Giáo án tổng hợp Lớp 2, Tuần 25 - Năm học 2022-2023 - Trường TH-THCS Long Tân

Giáo án tổng hợp Lớp 2, Tuần 25 - Năm học 2022-2023 - Trường TH-THCS Long Tân

1. Kiến thức kĩ năng:

- Nhận biết được các số từ 111 đến 200. Đếm, lập số, đọc, viết, cấu tạo thập phân của các số từ 111 đến 200. So sánh, xếp thứ tự các số, xác định vị trí các số (từ 111 đến 200) trên tia số.

2. Năng lực:

2.1. Năng lực đặc thù: Tư duy và lập luận toán học, mô hình hóa toán học, giao tiếp toán học.

2.2. Năng lực chung: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.

3. Phẩm chất: Trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm.

4. Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC:

- GV: 1 thẻ trăm, 10 thanh chục, 17 khối lập phương.

- HS: 1 thẻ trăm, 3 thanh chục và 5 khối lập phương, bảng con, SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 36 trang Huy Toàn 23/06/2023 4310
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tổng hợp Lớp 2, Tuần 25 - Năm học 2022-2023 - Trường TH-THCS Long Tân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG
TUẦN 25 
MÔN
TIẾT
TÊN BÀI DẠY/ NỘI DUNG
TIẾNG VIỆT
1
Quê mình đẹp nhất (tiết 1)
2
Quê mình đẹp nhất (tiết 2)
3
Quê mình đẹp nhất (tiết 3)
4
Quê mình đẹp nhất (tiết 4)
5
Rừng ngập mận Cà Mau (tiết 1)
6
Rừng ngập mận Cà Mau (tiết 2)
7
Rừng ngập mận Cà Mau (tiết 3)
8
Rừng ngập mận Cà Mau (tiết 4)
9
Rừng ngập mận Cà Mau (tiết 5)
10
Rừng ngập mận Cà Mau (tiết 6)
TOÁN
1
Các số từ 101 đến 110 (tiết 2)
2
Các số từ 111 đến 200 (tiết 1)
3
Các số từ 111 đến 200 (tiết 2)
4
Các số có ba chữ số (tiết 1)
5
Các số có ba chữ số (tiết 2)
TNXH
1
Bài 20: Chăm sóc, bảo vệ cơ quan vận động (tiết2)
2
Bài 21: Cơ quan hô hấp (tiết 1)
ĐẠO ĐỨC
1
Bài 12: Tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở nơi công cộng (tiết 2)
HĐTN
1
SHDC: Tham gia hoạt động “Lởi nhắn nhủ yêu thương”
2
Chủ đề: Chia sẻ những hoạt động chung của gia đinh
Lập thời gian biểu hoạt động chung của các thảnh viên trong gia đình
3
SHL: Làm thiệp hoặc món quà tặng người phụ nữ mà em yêu quý
 Tiếng Việt
CHỦ ĐIỂM 12: SẮC MÀU QUÊ HƯƠNG
BÀI 1: QUÊ MÌNH ĐẸP NHẤT
Tiết 1, 2 (TĐ): QUÊ MÌNH ĐẸP NHẤT (SHS, tr.58 - 59)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Sau bài học, học sinh:
1.Kiến thức: 
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; phân biệt được lượt lời của các nhân vật, lời người dẫn chuyện.
- Hiểu nội dung bài đọc: Tình yêu quê hương của hai bạn nhỏ; biết liên hệ bản thân: Yêu quý quê hương; biết đóng vai nhân vật để nói và đáp lời cảm ơn phù hợp.
2. Kĩ năng: 
- Rèn đọc đúng, rõ ràng, rành mạch.
- Nói với bạn về cảnh đẹp nơi em sống; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài đọc qua tên bài và tranh minh hoạ. 
3.Thái độ: 
-Yêu thích môn học, biết dùng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt; chia sẻ với bạn cảm xúc của em đối với quê hương.
4.Năng lực: Hình thành năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm, năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo qua các hoạt động đọc, viết.
5.Phẩm chất: 
Bồi dưỡng phẩm chất yêu nước, trách nhiệm
Bước đầu thể hiện tình yêu quê hương nơi mình sống bằng việc làm cụ thể (kính trọng, biết ơn người lao động,tham gia các hoạt động phù hợp với lứa tuổi ).
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
Giáo viên: SHS, VBT, SGV.
+ Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác, tranh ảnh SHS phóng to (nếu được).
+ Tranh ảnh, video clip HS giúp bố mẹ làm việc nhà (nếu có).
+ Bảng phụ ghi đoạn từ Cả hai reo lên . bữa cơm chiều mẹ nấu quá.
+ Thẻ từ ghi sẵn các từ ngữ ở BT 3 để tổ chức cho HS chơi trò chơi.
Học sinh: Sách, vở bài tập, bảng con, 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
1.Khởi động (4 – 5 phút):
Mục tiêu: GV giới thiệu tên chủ điểm và nêu cách hiểu hoặc suy nghĩ của em về tên chủ điểm Sắc màu quê hương.
Cách tiến hành:
GV giới thiệu tên chủ điểm: Sắc màu quê hương.
Yêu cầu HS nêu cách hiểu hoặc suy nghĩ của mình về tên chủ điểm Sắc màu quê hương.
Yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi để chia sẻ cho nhau nghe về cảnh đẹp mình sống (đó là cảnh gì, cảnh có gì đẹp, cảm xúc )
 GV giới thiệu bài mới và ghi tên bài đọc mới Quê mình đẹp nhất. 
HS lắng nghe 
HS nêu suy nghĩ
HS chia sẻ trong nhóm
HS lắng nghe, nhắc lại tên bài.
30’
2.Khám phá và luyện tập:
Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng
Mục tiêu: Giúp học sinh đọc đúng, lưu loát từ ngữ, câu, đoạn, bài.
Cách tiến hành: 
Hướng dẫn luyện đọc từ khó:
-Giáo viên đọc mẫu lần 1
-GV yêu cầu học sinh đọc nối tiếp nhau từng câu.
-Nghe và chỉnh sửa lỗi các em phát âm sai.
- Yêu cầu HS tìm từ khó có trong bài. VD: nghĩ, cõng, song vỗ, sụt sùi 
-Gạch dưới những âm vần dễ lẫn
-Cho HS đọc từ khó
Luyện đọc đoạn : 
GV hướng dẫn cách đọc
 Lắng nghe và chỉnh sửa lỗi phát âm giúp học sinh. 
Hướng dẫn ngắt giọng : 
-GV đọc mẫu câu dài, câu cần ngắt giọng, yêu cầu học sinh lắng nghe và đọc ngắt giọng lại.
Trong giấc mơ,/ Nguyên thấy mình và Thảo/tình cờ gặp đám mây đang nằm ngủ/ trên đỉnh núi.// Hai bạn nhẹ nhàng leo lên/ và nghĩ rằng đám mây sẽ cõng mình/ lên trời.// , 
-Hướng dẫn học sinh rút ra từ cần giải nghĩa
-Yêu cầu học sinh luyện đọc trong nhóm.
- Hướng dẫn học sinh nhận xét bạn đọc.
Thi đọc:
 -Mời các nhóm thi đọc.
-GV lắng nghe và nhận xét.
HS lắng nghe
- HS đọc thành tiếng câu (đọc nối tiếp)
- HS tìm từ khó.
- HS đọc từ khó.
HS đọc đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp.
 HS đọc.
-HS tìm từ khó hiểu và giải nghĩa từ.
-HS luyện đọc theo nhóm.
-Các nhóm tham gia thi đọc, các em khác nhận xét.
15’
Tiết 2:
Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu
Mục tiêu: Giúp học sinh trả lời được các câu hỏi có trong nội dung bài.
Cách tiến hành:
Giáo viên đặt câu hỏi: 
- Trong giấc mơ, Nguyên và Thảo được đám mây đưa đi đâu?
- Lúc đầu, hai bạn cảm thấy thế nào?
- Sau đó hai bạn lại mong muốn đều gì? Vì sao?
- Sau chuyến đi, hai bạn nhận ra điều gì?
-Nhận xét phần trả lời câu hỏi của học sinh.
GDKNS: GD HS yêu quê hương nơi mình sống bằng việc làm cụ thể (kính trọng, biết ơn người lao động, tham gia các hoạt động phù hợp với lứa tuổi ).
-HS đọc thầm lại bài đọc và thảo luận theo cặp/ nhóm nhỏ để trả lời câu hỏi trong SHS.
- Trong giấc mơ, Nguyên và Thảo được đám mây đưa đi lên tận trời xanh.
- Lúc đầu, hai bạn cảm thấy rất thích thú với cảnh vật xung quanh.
- Sau đó hai bạn lại mong muốn được về nhà, vì cảm thấy trên trời không thú vị, cảnh vật không đẹp như dưới mặt đất và hai bạn bị đói bụng.
- Hai bạn nhận ra rằng chỉ có quê mình là đẹp nhất. 
-HS rút ra nội dung bài (Tình yêu quê hương của hai bạn nhỏ.) và liên hệ bản thân: biết yêu quê hương, tự hào, giữ gìn vệ sinh chung 
10’
Hoạt động 3: Luyện đọc lại
Mục tiêu: Giúp học sinh diễn cảm bài đọc 
Cách tiến hành:
Yêu cầu HS nêu cách hiểu của các em về nội dung bài. Từ đó, bước đầu xác định được giọng
đọc của nhân vật và một số từ ngữ cần nhấn giọng.
 GV đọc lại đoạn từ Cả hai reo lên . bữa cơm chiều mẹ nấu quá. 
HD HS luyện đọc trong nhóm, trước lớp đoạn từ Cả hai reo lên . bữa cơm chiều mẹ nấu quá.
Yêu cầu HS khá, giỏi đọc cả bài
HS nhắc lại nội dung bài
HS nghe GV đọc 
HS luyện đọc 
HS khá, giỏi đọc cả bài
10’
Hoạt động 4: Luyện tập mở rộng
Mục tiêu: HS biết nói lời cảm ơn, biết đáp lời cảm ơn.
Cách tiến hành:
Yêu cầu HS xác định yêu cầu của hoạt động Cùng sáng tạo – Lời hay ý đẹp 
Yêu cầu HS chia nhóm, đóng vai nhân vật Nguyên và Thảo nói lời cảm ơn; chị gió và đại bàng đáp lời cảm ơn. 
Yêu cầu 1 vài nhóm lên đóng vai.
GV nhận xét, tuyên dương.
HS xác định yêu cầu 
HS đọc phân vai trong nhóm 4.
1 vài nhóm lên đóng vai.
IV. ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG:
 .
 QUÊ MÌNH ĐẸP NHẤT (TIẾT 3, 4/SGK trang 58, 59)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Sau bài học, học sinh:
1.Kiến thức: 
- Viết đúng kiểu chữ hoa X và câu ứng dụng.
- Tìm được từ ngữ chỉ hoạt động; câu bày tỏ sự ngạc nhiên, vui mừng.
- Nói về một bức tranh vẽ cảnh đẹp thiên nhiên.
2. Kĩ năng: 
- Viết đúng độ cao, dòng kẻ quy định, trình bày sạch đẹp chữ hoa X và câu ứng dụng; thực hành được bài tập tìm từ ngữ và đặt câu với từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động. 
3.Thái độ: 
-Yêu thích môn học, biết dùng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt; 
4.Năng lực: Hình thành năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm, năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo qua các hoạt động đọc, viết.
5.Phẩm chất: 
Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động viết, rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá.
Bồi dưỡng phẩm chất yêu nước, trách nhiệm
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1.Giáo viên: Mẫu chữ X hoa. Bảng phụ: Xuân về hoa nở.
2.Học sinh: Vở tập viết, bảng con, tranh vẽ cảnh đẹp quê hương.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Tiết 3: VIẾT CHỮ HOA: X
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
10’
Hoạt động 1: Luyện viết chữ hoa X
Mục tiêu: Giúp học sinh viết đúng chữ X hoa
Cách tiến hành:
-Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát chữ mẫu, nêu quy trình viết chữ hoa X. 
-Giáo viên lưu ý cách cầm bút, tư thế ngồi viết.
-Giáo viên quan sát, chỉnh sửa chữ viết học sinh.
– HS quan sát mẫu chữ X hoa, xác định chiều cao, độ rộng, cấu tạo nét chữ của con chữ X hoa.
Cấu tạo: Chữ X hoa gồm 2 nét: nét cong phải và nét cong trái. 
Cách viết: Đặt bút dưới ĐK ngang 3, cách bên trái ĐK dọc 2 một li, viết nét cong trái nhỏ liền mạch với nét cong phải lớn; không nhấc bút, viết tiếp nét cong trái lớn liền mạch với nét cong phải nhỏ, dừng bút giữa 2 ĐK ngang 1 và 2, sau ĐK dọc 2.
Lưu ý: ĐK dọc 2 là trục đối xứng của chữ X.
– HS quan sát GV viết mẫu và nêu quy trình viết chữ X hoa.
– HS viết chữ X hoa vào bảng con.
– HS tô và viết chữ X hoa vào VTV.
10’
Hoạt động 2: Luyện viết câu ứng dụng
Mục tiêu: Giúp học sinh viết đúng chữ X hoa, câu ứng dụng “Xuân về hoa nở” 
Cách tiến hành:
-Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát chữ mẫu, lưu ý cách cầm bút, tư thế ngồi viết.
-Giáo viên quan sát, chỉnh sửa chữ viết học sinh.
-Học sinh quan sát chữ mẫu, nêu quy trình viết.
-Học sinh luyện viết bảng con chữ “X” hoa; chữ “Xuân về hoa nở”;
-HS viết chữ X hoa, chữ Xuân và câu ứng dụng vào VTV: “Xuân về hoa nở”
10’
Hoạt động 3: Luyện viết thêm
Mục tiêu: Giúp học sinh viết đúng chữ x hoa, đọc, viết và hiểu câu thơ: 
 “Xuân về cánh én lượn bay
Trăm hoa đua nở ngất ngây lòng người.”
 Đỗ Lan 
Cách tiến hành:
-Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát chữ mẫu, lưu ý cách cầm bút, tư thế ngồi viết.
-Giáo viên quan sát, chỉnh sửa chữ viết học sinh.
-Giáo viên hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu nghĩa của câu thơ:
“Xuân về cánh én lượn bay
Trăm hoa đua nở ngất ngây lòng người.”
 Đỗ Lan 
HS quan sát.
HS viết chữ X hoa, chữ Xuân và câu thơ vào VTV.
- HS đọc và tìm hiểu nghĩa của câu thơ.
5’
Hoạt động 4: Đánh giá bài viết
Mục tiêu: Giúp học sinh biết đánh giá bài viết của bản thân và của bạn bè.
Cách tiến hành:
GV yêu cầu HS trao đổi vở chéo cho nhau và tự đánh giá phần viết của mình và của bạn. 
GV nhận xét một số bài viết.
- HS tự đánh giá phần viết của mình và của bạn.
- HS nghe GV nhận xét một số bài viết.
Tiết 4 : TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG. DẤU CHẤM THAN
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
14’
Hoạt động 1: Luyện từ (Bài tập 3)
Mục tiêu: Giúp HS tìm được các từ ngữ chỉ con vật và hoạt động tương ứng trong đoạn văn.
Cách tiến hành:
Yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT 3 và đọc đoạn văn.
Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi BT3.
 GV chia lớp làm 2 đội tổ chức trò chơi tiếp sức tìm các từ ngữ chỉ con vật và hoạt động tương ứng trong đoạn văn.
GV nhận xét 2 đội chơi.
 Yêu cầu HS tìm câu bày tỏ cảm xúc ngạc nhiên, vui mừng trong đoạn văn.
GV nhận xét.
Yêu cầu HS tìm thêm một số từ chỉ người, vật và từ chỉ hoạt động của người, vật.
GV nhận xét.
HS xác định yêu cầu và đọc đoạn văn.
HS thảo luận nhóm đôi. 
HS chơi tiếp sức
HS trả lời, các em khác nhận xét.
-HS trả lời, các em khác nhận xét, bổ sung.
13’
Hoạt động 2: Luyện câu (Bài tập 4)
Mục tiêu: Giúp HS biết đặt câu bày tỏ cảm xúc ngạc nhiên, vui mừng.
Cách tiến hành:
Yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT 4.
GV lần lượt đưa ra 2 tình huống và yêu cầu HS nói câu bày tỏ cảm xúc ngạc nhiên, vui mừng.
GV nhận xét, khen thưởng, chỉnh sửa các câu nói của HS.
Yêu cầu HS viết câu vừa nói vào VBT.
HS xác định yêu cầu của BT 4.
HS đặt câu.
HS viết vào VBT.
9’
Hoạt động 3: Vận dụng
Mục tiêu: Giúp HS xác định yêu cầu của hoạt động: Chia sẻ với bạn cảm xúc của em sau khi làm việc nhà.
Cách tiến hành:
 Yêu cầu HS xác định yêu cầu của hoạt động: Chọn một bức tranh về cảnh đẹp thiên nhiên và nói về bức tranh đó.
Yêu cầu HS chia sẻ tranh mà mình đã chuẩn bị và nói về bức tranh đó theo nhóm 4.
GV mời một số em lên chia sẻ bức tranh của mình trước cả lớp.
GV nhận xét, khen thưởng.
GDKNS: GD HS yêu quê hương, tự hào về quê hương mình, có trách nhiệm giữ gìn vệ sinh nơi công cộng 
HS xác định yêu cầu.
HS thực hiện hoạt động theo nhóm 4.
HS chia sẻ trước cả lớp.
HS lắng nghe.
IV. ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG:
RỪNG NGẬP MẶN CÀ MAU (TIẾT 5, 6, SHS, TR.61 - 62)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Sau bài học, học sinh:
1.Kiến thức: 
- Đọc trôi chảy bài đọc, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa; hiểu nội dung bài đọc: Cung cấp thông tin về hệ sinh thái phong phú của rừng ngập mặn Cà Mau – nơi cực Nam của Tổ quốc
- Biết liên hệ bản thân: yêu quê hương, ham thích tìm hiểu về thế giới tự nhiên
- Nghe – viết đúng đoạn văn, viết hoa tên địa lí
2.Kĩ năng:
 -Rèn đọc đúng, rõ ràng, rành mạch.
- Chia sẻ với bạn một vài điều em biết về rừng; nêu được phỏng đoán của bản thân về nội dung bài qua tên bài và tranh minh hoạ.
- Phân biệt r/d/gi, im/iêm
3.Thái độ: Yêu thích môn học, biết dùng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt; 
4.Năng lực: Hình thành năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm, năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo qua các hoạt động đọc, viết.
5.Phẩm chất: Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động viết, rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1.Giáo viên: SHS, VBT, SGV.
2.Học sinh: Sách, vở bài tập, bảng con, 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Tiết 5 (TĐ): Rừng ngập mặn Cà Mau (trang 61, 62)
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Khởi động (4 – 5 phút):
Mục tiêu: GV giới thiệu tên chủ điểm và nêu cách hiểu hoặc suy nghĩ của em về tên bài học: Rừng ngập mặn Cà Mau
Cách tiến hành:
Giáo viên hướng dẫn học sinh mở sách, lưu ý tư thế cầm sách khi đọc.
Giáo viên giới thiệu bài mới và viết bảng. Giáo viên nêu mục tiêu của bài học.
- HS hoạt động nhóm đôi hoặc nhóm nhỏ, chia sẻ với bạn một vài điều em biết về rừng 
- Đọc tên bài kết hợp với quan sát tranh minh hoạ để phán đoán nội dung bài đọc: rừng ở đâu, rừng có gì ?
2.Khám phá và luyện tập:
Hoạt động 1: Luyện đọc thành tiếng
Mục tiêu: Giúp học sinh đọc đúng, lưu loát từ ngữ,câu, đoạn, bài.
Cách tiến hành: 
Hướng dẫn luyện đọc từ khó:
- Giáo viên đọc mẫu lần 1
- GV yêu cầu học sinh đọc nối tiếp nhau.
- Nghe và chỉnh sửa lỗi các em phát âm sai.
- Yêu cầu HS tìm từ khó có trong bài.
- Gạch dưới những âm vần dễ lẫn
- Cho HS đọc từ khó
Luyện đọc đoạn : 
- Gv hướng dẫn cách đọc.
- Lắng nghe và chỉnh sửa lỗi phát âm giúp học sinh. 
Hướng dẫn ngắt giọng : 
 -GV đọc mẫu câu dài, câu cần ngắt giọng, yêu cầu học sinh lắng nghe và đọc ngắt giọng lại.
- Rừng ngập mặn Cà Mau/ có các loài cây như đước/ mắm/ sú vẹt/ dừa nước//
-Yêu cầu học sinh luyện đọc trong nhóm.
- Hướng dẫn học sinh nhận xét bạn đọc 
Thi đọc:
 -Các nhóm thi đọc .
-GV lắng nghe và nhận xét.
- HS nghe GV đọc mẫu (Gợi ý: giọng thong thả, ngắt nghỉ đúng dấu câu, đúng logic ngữ nghĩa).
-HS nghe giáo viên hướng dẫn đọc và luyện đọc 1 số từ khó: Rừng ngập mặn, đước, sú vẹt, rái cá, ba khía, rạch, 
- HS đọc đoạn, bài đọc trong nhóm nhỏ và trước lớp.
-3 Hs đọc lại: Rừng ngập mặn Cà Mau/ có các loài cây như đước/ mắm/ sú vẹt/ dừa nước// 
-Hs luyện đọc 
-Các nhóm tham gia thi đọc.
-Đại diện các nhóm nhận xét.
Hoạt động 2: Luyện đọc hiểu
Mục tiêu: Giúp học sinh trả lời được các câu hỏi có trong nội dung bài.
Cách tiến hành:
Giáo viên đặt câu hỏi: 
- Ở Việt Nam, rừng ngập mặn nào lớn nhất ?
- Tìm từ ngữ chỉ tên gọi một số loài động vật, thực vật trong bài đọc
- Nêu các lợi ích của rừng ngập mặn Cà Mau ?
- Theo em, vì sao chúng ta cần bảo vệ rừng ?
-Nhận xét phần trả lời câu hỏi của học sinh.
-HS giải thích nghĩa của một số từ khó : Rừng ngập mặn (rừng ở những cửa song hoặc ven biển), ba khía (con cáy sống ở vùng nước mặn, to bằng nắm tay), chim di cư (loài chim di chuyển theo mùa giữa nơi sinh ra và nơi tránh rét), đất phù sa (đất, cát mịn và có nhiều chất màu được cuốn trôi theo dòng nước)
-HS đọc thầm lại bài đọc và thảo luận theo cặp/ nhóm nhỏ để trả lời câu hỏi trong SHS.
- rừng ngập mặn Cà Mau
- Đước, mắm, sú vẹt, dừa nước, cò, le le, chích bông nâu, sếu, bồ nông, cò thìa, khỉ đuôi dài, chồn, cáo, rái cá, trăn, rắn, cá sấu, ba khía
- Cung cấp thức ăn và môi trường sống cho các loài động vật, thực vật
- Vì đây là nơi sinh sống cho các loài thực, động vật giúp hệ sinh thái phong phú
-HS rút ra nội dung bài , rút ra bài học: Cung cấp thông tin về hệ sinh thái phong phú của rừng ngập mặn Cà Mau – nơi cực Nam của Tổ quốc
Hoạt động 3: Luyện đọc lại
Mục tiêu: Giúp học sinh diễn cảm bài đọc 
Cách tiến hành:
– GV hướng dẫn HS luyện đọc một đoạn trong nhóm, trước lớp.
– HS khá, giỏi đọc cả bài. 
-Học sinh luyện đọc trong nhóm, trước lớp.
-HS khá, giỏi đọc cả bài.
-Học sinh nêu bài học và liên hệ bản thân: cần biết bảo vệ rừng vì đây là nơi sinh sống của các loài động thực vật từ đó giúp phát triển hệ sinh thái phong phú hơn
TIẾT 6: NGHE – VIẾT CHÍNH TẢ: RỪNG NGẬP MẶN CÀ MAU 
VIẾT HOA TÊN ĐỊA LÍ; PHÂN BIỆT r/d/gi, im/iêm
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Nghe – viết chính tả
Mục tiêu: Giúp học sinh nghe – viết đúng 1 đoạn trong Rừng ngập mặn Cà Mau đoạn (từ Rừng ngập mặn Cà Mau có các loài cây đến cò thìa). 
Cách tiến hành:
- Giáo viên đọc mẫu đoạn văn.
-Nhận xét, tuyên dương học sinh viết bảng đẹp.	
-Giáo viên hướng dẫn học sinh mở sách, để vở, cách cầm bút, tư thế ngồi viết .
-Giáo viên đọc mẫu lần 2.
-Giáo viên đọc từng từ ngữ,học sinh viết 
-Giáo viên đọc mẫu lần 3.
-Hướng dẫn học sinh kiểm tra lỗi.
-Tổng kết lỗi – nhận xét, tuyên dương học sinh viết chữ rõ ràng, trình bày sạch đẹp, viết đúng chính tả. Động viên những em có chữ viết chưa đẹp, sai nhiều lỗi.
-Học sinh đọc thầm theo, gạch chân dưới từ khó cần luyện viết.
-Phân tích từ khó: rừng ngập mặn, rái cá, 
-Viết bảng con từ khó: 1 học sinh lên bảng viết.
-Học sinh thực hành viết vở theo lời đọc của giáo viên.
-Học sinh đổi vở rà soát lỗi.
Hoạt động 2: Bài tập chính tả
Mục tiêu: Giúp học sinh biết viết hoa tên địa lí; chọn đúng chữ r/d/gi, im/iêm để điền vào chỗ trống.
Cách tiến hành: 
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc yêu cầu bài.
-Thực hành bài tập 2b:Viết tên tỉnh (thành phố) nơi em ở
- Giáo viên nhận xét, 
GV yêu cầu Thực hành bài tập 2c: Tìm từ ngữ gọi tên từng sự vật 
Bài tập 2b/62:Viết tên tỉnh (thành phố) nơi em ở
- HS thực hiện vào VBT
- Nêu kết quả trước lớp
Bài 2b/134: Tìm từ ngữ gọi tên từng sự vật 
-Học sinh thực hành vở bài tập: 
+ dừa, rùa, hoa hướng dương, giày
+ Chim, hồng xiêm, đường diềm, nhím
IV. ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG:
RỪNG NGẬP MẶN (tiết 7 - 8, SHS, tr.63 - 64)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Sau bài học, học sinh:
1. Kiến thức: MRVT về quê hương (từ ngữ chỉ sự vật,tình cảm đối với quê hương); đặt và trả lời được câu hỏi Ở đâu?; Để làm gì?; biết thể hiện sự biết ơn; nói và đáp lời cảm ơn.
2.Kĩ năng: Tìm được từ ngữ chỉ sự vật; tình cảm đối với quê hương); biết đặt và trả lời được câu hỏi Ở đâu?; Để làm gì?; biết nói và đáp lời cảm ơn; bày tỏ lòng biết ơn.
3.Thái độ: Yêu thích môn học, biết dùng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt; Bày tỏ sự biết ơn; nói và đáp lời cảm ơn. 
4.Năng lực: Hình thành năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm, năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo qua các hoạt động đọc, viết.
5.Phẩm chất: Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động viết, rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1.Giáo viên: SHS, VTV, VBT, SGV, phiếu HT, bảng nhóm.
+ Ti vi/ máy chiếu/ bảng tương tác, tranh ảnh SHS phóng to (nếu được).
2.Học sinh: Sách, vở, vở bài tập, bảng con, 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TIẾT 7: MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRẺ EM
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Từ ngữ chỉ về quê hương (từ ngữ chỉ sự vật,tình cảm đối với quê hương);
Mục tiêu: Giúp học sinh biết tìm nghĩa của từ quê hương (từ ngữ chỉ sự vật,tình cảm đối với quê hương);.
Cách tiến hành:	
Giáo viên yêu cầu HS đọc đề bài. 
Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi (Làm cá nhân phiếu học tập) tìm dòng thích hợp về nghĩa của từ chỉ quê hương. 
Yêu cầu HS trình bày.
Nhận xét, chốt ý BT3a. Chuyển tiếp ý sang BT3b.
Bài tập 3b/63: Gọi HS đọc yêu cầu BT.
Cho HS tham gia trò chơi đi chợ lựa chọn các từ ngữ xếp vào 2 nhóm thích hợp. 
GV yêu cầu các nhóm treo bảng, từng nhóm trình bày bài làm.
GV có thể yêu cầu HS giải thích nghĩa một số từ khó(nếu cần). GV có thể giải thích thêm. 
GV chốt ý, rút ra bài học.
Bài tập 3a/63: HS đọc yêu cầu đề bài.
Thảo luận nhóm đôi, làm cá nhân phiếu học tập.
Trình bày. Nhận xét bạn. Lắng nghe.
 Bài tập 3b/63: HS đọc yêu cầu đề bài
Các nhóm tham gia trò chơi, đính các từ ngữ tìm được vào bảng nhóm. 
HS thực hiện.
Hoạt động 2: Đặt và trả lời được câu hỏi Ở đâu?; Để làm gì?
Mục tiêu: Giúp học sinh biết đặt hỏi và và trả lời được câu hỏi Ở đâu?; Để làm gì?.
Cách tiến hành:	
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc yêu cầu bài, thảo luận nhóm đôi đặt câu theo yêu cầu BT trong nhóm đôi.
GV gọi HS trình bày.
GV lưu ý khi đặt câu với từ ngữ cho sẵn, khi viết HS ghi nhớ đầu câu phải viết hoa, cuối câu phải có dấu chấm. 
Chốt ý, chuyển tiếp ý sang BT4b.
GV yêu cầu HS đọc yêu cầu BT4b.
-GV có thể gợi ý mẫu câu thứ nhất.( nếu HS chưa nắm được cách làm)
HS trình bày trước lớp nghe bạn và GV nhận xét câu.
Bài tập 4a/63: Đặt 2 – 3 câu có từ ngữ ở BT3b.
HS trình bày.
VD: Đầm sen nở hoa rất đẹp.
 Em tự hào về quê hương mình.
 Ruộng lúa quê em tươi tốt.
HS lăng nghe và ghi nhớ.
Bài tập 4b/63: Đặt 2 – 3 câu có từ ngữ ở BT3b.
HS đọc và trả lời câu hỏi theo yêu cầu BT để thay bằng từ ngữ ở đâu? Để làm gì?
HS so sánh câu mới với câu bạn đầu.
Lắng nghe bạn và GV nhận xét câu, chốt ý.
TIẾT 8: NÓI VÀ ĐÁP LỜI CẢM ƠN, LỜI BÀY TỎ SỰ BIẾT ƠN.
Hoạt động 1: Giúp học sinh biết nói và đáp lời cảm ơn, bày tỏ sự biết ơn. 
Mục tiêu: Giúp học sinh biết nói và đáp lời biết nói và đáp lời cảm ơn; bày tỏ lòng biết ơn.
Cách tiến hành: 
Yêu cầu HS đọc bài tập 5a.
Giáo viên cho học sinh quan sát tranh. Gọi HS đọc lời thoại của các nhân vật trong tranh .
 GV đặt câu hỏi gởi ý để học sinh trả lời.
+ Lời nói của bạn nhỏ thể hiện cảm xúc gì ? vì sao ?
+ Khi nào em cần nói lời cám ơn khi nào ?
+Khi nhận được lời cảm ơn, em nên đáp và bày tỏ thái độ như thế nào?
+Khi nói lời thể hiện cảm xúc ngạc nhiên, thích thú, cần chú ý điều gì ? (giọng, nét mặt, ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ, )
-Giáo viên nhận xét –GD: 
Bài tập 5 a/16: Nói và nghe
HS đọc đề bài
 Nhắc lại lời của bạn nhỏ trong bức tranh dưới đây. Cho biết lời nói ấy thể hiện tình cảm gì của bạn nhỏ ?
Lắng nghe câu hỏi gợi ý và thảo luận trả lời.
-Lời nói của bạn nhỏ thể hiện cảm xúc vui mừng, lòng biết ơn khi được bạn tặng quà.
- Khi được bạn tặng quà, 
-Khi nhận được lời cảm ơn, em cảm thấy vui, thích thú và hài lòng em sẽ nói lời thể hiện cảm xúc vui vẻ, thích thú.
-Khi nói lời thể hiện cảm xúc vui vẻ, thích thú cần thể hiện qua giọng nói, nét mặt, ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ, 
- ..
Hoạt động 2: Giúp học sinh biết tham gia thảo luận, phân vai nói và đáp lời bày tỏ biết ơn. 
Mục tiêu: Giúp học sinh biết nói và đáp lời cảm, bày tỏ sự biết ơn. 
Cách tiến hành: 
-Giáo viên cho học sinh thảo luận, phân vai, sắm vai trước lớp.
-Giáo viên nhận xét –GD: Khi nói và đáp lời bày tỏ sự ngạc nhiên, khen ngợi, các em cần thể hiện thái độ lịch sự. 
5b. Cùng bạn đóng vai dựa theo môi tình huống để nói và đáp lời cảm ơn cho phù hợp: 
-Nói và đáp lời bày tỏ lòng biết ơn đối với bà khi được bà kể chuyện cho em nghe.
-Nói và đáp lời cám ơn bạn khi được bạn cho mượn một tập thơ viết về quê hương.
-Học sinh thảo luận nhóm đôi, phân vai.
-Học sinh nói và đáp theo từng tình huống trước lớp.
-Nghe bạn và giáo viên nhận xét.
IV. ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG:
RỪNG NGẬP MẶN CÀ MAU (tiết 9 - 10, SHS, tr.64 - 65)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Sau bài học, học sinh:
1. Kiến thức: Thuật lại việc được tham gia. Biết chia sẻ một bài thơ đã đọc về quê hương; Kể tên các loài cây, nói về một loài cây mà em biết.
2.Kĩ năng: Biết thuật lại việc được tham gia với bạn bè, thầy cô và người thân. Biết chia sẻ một bài thơ đã đọc về quê hương với bạn bè, thầy cô; Kể được tên các loài cây, nói về một loài cây mà em biết.
3.Thái độ: Yêu thích môn học, biết lắng nghe và trao đổi tích cực.
4.Năng lực: Hình thành năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm, năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo qua các hoạt động đọc, viết.
5.Phẩm chất: Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng vào đời sống hằng ngày.
TIẾT 9: LUYỆN TẬP THUẬT VIỆC ĐƯỢC THAM GIA (tt)
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Sắp xếp thứ tự tranh
Mục tiêu: HS biết sắp xếp thứ tự tranh phù hợp với các bước trồng cây và nói nội dung mỗi bức tranh.
Cách tiến hành: 
- Tổ chức HS quan sát 4 tranh.
- HS thảo luận nhóm đôi và sắp xếp đúng thứ tự các tranh
- HS xác định yêu cầu của BT 6b
-GV nhận xét – GD: Các em rất mạnh dạn, tự tin thuật lại việc được tham gia và nói đúng nội dung 4 bức tranh.
-Học sinh đọc yêu cầu của bài tập 6a, quan sát tranh.
- HS thảo luận nhóm đôi và đưa ra thứ tự tranh ( 2 – 4 – 3 – 1)
- HS nói về nội dung mỗi bức tranh bằng một câu.
Hoạt động 2: Viết 4 – 5 câu thuật lại việc trồng cây.
Mục tiêu: Học sinh biết viết thuật lại được việc trồng cây.
Cách tiến hành: 
- Yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT, viết vào vở.
- HD HS trao đổi bài viết với bạn.
- GV nhận xét, tuyên dương
- HS xác định yêu cầu của BT. 
- Viết 4 – 5 câu thuật lại việc trồng cây.
- HS chia sẻ trước lớp.
3.Vận dụng: Đọc mở rộng
TIẾT 10: ĐỌC MỘT BÀI THƠ VỀ QUÊ HƯƠNG 
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Chia sẻ về bài thơ đã đọc, biết viết vào phiếu đọc sách những điều em đã chia sẻ. 
Mục tiêu: Học sinh biết chia sẻ một bài thơ về quê hương đã đọc, biết viết vào phiếu đọc sách những điều em đã chia sẻ. 
Cách tiến hành: 
Yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT 1a.
- HD HS chia sẻ với bạn trong nhóm nhỏ về tên bài thơ, tập thơ, tác giả, điều em thích về từ ngữ, hình ảnh, cảm xúc của em khi đọc bài thơ ..
- Một vài HS chia sẻ trước lớp.
- HD hs viết vào phiếu đọc sách tên bài thơ, tập thơ, tác giả, điều em thích về từ ngữ, hình ảnh, cảm xúc khi đọc bài thơ ..
- Một vài HS chia sẻ Phiếu đọc sách trước lớp.
- GV nhận xét, tuyên dương 
- HS xác định yêu cầu của BT 1a. 
- HS chia sẻ về tên bài thơ, tập thơ, tác giả, điều em thích về từ ngữ, hình ảnh, cảm xúc về bài thơ ..
- HS viết vào Phiếu đọc sách tên bài thơ, tập thơ, tác giả, điều em thích về từ ngữ, hình ảnh, cảm xúc khi đọc bài thơ ..
- HS chia sẻ
Hoạt động 2: Chơi trò chơi Nhà nông nhí:
Mục tiêu: HS biết kể tên các loài cây và nói về một loài cây mà mình biết.
Cách tiến hành: 
- Yêu cầu HS xác định yêu cầu của BT2
- Tổ chức trò chơi Nhà nông nhí
+ Cách chơi: HS chia 6 nhóm, khi có hiệu lệnh các nhóm lần lượt bấm chuông và đưa ra tên loài cây, hết thời gian nhóm nào kể được nhiều tên loài cây thì nhóm đó chiến thắng.
- HS nói trong nhóm về một loài cây mà mình biết ( tên, đặc điểm, lợi ích )
-GV tổng kết – nhận xét trò chơi, tiết học.
- HS tham gia trò chơi
- Nói về một loài cây.
IV. ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG:
 .. ..
MÔN: TOÁN
BÀI : CÁC SỐ TỪ 101 ĐẾN 110 (TIẾT 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức kĩ năng: 
- Đếm, lập số, đọc, viết, cấu tạo thập phân của các số từ 101 đến 110. Thứ tự các số từ 101 đến 110, nhận biết vị trí các số trên tia số. Làm quen khoảng thời gian.
2. Năng lực: 
2.1. Năng lực đặc thù: 
- Giao tiếp toán học: Trao đổi với bạn khi thực hiện nhiệm vụ học tập. 
- Tư duy và lập luận toán học: Đếm, lập số, đọc, viết, cấu tạo thập phân của các số từ 101 đến 110. Thứ tự các số từ 101 đến 110, nhận biết vị trí các số trên tia số 
2.2. Năng lực chung: 
- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động.
- Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề.
3. Phẩm chất: 
- Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong việc học tập và làm bài.
- Chăm chỉ: Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia các hoạt động học tập.
- Trách nhiệm: Có trách nhiệm tham gia tốt các hoạt động học tập, hoàn thành nhiệm vụ được giao, làm bài tập đầy đủ.
4. Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC: 
- GV: 3 thẻ trăm, 10 khối lập phương, hình vẽ bài luyện tập 2 và mô hình đồng hồ 2 kim cho bài luyện tập 5.
- HS: 1 thẻ trăm và 10 khối lập phương, bảng con, SGK, VBT. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
TG
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
4’
25’
5’ 
1’
1. Hoạt động 1: Khởi động 
* Mục tiêu: Tạo không khí lớp học vui tươi, sinh động kết hợp kiểm tra kiến thức cũ.
* Hình thức: Cả lớp 
- Giáo viên yêu cầu học sinh tìm số lớn nhất trong các số: 
a) 108, 105, 110 
b) 106, 103, 102
c) 101, 109, 104
- GV nhận xét chung. 
2. Hoạt động 2: Luyện tập 
* Mục tiêu: HS nắm được thứ tự các số từ 101 đến 110, nhận biết vị trí các số trên tia số. Làm quen khoảng thời gian.
* Hình thức: Cá nhân, nhóm. 
+ Bài 1: Mỗi con vật che số nào ? 
- GV cho HS đọc yêu cầu.
HS thảo luận (nhóm 4) nhận biết:
a) Các dãy số đếm thêm 1.
b) Các dãy số đếm bớt 1.
- HS làm cá nhân rồi chia sẻ trong nhóm bốn.
- Tiến hành sửa bài: GV gọi HS đọc bài làm theo nhóm (mỗi nhóm đọc 1 dãy số), GV khuyến khích HS nói cách làm. (Có thể cho HS đọc xuôi - ngược các dãy số vừa hoàn thành.)
+ Bài 2: Tìm thức ăn của mỗi chú chim.
- GV cho HS đọc yêu cầu. 
- HS quan sát tranh bài tập 2, tìm hiểu, nhận biết thứ tự các số trên tia số, chọn vị trí phù hợp cho từng số, từ đó xác định được thức ăn của mỗi loại chim.
- Sau khi sửa bài, GV giới thiệu thêm về thức ăn chính của mỗi loại chim:
. Chim sâu: sâu, bọ, ...
. Cò: cua, cá, ếch, nhái,...
. Chim sáo: cào cào, châu chấu, ...
. Chào mào: trái cây,...
. Chim sẻ: lúa, hạt (hạt cỏ, hạt kê, ...), côn trùng,...
+ Bài 3: Tính để tìm cà rốt cho mỗi chú thỏ 
- GV cho HS đọc yêu cầu. 
- HS quan sát tranh bài tập 3 tìm hiểu, nhận biết: Trên mỗi củ cà rốt có một phép cộng có tổng là số cà rốt của con thỏ. 
- HS làm bài vào VBT, chia sẻ với bạn. 
- HS tìm tổng theo ý nghĩa cấu tạo thập phân của số.
- Tiến hành sửa bài, GV giúp HS giải thích (Ví dụ: 110 gồm 100 và 10 nên chọn 100 + 10; 100+1 tức là số gồm 100 và 1 đơn vị, đó là số 101).
+ Bài 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_2_tuan_25_nam_hoc_2022_2023_truong_th_t.doc