Bài giảng môn học Tự nhiên xã hội 2 - Bài: Để phòng bệnh giun

Bài giảng môn học Tự nhiên xã hội 2 - Bài: Để phòng bệnh giun

Câu 1: Giun thường sống ở đâu trong cơ thể người?

Giun và ấu trùng của giun có thể sống ở nhiều nơi trong cơ thể người như: ruột, dạ dày, gan, phổi, mạch máu nhưng chủ yếu là ở ruột.

Câu 2: Giun ăn gì mà sống được trong cơ thể người?

Để sống được giun hút các chất bổ dưỡng có trong cơ thể người.

 

ppt 20 trang thuychi 2940
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Tự nhiên xã hội 2 - Bài: Để phòng bệnh giun", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Giun thường sống ở đâu trong cơ thể người?2. Giun ăn gì để sống được trong cơ thể người?3. Tác hại do giun gây ra?Câu hỏi thảo luận:Câu 1: Giun thường sống ở đâu trong cơ thể người?- Giun và ấu trùng của giun có thể sống ở nhiều nơi trong cơ thể người như: ruột, dạ dày, gan, phổi, mạch máu nhưng chủ yếu là ở ruột.Câu 3: Nêu tác hại do giun gây ra? - Sức khoẻ yếu kém, gầy, xanh xao, mệt mỏi, học tập không đạt hiệu quả, - Nếu nhiều giun quá có thể gây tắc ruột, tắc ống mật, . dẫn đến chết người.Câu 2: Giun ăn gì mà sống được trong cơ thể người?- Để sống được giun hút các chất bổ dưỡng có trong cơ thể người.- Giun và ấu trùng của giun có thể sống ở nhiều nơi trong cơ thể như: ruột của người.- Giun hút các chất bổ dưỡng trong cơ thể người để sống. - Người nhiễm giun, đặc biệt là trẻ em thường gầy xanh xao, hay mệt mỏi, sức khỏe yếu kém . Kết luận:Quan sát hình 1 SGK trang 20 Thảo luận nhóm đôiChỉ và nói trứng giun vào cơ thể con người bằng cách nào?Chỉ và nói trứng giun vào cơ thể con người bằng cách nào?Nhà vệ sinhNướcRauRuồiThức ăn, nước uốngTay, móng tay Giun, trứng giun theo phân người ra ngoài môi trường ..Trứng giun bám vào tay.Trứng giun xâm nhập vào nguồn nước.Trứng giun theo vào đất trồng rau.Ăn uống không hợp vệ sinh sẽ bị nhiễm bệnh giun.Trứng giun bám vào ruồi nhiễm vào thức ăn.Trứng giun vào cơ thể người bằng cách nào ?Trứng giun có thể vào cơ thể người bằng các con đường sau:Không rửa tay sau khi đại tiện, tay bẩn cầm vào thức ăn, đồ uống. Nguồn nước bị nhiễm phân từ hố xí, người sử dụng nước không sạch để ăn uống, sinh hoạt sẽ bị nhiễm giun.Đất trồng rau bị ô nhiễm do các hố xí không hợp vệ sinh. Người ăn rau rửa chưa sạch, trứng giun sẽ theo rau vào cơ thể.Ruồi đậu vào phân rồi bay đi khắp nơi và đậu vào thức ăn, nước uống của người lành, làm họ bị nhiễm giun. Kết luận:Một số loài giun thường gặpGiun kimGiun đũaGiun tócGiun móc Có biểu hiện như: đau bụng vùng đại tràng, mót rặn, đại tiện nhiều lần/ngày, phân ít và có nhiều chất nhầy lẫn máu lờ lờ như máu cá. Bệnh nhân nhiễm giun tóc có thể bị nổi mẩn dị ứng và kéo dài có thể gây thiếu máu, bị phù nhẹ.Giun tócGiun kim Trẻ em bị nhiễm giun kim thường ngứa hậu môn và gãi hậu môn về đêm, quấy khóc; quan sát bằng mắt thường có thể thấy giun kim cái ở rìa hậu môn. Khi trẻ đại tiện phân rắn có thể thấy giun kim cái bám ở rìa khuôn phân.Giun móc Lây truyền qua đường da, niêm mạc: ấu trùng giun móc xâm nhập vào cơ thể người qua da, niêm mạc (kẽ ngón chân, cẳng chân...) theo tĩnh mạch về tim, phổi. Qua đường ăn uống: thức ăn, nước có nhiễm ấu trùng. Trẻ nhiễm giun móc có biểu hiện thiếu máu (da xanh, niêm mạc nhợt) và đau vùng thượng vị tuỳ theo mức độ nhiễm giun. Đau không có giờ nhất định, khi đói đau nhiều hơn, ăn không ngon.Giun đũa Lây truyền qua đường ăn uống, do nuốt phải trứng giun có trong đất bị nhiễm phân người. Bệnh không lây truyền trực tiếp từ người sang người. Đôi khi, giun sống bị thải ra theo phân hoặc chui ra theo đường miệng, mũi. Hậu quả nặng do giun đũa là tắc ruột, tắc mật hoặc viêm ruột thừa do giun. - Quan sát hình 2, 3, 4 SGK trang 21, nêu những cách để phòng bệnh giun?Để đề phòng bệnh giun chúng ta cần: - Giữ vệ sinh ăn uống: ăn thức ăn được nấu chín, uống nước đun sôi để nguội, không để ruồi đậu vào thức ăn. - Giữ vệ sinh cá nhân: Tắm rửa sạch sẽ, rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, cắt móng tay sạch sẽ. - Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, ủ hoặc chôn phân xa nơi ở, xa nguồn nước, không bón phân tươi cho rau, không đi vệ sinh bừa bãi.Kết luận:Liên hệ thực tế: Để đề phòng bệnh giun, ở nhà em đã thực hiện những điều gì? Để đề phòng bệnh giun, ở trường em đã thực hiện những điều gì?Uống thuốc tẩy giun định kì 6 tháng 1 lần (theo chỉ dẫn của cán bộ y tế)Hai bàn tay chúng ta.Đẹp như hai bông hoa.Biết làm bao việc tốtViết chữ đẹp và múa caYêu quý đôi bàn tayKhông để tay nghịch bẩnLuôn giữ gìn vệ sinh.Là giữ sức khoẻ chính mình.Bàn tay sạch, là bàn tay thơmHãy rửa tay cho kỹ, trước khi ăn cơmBàn tay sạch, qua dòng nước mátLau khô rồi cầm đũaĂn càng thấy ngon Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, ăn uống sạch sẽ để phòng bệnh giun. Kể cho gia đình nghe về nguyên nhân và cách đề phòng bệnh giun. Xem trước bài sau: Ôn tập: Con người và sức khỏe. 

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_mon_hoc_tu_nhien_xa_hoi_2_bai_de_phong_benh_giun.ppt