Khảo sát chất lượng học sinh tháng 9 - Môn: Tiếng Việt

Khảo sát chất lượng học sinh tháng 9 - Môn: Tiếng Việt

Phần 1: Đọc hiểu

Đọc câu chuyện sau và khoanh vào đáp án em cho là đúng

Có công mài sắt, có ngày nên kim

1. Ngày xưa, có một cậu bé làm việc gì cũng mau chán. Mỗi khi cầm quyển sách, cậu chỉ

đọc vài dòng đã ngáp ngắn ngáp dài, rồi bỏ dở. Những lúc tập viết, cậu cũng chỉ nắn nót

được mấy chữ đầu, rồi lại viết nguệch ngoạc, trông rất xấu.

2. Một hôm trong lúc đi chơi, cậu nhìn thấy một bà cụ tay cầm thỏi sắt mải miết mài vào

tảng đá ven đường. Thấy lạ, cậu bèn hỏi :

- Bà ơi, bà làm gì thế ?

Bà cụ trả lời :

- Bà mài thỏi sắt này thành một chiếc kim để khâu vá quần áo.

Cậu bé ngạc nhiên :

- Thỏi sắt to như thế, làm sao bà mài thành kim được ?

3. Bà cụ ôn tồn giảng giải:

- Mỗi ngày mài thỏi sắt nhỏ đi một tí, sẽ có ngày nó thành kim. Cũng như cháu đi học, mỗi

ngày cháu học một ít, sẽ có ngày cháu thành tài.

4. Cậu bé hiểu ra, quay về nhà học bài.

TRUYỆN NGỤ NGÔN

pdf 5 trang thuychi 10833
Bạn đang xem tài liệu "Khảo sát chất lượng học sinh tháng 9 - Môn: Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT 
TRƯỜNG .. 
KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH THÁNG 9 
MÔN: TIẾNG VIỆT (Thời gian 40 phút) 
Năm học: 2020 - 2021 
Họ và tên: Lớp ... Số báo danh Số phách 
 ------------------------------------------------------------------------------------------------------------ 
Điểm thi Họ, tên chữ kí người chấm thi Số phách 
Bằng số Bằng chữ 
- Giám khảo 1: ... 
- Giám khảo 2: ... 
Phần 1: Đọc hiểu 
Đọc câu chuyện sau và khoanh vào đáp án em cho là đúng 
Có công mài sắt, có ngày nên kim 
1. Ngày xưa, có một cậu bé làm việc gì cũng mau chán. Mỗi khi cầm quyển sách, cậu chỉ 
đọc vài dòng đã ngáp ngắn ngáp dài, rồi bỏ dở. Những lúc tập viết, cậu cũng chỉ nắn nót 
được mấy chữ đầu, rồi lại viết nguệch ngoạc, trông rất xấu. 
2. Một hôm trong lúc đi chơi, cậu nhìn thấy một bà cụ tay cầm thỏi sắt mải miết mài vào 
tảng đá ven đường. Thấy lạ, cậu bèn hỏi : 
- Bà ơi, bà làm gì thế ? 
Bà cụ trả lời : 
- Bà mài thỏi sắt này thành một chiếc kim để khâu vá quần áo. 
Cậu bé ngạc nhiên : 
- Thỏi sắt to như thế, làm sao bà mài thành kim được ? 
3. Bà cụ ôn tồn giảng giải: 
- Mỗi ngày mài thỏi sắt nhỏ đi một tí, sẽ có ngày nó thành kim. Cũng như cháu đi học, mỗi 
ngày cháu học một ít, sẽ có ngày cháu thành tài. 
4. Cậu bé hiểu ra, quay về nhà học bài. 
TRUYỆN NGỤ NGÔN 
1. Cậu bé học hành như thế nào? 
a. Cậu lười học. 
b. Cậu chăm chỉ học bài. 
c. Cậu cầm quyển sách, chỉ đọc vài dòng đã ngáp ngắn ngáp dài, rồi bỏ dở. 
2. Những lúc tập viết cậu viết như thế nào? 
a. Cậu viết đẹp. 
b. Cậu viết nghệch ngoặc 
c. Cậu chỉ nắn nót được mấy chữ đầu, rồi lại viết nghệch ngoặc, trông rất xấu. 
3. Cậu bé thấy bà cụ đang làm gì? 
a. Tay cầm que sắt mài vào tảng đá. 
b. Tay cầm thỏi sắt mải miết mài vào tảng đá. 
c. Tay cầm thanh sắt mài vào tảng đá. 
KHÔNG VIẾT VÀO PHẦN GẠCH CHÉO NÀY 
 ------------------------------------------------------------------------------------------------------------ 
KHÔNG VIẾT VÀO PHẦN GẠCH CHÉO NÀY 
4. Bà cụ mài thỏi sắt để làm gì? 
a. Thành một chiếc kim khâu. 
b. Thành một cái gậy. 
c. Thành một que kim. 
5. Dòng nào dưới đây đã thành câu? 
A. Bạn nhỏ 
B. Hiểu ra rằng cần chăm chỉ học hành 
C. Bạn nhỏ hiểu ra rằng 
D. Bạn nhỏ hiểu ra rằng cần chăm chỉ học hành. 
6. Từ nào dưới đây viết sai chính tả? 
A. no nê 
B. lo lắng 
C. nương thực 
D. nương ngô 
7. Đặt một câu nói về cậu bé trong câu chuyện “Có công mài sắt, có ngày nên kim” 
 ................................................................................................................................................. 
Phần II: Bài tập 
Câu 1: a) Điền sương hoặc xương 
 thịt, giọt .., bộ ., .. sớm. 
b) Điền trung hoặc chung 
 .. thu, . kết, thành, . thuỷ 
Câu 2: a) Tìm 2 từ có tiếng “ngoan” 
 ................................................................................................................................................. 
b) Đặt câu với từ một trong hai từ vừa tìm được 
 ................................................................................................................................................. 
Câu 3: Sắp xếp lại các từ trong mỗi câu sau để tạo thành một câu mới 
a) Em rất yêu mẹ. 
 ................................................................................................................................................. 
b) Mai là bạn thân nhất của em. 
 ................................................................................................................................................. 
Câu 4: a) Hãy viết một câu nói về một người bạn cùng lớp mà em yêu quý nhất 
 ................................................................................................................................................. 
ĐÁP ÁN ĐỀ TIẾNG VIỆT 
Phần I: Đọc hiểu: 4.5 điểm 
Câu 1 
0.5 điểm 
Câu 2 
0.5 điểm 
Câu 3 
0.5 điểm 
Câu 4 
0.5 điểm 
Câu 5 
1 điểm 
Câu 6 
0.5 điểm 
A C B A D C 
Câu 7: (1 điểm) Đặt được câu đúng ngữ pháp. Đầu câu viết hoa, cuối câu có dấu chấm. 
(Ví dụ: Cậu bé rất lười học.) 
Phần II: Bài tập (5.5 điểm) 
Câu 1: 2 điểm 
a) Xương thịt, giọt sương, bộ xương, sương sớm. 1 điểm 
b) trung thu, chung kết, trung thành, chung thuỷ 1 điểm 
Câu 2: 1.5 điểm 
Mỗi từ đúng 0.25 điểm 
Đặt câu đúng: 1 điểm 
Câu 3: 1 điểm 
Mỗi câu đúng 0.5 điểm 
Câu 4: 1 điểm 
Mỗi câu đúng 1 điểm: viết đúng chính tả, đầu câu viết hoa, cuối câu có dấu chấm
KHÔNG VIẾT VÀO PHẦN GẠCH CHÉO NÀY 
 ------------------------------------------------------------------------------------------------------------ 
KHÔNG VIẾT VÀO PHẦN GẠCH CHÉO NÀY 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhao_sat_chat_luong_hoc_sinh_thang_9_mon_tieng_viet.pdf