-HS lắng nghe
- HS đọc đề bài
- Tìm số
- Nhẩm kết quả từng phép tính theo thứ tự từ trái sang phải rồi điền kết quả theo yêu cầu.
- Số cần điền vào hình tron là 14 vì 6 + 8 = 14
- Ngôi sao điền số 10 vì 14 - 4 = 10
- HS làm tương tự như phần a
- HS lắng nghe
- HS tham gia chơi trò chơi
- HS đọc
- Bài toán yêu cầu điền dấu ,=
- Tính 6 + 6 rồi mới so sánh
- Thực hiện phép tính ở cả hai vế rồi mới đi so sánh.
- HS làm vào vở
6 + 6 > 11 B) 9 + 3 = 3 + 9
 7 + 5 = 12 9 + 2 < 7 + 7
- HS đọc đề
- Trong ca bin thứ nhất có 7 người, trong ca bin thứ 2 có 8 người.
- Hỏi trong hai ca bin có tất cả bao nhiêu người ?
- Thực hiện phép tính cộng
- HS thực hiện
- HS nêu lời giải khác
-HS lắng nghe
- HS trả lời
- VD : 3 + 8, 6 + 7, 8 + 9 , ..
-HS lắng nghe
-HS lắng nghe
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU DẠY HỌC
	..	.
.	.
.	
Thứ ngày tháng năm 
BÀI 9: BÀI TOÁN VỀ THÊM, BỚT MỘT SỐ ĐƠN VỊ (2 tiết)
TIẾT 1 : GIẢI TOÁN VỀ THÊM MỘT SỐ ĐƠN VỊ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Sau bài học này, HS đạt các yêu cầu sau:
1. Kiến thức, kĩ năng
- HS nhận biết được bài toán về thêm một số đơn vị. Biết giải và trình bày bài giải bài toán về thêm (có một bước tính)
- Vận dụng giải được các bài toán về thêm một số đơn vị (liên quan đến ý nghĩa thực tiễn của phép tính).
2. Năng lực
- Phát triển năng lực tính toán, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học.
3. Phẩm chất: Có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Laptop; máy chiếu; clip, slide minh họa, ... 
- HS: sgk, vở, bộ đồ dùng học tập.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động
- GV tổ chức cho HS hát tập thể.
- GV kết nối vào bài: Hôm nay chúng ta sẽ học bài giải toán về thêm một số đơn vị, để biết được cách giải và trình bày bài toán như thế nào ta cũng vào bài học.
- GV ghi tên bài: Giải toán về thêm một số đơn vị.
2. Khám phá
- GV nêu bài toán ( có hình minh họa).
- GV yêu cầu HS đọc lại đề toán.
 *GV HD tóm tắt bài toán.
- GV hỏi: + Bài toán cho biết gì?
 + Bài toán hỏi gì?
( GV dựa vào trả lời của HS để hiện ra tóm tắt giống SGK)
GV yêu cầu HS nêu lại bài toán.
 Đây là bài toán về thêm một số đơn vị.
*GV HD cách giải bài toán:
- Cho HS nêu lời giải.
- Yêu cầu HS suy nghĩ để viết phép tính ra nháp, 1HS lên bảng làm bài.
- GV hỏi: Tại sao con làm phép cộng?
- GV chữa bài và nhận xét.
* GV HD cách trình bày bài giải:
- GV gọi HS nêu lại lời giải, phép tính giải, đáp số.
( Khi HS nêu, GV HD HS cách trình bày lên bảng lớp)
Bài giải:
Số quả trứng có tất cả là
8 + 2 = 10 ( quả)
 Đáp số: 10 quả trứng.
- Để giải bài toán này cần có mấy bước, đó là những bước nào?
*GV nhận xét và nêu lại các bước giải bài toán có lời văn:
+ Tìm hiểu, phân tích, tóm tắt đề bài ( phần này không cần ghi vào bài giải)
+ Tìm cách giải bài toán ( Tìm phép tính giải, câu lời giải)
+ Trình bày ( viết) bài giải: Câu lời giải ,Phép tính giải, Đáp số.
3.Luyện tập
- Gọi HS đọc đề bài.
? Bài cho biết gì?
? Bài toán hỏi gì?
- GV hoàn thiện phần tóm tắt bài toán trong SGK.
- GV gọi HS nêu lại đề toán dựa vào tóm tắt.
? Bài toán thuộc dạng toán nào?
- GV gọi 1HS lên bảng giải bài toán, lớp làm vở.
- GV chữa bài.
-GV (có thể yêu cầu HS nêu thêm lời giải khác) nhận xét, tuyên dương.
- Gọi HS nêu lại các bước để giải bài toán thêm một số đơn vị.
Bài 2:
- Gọi HS đọc bài toán.
? Bài cho biết gì?
? Bài toán hỏi gì?
- GV hoàn thiện phần tóm tắt bài toán trong SGK.
- GV gọi HS nêu lại đề toán dựa vào tóm tắt.
? Bài toán thuộc dạng toán nào?
- GV gọi 1HS lên bảng giải bài toán, lớp làm vở.
- GV chữa bài.
-GV (có thể yêu cầu HS nêu thêm lời giải khác) nhận xét, tuyên dương.
*GV chốt lại dạng toán và cách trình bày bài giải bài toán có lời văn.
4. Củng cố, dặn dò
- Hôm nay em học bài gì? 
- Khi trình bày bài giải bài toán có lời văn ta cần chú ý điều gì?
- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài tiếp theo.
-HS hát
-HS lắng nghe
-HS nghe và quan sát.
- 2HS nêu.
- HS trả lời.
- HS: có 8 quả trứng, thêm 2 quả trứng.
- HS: Có tất cả bao nhiêu quả trứng.
-HS nêu lại bài toán.
HS nêu.
HS viết phép tính : 8 + 2 = 10
Vì có 8 quả thêm 2 quả nên sẽ là phép tính cộng.
-HS nêu và quan sát GV trình bày bài giải.
- Gồm 3 bước :
+ Phân tích, tóm tắt đề bài
+ Tìm cách giải bài toán
+ Trình bày bài giải
- HS lắng nghe
- HS đọc.
- Có 9 bông hoa, Việt cắm thêm 6 bông hoa
- Hỏi lọ hoa có tất cả bao nhiêu bông hoa?
- 2 HS nêu.
- HS: Bài toán về thêm một số đơn vị.
- 1 HS lên bảng, HS dưới lớp làm vở.
Bài giải
Số bông hoa có tất cả là:
 9 + 6 = 15( bông)
 Đáp số: 15 bông hoa.
- HS nghe, đổi vở kiểm tra chéo.
- (VD: Lọ hoa có tất cả số bông hoa là:)
- HS nêu lại các bước
- HS đọc bài toán.
- Có 8 bạn chơi kéo co, thêm 4 bạn đến chơi cùng.
- Hỏi lúc đó có tất cả bao nhiêu bạn đang chơi kéo co.
-HS làm việc cá nhân.
- HS: Bài toán về thêm một số đơn vị.
- 1 HS lên bảng, HS dưới lớp làm vở.
Bài giải
Số bạn chơi kéo co có tất cả là:
8 + 4 = 12(bạn)
 Đáp số: 12 bạn.
- HS nghe, đổi vở kiểm tra chéo.
- (VD: Có tất cả số bạn chơi kéo co là:)
- HS lắng nghe
- Bài giải toán về bớt một số đơn vị
- Khi giải toán có lời văn cần chú ý : 
+ Phân tích, tóm tắt đề bài
+ Tìm cách giải bài toán 
+ Trình bày bài giải: 
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU DẠY HỌC
	..	.
.	.
.	
Thứ ngày tháng năm 
BÀI 9: BÀI TOÁN VỀ THÊM, BỚT MỘT SỐ ĐƠN VỊ (2 tiết)
Tiết 1: GIẢI BÀI TOÁN VỀ BỚT MỘT SỐ ĐƠN VỊ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Sau bài học này, HS đạt các yêu cầu sau:
1. Kiến thức, kĩ năng
- HS nhận biết được bài toán về bớt một số đơn vị. Biết giải và trình bày bài giải bài toán về bớt ( có một bước tính)
- Vận dụng giải được các bài toán về thêm một số bớt vị ( liên quan đến ý nghĩa thực tiễn của phép tính).
2. Năng lực
- Thông qua hoạt động khám phá, phát hiện tình huống, nêu bài toán và cách giải, HS phát triển năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề 
3. Phẩm chất: Có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: 
+ Laptop; máy chiếu; clip, slide minh họa, ... 
+ Nên chuẩn bị hình phóng to phần khám phá
- HS: sgk, vở,
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động
- GV tổ chức cho HS hát tập thể.
- GV kết nối vào bài: Hôm nay chúng ta sẽ được học bài giải toán về bớt một số đơn vị 
- GV ghi tên bài: Giải toán về bớt một số đơn vị 
 2. Khám phá
- GV nêu bài toán ( có hình minh họa).
- GV yêu cầu HS đọc lại đề toán.
*GV HD tóm tắt bài toán.
- GV hỏi: + Bài toán cho biết gì?
 + Bài toán hỏi gì?
( GV dựa vào trả lời của HS để hiện ra tóm tắt giống SGK)
-GV yêu cầu HS nêu lại bài toán.
- GV dẫn dắt : Đây là bài toán về bớt một số đơn vị.
*GV HD cách giải bài toán:
- Cho HS nêu lời giải.
- Yêu cầu HS suy nghĩ để viết phép tính ra nháp, 1HS lên bảng làm bài.
- GV hỏi: Tại sao con làm phép trừ?
- GV chữa bài và nhận xét.
* GV HD cách trình bày bài giải:
- GV gọi HS nêu lại lời giải, phép tính giải, đáp số.
( Khi HS nêu, GV HD HS cách trình bày bài giải lên bảng lớp)
Bài giải:
Số con chim còn lại là:
10 - 3 = 7 ( con)
Đáp số: 7 con chim.
- GV yêu cầu học sinh nêu các bước giải bài toán 
*GV chốt lại các bước giải bài toán có lời văn:
+ Tìm hiểu, phân tích, tóm tắt đề bài ( phần này không cần ghi vào bài giải)
+ Tìm cách giải bài toán ( Tìm phép tính giải, câu lời giải)
+ Trình bày ( viết) bài giải: Câu lời giải Phép tính giải -> Đáp số.
3.Luyện tập
- Gọi HS đọc đề bài.
? Bài cho biết gì?
? Bài toán hỏi gì?
- GV hoàn thiện phần tóm tắt bài toán trong SGK.
- GV gọi HS nêu lại đề toán dựa vào tóm tắt.
? Bài toán thuộc dạng toán nào?
- GV gọi 1HS lên bảng giải bài toán, lớp làm vở.
- GV chữa bài.
-GV (có thể yêu cầu HS nêu thêm lời giải khác) nhận xét, tuyên dương).
- Các bước giải bài toán dạng bớt một số đơn vị ta làm thế nào?
*GV chốt lại dạng toán và cách trình bày bài giải bài toán có lời văn.
+ Tìm hiểu, phân tích, tóm tắt đề bài (phần này không cần ghi vào bài giải)
+ Tìm cách giải bài toán (Tìm phép tính giải, câu lời giải)
+ Trình bày (viết) bài giải: Câu lời giải Phép tính giải -> Đáp số.
4. Vận dụng
- Hôm nay em học bài gì? 
- Khi trình bày bài giải bài toán có lời văn ta cần chú ý điều gì?
- GV cho HS vận dụng làm bài toán sau
- Hs đọc yêu cầu đề bài
- Tóm tăt cho biết gì?
- BT hỏi gì?
- GV gọi HS nêu lại đề toán dựa vào tóm tắt.
- Bài toán thuộc dạng toán nào?
- GV gọi 1 bạn lên bảng trình bày, dưới làm vào vở
- GV cho HS trình bày bài
- GV gọi HS nhận xét
- GV nhận xét, chốt
Bài 2
 Gọi HS đọc đề bài.
? Bài toán hỏi gì?
- Bài toán yêu cầu gỉ ?
-GV gọi HS nêu miệng tóm tắt của bài toán.
- GV gọi HS nêu lại đề toán dựa vào tóm tắt.
? Bài toán thuộc dạng toán nào?
- GV gọi 1HS lên bảng giải bài toán, lớp làm vở.
- GV gọi 1HS lên bảng giải bài toán, lớp làm vở.
- GV gọi HS nhận xét.
-GV (có thể yêu cầu HS nêu thêm lời giải khác) nhận xét, tuyên dương.
 Dặn dò
- Chuẩn bị bài tiếp theo.
-HS hát
-HS lắng nghe
-HS nghe và quan sát.
- HS đọc lại đề toán
- Bài toán cho biết có 10 con chim, bay đi 3con.
- HS: Còn lại bao nhiêu con chim.
-HS nêu : Có 10 con chim đậu trên cành, sau đó ba con bay đi.Hỏi trên cành còn lại bao nhiêu con chim?
-HS nêu : Số con chim còn lại là:
-HS viết phép tính : 10 - 3 = 7
 - Vì có ba con chim bay đi
-HS nêu và quan sát GV trình bày bài giải.
- HS lắng nghe
- HS nêu :
+ B1 : Phân tích đề
+B 2: Tìm cách giải bài toán
+ B3 : Trình bày bài giải
- HS lắng nghe
- HS đọc đề bài
- Bài toán cho biết đàn lợn nhà An có 15 con, mẹ đã bán 5 con.
- Bài toán hỏi đàn lợn nhà An còn lại bao nhiêu con.
- HS nêu lại đề toán dựa vào tóm tắt..
- Bài toán thuộc dạng giải bài toán về bớt một số đơn vị.
- 1 HS lên bảng, HS dưới lớp làm vở.
Bài giải
Số con lợn còn lại là:
 15 - 5 = 10( con)
Đáp số: 10 con lợn.
- HS nghe, đổi vở kiểm tra chéo.
- (VD: Đàn lợn nhà An còn lại số con là:)
- Các bước giải :
+ Phân tích, tóm tắt đề bài
+ Tìm cách giải bài toán 
+ Trình bày bài giải 
- HS nghe.
- Bài giải toán về bớt một số đơn vị
- Khi giải toán có lời văn cần chú ý : 
+ Phân tích, tóm tắt đề bài
+ Tìm cách giải bài toán 
+ Trình bày bài giải: 
Trên xe có : 14 bạn
Xuống xe : 3 bạn
Còn lại : bạn ?
- HS: Bài toán về bớt một số đơn vị.
- 1 HS lên bảng, HS dưới lớp làm vở.
Bài giải
Trên xe còn lại số bạn là:
 14 - 3 = 12( bạn)
 Đáp số: 12 bạn.
- HS nhận xét
- HS trả lời
- Các bước giải :
+ Phân tích, tóm tắt đề bài
+ Tìm cách giải bài toán 
+ Trình bày bài giải 
- HS nhận xét
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU DẠY HỌC
	..	.
.	.
.	
Thứ ngày tháng năm 
 BÀI 10: LUYỆN TẬP CHUNG (2 TIẾT)
TIẾT 1: LUYỆN TẬP 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Sau bài học này, HS đạt các yêu cầu sau:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Củng cố bảng cộng (qua 10), vận dụng vào các bài tập đa dạng, kết hợp phép tính với so sánh số, với hình khối lập phương, với tính trong trường hợp có hai dấu phép tính.
2. Năng lực:
- Thông qua hoạt động thực hành, vận dụng giải các bài toán thực tế có “tình huống”, HS phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học.
- Thông qua hoạt động trò chơi, tương tác giữa GV và HS, giữa HS và HS, gây hứng thú học tập, HS phát triển năng lực giao tiếp toán học. 
3. Phẩm chất: Yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- GV: Laptop; máy chiếu; clip, slide minh họa, ... Bộ đồ dùng học Toán 2. 
- HS: SHS, vở, bộ đồ dùng học Toán 2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động(3p)
- GV tổ chức cho HS hát tập thể.
- GV kết nối vào bài: Bài học hôm nay giúp các em ôn tập bảng cộng (qua 10), kết hợp phép tính với so sánh số, với hình khối lập phương và thực hiện tính trong trường hợp có hai dấu tính. 
- GV ghi tên bài: Luyện tập
2. Luyện tập: (4p)
Bài 1: 
- GV cho HS nêu yêu cầu đề bài
a)- GV cho HS quan sát bảng và cho biết những thành phần nào được cho biết?.
- GV yêu cầu HS tính nhẩm dựa vào bảng cộng qua 10, tìm số thích hợp thay cho dấu ?.
- GV cho HS trình bày nối tiếp, HS bên cạnh nhận xét.
- GV nhận xét, chốt
b) – GV yêu cầu HS quan sát và tính kết quả trong trường hợp có hai dấu tính.
- GV hỏi thêm về cách tính ra kết quả.
- GV nhận xét, chốt lại bài tập:
+ Muốn tính tổng các số ta làm thế nào? 
+ Muốn tính phép tính có hai dấu ta làm thế nào?
- Nhận xét, tuyên dương HS.
Bài 2: Hai quạt nào có chung ổ cắm điện?
- GV cho HS đọc yêu cầu đề bài
- GV cho HS quan sát và hướng dẫn cách thực hiện: 
+ HS thực hiện các phép tính ghi trên các quạt trước. 
+ Sau đó, HS ghép quạt với ổ cắm có ghi số là kết quả của phép tính đó. Từ đó tìm được hai quạt có chung ổ cắm điện. 
- GV cho 2 HS lên bảng dùng bút nối kết quả với phép tính, cả lớp theo dõi.
- GV cho HS trình bày bài
- GV hỏi:
+ Quạt nào cắm vào ổ nào?
+ Quạt nào ghi phép tính có kết quả lớn nhất?
+ Quạt nào ghi phép tính có kết quả bé nhất?
- GV gọi HS nhận xét
- GV nhận xét, chốt, tuyên dương khen ngợi.
Bài 3:
- GV cho HS đọc yêu cầu đề bài, thực hiện lần lượt từng phần:
- GV cho HS quan sát và hướng dẫn cách thực hiện: Yêu cầu HS tính kết quả của phép tính ở mỗi toa tàu, rồi tìm ra toa ghi phép tính có kết quả lớn nhất.
- GV cho HS hoạt động nhóm đôi.
- GV cho HS đại diện nhóm trình bày bài
- GV gọi HS nhận xét
- GV nhận xét, chốt
- GV cho HS tìm những toa ghi phép tính có kết quả bé hơn 15.
- GV có thể hỏi thêm:
+ Trong đoàn tàu B, toa nào ghi phép tính có kết quả lớn nhất?
+ Trong cả hai đoàn tàu, hai toa tàu nào ghi phép tính có kết quả bằng nhau?
Bài 4: 
- GV cho HS đọc yêu cầu đề bài
- GV cho HS quan sát và hướng dẫn cách thực hiện, HS hoạt động nhóm đôi: 
a) + Hãy đếm số khối lập phương nhỏ ở mỗi hình.
+ Sau đó tìm hình có số khối lập phương nhỏ nhiều nhất.
+ GV cho HS trình bày kết quả.
+ GV cho các nhóm nhận xét.
+ GV chốt lại kết quả đúng (hình A)
- GV hỏi thêm: 
+ Hình nào có số khối lập phương nhỏ ít nhất? Vì sao?
+ Phải thêm vào hình B bao nhiêu khối lập phương nhỏ để hai hình A và B có số khối lập phương nhỏ bằng nhau?
b) – GV yêu cầu HS đọc lại yêu cầu phần b.
- GV HD HS dựa vào số khối lập phương nhỏ đã đếm ở 2 hình A và B để tính được tổng số khối lập phương nhỏ ở cả 2 hình.
+ Muốn tìm tổng số khối lập phương nhỏ của cả 2 hình, ta phải làm phép tính gì?
+ Mời HS nêu câu trả lời.
- GV cho HS làm bài cá nhân vào vở.
- GV theo dõi bài làm, chữa bài tại chỗ, cho HS nhận xét bài trên bảng.
- GV chốt lại bài giải đúng.
- GV hỏi thêm: Cả ba hình có bao nhiêu khối lập phương nhỏ?
3. Củng cố
- Hôm nay, chúng ta học bài gì?
- Muốn tính tổng các số ta làm thế nào? 
- Muốn tính phép tính có hai dấu ta làm thế nào?
- GV nhận xét giờ học, khen ngợi, động viên HS.
Dặn dò:
- Chuẩn bị bài tiếp theo.
-HS hát
-HS lắng nghe
- HS nêu yêu cầu đề bài: Điền số thích hợp vào chỗ trống.
- HS quan sát và trả lời (Cho biết số hạng).
- HS làm cá nhân, nối tiếp trả lời.
- HS trình bày bài, nhận xét.
-HS lắng nghe.
- HS thực hiện tính và trả lời kết quả.
- HS trả lời thứ tự thực hiện tính 8 + 5 = 13, sau đó lấy 13 – 3 = 10.
- HS trả lời: 
+Muốn tính tổng các số ta lấy các số đó cộng lại với nhau.
+ Muốn tính phép tính có hai dấu tính ta thực hiện lần lượt từ trái sang phải.
- HS đọc yêu cầu đề bài
- HS quan sát và HS nghe hướng dẫn cách thực hiện.
- 2 HS lên bảng dùng bút nối kết quả với phép tính, cả lớp theo dõi.
- HS trình bày bài
- HS trả lời.
- HS nhận xét
- HS lắng nghe
- HS đọc yêu cầu đề bài
- HS quan sát và thực hiện theo hướng dẫn. 
- HS hoạt động nhóm đôi.
- 1-2 nhóm HS trình bày.
(Toa ghi 6 + 9)
- 1-2 HS trả lời (Toa ghi 9+4)
- HS trả lời, nhận xét bạn.
- HS đọc yêu cầu đề bài
- HS quan sát và hoạt động nhóm đôi thực hiện: 
+ Đếm số khối lập phương nhỏ ở mỗi hình, 1 HS ghi số lượng ra nháp.
+ Tìm hình.
+ 1-2 HS đại diện trình bày kết quả.
+ HS nhận xét.
- HS trả lời câu hỏi:
+ Hình C có số khối lập phương nhỏ ít nhất vì chỉ có 4 khối lập phương.
+ Thêm 2 khối lập phương nhỏ.
- HS đọc yêu cầu phần b.
- HS lắng nghe và trả lời.
+ Phép tính cộng.
+ 1-2 HS nêu.
- Cả lớp làm bài, 1 HS lên bảng chữa.
- HS nhận xét
- HS lắng nghe
Bài giải
Hai hình A và B có số khối lập phương nhỏ là:
8 + 6 = 14 (khối)
Đáp số: 14 khối lập phương nhỏ.
- HS trả lời, nhận xét bạn: Cả 3 hình có 18 khối lập phương nhỏ.
- HS trả lời
- HS lắng nghe
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU DẠY HỌC
	..	.
.	.
.	

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_toan_lop_2_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_tuan.doc