Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 9

Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 9

BÀI 15: KI - LÔ - GAM ( 3 TIẾT )

TIẾT 3: LUYỆN TẬP

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

Sau bài học này, HS đạt các yêu cầu sau:

*Kiến thức, kĩ năng:

- HS làm quen phép tính cộng, phép tính trừ với số đo ki – lô – gam.

- Vận dụng vào giải toán lien quan đến các phép tính cộng, trừ với số đo ki – lô – gam.

*Phát triển năng lực và phẩm chất:

- Phát triển năng lực tính toán, kĩ năng so sánh số.

- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.

 Cân đĩa, quả cân 1kg.

 Một số đồ vật, vật thật dung để cân, so sánh nặng hơn, nhẹ hơn.

- HS: SGK.

 

docx 18 trang Hà Duy Kiên 28/05/2022 10207
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 2 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ngày tháng năm 
BÀI 15: KI - LÔ - GAM ( 3 TIẾT )
TIẾT 3: LUYỆN TẬP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Sau bài học này, HS đạt các yêu cầu sau:
*Kiến thức, kĩ năng:
- HS làm quen phép tính cộng, phép tính trừ với số đo ki – lô – gam. 
- Vận dụng vào giải toán lien quan đến các phép tính cộng, trừ với số đo ki – lô – gam.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Phát triển năng lực tính toán, kĩ năng so sánh số.
- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.
 Cân đĩa, quả cân 1kg.
 Một số đồ vật, vật thật dung để cân, so sánh nặng hơn, nhẹ hơn.
- HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động 
- GV cho HS vận động theo bài hát: Vào rừng hái hoa.
- GV nhận xét,kết nối vào bài mới.
2. Luyện tập:
Bài 1: 
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- GV hướng dẫn Mẫu:
5kg + 4kg = 9kg ; 10kg – 3kg = 7kg
-GV nêu: Muốn thực hiện được phép tính này, ta cần tính nhẩm hoặc đặt tính ra nháp. Sau đó ghi kết quả sau dấu bằng, cần lưu ý viết tắt đơn vị kg.
- GV yêu cầu HS thực hiện lầ lượt các phép tính 
a) 12kg + 23 kg =
b) 42kg – 30kg = 
45kg + 20kg =
13kg – 9kg =
9kg + 7kg =
60kg – 40kg =
- Nhận xét, chốt Đ/A
-Tuyên dương HS làm đúng.
- GV hỏi:
+ Muốn thực hiện các phép tính ta làm thế nào?
+ Khi tính ta cần lưu ý điều gì?
- Nhận xét, tuyên dương HS.
Bài 2:
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
*GV hướng dẫn:
- Câu a: 
+ GV cho HS quan sát tranh.
- Hãy tính số ki – lô – gam ở mỗi đĩa và trả lời câu hỏi.
- Câu b làm tương tự câu a. 
- Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét, tuyên dương.
Bài 3:
- Gọi HS đọc YC bài.
- Quan sát tranh
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán yêu cầu gì?
- HS thực hiện giải bài vào vở, 1 HS làm bảng phụ
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhận xét, đánh giá bài HS.
Bài 4:
- Gọi HS đọc YC bài.
- Quan sát tranh
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán yêu cầu gì?
- HS thực hiện giải bài vào vở.
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
+ Rô – bốt nào cân nặng nhất?
+ Rô – bốt nào cân nặng nhẹ nhất?
- Nhận xét, đánh giá bài HS.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- HS hát và vận động theo bài hát: Vào rừng hái hoa.
- 2 -3 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
-HS lắng nghe
- HS thực hiện lần lượt các YC.
-1 HS làm bảng phụ, cả lớp làm vở
-Đổi chéo vở chấm Đ/S
- Tính nhẩm hoặc đặt tính.
- Đơn vị đo ở kết quả.
-HS đọc
-Điền số vào ô trống
- HS quan sát tranh
- Nhẩm 5 + 2 = 7. Vậy con ngỗng nặng 7kg.
- Con gà cân nặng 3kg.
- HS chia sẻ trước lớp
-HS lắng nghe
- HS đọc YC bài
- HS quan sát tranh.
- Bao thứ nhất nặng 30kg, bao thứ 2 nặng 50kg.
- Tìm tổng số ki – lô – gam thóc của cả hai bao?
- HS làm bài vào vở, 1 HS làm bảng phụ
Bài giải
Cả hai bao thóc cân nặng là:
30 + 50 = 80 (kg)
 Đáp số: 80kg.
- HS đọc YC bài
- HS quan sát tranh.
- HSTL
-HSTL
-HS làm bài vào vở.
a) Bài giải
Rô – bốt B cân nặng là:
32 + 2 = 34 (kg)
 Đáp số: 34 kg.
b) Bài giải
Rô – bốt C cân nặng là:
32 - 2 = 30 (kg)
 Đáp số: 30 kg.
.- Rô – bốt B.
- Rô – bốt C.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU DẠY HỌC
	..	.
.	.
.	
Thứ ngày tháng năm 
BÀI 16 : LÍT (2 tiết)
TIẾT 1: LÍT
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Sau bài học này, HS đạt các yêu cầu sau:
*Kiến thức, kĩ năng:
- HS nhận biết, cảm nhận về dung tích (so sánh lượng nước chứa trong đồ vật), về biểu tượng đơn vị đo lít.
- Biết đọc, viết đơn vị đo lít.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Phát triển năng lực tính toán.
- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.
- HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động:
- Lớp trưởng điểu khiển tổ chức cho các bạn chơi trò chơi: Bông hồng tặng cô
-GV nhận xét, tuyên dương HS và kết nối vào bài mới.
2.Khám phá:
a.
- GV cho HS quan sát tranh phần a sgk/tr.62:
+ Hình dạng bình và cốc như thế nào?
+ Cái nào đựng được nhiều nước hơn? + Cái nào đựng được ít nước hơn?
- GV nói: Vậy dung tích của cái bình sẽ đựng được nhiều hơn, dung tích của cốc đựng được ít hơn.
- Cho HS quan sát tiếp tranh phần a sgk/tr.62:
+ Lượng nước ở bình rót ra được mấy cốc?
- Vậy lượng nước trong bình bằng lượng nước ở 4 cốc.
b) GV giới thiệu đơn vị đo (chuẩn) về dung tích: 
- Cho HS quan sát tiếp tranh phần b sgk/tr.62:
- Đây là ca 1 lít và chai 1 lít.
- Nếu ca và chai này chứa đầy nước, ta có lượng nước trong chai, ca là 1 lít.
- Giới thiệu: đây chính là đơn vị đo lít, viết tắt là l.
- GV lấy ví dụ: Cô lấy nước rót đầy 2 ca 1 lít. Vậy cô có mấy lít?(GV thao tác rót nước làm trên vật thật để HS quan sát)
3. Luyện tập
Bài 1: 
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- Cho HS quan sát tiếp tranh sgk/tr.63:
(Hoặc chuẩn bị dụng cụ cho HS làm thao tác như yêu cầu của bài)
-Yêu cầu: Hãy so sánh lượng nước 1l ở ca 1l với lượng nước ở chai rồi lựa chọn câu trả lời đúng.
- Nhận xét, tuyên dương.
Bài 2:
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- Cho HS quan sát tiếp tranh BT 2 sgk/tr.63:
- Hãy đọc các đơn vị đo có trong mỗi hình.
- Yêu cầu HS viết các đơn vị đo vào ô trống
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Đánh giá, nhận xét bài HS.
Bài 3:
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- Cho HS quan sát tiếp tranh sgk/tr.63:
- GV yêu cầu:
+Viết số cốc nước vào ô trống?
+So sánh lượng nước ở bình B nhiều hơn lượng nước ở bình A là mấy cốc?
- GV chữa, chốt.
- Nhận xét, khen ngợi HS.
4. Vận dụng
- Hôm nay em học bài gì? 
- Lấy ví dụ có 1 cốc nước 1 lít và 1 bình nước 1 lít. Vậy lượng nước trong bình và cố như thế nào?
- Nhận xét giờ học.
-Các bạn hãy hái những bông hoa hồng đẹp nhất để dành tặng mẹ và cô giáo bằng cách trả lời nhanh và đúng 
các câu hỏi.
-Cả lớp chơi
- HS quan sát tranh phần a sgk/tr.62:
- 2-3 HS trả lời.
+ Cái bình to hơn cái cốc.
+ Cái bình đựng được nhiều nước hơn, cái cốc đựng được ít nước hơn.
- HS lắng nghe, nhắc lại.
- HS quan sát tiếp tranh phần a sgk/tr.62
- Được 4 cốc.
- HS lắng nghe, nhắc lại.
- HS quan sát.
- HS nghe
- 2 lít.
- 2 -3 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS quan sát.
-HS TLN2 và chia sẻ:
 Đáp án B đúng. Vì 1l chứa đầy 1 chai và 1 cốc nên chai chứa ít hơn 1l nước.
- 2 -3 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS quan sát tiếp tranh BT 2 sgk/tr.63
- HS đọc: mười lít, ba lít, hai lít, năm lít, hai mươi lít.
- HS viết: 10l, 3l, 2l, 5l, 20l (làm việc cá nhân)
- HS chia sẻ.
- 2 -3 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS quan sát tiếp tranh
a) HS viết: Lượng nước ở bình A là 4 cốc. Lượng nước ở bình B là 6 cốc.
b) HS so sánh bằng cách nhẩm hoặc giải bài toán có lời văn.
Bài giải
Lượng nước ở bình B nhiều hơn lượng nước ở bình A là:
6 – 4 = 2 (cốc)
 Đáp số: 2 cốc
Hs trả lời
- Bằng nhau.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU DẠY HỌC
	..	.
.	.
.	
Thứ ngày tháng năm 
BÀI 16 : LÍT (2 tiết)
TIẾT 2: LUYỆN TẬP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Sau bài học này, HS đạt các yêu cầu sau:
*Kiến thức, kĩ năng:
- HS làm quen với phép tính cộng, trừ với số đo dung tích lít (l).
- Vận dụng giải bài tập, bài toán thực tế lien quan các phép tính đó.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Phát triển năng lực tính toán, kĩ năng so sánh số.
- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.
- HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động
- GV tổ chức cho HS hát tập thể.
- GV kết nối vào bài: Bài học hôm nay giúp các em làm quen phép tính cộng, trừ với số đo dung tích lít(l); vận dụng giải bài tập , bài toán thưc tế liên quan các phép tính đó.
2. Luyện tập:
Bài 1: 
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
-GV phân tích mẫu
+GV nêu: Muốn thực hiện được phép tính này, ta cần tính nhẩm hoặc đặt tính ra nháp. Sau đó ghi kết quả sau dấu bằng, cần lưu ý viết đơn vị lít(l) ở cả thành phần và kết quả phép tính.
- Yêu cầu HS làm bài theo mẫu.
- GV chữa chốt đáp án đúng
- Nhận xét, tuyên dương HS.
- Khi làm bài này ta lưu ý điều gì?
Bài 2:
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
-GV nói: Nhiệm vụ của các con là quan sát tranh và tìm ra phép cộng thích hợp, nhẩm rồi nêu , viết kết quả vào ô có dấu “?”
-GV phân tích mẫu:
Ví dụ: Ở câu a bức tranh đầu tiên, nhẩm:1l + 2l =3l , rồi viết 3 vào dấu “?”
- Cho HS quan sát tiếp tranh sgk/tr.64 và làm bài.
- HS tự làm vào vở.
- Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét, tuyên dương.
Bài 3:
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
-Yêu cầu HS làm tương tự bài 2,HS tìm ra phép trừ , nhẩm rồi ghi kết quả.
- Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét, tuyên dương.
Bài 4:
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- Cho HS quan sát tiếp tranh sgk/tr.65:
+ Đếm số ca nước ở cạnh mỗi vật?
+ Tính tổng số lít nước ở mỗi ca đó rồi ghi kết quả vào bảng.
- Yêu cầu HS quan sát bảng kết quả vừa tính.
+ So sánh các số ở bảng để xem đồ vật nào đựng nhiều nước nhất và đồ vật nào đựng ít nước nhất.
- Nhận xét, tuyên dương.
Bài 5:
- Gọi HS đọc YC bài.
- GV nêu bài toán.
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
- HS giải bài vào vở.
- Nhận xét, tuyên dương.
3. Củng cố, dặn dò:
- Chúng ta đã học đơn vị đo nào?
- Đơn vị đo ki – lô – gam dùng để đo gì?
- Đơn vị đo lít dùng để đo gì?
- Nhận xét giờ học.
-HS hát
-HS lắng nghe
- 2 -3 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
-HS nghe
-1 HS làm bảng phụ, cả lớp làm vở ôli
a) 5l + 4l = 9l
 12l + 20l = 32l
 7l + 6l = 13l
b) 9l – 3l = 6l
 19l – 10l = 9l
 11l – 2l = 9l
- Lưu ý đơn vị đo.
- 2 -3 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
-HS nghe
-HS nghe
- HS quan sát và làm bài.
- HS tự nhẩm phép tính và nêu kết quả.
a) 1l + 2l = 3l 5l + 8l = 13l
b) 1l + 2l + 5l = 8l
- 2 -3 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
-HS làm bài
- HS tự nhẩm phép tính và nêu kết quả.
5l – 2l = 3l 10l – 4l = 6l
 15l – 5l = 10l
- 2 -3 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS quan sát.
- HS đếm.
a) HS tính.
Đồ vật
Bình
Ấm
Xô
Can
Số lít nước
2l
3l
5l
7l
- HS quán sát.
- Can đựng nhiều nước nhất. Ấm đựng ít nước nhất.
- 2 -3 HS đọc.
- 1-2 nêu.
- Trong can có 15l nước mắm. Mẹ đã rót 7l nước mắm vào các chai.
- Hỏi trong can còn lại bao nhiêu lít nước mắm?
- HS làm bài vào vở.
Bài giải
Trong can còn lại số lít nước mắm là:
15 – 7 = 8 (l)
 Đáp số: 8l
- Ki – lô – gam, lít.
- Đo khối lượng.
- Đo dung tích.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU DẠY HỌC
	..	.
.	.
.	
Thứ ngày tháng năm 
BÀI 17: THỰC HÀNH VÀ TRẢI NGHIỆM VỚI CÁC ĐƠN VỊ KI - LÔ - GAM, LÍT (2 tiết)
TIẾT 1: THỰC HÀNH VÀ TRẢI NGHIỆM 
VỚI CÁC ĐƠN VỊ KI – LÔ – GAM, LÍT
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Sau bài học này, HS đạt các yêu cầu sau:
*Kiến thức, kĩ năng:
- Biết và sử dụng được một số loại cân thông dụng để đo cân nặng một số đồ vật.
- Biết dùng ca 1 lít, chai 1 lít để đong, đo lượng nước chứa trong một số đồ vật.
- Vận dụng thực hành và trải nghiệm , HS nắm được các thao tác cơ bản, sử dụng công cụ để cân, đong với đơn vị đo khối lượng ki - lô - gam và đơn vị đo dung tích lít.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Phát triển năng lực tính toán, kĩ năng so sánh số.
- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.
 Cân đĩa, quả cân 1kg.
 Một số đồ vật, vật thật dung để cân, so sánh nặng hơn, nhẹ hơn.
- HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động
-Lớp trưởng điểu khiển tổ chức cho các bạn chơi trò chơi: Ong non chăm chỉ
-GV nhận xét, tuyên dương HS và kết nối vào bài mới.
2. Khám phá:
- GV cho HS quan sát tranh phần a sgk/tr.66:
- Giới thiệu HS các lại cân: cân đĩa, cân đồng hồ, cân bàn đồng hồ và cách sử dựng mỗi loại cân đó.
- GV cân thử một số đồ vật và cân một số bạn HS trong lớp.
- GV cho HS quan sát ca 1l, chai 1l hoặc các cốc nhỏ dung để đong, đo lượng nước của một số đồ vật.
- Yêu cầu HS thực hành đong, đo lượng nước mà đã được chuẩn bị.
- Nhận xét, tuyên dương.
3.Luyện tập
Bài 1: 
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- Cho HS quan sát tiếp tranh sgk/tr.67:
- Cho HS cầm vật thật trên tay và ước lượng, cảm nhận và trả lời.
- Nhận xét, tuyên dương.
Bài 2:
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
a) Cho HS quan sát tiếp tranh sgk/tr.67:
- Cho HS cầm vật thật trên tay và ước lượng, cảm nhận và trả lời.
b) Cho HS quan sát cân
+ Quả bưởi cân nặng mấy ki – lô – gam?
c) Cho HS cầm quả cam và quả bưởi lên tay và ước lượng hoặc cân và trả lời.
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Đánh giá, nhận xét bài HS.
Bài 3:
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- Cho HS quan sát cân đồng hồ sgk/tr.67:
+ Đọc số đo trên đồng hồ?
- Yêu cầu HS giải bài toán.
- GV nhận xét, khen ngợi HS.
4. Củng cố, dặn dò:
- Hôm nay em học bài gì? 
- Nhận xét giờ học.
-LT:Để giúp bạn ong non chăm chỉ kiếm được mật và vượt qua con đường đầy khó khăn trở về với ngôi nhà của mình.Mời các bạn sẽ giúp bạn ong bằng cách trả lời từng câu hỏi tương ứng với từng hũ mật nhé.
-Cả lớp chơi
- HS quan sát. 
- HS lắng nghe, nhắc lại.
-HS quan sát.
- HS quan sát ca 1l, chai 1l hoặc các cốc nhỏ dung để đong, đo lượng nước của một số đồ vật.
- HS thực hành đong, đo lượng nước mà đã được chuẩn bị.
- HS lắng nghe.
- 2 -3 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS quan sát.
a) Quyển vở nặng hơn. Bút chì nhẹ hơn.
b) Quả bóng bay nhẹ hơn. Quả bóng đá nặng hơn.
- 2 -3 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS quan sát.
- Quả bưởi nặng hơn quả cam.
- HS quan sát cân trong SGK.
- Quả bưởi cân nặng 1kg.
- HS cầm và ước lượng.
- HS cầm 2 quả mang đặt lên cân và quan sát số cân trên đồng hồ cân rồi trả lời. Quả cam nhẹ hơn 1kg.
- 2 -3 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS quan sát.
+ Túi muối nặng 2kg, túi gạo cân nặng 5kg.
- HS giải bài vào vở.
Bài giải
Túi gạo nặng hơn túi muối số ki – lô – gam là:
5 – 2 = 3 (kg)
 Đáp số: 3 kg.
- HS trả lời.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU DẠY HỌC
	..	.
.	.
.	
Thứ ngày tháng năm 
BÀI 17: THỰC HÀNH VÀ TRẢI NGHIỆM VỚI
CÁC ĐƠN VỊ KI-LÔ-GAM, LÍT (2 tiết)
TIẾT 2: THỰC HÀNH VÀ TRẢI NGHIỆM VỚI
CÁC ĐƠN VỊ KI-LÔ-GAM, LÍT (tiếp theo)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Sau bài học này, HS đạt các yêu cầu sau:
 * Kiến thức, kĩ năng
- Học sinh sử dụng được cân bàn đồng hồ để cân một số đồ vật, cân sức khỏe.
- Biết sử dụng ca 1lít, cốc để đo lượng nước (dung tích) từ đó vận dụng vào giải các bài toán thực tế (liên quan đến kg, lít).
 * Phát triển năng lực:
- Qua thực hành, luyện tập sẽ phát triển năng lực tư duy và lập luận, năng lực giải quyết vấn đề.
- Qua quan sát, nhận xét, khái quát hoá để giải bài toán sẽ hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 *Phát triển phẩm chất:
- Chăm chỉ, trách nhiệm và có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
-GV: Ti vi, máy chiếu, cân bàn đồng hồ, chai 1 lít, 2 lít, PHT
-HS: SGK, vở, bộ dồ dùng học toán 2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Khởi động: 
-GV tổ chức trò chơi Ai nhanh, ai đúng
-GV phổ biến luật chơi cach chơi và HDHS chơi thử (BT 1 tr68)
-GV chiếu lần lượt số ki-lô-gam của bố bạn Mai 23 kg, Nam 25 kg, Việt 24 kg và Rô-bôt 20 kg.
+Bạn nào nặng nhất? Bạn nào nhẹ nhất?
-GV nhận xét, tuyên dương chuyển ý giới thiệu, ghi tên bài.
2.Luyện tập
Bài 2. Thực hành cân
-Gọi HS đọc YC bài. GVHD cẫn mẫu.
- GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS cân một số đồ vật 
Nhóm 1: Cặp sách, hộp bút
Nhóm 2:Hộp sữa, Hộp bánh 
Nhóm 3: Sách, vở
Nhóm 4: Đồ chơi (Ô tô, đồng hồ)
-Gọi đại diện các nhóm lên chia sẻ
- Cân dùng để làm gì?
-GV nhận xét, tuyên dương
Bài 3: Đòng nước vào ca
-Gọi HS đọc YC bài
-GV yêu cầu HS quan sát vào tranh và hỏi:
+Bình của bạn Việt rót được mấy cốc?
+Bình của bạn Mai rót được mấy cốc?
+Bình của bạn nào rót được nhiều hơn? Và nhiều hơn là mấy cốc?
+ Làm thế nào để tìm ra bằng một cốc?
- GV yêu cầu HS trình bày lời giải bài toán vào vở + gọi 1 HS lên bảng trình bày
- GV quan sát, giúp đỡ HS giải toán chậm và sai.
- GV kiểm tra, nhận xét một số bài.
- Chiếu bài HS để cả lớp quan sát nhận xét.
- GV nhận xét ,tuyên dương.
Bài 4: Thực hành dòng nước
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Yêu cầu 2 HS thực hiện rót nước từ hai bình ra ca.
+Bạn Hải rót được mấy cố?
+Bạn Hà rót được mấy cốc?
+Cả hai bạn rót được bao nhiêu cốc? Em thực hiện phép tính gì?
+Bạn nào rót được ít nước hơn? Ít hơn bao nhiêu cốc? Em làm phép tính gì?
-GV gọi cá nhân đọc bài làm
-HS nhận xét
-GV nhận xét ,tuyên dương
Bài 5:Giải toán
-Gọi HS đọc yêu cầu bài.
-Muốn tìm cả hai xô có bao nhiêu lít nước ta làm thế nào?
-GV yêu cầu HS làm vào vở + gọi 1 bạn lên bảng trình bày
-HS nhận xét
-GV nhận xét, tuyên dương
3. Vận dụng
- Hôm nay em học bài gì? 
- Nhận xét giờ học.
- Cân dùng để làm gì?
- GV tổ chức cho HS thực hành đong nước vào xô
+ Xô vàng đựng bao nhiêu lít nước?
+ Xô đở đựng bao nhiêu lít nước? 
+ Xô nào đựng nước nhiều hơn? Nhiều hơn bao nhiêu lít?
dặn dò
 - Chuẩn bị tiết sau
Tên
Mai
Nam
Việt
Rô-bốt
Cân nặng
24kg
25 kg
24 kg
20 kg
- Nam nặng nhất; Rô-bốt nhẹ nhất
- Ghi tên bài vào vở.
- HS thực hành theo nhóm 6 
-Đại diện các nhóm lên trình bày
-HS trả lời
-2 HS đọc
- Bình của bạn Việt rót được 8 cốc
- Bình của bạn Mai rót được 7 cốc
-Bình của bạn Việt rót được nhiều hơn bình của bạn Mai là 1 cốc.
-HS lấy 8-7=1
-HS làm bài
Bài giải
Bình nước của bạn Việt nhiều hơn số cốc là:
8 – 7 = 1 (cốc)
Đáp số: 1 cốc nước.
-1-2 HS đọc
- HS quan sát đếm số ca mỗi bạn rót được
- Bải rót được 9 cốc.
- Hà rót được 7 cốc.
- Cả hai bạn rót được 16 cốc; phép tính cộng, lấy 9 + 7 = 16
-Hà rót được ít hơn
-Phép tính trừ ,lấy 9 – 7= 2 cốc.
-HS đọc
-Lấy 3+5=8
- Làm bài cá nhân, chia sẻ trước lớp.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU DẠY HỌC
	..	.
.	.
.	

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_2_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_tuan.docx