Kế hoạch bài học Toán Lớp 2 - Chủ đề 4: Phép cộng, phép trừ (có nhớ) trong phạm vi 100 - Năm học 2022-2023

Kế hoạch bài học Toán Lớp 2 - Chủ đề 4: Phép cộng, phép trừ (có nhớ) trong phạm vi 100 - Năm học 2022-2023

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

*Kiến thức, kĩ năng:

- HS thực hiện được phép cộng (có nhớ) số có hai chữ số với số có hai chữ số:

+ Đặt tính theo cột dọc

+ Tính từ phải sang trái, lưu ý sau khi cộng hai số đơn vị thì nhớ 1 chục vào số chục của số hạng thứ nhất rồi mới thực hiện phép cộng với số chục của số hạng thứ hai.

*Phát triển năng lực và phẩm chất

- Phát triển năng lực giao tiếp toán học

- Năng lực hợp tác ,năng lực giải quyết vấn đề ,phân tích tình huống .

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.

- HS: SGK. Bộ đồ dùng Toán.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

docx 5 trang Huy Toàn 23/06/2023 8533
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài học Toán Lớp 2 - Chủ đề 4: Phép cộng, phép trừ (có nhớ) trong phạm vi 100 - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên : Nguyễn Kim Dung
Trường : Tiểu học Vĩnh Phong – Tiền Phong
KẾ HOẠCH BÀI HỌC MÔN TOÁN LỚP 2
TIẾT 50: PHÉP CỘNG (CÓ NHỚ) SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ
VỚI SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
*Kiến thức, kĩ năng:
- HS thực hiện được phép cộng (có nhớ) số có hai chữ số với số có hai chữ số:
+ Đặt tính theo cột dọc
+ Tính từ phải sang trái, lưu ý sau khi cộng hai số đơn vị thì nhớ 1 chục vào số chục của số hạng thứ nhất rồi mới thực hiện phép cộng với số chục của số hạng thứ hai.
*Phát triển năng lực và phẩm chất
- Phát triển năng lực giao tiếp toán học
- Năng lực hợp tác ,năng lực giải quyết vấn đề ,phân tích tình huống .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.
- HS: SGK. Bộ đồ dùng Toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. HĐ Mở đầu (3-5’)
 Khởi động: Trò chơi “Bắt sâu giúp bác nông dân”
- Phần khởi động giúp các em củng cố kiến thức gì?
- Muốn thực hiện phép cộng(có nhớ) số có hai chữ số với số có một chữ số em làm như thế nào?
- Để biết cách thực hiện phép cộng (có nhớ) số có hai chữ số với số có hai chữ số có gì giống với cách thực hiện phép cộng (có nhớ) số có hai chữ số với số có một chữ số. Cô cùng các em chuyển sang tiết học ngày hôm nay.
- GV mời HS nhắc lại tên bài-GV ghi 
2. HĐ Hình thành kiến thức mới.
2.1. Khám phá: (13-15’)
- GV cho HS xem video – giao nhiệm vụ.
- Gv hỏi: Qua đoạn video cho cô biết:
+ Bạn Mai có bao nhiêu cục pin?
+ Bạn Rô – bốt có bao nhiêu cục pin?
+ Muốn biết cả hai bạn có bao nhiêu cục pin em làm như thế nào? Hãy suy nghĩ và viết cho cô phép tính vào bảng con.
- GV yêu cầu HS nhận xét và nhắc lại phép tính
- GV ghi phép tính lên bảng
- Em có nhận xét về phép tính: 
 36+17 = ?
* GV yêu cầu thảo luận nhóm đôi (trong 3’) vận dụng kiến thức đã học tìm kết quả của phép tính .
- GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày cách làm
- GV kiểm chứng trên màn hình 
- Có em nào có cách làm khác không? 
- Yêu cầu nhận xét - nhắc lại cách thực hiện - GV ghi bảng phép tính. 
 36 
 + 17
 53
- Em đã nhớ như thế nào?
- Qua VD trên, nêu cách thực hiện phép tính 36 + 17?
- So sánh kết quả của 2 cách làm.
- Để tìm được kết quả của phép tính
 36 + 17 chúng ta có 2 cách làm , các em thấy cách làm nào thuận tiện hơn?
	GV chốt: Cô cũng thấy cách đặt tính rồi tính là cách làm thuận tiện hơn. Từ nay khi cộng số có hai chữ số với số có hai chữ số ta nên làm theo cách đặt tính rồi tính . 
+ Vận dụng cách thuận tiện đó thực hiện ví dụ 2: 43 + 28 
- Nhận xét và nêu cách làm
	Qua 2 ví dụ trên em nào cho cô biết: Muốn cộng(có nhớ) số có hai chữ số với số có hai chữ số em làm như thế nào?
- Bạn nào có thể nêu cách nhớ ?
- Em có cách nhớ nào khác không?
* GV nhận xét chốt: Cách đặt tính, cách tính, cách nhớ.
Lưu ý cách nhớ:
* Sau khi cộng hai chữ số đơn vị thì nhớ 1 chục vào số chục của số hạng thứ nhất rồi mới cộng tiếp số chục của số hạng thứ hai.
* Có thể nhớ 1 vào kết quả của lần cộng 2 số chục tiếp theo.
- Vậy em nào cho cô biết,cách thực hiện phép cộng(có nhớ) của bài hôm nay có gì giống với cách thực hiện phép cộng (có nhớ) số có hai chữ số với số có một chữ số?
2.2: Hoạt động(15-17’)
- Để vận dụng kiến thức vừa học chúng ta cùng chuyển sang phần 2: Hoạt động. Các em mở SGK trang 76.
Bài 1:
- Đọc thầm và nêu yêu cầu bài 
- GV soi, chữa
- Để tính kết quả các phép tính trong bài tập 1 em đã làm như thế nào?
Bài 2:
- Đọc thầm rồi nêu yêu cầu
- GV quan sát, hỗ trợ HS khó khăn.
*GV chốt:
- Nêu cách thực hiện phép cộng (có nhớ)số có hai chữ số với số có hai chữ số? 
Bài 3:
- Đọc thầm rồi nêu yêu cầu bài
- Phần a que tính sai nằm ở đâu?
- Còn phần b thì sao?
- GV đổi màu 2 số 97 và 16 trên màn hình.
- Nêu cách làm phần a?
- GV minh họa lại cách làm.
- GV yêu cầu HS đọc lại phép tính đúng.
- Nêu cách làm phần b
- GV minh họa lại cách làm.
- GV yêu cầu HS đọc lại phép tính đúng.
- Nêu cách làm bài tập số 3?
- Em đã vận dụng kiến thức nào để làm bài tập này?
3. HĐ Vận dụng, trải nghiệm: (1-2’)
- GV cho HS tham gia trò chơi “ Tìm nhà cho thỏ”
- GV yêu cầu nhận xét
- GV kiểm tra lại 
- Tại sao con thỏ số 1 lại về với ngôi nhà C
- Ngôi nhà B sao lại không có con thỏ nào về.
- Em đã vận dụng kiến thức nào để tìm được nhà cho thỏ?
- Nêu cách thức hiện phép cộng có nhớ số có hai chữ số với số có hai chữ số
- Sau tiết học ngày hôm nay em cảm thấy như thế nào ?
- Nhận xét tiết học.
- Đại diện nhóm tổ chức trò chơi.
- Phép cộng (có nhớ) số có hai chữ số với số có một chữ số 
- HS nêu
- HS nhắc tên bài
-HS theo dõi video và xem bạn Mai và bạn Rô – bốt có bao nhiêu cục pin ?
+ Bạn Mai có 36 cục pin.
+ Bạn Rô – bốt có 17 cục pin.
- HS nêu phép tính : 36 + 17 =
- Phép cộng(có nhớ) số có hai chữ số với số có hai chữ số
- HS thảo luận nhóm
Dự kiến:*Nhóm 1(thao tác trên que tính)
- HS chia sẻ thao tác trên que tính để tìm kết quả. Nhận xét
- HS quan sát
*Nhóm 2 (thực hiện theo cách đặt tính)
- HS mang bảng chia sẻ bài làm.
- Em đặt tính: Em viết 36 dòng thứ nhất, 17 ở dòng thứ 2, sao cho số đơn vị thẳng với số đơn vị, số chục thẳng với số chục, dấu cộng ở giữa 2 số, dấu gạch ngang thay cho dấu bằng.
- Em thực hiện tính như sau: 6 + 7 = 13 viết 3 nhớ 1, 3 thêm 1 bằng 4, 4 cộng 1 bằng 5. Vậy 36 cộng 17 bằng 53
- Bạn nhớ 1 chục vào số chục của số hạng thứ nhất rồi cộng tiếp với số chục của số hạng thứ 2
- HS nêu: + B1: Đặt tính
* Em viết 36 dòng thứ nhất, 17 ở dòng thứ 2, sao cho số đơn vị thẳng với số đơn vị, số chục thẳng với số chục, dấu cộng ở giữa 2 số, dấu gạch ngang thay cho dấu bằng.
+ B2: Tính
* Em thực hiện từ phải sang trái.
- Cả 2 cách làm đều có kết quả bằng nhau và bằng 53
- Cách đặt tính rồi tính
- HS làm bảng con
- HS nhận xét, nêu
- HS nêu: B1: Đặt tính sao cho chữ số đơn vị thẳng với chữ số đơn vị, chữ số chục thẳng với chữ số chục.
 B2: Tính : Thực hiện từ phải sang trái
- Em nhớ 1 chục vào số chục của số hạng thứ nhất rồi cộng tiếp với số chục của số hạng thứ 2
- Em nhớ 1 vào kết quả của lần cộng 2 số chục tiếp theo.
- Đều làm qua 2 bước: Đặt tính rồi tính, bước đặt tính như nhau và cũng đều tính từ phải sang trái.
- 1-2 HS đọc
- HS làm bài vào SGK
- Thực hiện tính từ phải sang trái.
- HS làm bảng con.
- HS nêu cách làm- lớp NX
- HS nêu
- 1-2 HS đọc
- Phần a, que tính sai ở kết quả
-Phần b, que tính sai ở số hạng thứ 2
-HS thảo luận nhóm 2 làm bài (trong 3’) thực hiện yêu cầu của bài.
- HS chia sẻ trước lớp - Nhận xét
36 + 45 = 81
- Đại diện nhóm lên chia sẻ– nhận xét
74 + 10 = 84
Bước 1: Lập lại phép tính đúng
Bước 2: Đặt lại que tính để được phép tính đúng.
- Phép cộng có nhớ số có hai chữ số với số có hai chữ số
- HS thực hiện bảng con.
- HS nhận xét
- HS nêu
- Vì kết quả của ngôi nhà B không tương ứng với phép tính nào.
- Phép cộng có nhớ số có hai chữ số với số có hai chữ số
- HS nêu
Điều chính sau tiết dạy

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_hoc_toan_lop_2_chu_de_4_phep_cong_phep_tru_co_n.docx