Toán 2 - Nội dung ôn tập về phép nhân

Toán 2 - Nội dung ôn tập về phép nhân

NỘI DUNG ÔN TẬP VỀ PHÉP NHÂN LỚP 2

I/ MỤC TIÊU :

- Giúp học sinh củng cố về phép nhân

- Nắm chắc bản chất của phép nhân

- Nắm được các dạng toán liên quan đến phép nhân

- Mối liên hệ giữa phép nhân và phép cộng

- Áp dụng giải các bài toán liên quan đến phép nhân thành thạo.

II/ HỆ THỐNG KIẾN THỨC :

A/ Kiến thức cần nhớ

1/ Mối quan hệ giữa phép nhân với phép cộng:

Từ phép cộng các số hạng bằng nhau ta viết thành phép nhân

 VD 1: 2 + 2 + 2 + 2 ( 2 được lấy 4 lần, tức là có 4 số hạng là 2 )

 Vậy ta viết : 2 + 2+ 2+ 2 = 2 x 4

 2+ 2 +2 +2 = 8 vậy 2 x 4 = 8

VD2: 4 + 4 ( 4 được lấy 2 lần, tức là có 2 số hạng là 4 )

Vậy ta viết : 4 + 4 = 4 x 2

 4 + 4 = 8 vậy 4 x 2 = 8

Ta thấy 2 x 4 = 8 và 4 x 2 = 8 vậy 2 x 4 = 4 x 2 ( kết quả bằng nhau nhưng bản chất khác nhau )

 

docx 3 trang thuychi 3010
Bạn đang xem tài liệu "Toán 2 - Nội dung ôn tập về phép nhân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NỘI DUNG ÔN TẬP VỀ PHÉP NHÂN LỚP 2
I/ MỤC TIÊU : 
Giúp học sinh củng cố về phép nhân 
Nắm chắc bản chất của phép nhân 
Nắm được các dạng toán liên quan đến phép nhân 
Mối liên hệ giữa phép nhân và phép cộng 
Áp dụng giải các bài toán liên quan đến phép nhân thành thạo.
II/ HỆ THỐNG KIẾN THỨC :
A/ Kiến thức cần nhớ
1/ Mối quan hệ giữa phép nhân với phép cộng: 
Từ phép cộng các số hạng bằng nhau ta viết thành phép nhân 
 VD 1: 2 + 2 + 2 + 2 ( 2 được lấy 4 lần, tức là có 4 số hạng là 2 ) 
 Vậy ta viết : 2 + 2+ 2+ 2 = 2 x 4 
 2+ 2 +2 +2 = 8 vậy 2 x 4 = 8 
VD2: 4 + 4 ( 4 được lấy 2 lần, tức là có 2 số hạng là 4 ) 
Vậy ta viết : 4 + 4 = 4 x 2 
 4 + 4 = 8 vậy 4 x 2 = 8 
Ta thấy 2 x 4 = 8 và 4 x 2 = 8 vậy 2 x 4 = 4 x 2 ( kết quả bằng nhau nhưng bản chất khác nhau ) 
2/ Học thuộc các bảng nhân để áp dụng giải toán có liên quan .
B/ Các dạng toán thường gặp trong phép nhân ở lớp 2
Dạng 1: Chuyển tổng các số hạng bằng nhau thành phép nhân:
 - Xác định giá trị của từng số hạng.
 - Xác định số lượng số hạng bằng nhau trong tổng cho trước.
 - Lấy hai số vừa tìm được nhân với nhau.
 Ví dụ: 5 + 5 + 5 = 5 x 3 ( 5 là số hạng, 3 là số các số hạng ) 5 được lấy 3lần.
Dạng 2: Tính giá trị của phép nhân
 - Em nhẩm theo phép cộng các số giống nhau để tìm được giá trị của phép nhân cần tìm.
 Ví dụ:
 3 x 4 = 3 + 3 + 3 + 3 = 12 
 Vậy 3 x 4 = 12 
Tính nhẩm : Khi đã thuộc bảng nhân 
Ví dụ : Tính nhẩm : 3 x 6 = .... 4 x 7 = ...
 2 x 8 = .... 5 x 10 = ...
Dạng 3 : Thực hiện dãy tính : 
 3 x 9 – 16 = 27 – 16 2 x 5 + 18 = 10 + 18 
 = 11 = 28
Dạng 4: Giải bài toán có lời văn (liên quan đến phép nhân)
- Đọc và phân tích đề: Bài toán cho biết gì và yêu cầu tìm gì ?
- Tìm cách giải của bài toán: Muốn tìm giá trị của một số nhóm, ta thường lấy giá trị của một số hạng nhân với số nhóm.
- Trình bày bài toán.
- Kiểm tra lại lời giải và kết quả em vừa tìm được.
Ví dụ:
 Mỗi con gà có 2 chân. Hỏi 5 con gà có mấy cái chân?
 - Bài toán cho biết gì ? ( Mỗi con gà có 2 cái chân ) 
 - Bài toán hỏi gì ? ( 5 con gà có mấy cái chân ? )
 - Dựa vào bài toán em tóm tắt và giải toán : 
 Tóm tắt : Mỗi con gà : 2 cái chân 
 5 con gà : ... cái chân ?
 Bài giải : 
 5 con gà có số cái chân là : 
 2 x 5 = 10 ( cái chân ) 
 Đáp số : 10 cái chân 
Lưu ý : Thông thường ở dạng bài toán này có hai dữ kiện, chú ý người ta hỏi cái gì thì lấy cái đó nhân với số còn lại ( hỏi số chân của tất cả các con thì lấy số chân của 1 con nhân với số con ) 
Dạng 5 : ( mở rộng ) Sự kết hợp của phép cộng với phép nhân: 
 VD : Chuyển phép tính sau thành tích của hai số : 
 3 + 3 x 4 = 3 x 5 ( ở số 3 đầu tiên ta xác định đó là 1số hạng ,phép nhân tiếp theo là 3 x 4 tức là 3 được lấy 4 lần,1 lần với 4 lần là 5 lần tức là có 5 số hạng là 3 hay 3 được lấy 5 lần nên ta viết 3 + 3 x 4 = 3 x 5)
III/ HỆ THỐNG BÀI TẬP 
Bài 1 : Chuyển các tổng sau thành phép nhân : 
 a/ 5 + 5 + 5 + 5 = ........ c/ 6 + 6 + 6+ 6 + 6 = ........... 
 b/ 10 + 10 + 10 = ......... d/ 12 + 12 + 12 + 12 = ...........
Bài 2 : Điền số vào chỗ chấm thích hợp 
 a/ 3 x 7 = .... 2 x 6 = ........ 3 x 8 = ......... 5 x 9 = ........
 b/ ....x 5 = 15 4 x ... = 20 14 = ..... x 7 24 = 4 x ...
Bài 3 : Thực hiện dãy tính : 
 a/ 3 x 6 + 21 = .............. b/ 4 x 8 - 18 = .............
 = ................ = ...............
Bài 4 : Giải toán : 
 Mỗi con trâu có 4 chân. Trên đồng cỏ người ta đếm có 8 con trâu. Hỏi có tất cả bao nhiêu chân trâu ? 
Bài 5* Chuyển các phép tính sau thành tích của hai thừa số 
 a/ 5 + 5 x 7 = ............ b/ 3 x 5 + 3 = ..............
 c/ 2 x 5 + 2 x 4 = .............. d/ 4 x 4 + 4 x 2 = ............
IV/ĐÁP ÁN : 
 Bài 1 : a/ 5 x 4 b/ 10 x3 c/ 6 x 5 d/ 12 x 4 
Bài 2 : a/ 21 ; 12 ; 24 ; 45 
 b/ 3; 5 ; 2 ; 6
Bài 3 : a/ 39 b/ 14 
Bài 4 : 4 x 8 = 32 ( cái chân ) 
Bài 5 : a/ 5 x8 b/ 3 x6 c / 2 x 9 d/ 4 x 6 

Tài liệu đính kèm:

  • docxtoan_2_noi_dung_on_tap_ve_phep_nhan.docx