Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 8

Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 8

BÀI 14: LUYỆN TẬP CHUNG (3 TIẾT)

TIẾT 1: LUYỆN TẬP

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

Sau bài học này, HS đạt các yêu cầu sau:

*Kiến thức, kĩ năng:

- Thực hiện được phép cộng, phép trừ (qua 10) trong phạm vi 20.

- Giải được bài toán có lời văn liên quan đến phép cộng, phép trừ (qua 10) trong phạm vi 20.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Phát triển năng lực tư duy và lập luận, năng lực giao tiếp toán học.

- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề qua giải toán thực tiễn.

- Phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua trò chơi.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy soi

- HS : Phiếu bài tập 2, 4

 

doc 16 trang Hà Duy Kiên 28/05/2022 5065
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ngày tháng năm 
BÀI 14: LUYỆN TẬP CHUNG (3 TIẾT)
TIẾT 1: LUYỆN TẬP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Sau bài học này, HS đạt các yêu cầu sau:
*Kiến thức, kĩ năng:
- Thực hiện được phép cộng, phép trừ (qua 10) trong phạm vi 20.
- Giải được bài toán có lời văn liên quan đến phép cộng, phép trừ (qua 10) trong phạm vi 20.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Phát triển năng lực tư duy và lập luận, năng lực giao tiếp toán học.
- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề qua giải toán thực tiễn.
- Phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua trò chơi.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy soi
- HS : Phiếu bài tập 2, 4
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động (3 - 5')
Trò chơi: Ai tính giỏi hơn
Ô số 1: 14 - 4 - 3 = . 
Ô số 2 : 3 + 6 + 4 = . 
Ô số 3 : 15 - = 9
Ô số 4 : . + 7 = 18
- GV phổ biến luật chơi và cách chơi
- GV cho HS chơi - Nhận xét
2. Luyện tập:
Bài 1: Củng cố các phép cộng, phép trừ (qua 10) trong phạm vi 20.
9 + 6 = 
6 + 9 = 
15 - 6 = 
15 - 9 = 
5 + 7 = 
7 + 5 = 
12 - 7 = 
12 - 5 =
8 + 9 = 
9 + 8 = 
17 - 9 = 
17 - 8 =
- GV cho HS đọc thầm yêu cầu 
- Bài yêu cầu làm gì?
- GV cho HS làm bài vào vở sau đó đổi chéo vở theo cặp đôi kiểm tra bài cho nhau.
- Gọi các cặp lên chữa bài (1 em đọc phép tính, 1 em đọc nhanh kết quả).
- GV chốt tính chất giao hoán của phép cộng và phép trừ.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
Bài 2: Củng cố cách giải và trình bày bài giải của bài toán có lời văn.
 Băng giấy màu xanh dài 7cm, băng giấy màu vàng dài hơn băng giấy màu xanh 5cm. Hỏi băng giấy màu xanh dài bao nhiêu xăng ti mét?
- HS đọc thầm yêu cầu bài.
- HS đọc to yêu cầu?
+ GV hỏi: Bài toán cho gì? 
+ Bài toán hỏi gì?
- GV cho học sinh làm bài vào vở.
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Gọi HS soi bài, chia sẻ bài làm.
+Bài toán thuộc dạng toán nào ?
- Nhận xét, đánh giá bài HS.
Bài 3: Củng cố cách giải và trình bày bài giải của bài toán có lời văn.
 Tổ một có 9 bạn, tổ hai có ít hơn tổ một 2 bạn. Hỏi tổ hai có bao nhiêu bạn ?
- HS đọc thầm yêu cầu bài.
- HS đọc to yêu cầu?
+ GV hỏi: Bài toán cho gì? 
+ Bài toán hỏi gì?
- GV cho học sinh làm bài vào vở.
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Gọi HS soi bài, chia sẻ bài làm.
+ Để tính số bạn ở tổ hai em làm thế nào?
- Nhận xét, đánh giá bài HS.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV tổ chức cho HS chơi TC Truyền điện: Các bảng cộng, trừ (qua 10) trong PV20
- GV tuyên dương, khen ngợi
- Nhận xét giờ học.
- HS đọc thầm.
- Tính nhẩm.
- HS làm bài, trao đổi nhóm 2 thống nhất kết quả
- HS chữa bài
- HS theo dõi
- HS đọc thầm.
- 1 HS đọc
- BT cho biết Băng giấy .
- BT hỏi băng giấy màu xanh ..
- HS làm vở.
- HS chia sẻ bài
- Bài toán về nhiều hơn.
- HS đọc thầm.
- 1 HS đọc
- BT cho biết Tổ một có 9 bạn.
- BT hỏi tổ hai có bao nhiêu bạn.
- HS làm vở.
- HS chơi
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU DẠY HỌC
	..	.
.	.
.	
Thứ ngày tháng năm 
BÀI 14: LUYỆN TẬP CHUNG (3 TIẾT )
TIẾT 2: LUYỆN TẬP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Sau bài học này, HS đạt các yêu cầu sau:
*Kiến thức, kĩ năng:
- Thực hiện được phép cộng, phép trừ (qua 10) trong phạm vi 20.
- Thực hiện được việc tính trong trường hợp có hai dấu phép cộng, trừ. Biết tìm số thích hợp với dấu “?” trong phép cộng, phép trừ.
- Giải được bài toán có lời văn liên quan đến phép cộng, phép trừ (qua 10) trong phạm vi 20.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Phát triển năng lực tư duy và lập luận, năng lực giao tiếp toán học.
- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề qua giải toán thực tiễn.
- Phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua trò chơi.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy soi
- HS : Phiếu bài tập 2, 4
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động (3 - 5')
- GV tổ chức cho HS hát tập thể bài : Lớp chúng ta đoàn kết.
- GV giới thiệu, ghi tên bài.
2. Luyện tập:
Bài 1: Củng cố các phép cộng, phép trừ (qua 10) trong phạm vi 20.
- GV cho HS đọc thầm yêu cầu 
- Bài yêu cầu làm gì?
- GV cho HS làm bài vào vở sau đó đổi chéo vở theo cặp đôi kiểm tra bài cho nhau.
- Gọi các cặp lên chữa bài (1 em đọc phép tính, 1 em đọc nhanh kết quả).
- GV lưu ý học sinh về tính chất giao hoán của phép cộng (8 + 7, 7+ 8 ).
- Nhận xét, tuyên dương HS.
Bài 2: Củng cố các phép cộng, phép trừ (qua 10) trong phạm vi 20.
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- GV hỏi: 
+ Có mấy chuồng chim? Trên mỗi chuồng ghi số nào?
+ Có mấy con chim? Nêu từng phép tính ứng với con chim đó?
- GV yêu cầu HS làm phiếu BT tính kết quả của các phép tính ghi trên các con chim rồi tìm chuồng chim cho mỗi con chim.
- Tổ chức cho HS soi bài, chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét, tuyên dương.
Bài 3: Củng cố cách giải và trình bày bài giải của bài toán có lời văn.
- HS đọc thầm yêu cầu bài.
- HS đọc to yêu cầu?
+ GV hỏi: Bài toán cho gì? 
+ Bài toán hỏi gì?
- GV cho học sinh làm bài vào vở.
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Gọi HS soi bài, chia sẻ bài làm.
- Nhận xét, đánh giá bài HS.
Bài 4: Củng cố phép cộng, phép trừ đã học.
- Yêu cầu HS đọc thầm yêu cầu
- Nêu yêu cầu?
- GVHD cách làm: Thực hiện lần lượt từng phép tính từ trái sang phải.
- GV cho HS làm phiếu bài tập rồi chữa bài
- Vì sao ở chỗ “?” thứ nhất em điền số 16?
- Còn chỗ“?” thứ nhất em điền số mấy?
- GV nhận xét, khen ngợi HS.
3. Vận dụng:
- GV tổ chức cho HS chơi TC Truyền điện: Các bảng trừ (qua 10) trong PV20
- GV tuyên dương, khen ngợi
- Nhận xét giờ học.
- HS hát và vận động theo nhạc
- HS lắng nghe, nhắc lại tên bài
- HS đọc thầm.
- Tính nhẩm.
- HS thực hiện lần lượt các YC.
8 + 6 = 14
5 + 7 = 12
11- 8 = 3
14 - 6 = 8
9 + 4 = 13
4 + 8 = 12
13 - 7 = 6 12 - 5 = 7
7 + 8 = 15
8 + 7 = 15
17 - 9 = 8
16 - 8 = 8
- HS đọc yêu cầu
- Tìm chuồng cho mỗi con chim.
- Có 3 chuồng, trên mỗi chuồng ghi số 9, 13, 15
- Có 6 con chim, ghi các PT: 8 + 5, 6 + 9, 17 - 8, 7 + 8, 14 - 5, 6 + 7.
+ Chuồng của các con chim ghi 8 + 5 và 6 + 7 là chuồng ghi số 13.
+ Chuồng của các con chim ghi 6 + 9 và 7 + 8 là chuồng ghi số 15.
+ Chuồng của các con chim ghi 17 - 8 và 14 - 5 là chuồng ghi số 9.
- HS chia sẻ.
- HS đọc thầm.
- 1 HS đọc
- BT cho biết Trên giá sách có .
- BT hỏi trên giá có tất cả ..
- HS làm vở.
 Bài giải
 Số quyển sách và quyển vở trên giá là:
 9 + 8 = 17 ( quyển)
 Đáp số: 17 quyển vở và sách
- HS đọc thầm yêu cầu
- Tìm số thích hợp với dấu “?” trong ô.
- Vì 7 + 9 = 16
- Điền số 8 vì 16 - 8 = 8
- HS chơi
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU DẠY HỌC
	..	.
.	.
.	
Thứ ngày tháng năm 
BÀI 14: LUYỆN TẬP CHUNG (3 TIẾT)
TIẾT 3: LUYỆN TẬP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Sau bài học này, HS đạt các yêu cầu sau:
*Kiến thức, kĩ năng:
- Thực hiện được phép cộng, phép trừ (qua 10) trong phạm vi 20.
- Thực hiện được việc tính trong trường hợp có hai dấu phép tính cộng, trừ. Biết dựa vào phép cộng để suy ra kết quả phép trừ tương ứng.
- Giải và trình bày được bài giải của bài toán có lời văn liên quan đến phép trừ (qua 10) trong phạm vi 20. 
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Qua thực hành, luyện tập sẽ phát triển năng lực tư duy và lập luận, năng lực giao tiếp toán học.
- Qua giải bài toán thực tiễn sẽ phát triển năng lực giải quyết vấn đề.
- Qua thực hiện trò chơi sẽ phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác, rèn tính cẩn thận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy chiếu, máy soi
- HS: Bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động: TC Rung chuông vàng
17 - 8 = ?
A. 10
B. 9
C. 8
8 + 9 = ?
A. 17
B. 18
C. 19
2.Luyện tập:
Bài 1: Củng cố phép cộng, trừ; mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
- Gọi HS đọc thầm YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- GV yêu cầu HS làm bảng con theo từng cột
- Gọi HS đọc bài, chữa bài.
- Em có nhận xét gì các số trong từng cột?
GV chốt: Mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
Bài 2: Củng cố, rèn kĩ năng thực hiện tính có hai dấu phép tính cộng, trừ.
- Yêu cầu HS đọc thầm YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- GV cho HS làm vở
- Chữa bài
+ Trong biểu thức có phép tính nào? 
+ Muốn tính biểu thức này ta làm thế nào?
- Nhận xét, tuyên dương.
Bài 3: Củng cố cách giải và trình bày bài giải của bài toán có lời văn liên quan đến phép trừ (qua 10) trong phạm vi 20.
- HS đọc thầm YC bài.
- Gọi HS đọc to YC
+ Bài toán cho gì?
+ Bài toán hỏi gì?
- Cho HS làm bài vào vở.
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Gọi HS soi, chia sẻ bài.
- Nhận xét, đánh giá bài HS. 
+ Muốn biết Mai vẽ được bao nhiêu bức tranh ta làm thế nào?
+ Bài toán thuộc dạng toán nào?
Bài 4: Củng cố các phép cộng, trừ đã học, “tính chất giao hoán” của phép cộng và so sánh các số.
- Yêu cầu HS đọc thầm YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- GV HD: Tìm kết quả của các phép cộng, phép trừ, so sánh các KQ theo yêu cầu, rồi chọn Đ, S thích hợp với dấu “?” trong ô. 
- GV cho HS làm
+ Vì sao ở phần a em lại điền S?
+ Còn phần b em điền Đ? 
3 .Vận dụng: 
Trò chơi “Ai nhanh hơn ai”
- GV nêu tên trò chơi và phổ biến cách chơi, luật chơi.
- GV thao tác mẫu.
- GV phát đồ dùng cho các nhóm; YC các nhóm thực hiện.
- GV nhận xét, khen ngợi HS.
- Nhận xét giờ học.
- HS ghi đáp án vào bảng con
B. 9
A. 17
- HS đọc thầm.
- Tính nhẩm.
- HS làm bảng con.
7 + 6 = 13
13 - 7 = 6
13 - 6 = 7
8 + 4 = 12
12 - 8 = 4
12 - 4 = 8
- HS đọc thầm yêu cầu
- Tính.
- HS làm bài
- HS theo dõi
- Phép cộng, phép trừ.
- Ta tính từ trái qua phải.
a. 9 + 7 – 8 = 16 – 8 = 8
b. 6 + 5 + 4 = 11 + 4 = 15
- HS đọc thầm.
- 1-2 HS đọc.
- Nam vẽ được 11 bức tranh, Mai ...
- Hỏi Mai vẽ được bao nhiêu .
 Bài giải
 Mai vẽ được số bức tranh là:
 11 - 3 = 8 (bức tranh)
 Đáp số: 8 bức tranh.
- Lấy số tranh của Nam vẽ trừ đi phần ít hơn .
- Bài toán về ít hơn.
- HS đọc thầm yêu cầu
- Điền Đ, S.
- HS lắng nghe.
- HS làm bài
- Vì 9 + 6 = 15
- Vì 8 + 4 cũng bằng 4 + 8 = 12
- HS theo dõi
- HS chơi 
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU DẠY HỌC
	..	.
.	.
.	
Thứ ngày tháng năm 
BÀI 15: KI - LÔ - GAM ( 3 TIẾT )
TIẾT 1: NẶNG HƠN, NHẸ HƠN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Sau bài học này, HS đạt các yêu cầu sau:
*Kiến thức, kĩ năng:
- Giúp HS cảm nhận, nhận biết được về nặng hơn, nhẹ hơn (so sánh cân nặng nhẹ qua quan sát hình ảnh, tranh vẽ cân đĩa, cân thăng bằng, ...)
- Bước đầu so sánh nặng bằng nhau.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Thông qua hoạt động khám phá (nhận biết, so sánh) về nặng hơn, nhẹ hơn, hình thành biểu tượng về đại lượng và đơn vị đo đại lượng (kg), HS phát triển năng lực tư duy, lập luận toán học.
- Thông qua trao đổi, diễn đạt (nói, viết) về giải quyết “tình huống” ở các bài tập, bài toán thực tế, về tính toán, so sánh số đo đại lượng, HS phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Cân đĩa, quả cân 1 kg. Một số đồ vật, vật thật dùng để cân, so sánh nặng hơn, nhẹ hơn
- HS: Bảng con. Một số 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động: 
Trò chơi: Chiếc hộp bí mật
Hộp 1: 8 + . = 13
Hộp 2 : .+ 6 = 15 
Hộp 3 : 14 - = 7
Hộp 4 : . - 3 = 8
- GV phổ biến luật chơi và cách chơi
- GV cho HS chơi - Nhận xét
2. Khám phá:
- GV cho HS quan sát tranh sgk/tr.57:
+ Nếu tình huống: Hai mẹ con đi chợ, người mẹ xách túi ra và túi quả. Làm thế nào để người con biết mẹ xách túi nào nặng hơn, túi nào nhẹ hơn?
- GV nói: dùng tay cảm nhận nặng hơn, nhẹ hơn. Ngoài cách này ta còn có thể dùng cân.
- Cho HS quan sát hình ảnh a trong sgk tr 57. GV hỏi:
+ Túi nào nặng hơn? Túi nào nhẹ hơn?
- GV giải thích: Khi đặt vật cần so sánh lên hai đĩa cân, nếu kim chỉ về phía bên nào thì vật đó nặng hơn hoặc cân bên nào thấp hơn vật bên đĩa cân đó nặng hơn.Ngược lại vật kia nhẹ hơn.
- Cho HS quan sát hình b và cho biết quả dưa hấu như thế nào so với hai quả bưởi?
- GV giải thích: Kim chỉ chính giữa hay hai đĩa cân ngang hàng nhau thì hai vật đó có cân nặng bằng nhau.
- GV lấy ví dụ: Cô có 1 hộp phấn và 1 quyển sách. Làm thế nào để biết vật nào nặng, vật nào nhẹ?
3.Luyện tập
Bài 1: Nhận biết được về nặng hơn, nhẹ hơn
- Gọi HS đọc thầm YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- GV cho HS quan sát tranh và chọn đáp án đúng.
- GV gọi HS chọn đáp án và giải thích đáp án mình chọn : Vì sao con chọn đáp án A?
- Nhận xét, tuyên dương.
Bài 2: So sánh cân nặng hơn, nhẹ hơn 
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- GV cho HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi theo SGK tr 58.
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Gọi HS chia sẻ theo nhóm 1 bạn hỏi - 1 bạn trả lời.
- Đánh giá, nhận xét bài HS.
Bài 3: So sánh cân nặng hơn, nhẹ hơn
- Gọi HS đọc thầm YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- GV cho HS làm ý a và ý b. Yêu cầu HS dựa vào kết quả ý a và ý b để tìm ra câu trả lời ý c.
- Cho HS thảo luận nhóm 4
- GV gọi HS chia sẻ bài làm.
- GV nhận xét, khen ngợi HS.
4. Vận dụng:
- Hôm nay em học bài gì? 
- Lấy ví dụ về nặng hơn, nhẹ hơn mà em biết.
- Nhận xét giờ học.
- HS lắng nghe
- HS nối tiếp chọn hộp và trả lời
- HS quan sát tranh.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời: Người con trong câu chuyện có thể dùng tay xách túi rau và túi quả để nhận biết túi nào nặng hơn, nhẹ hơn.
- Quan sát và trả lời: Túi quả nặng hơn túi rau, túi rau nhẹ hơn túi quả.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời: Quả dưa hấu bằng hai quả bưởi.
- HS thực hành và trả lời.
- HS đọc thầm.
- Quan sát tranh rồi chọn câu đúng.
- HS thực hiện làm bài cá nhân.
- Đáp án A là đáp án đúng.
- Vì đĩa cân ở con gấu thấp hơn nên câu “Con gấu nặng hơn 3 con chó” là đúng.
- HS đọc thầm.
- Quan sát tranh rồi trả lời câu hỏi.
- HS quan sát và TL nhóm đôi
a. Con chó nặng hơn con mèo.
b. Con mèo nặng hơn con thỏ.
c. Con chó nặng nhất, con thỏ nhẹ nhất.
- HS đọc thầm
- Quan sát tranh rồi trả lời câu hỏi.
a. Quả cam nặng bằng 4 quả chanh
b. Quả táo nặng bằng 3 quả chanh.
c. Cả táo và cam nặng bằng 7 quả chanh. Mà quả bưởi nặng bằng quả táo và quả cam.Nên quả bưởi nặng bằng 7 quả chanh.
- HS chia sẻ.
Hs trả lời
Hs thảo luận
Hs trình bày
Hs cho ví dụ
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU DẠY HỌC
	..	.
.	.
.	
Thứ ngày tháng năm 
BÀI 15: KI - LÔ - GAM ( 3 TIẾT )
TIẾT 2: KI – LÔ - GAM
I. MỤC TIÊU:
*Kiến thức, kĩ năng:
- HS nhận biết được đơn vị đo khối lượng ki – lô – gam, cách đọc, viết các đơn vị đo đó.
- Biết so sánh số đo ki – lô – gam để nhận biết được vật nặng hơn, nhẹ hơn.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Phát triển năng lực tính toán.
- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.
 Cân đĩa, quả cân 1kg.
 Một số đồ vật, vật thật dung để cân, so sánh nặng hơn, nhẹ hơn.
- HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Khởi động:
- Lớp trưởng điểu khiển tổ chức cho các bạn chơi trò chơi: Khỉ Nâu vượt đường 
- GV cho HS nêu ước lượng giữa con voi và con bò, con nào nặng hơn.
- GV cùng HS nhận xét,kết nối vào bài mới: Ki-lô-gam. 
2.Khám phá:
- GV yêu cầu HS quan sát tranh a sgk/tr.59.
? Con Sóc và 1 quả bưởi có cân nặng như thế nào?
+ Cho HS quan sát quả cân 1kg.
- GV giới thiệu:
+Đây là quả cân nặng 1kg. 
+Đơn vị đo khối lượng (chuẩn) là ki-lô-gam 
- Cho HS quan sát tranh b sgk/tr.59
?Hộp sữa nặng bao nhiêu ki-lô gam?
?Túi gạo nặng bao nhiêu ki-lô-gam?
- GV giới thiệu: cách đọc và ki – lô – gam được viết tắt kg.
-GV cho HS thực hiện trên cân đĩa và vật thật.
- Nhận xét, tuyên dương.
3. Luyện tập
Bài 1. Đ, S?
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- Cho HS quan sát tranh sgk/tr.60.
- Gv yêu cầu HS so sánh quả cân 1 kg với sự nặng hơn, nhẹ hơn của quả bóng, nải chuối, quả bưởi, HS cảm nhận được biểu tượng của đơn vị đo ki-lô-gam (kg) và HS trả lời được câu nào đúng, câu nào sai. 
-GV cho HS trả lời câu nào đúng, câu nào sai.
+ Vì sao câu d sai?
+ Vì sao câu e đúng?
- Nhận xét, tuyên dương.
Bài 2:
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- GV hướng dẫn mẫu: 
Quả bí nặng 2 ki – lô – gam. 
- YC HS làm bài.
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Đánh giá, nhận xét bài HS.
Bài 3:
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
a. Cho HS quan sát tranh và trả lời câu a.
+Hãy tìm số cân nặng của mỗi hộp?
b. GV yêu cầu HS so sánh số cân nặng mỗi hộp và tìm ra hộp nặng nhất và hộp nhẹ nhất.
- GV nhận xét, khen ngợi HS.
4. Vận dụng
- Hôm nay em học bài gì? 
- Lấy ví dụ: 1 kg bông và 1 kg sắt cái nào nặng hơn?
- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị tiết học
- Để giúp nhím nâu vượt qua con đường đầy khó khăn trở về với ngôi nhà của mình.Mời các bạn sẽ trả lời từng câu hỏi tương ứng với từng chướng ngại vật trên đường.
-Cả lớp chơi
- HS nêu
- HS quan sát tranh a sgk/tr.59
- 2-3 HS trả lời( Con Sóc cân nặng bằng 1 quả bưởi.)
- HS nhắc lại cá nhân, đồng thanh.
- HS quan sát và cầm thử.
- HS lắng nghe.
- Hộp sữa cân nặng 1kg
- Túi gạo cân nặng 2kg (khi cân thăng bằng). 
- HS lắng nghe
- HS thực hiện trên cân đĩa và vật thật
- HS lắng nghe
- HS đọc YC bài
- HS quan sát tranh sgk/tr.60.
- HS so sánh quả cân 1 kg với sự nặng hơn, nhẹ hơn của quả bóng, nải chuối, quả bưởi, HS cảm nhận được biểu tượng của đơn vị đo ki-lô-gam (kg) và HS trả lời được câu nào đúng, câu nào sai. 
- HS trả lời câu nào đúng, câu nào sai
- Câu a, b, c, e là đúng. Câu d sai
+ Vì quả bóng nhẹ hơn 1 kg, 1kg nặng bằng quả bưởi. vậy quả bóng nhẹ hơn quả bưởi. Nên quả bóng nặng bằng qur bưởi là sai.
+ Vì nải chuối nặng hơn 1kg, 1kg nặng bằng quả bưởi. Vậy nải chuối nặng hơn quả bưởi. 
- HS lắng nghe
- HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS nêu miệng nối tiếp.
- 2 -3 HS đọc.
- HS quan sát tranh rồi trả lời.
- Hộp A cân nặng 3 kg, hộp B cân nặng 4kg, hộp C cân nặng 5kg.
- HS so sánh số cân nặng mỗi hộp và tìm ra hộp nặng nhất và hộp nhẹ nhất
+ Hộp nặng nhất là hộp C, hộp nhẹ nhất là hộp A.
- HS lắng nghe
- 1-2 HS trả lời.
+ 2 loại bằng nhau vì đều bằng 1kg.
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
HS nêu ví dụ
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU DẠY HỌC
	..	.
.	.
.	

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_toan_lop_2_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_tuan.doc