Bài soạn giáo án Lớp 2 - Tuần 23

Bài soạn giáo án Lớp 2 - Tuần 23

Kể chuyện

Bác sĩ Sói

 I. Mục tiêu :

 1. Kiến thức : Dựa theo tranh, kể lại được từng đoạn của câu chuyện.

 HS khá, giỏi biết phân vai để dựng lại câu chuyện (BT2)

 2. Kỹ năng : Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.

 3. Thái độ : BVMT: Sau khi rút ra ý nghĩa câu chuyện: Tuy cáo có xảo quyệt nhưng cáo và ngựa là hai con vật rất quý (nhất là cáo). Chính vì vậy chúng ta cần bảo vệ : không được chặt phá rừng làm mất ngôi nhà sinh sống, không săn bắt, ăn thịt (G)

II. Chuẩn bị :

 - Giáo viên : 4 tranh minh hoạ trong sgk phóng to (nếu có).

 - Học sinh : SGK.

III. Các hoạt động dạy và học :

 

doc 41 trang Hà Duy Kiên 26/05/2022 2850
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn giáo án Lớp 2 - Tuần 23", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 23
Thứ hai ngày tháng năm 
Tập đọc
Bác sĩ Sói (tiết 1)
 I. Mục tiêu :
 1. Kiến thức : Hiểu Nội dung: Sói gian ngoan bày mưu lừa Ngựa để ăn thịt, không ngờ bị Ngựa thông minh dùng mẹo trị lại (trả lời được câu hỏi 1,2,3,5)
 HS khá, giỏi biết tả lại cảnh Sói bị Ngựa đá (câu hỏi 4).
 2. Kỹ năng : Đọc trôi chảy từng đoạn, toàn bài. Biết nghỉ hơi đúng chỗ.
 3. Thái độ : HCM: Liên hệ sau khi rút ra ý nghĩa nội dung bài học.
 Phải sống thành thật, yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau, VD thực tế trong lớp, trường. (G)
 KNS: Liên hệ sau khi rút ra ý nghĩa nội dung bài học – KNXĐGT ( Đ - S) – GV GDHS phân biệt điều ác, thiện để có thái độ ứng xử hợp lý. (G)
II. Chuẩn bị :
 - Giáo viên : Tranh minh họa bài tập đọc (nếu có)
 - Học sinh : SGK.
III. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1.Ổn định : (1’).
2. Bài cũ: (3’) Cò và Cuốc.
- GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu đọc và trả lời câu hỏi bài tập đọc Cò và Cuốc.
- GV nhận xét.
3. Bài mới : (1’) Giới thiệu: HS mở SGK trang 40 và đọc tên chủ điểm của tuần.
- Giới thiệu: Bác sĩ Sói.
4. Phát triển các hoạt động: 
v Hoạt động 1: (20’) Luyện đọc bài 
Mục tiêu : HS đọc lưu loát cả bài. Đọc đúng các từ khó, từ dễ lẫn. Phân biệt được lời kể, lời các nhân vật 
Phương pháp: Quan sát, đàm thoại, vấn đáp, thực hành 
- GV đọc mẫu lần 1, chú ý giọng đọc:
+ Giọng kể: vui vẻ, tinh nghịch.
+ Giọng Sói: giả nhân, giả nghĩa.
+ Giọng Ngựa: giả vờ lễ phép và rất bình tĩnh.
- HS đọc nối tiếp, mỗi HS đọc 1 câu, theo dõi HS đọc bài để phát hiện lỗi phát âm của các em.
- Trong bài có những từ nào khó đọc? (Nghe HS trả lời và ghi những từ này lên bảng lớp)
- Đọc mẫu các từ trên và yêu cầu HS đọc bài.
- Bài tập đọc gồm mấy đoạn? Các đoạn được phân chia như thế nào?
- Trong bài tập đọc có lời của những ai?
- Mời 1 HS đọc đoạn 1.
- Khoan thai có nghĩa là gì?
- HS tìm cách ngắt giọng câu văn thứ 3 của đoạn, sau khi HS nêu cách ngắt giọng, GV giảng chính xác lại cách đọc rồi viết lên bảng và cho cả lớp luyện đọc câu này.
- Đoạn văn này là lời của ai?
- Để đọc hay đoạn văn này, các con cần đọc với giọng vui vẻ, tinh nghịch.
- Mời HS đọc đoạn 2.
- HS đọc chú giải các từ: phát hiện, bình tĩnh, làm phúc.
- Đoạn văn này có nhiều lời đối thoại giữa Sói và Ngựa, khi đọc lời của Sói, các con cần đọc với giọng giả nhân, giả nghĩa, khi đọc giọng của Ngựa, các con cần đọc với giọng lễ phép và rất bình tĩnh.
- HS đọc lại đoạn 2.
- Mời HS đọc đoạn 3.
- HS giải thích từ: cú đá trời giáng.
- HS tìm cách ngắt giọng câu văn cuối bài và luyện đọc câu này.
- Gọi HS đọc lại đoạn 3.
- 3 HS đọc nối tiếp theo đoạn, đọc từ đầu cho đến hết bài.
- Chia HS thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 3 HS và yêu cầu luyện đọc theo nhóm.
v Hoạt động 2: (10’) Thi đua đọc bài 
- Các nhóm thi đọc nối tiếp, phân vai đọc đoạn 2.
- Nhận xét và tuyên dương các em đọc tốt.
- cả lớp đọc đồng thanh đoạn 2.
5. Củng cố – Dặn dò : (3’)
- Chuẩn bị: Tiết 2
- Hát
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
- HS dưới lớp lắng nghe và nhận xét bài đọc, nhận xét câu trả lời của bạn.
- Chủ điểm Muông thú.
- Theo dõi GV giới thiệu.
- Theo dõi GV đọc bài. 1 HS khá đọc.
- HS đọc nối tiếp, đọc từ đầu đến hết bài, mỗi em chỉ đọc một câu.
- Từ: rỏ dãi, hiền lành, lễ phép, làm ơn, lựa miếng, huơ, 
- Một số HS đọc bài cá nhân.
- Bài tập đọc gồm ba đoạn:
+ Đoạn 1: Thấy Ngựa đang ăn cỏ tiến về phía Ngựa.
+ Đoạn 2: Sói đến gần Phiền ông xem giúp.
+ Đoạn 3: Phần còn lại.
- Người kể chuyện, Sói, Ngựa.
- 1 HS khá đọc bài.
- Khoan thai có nghĩa là thong thả, không vội.
- Tìm cách và luyện ngắt giọng câu:
 Nó bèn kiếm một cặp kính đeo lên mắt,/ một ống nghe cặp vào cổ,/ một áo choàng khoác lên người,/ một chiếc mũ thêu chữ thập đỏ chụp lên đầu.//
- Lời của người kể chuyện.
- HS đọc lại đoạn 1.
- 1 HS khá đọc bài.
- 1 HS đọc bài.
- Theo dõi hướng dẫn của GV. Một số HS đọc lời của Sói và Ngựa.
- 1 HS khá đọc bài.
- Tìm cách ngắt giọng và luyện đọc:
 Thấy Sói đã cúi xuống đúng tầm,/ nó tung vó đá 1 cú trời giáng,/ làm Sói bật ngửa,/ bốn cẳng huơ giữa trời,/ kính vỡ tan,/ mũ văng ra //
- 3 HS đọc bài theo yêu cầu.
- Luyện đọc theo nhóm.
- Thi đọc theo hướng dẫn của GV.
Tập đọc
Bác sĩ Sói (tiết 2)
III. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1.Ổn định : (1’).
2. Bài mới : (1’) Giới thiệu: Bác sĩ Sói ( Tiết 2 )
3. Phát triển các hoạt động: 
v Hoạt động 1: (20’) Tìm hiểu bài
Mục tiêu : HS hiểu nội dung bài khuyên chúng ta hãy bình tĩnh đối phó với những kẻ độc ác, giả nhân, giả nghĩa.
Phương pháp : Quan sát, giảng giải, vấn đáp.
- GV đọc lại toàn bài một lần.
- Từ ngữ nào tả sự thèm thuồng của Sói khi thấy Ngựa?
- Vì thèm rỏ dãi mà Sói quyết tâm lừa Ngựa để ăn thịt, Sói đã lừa Ngựa bằng cách nào?
- Ngựa đã bình tĩnh giả đau như thế nào?
- Sói định làm gì khi giả vờ khám chân cho Ngựa?
- Sói định lừa Ngựa nhưng cuối cùng lại bị Ngựa đá cho một cú trời giáng, em hãy tả lại cảnh Sói bị Ngựa đá. (Hướng dẫn HS đọc kĩ hai câu cuối bài để tả lại cảnh này)
- HS đọc câu hỏi 3.
- Chia mỗi nhóm 4 HS, yêu cầu HS thảo luận để chọn tên gọi khác cho câu chuyện và giải thích vì sao lại chọn tên gọi đó.
- Qua cuộc đấu trí của Sói và Ngựa, câu chuyện muốn gửi đến chúng ta bài học gì?
v Hoạt động 2: (10’) Luyện đọc lại truyện
- GV tổ chức cho HS đọc lại bài theo hình thức phân vai.
4. Củng cố – Dặn dò : (3’)
- Qua câu chuyện em rút ra được bài học gì?
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Nội quy Đảo Khỉ.
- Hát
- Theo dõi và đọc thầm theo.
- Đọc đoạn 1 và trả lời: Sói thèm rỏ dãi.
- Sói đã đóng giả làm bác sĩ đang đi khám bệnh để lừa Ngựa.
- Khi phát hiện ra Sói đang đến gần. Ngựa biết là cuống lên thì chết bèn giả đau, lễ phép nhờ “bác sĩ Sói” khám cho cái chân sau đang bị đau.
- Sói định lựa miếng đớp sâu vào đùi Ngựa cho Ngựa hết đường chạy.
- HS phát biểu ý kiến theo yêu cầu. Ví dụ: Nghe Ngựa rên rỉ kêu đau và nhờ khám bệnh, Sói tưởng đã lừa được Ngựa thì mừng lắm. Nó bèn mon men lại phía sau Ngựa định lựa miếng đớp sâu vào đùi Ngựa, chẳng ngờ đâu Ngựa đã chuẩn bị sẵn sàng nên khi vừa thấy Sói cúi xuống đúng tầm, Ngựa liền tung một cú đá trời giáng, làm Sói bật ngửa, bốn cẳng huơ giữa trời, kính vỡ tan, mũ văng ra.
- 1 HS đọc bài.
- Thảo luận và đưa ra ý kiến của nhóm. Ví dụ: 
+ Chọn tên là Sói và Ngựa vì đây là hai nhân vật chính của truyện.
+ Chọn tên là Lừa người lại bị người lừa vì tên này thể hiện nội dung chính của truyện.
+ Chọn tên là Chú Ngựa thông minh vì câu chuyện ca ngợi sự thông minh nhanh trí của Ngựa.
- Qua câu chuyện Sói lừa Ngựa không thành lại bị Ngựa dùng mưu trị lại, tác giả muốn khuyên chúng ta hãy bình tĩnh đối phó với những kẻ độc ác, giả nhân, giả nghĩa.
- Luyện đọc lại bài.
- HS trả lời.
- Bạn nhận xét.
Toán
Số bị chia – số chia – thương
 I. Mục tiêu :
 1. Kiến thức : Nhận biết được số bị chia, số chia, thương
 Biết cách tìm kết quả của phép chia.
 2. Kỹ năng : HS thực hành nhanh, đúng, chính xác.
 3. Thái độ : GD HS tích cực tham gia học tập.
II. Chuẩn bị :
 - Giáo viên : Bộ thực hành Toán. 
 - Học sinh : Vở, Bộ thực hành Toán.
III. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1.Ổn định : (1’).
2. Bài cũ: (5’) Luyện tập.
- Sửa bài: Bài giải
 Số lá cờ của mỗi tổ là:
 18 : 2 = 9 (lá cờ)	
 Đáp số: 9 lá cờ
- GV nhận xét 
3. Bài mới:(1’) Giới thiệu: Số bị chia – Số chia - Thương
4. Phát triển các hoạt động:
v Hoạt động 1: (12’) Giới thiệu “ Số bị chia – Số chia – Thương ”
Mục tiêu : Giúp HS biết tên gọi theo vị trí, thành phần và kết quả của phép chia.
Phương pháp : Quan sát, đàm thoại, giảng giải.
- Giới thiệu tên gọi của thành phần và kết quả phép chia.
- GV nêu phép chia 6 : 2
- HS tìm kết quả của phép chia?
- GV gọi HS đọc: “Sáu chia hai bằng ba”.
- GV chỉ vào từng số trong phép chia (từ trái sang phải) và nêu tên gọi:
6	 	:	2	=	3
Số bị chia	 Số chia	 Thương
- GV nêu rõ thuật ngữ “thương”
- Kết quả của phép tính chia (3) gọi là thương.
- GV có thể ghi lên bảng:
 Số bị chia	 Số chia Thương
6	 : 2	=	 3
	Thương
- HS nêu ví dụ về phép chia, gọi tên từng số trong phép chia đó.
- GV nhận xét 
v Hoạt động 2: (15’) Thực hành
Mục tiêu : HS làm được các bài Luyện tập, thực hành
Phương pháp : Luyện tập, thực hành.
 + Bài 1: HS thực hiện (theo mẫu ở SGK)
 + Bài 2: Ở mỗi cặp phép nhân và chia, HS tìm kết quả của phép tính rồi viết vào vở. Chẳng hạn:
2 x 6 = 3
6 : 2 = 3	 
- GV nhận xét.
5. Củng cố – Dặn dò : (3’)
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Bảng chia 3.
- Hát
- 2 HS lên bảng sửa bài 3.
- Bạn nhận xét.
- 6 : 2 = 3.
- HS đọc: “Sáu chia hai bằng ba”.
- HS lặp lại.
- HS lặp lại.
- HS lặp lại.
- HS nêu ví dụ về phép chia, gọi tên từng số trong phép chia. Bạn nhận xét.
- HS thực hiện chia nhẩm rồi viết vào vở
- HS làm bài vào vở . 2 HS lên bảng sửa bài
- HS làm bài. Sửa bài
Đạo đức
Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại (tiết 1)
 I. Mục tiêu :
 1. Kiến thức : Nêu được một số yêu cầu tối thiểu khi nhận và gọi điện thoại. VD: Biết chào hỏi và tự giới thiệu; nói năng rõ ràng, lễ phép, ngắn gọn; nhấc và đặt điện thoại nhẹ nhàng.
 Biết xử lí một số tình huống đơn giản, thường gặp khi nhận và gọi điện thoại
 2. Kỹ năng : Biết: Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại là biểu hiện của nếp sống văn minh.
 3. Thái độ : Tôn trọng, từ tốn khi nói chuyện điện thoại.
 Đồng tình ủng hộ với các bạn biết lịch sự khi nhận và gọi điện thoại
 Phê bình, nhắc nhở những bạn không biết lịch sự khi nhận và gọi điện thoại.
II. Chuẩn bị :
 - Giáo viên : Kịch bản Điện thoại cho HS chuẩn bị trước. Phiếu thảo luận nhóm. 
 - Học sinh : SGK.
III. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1.Ổn định : (1’).
2. Bài cũ: (4’) Thực hành
- HS bày tỏ thái độ đồng tình hoặc không đồng tình.
+ Với bạn bè người thân chúng ta không cần nói lời đề nghị, yêu cầu vì như thế là khách sáo.
+ Nói lời đề nghị, yêu cầu làm ta mất thời gian.
+ Khi nào cần nhờ người khác một việc quan trọng thì mới cần nói lời đề nghị yêu cầu.
+ Biết nói lời yêu cầu, đề nghị lịch sự là tự trọng và tôn trọng người khác.
- GV nhận xét.
3. Bài mới : (1’) Giới thiệu: 
- Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại
4. Phát triển các hoạt động: 
v Hoạt động 1: (13’) Quan sát mẫu hành vi
Mục tiêu : Giúp HS biết nhận xét về thái độ và cách nói điện thoại của bạn .
Phương pháp : Sắm vai,vấn đáp.
- HS đóng vai diễn lại kịch bản có mẫu hành vi đã chuẩn bị.
Kịch bản:
- Tại nhà Hùng, hai bố con đang ngồi nói chuyện với nhau thì chuông điện thoại reo. Bố Hùng nhấc ống nghe:
Bố Hùng: Alô! Tôi nghe đây!
Minh: Alô! Cháu chào bác ạ, cháu là Minh, bạn của Hùng, bác làm ơn cho cháu gặp Hùng với ạ!
Bố Hùng: Cháu chờ một chút nhé.
Hùng: Chào Minh, tớ Hùng đây, có chuyện gì vậy?
Minh: Chào cậu, tớ muốn mượn cậu quyển sách Toán nâng cao. Nếu ngày mai cậu không cần dùng đến nó thì cho tớ mượn với.
Hùng:	Ngày mai tớ không dùng đến nó đâu, cậu qua lấy hay để mai tớ mang đến lớp cho?
Minh:	Cám ơn cậu nhiều. Ngày mai cậu mang cho tớ mượn nhé. Tớ cúp máy đây, chào cậu.
Hùng:	Chào cậu.
- HS nhận xét về đoạn hội thoại qua điện thoại vừa xem:
+ Khi gặp bố Hùng, bạn Minh đã nói ntn? Có lễ phép không?
+ Hai bạn Hùng và Minh nói chuyện với nhau ra sao?
+ Cách hai bạn đặt máy nghe khi kết thúc cuộc gọi thế nào, có nhẹ nhàng không?
 Kết luận: Khi nhận và gọi điện thoại chúng ta cần có thái độ lịch sự, nói năng từ tốn, rõ ràng
v Hoạt động 2: (18’) Thảo luận nhóm 
Mục tiêu : Giúp HS nắm được việc nên làm và không nên làm .
Phương pháp : Thực hành, thảo luận.
- Phát phiếu thảo luận và yêu cầu HS làm việc theo nhóm, mỗi nhóm 4 em.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả
- Thảo luận, các nhóm khác theo dõi nhận xét và bổ sung
5. Củng cố – Dặn dò : (3’)
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Tiết 2: Thực hành. 
- Hát
- HS bày tỏ thái độ đồng tình hoặc không đồng tình:
- Sai
- Sai
- Sai
- Đúng
- HS đóng vai diễn lại kịch bản có mẫu hành vi đã chuẩn bị.
- Nhận xét theo sự hướng dẫn bằng câu hỏi của GV:
+ Khi gặp bố Hùng, Minh đã nói năng rất lễ phép, tự giới thiệu mình và xin phép được gặp Hùng.
+ Hai bạn nói chuyện với nhau rất thân mật và lịch sự.
+ Khi kết thúc cuộc gọi hai bạn chào nhau và đặt máy nghe rất nhẹ nhàng.
- HS nhận phiếu thảo luận và làm việc theo nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả
Thứ ngày tháng năm 
Chính tả
Tập chép: Bác sĩ Sói
 I. Mục tiêu :
 1. Kiến thức : Chép chính xác bài chính tả, trình bày đúng đoạn tóm tắt bài Bác sĩ Sói.
 2. Kỹ năng : Làm được BT2 a/b, hoặc BT3 a/b, hoặc BT chính tả phương ngữ do GV soạn.
 3. Thái độ : GD HS viết nắn nót, giữ vở sạch.
II. Chuẩn bị :
 - Giáo viên : Bảng ghi sẵn nội dung đoạn chép và các bài tập chính tả. 
 - Học sinh : vở
III. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1.Ổn định : (1’).
2. Bài cũ: (3’) Cò và Cuốc
- Gọi 3 HS lên bảng sau đó đọc cho HS viết các từ sai nhiều : lội ruộng, bụi rậm, hở.
- Nhận xét.
3. Bài mới : (1’) Giới thiệu: Bác sĩ Sói.
4. Phát triển các hoạt động: 
v Hoạt động 1: (20’) Hướng dẫn viết chính tả 
Mục tiêu : Giúp HS nhớ nội dung bài và chép đúng đoạn văn.
Phương pháp : Quan sát, thực hành, vấn đáp.
a) Ghi nhớ nội dung đoạn chép
- GV treo bảng phụ, đọc đoạn văn cần chép một lượt sau đó yêu cầu HS đọc lại.
- Đoạn văn tóm tắt nội dung bài tập đọc nào?
- Nội dung của câu chuyện đó thế nào?
b) Hướng dẫn trình bày
- Đoạn văn có mấy câu?
- Chữ đầu đoạn văn ta viết ntn?
- Lời của Sói nói với Ngựa được viết sau các dấu câu nào?
- Trong bài còn có các dấu câu nào nữa?
- Những chữ nào trong bài cần phải viết hoa?
c) Hướng dẫn viết từ khó
- HS tìm từ khó trong đoạn chép .
- HS viết các từ khó này vào bảng con, gọi 2 HS lên bảng viết.
- Nhận xét và sửa lại các từ HS viết sai.
d) Viết chính tả
- HS nhìn bảng chép.
e) Soát lỗi
- GV đọc lại bài, dừng lại và phân tích các từ khó cho HS soát lỗi.
g) Chấm bài
- Thu và chấm một số bài. 
v Hoạt động 2: (7’) Trò chơi thi tìm từ 
Mục tiêu : Giúp HS làm được các bài tập để phân biệt l/n , ướt/ước .
Phương pháp : Thực hành .
+ Bài 2: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài. Yêu cầu HS cả lớp làm bài vào Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập hai.
- HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng lớp.
- Nhận xét.
 + Bài 3
- Phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy, 1 bút dạ màu và yêu cầu HS thảo luận cùng nhau tìm từ theo yêu cầu. Sau 5 phút, đội nào tìm được nhiều từ hơn là đội thắng cuộc.Tổng kết cuộc thi và tuyên dương nhóm thắng cuộc.
5. Củng cố – Dặn dò : (3’)
- HS về nhà giải câu đố vui trong bài tập 3 và làm các bài tập chính tả trong Vở Bài tập Tiếng Việt 2, tập hai.
- Chuẩn bị: Ngày hội đua voi ở Tây Nguyên.
- Hát
- 3 HS viết bài trên bảng lớp. Cả lớp viết vào bảng con.
- HS nhận xét bài bạn trên bảng.
- 2 HS đọc lại đoạn văn, cả lớp theo dõi bài trên bảng.
- Bài Bác sĩ Sói.
- Sói đóng giả làm bác sĩ để lừa Ngựa. Ngựa bình tĩnh đối phó với Sói. Sói bị Ngựa đá cho một cú trời giáng.
- Đoạn văn có 3 câu.
- Chữ đầu đoạn văn ta viết lùi vào một ô vuông và viết hoa chữ cái đầu tiên.
- Viết sau dấu hai chấm và nằm trong dấu ngoặc kép.
- Dấu chấm, dấu phẩy.
- Viết hoa tên riêng của Sói. Ngựa và các chữ đầu câu.
- Tìm và nêu các chữ: giả làm, chữa giúp, chân sau, trời giáng, 
- Viết các từ khó đã tìm được ở trên.
- Nhìn bảng chép bài.
- Soát lỗi theo lời đọc của GV.
- Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn để điền vào ô trống.
- Làm bài theo yêu cầu của GV.
Đáp án: 
nối liền, lối đi; ngọn lửa, một nửa.
ước mong, khăn ướt ; lần lượt, cái lược 
- HS nhận xét bài của bạn và sửa bài nếu sai.
- Một số đáp án:
 a) lá cây, lành lặn, lưng, lẫn, lầm, làm, la hét, la liệt, lung lay, lăng Bác, làng quê, lạc đà, lai giống, nam nữ, nữ tính, nàng tiên, nâng niu, náo động, nức nở, nạo vét, nảy lộc, nội dung, 
 b) ước mơ, tước vỏ, trầy xước, nước khoáng, ngước mắt, bắt chước, cái lược, bước chân, khước từ, ; ướt áo, lướt ván, trượt ngã, vượt sông, tóc mượt, thướt tha, 
Toán
Bảng chia 3
 I. Mục tiêu :
 1. Kiến thức : Lập được bảng chia 3.
 Nhớ được bảng chia 3.
 Biết giải bài toán có một phép chia (trong bảng chia 3)
 2. Kỹ năng : Thực hành chia 3 .
 3. Thái độ : Tính đúng nhanh, chính xác.
II. Chuẩn bị :
 - Giáo viên : Chuẩn bị các tấm bìa, mỗi tấm bìa có 3 chấm tròn. 
 - Học sinh : vở
III. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1.Ổn định : (1’).
2. Bài cũ: (3’) Số bị chia – Số chia – Thương.
- Từ 1 phép nhân, viết 2 phép chia tương ứng và nêu tên gọi của chúng.	
2 x 4 = 8
4 x 3 = 12
- GV nhận xét.
3. Bài mới : (1’) Giới thiệu: Bảng chia 3.
4. Phát triển các hoạt động:
v Hoạt động 1: (12’) Giúp HS: Lập bảng chia 3.
Mục tiêu : HS hiểu và lập được bảng chia 3.
Phương pháp : Trực quan, gợi mở.
Giới thiệu phép chia 3
- Ôn tập phép nhân 3
- GV gắn lên bảng 4 tấm bìa, mỗi tấm có 3 chấm tròn. (như SGK)
- Hỏi: Mỗi tấm bìa có 3 chấm tròn; 4 tấm bìa có tất cả bao nhiêu chấm tròn ?
Hình thành phép chia 3
- Trên các tấm bìa có 12 chấm tròn, mỗi tấm có 3 chấm tròn. Hỏi có mấy tấm ?
Nhận xét:
- Từ phép nhân 3 x 4 = 12 ta có phép chia 3 là 12 : 3 = 4.
- Từ 3 x 4 = 12 ta có 12 : 4 = 3
2. Lập bảng chia 3
- GV cho HS lập bảng chia 3 (như bài học 104)
- Hình thành một vài phép tính chia như trong SGK bằng các tấm bìa có 3 chấm tròn như trên, sau đó cho HS tự thành lập bảng chia.
- Tổ chức cho HS đọc và học thuộc bảng chia 3.
v Hoạt động 2: (15’) Thực hành
Mục tiêu : Giúp HS làm được các bài tập áp dụng vào bảng chia 3.
Phương pháp : Luyện tập, thực hành.
+ Bài 1: HS tính nhẩm.
- Có thể gắn phép chia với phép nhân tương ứng (nhất là khi HS chưa thuộc bảng chia).
+ Bài 2: 
- HS thực hiện phép chia 24 : 3
- Trình bày bài giải :
 Số học sinh trong mỗi tổ là:
 24 : 3 = 8 (học sinh)
	 Đáp số: 8 học sinh.
- GV nhận xét 
5. Củng cố – Dặn dò : (3’)
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Một phần ba.
- Hát
- HS thực hiện. 
8 : 2 = 4 12 : 3 = 4
8 : 4 = 2 12 : 4 = 3
- HS nhận xét.
- HS đọc bảng nhân 3
- HS trả lời và viết phép nhân 3 x 4 = 12. Có 12 chấm tròn.
- HS trả lời rồi viết 12 : 3 = 4. Có 4 tấm bìa.
- HS tự lập bảng chia 3
- HS đọc và học thuộc bảng chia cho 3.
- HS tính nhẩm.
- HS làm bài.2 HS lên bảng thực hiện. Cả lớp làm vào vở.
- HS sửa bài. Bạn nhận xét 
Kể chuyện
Bác sĩ Sói
 I. Mục tiêu :
 1. Kiến thức : Dựa theo tranh, kể lại được từng đoạn của câu chuyện.
 HS khá, giỏi biết phân vai để dựng lại câu chuyện (BT2)
 2. Kỹ năng : Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.
 3. Thái độ : BVMT: Sau khi rút ra ý nghĩa câu chuyện: Tuy cáo có xảo quyệt nhưng cáo và ngựa là hai con vật rất quý (nhất là cáo). Chính vì vậy chúng ta cần bảo vệ : không được chặt phá rừng làm mất ngôi nhà sinh sống, không săn bắt, ăn thịt (G)
II. Chuẩn bị :
 - Giáo viên : 4 tranh minh hoạ trong sgk phóng to (nếu có). 
 - Học sinh : SGK.
III. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1.Ổn định : (1’).
2. Bài cũ:(3’) Một trí khôn hơn trăm trí khôn.
- Gọi 2 HS lên bảng yêu cầu nối tiếp nhau kể lại câu chuyện Một trí khôn hơn trăm trí khôn.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
3. Bài mới : (1’) Giới thiệu: 
- Hỏi: Trong giờ tập đọc đầu tuần, các con đã được học bài tập đọc nào?
- Câu chuyện khuyên các con điều gì?
- Trong giờ kể chuyện này, các con sẽ cùng nhau kể lại câu chuyện Bác sĩ Sói.
4. Phát triển các hoạt động:
v Hoạt động 1: (15’) Hướng dẫn kể từng đoạn truyện 
 Mục tiêu : Giúp HS dựa vào tranh kể lại được từng đoạn của câu chuyện.
Phương pháp : Kể chuyện.
- Giới thiệu tranh 1 và hỏi: Bức tranh minh hoạ điều gì?
- Hãy quan sát bức tranh 2 và cho biết Sói lúc này ăn mặc ntn?
- Bức tranh 3 vẽ cảnh gì?
- Bức tranh 4 minh hoạ điều gì?
- Chia HS thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 4 HS, yêu cầu các em thực hiện kể lại từng đoạn truyện trong nhóm của mình.
- HS kể lại từng đoạn truyện trước lớp.
- GV nhận xét.
v Hoạt động 2: (13’) Phân vai dựng lại câu chuyện.
 Mục tiêu : Giúp HS phân vai dựng lại câu chuyện.
Phương pháp : Thảo luận, phân vai, kể chuyện.
- Hỏi: Để dựng lại câu chuyện này chúng ta cần mấy vai diễn, đó là những vai nào?
- Khi nhập vào các vai, chúng ta cần thể hiện giọng ntn?
- Chia nhóm và yêu cầu HS cùng nhau dựng lại câu chuyện trong nhóm theo hình thức phân vai.
- Nhận xét 
5. Củng cố – Dặn dò : (3’)
- GV nhận xét tiết học
- Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- Chuẩn bị: Quả tim Khỉ.
- Hát
- HS 1 kể đoạn 1, 2 HS 2 kể đoạn 3, 4.
- Cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Bài Bác sĩ Sói.
- Câu chuyện khuyên chúng ta hãy bình tĩnh đối phó với những kẻ độc ác, giả nhân, giả nghĩa.
- Bức tranh vẽ một chú Ngựa đang ăn cỏ và một con Sói đang thèm thịt Ngựa đến rỏ dãi.
- Sói mặc áo khoác trắng, đầu đội một chiếc mũ có thêu chữ thập đỏ, mắt đeo kính, cổ đeo ống nghe. Sói đang đóng giả làm bác sĩ.
- Sói mon men lại gần Ngựa, dỗ dành Ngựa để nó khám bệnh cho. Ngựa bình tĩnh đối phó với Sói.
- Ngựa tung vó đá cho Sói một cú trời giáng. Sói bị hất tung về phía sau, mũ văng ra, kính vỡ tan, 
- Thực hành kể chuyện trong nhóm.
- Một số nhóm nối tiếp nhau kể lại câu chuyện trước lớp. Cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Cần 3 vai diễn: người dẫn chuyện, Sói, Ngựa.
- Giọng người dẫn chuyện vui và dí dỏm; Giọng Ngựa giả vờ lễ phép; Giọng Sói giả nhân, giả nghĩa.
- Các nhóm dựng lại câu chuyện. Sau đó một số nhóm trình bày trước lớp.
Toán
Một phần ba
 I. Mục tiêu :
 1. Kiến thức : Nhận biết (bằng hình ảnh trực quan) “Một phần ba”, biết đọc, viết 1/3.
 2. Kỹ năng : Biết thực hành chia một nhóm đồ vật thành 3 phần bằng nhau.
 3. Thái độ : GD HS tính cẩn thận khi làm bài.
II. Chuẩn bị :
 - Giáo viên : Các mảnh bìa (hoặc giấy) hình vuông, hình tròn, hình tam giác đều. 
 - Học sinh : vở
III. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1.Ổn định : (1’).
2. Bài cũ:(5’) Bảng chia 3.
- HS đọc bảng chia 3.
- Sửa bài 2 : Giải
 Số học sinh trong mỗi tổ là:
 24 : 3 = 8 (học sinh)
 Đáp số: 8 học sinh.
- GV nhận xét 	
3. Bài mới : (1’) Giới thiệu: Một phần ba.
4. Phát triển các hoạt động: 
v Hoạt động 1: (10’) Giúp HS nhận biết “Một phần ba”
Mục tiêu : Giúp HS nhận ra được 1/3 .
Phương pháp : Quan sát, thực hành.
Giới thiệu “Một phần ba” (1/3)
- HS quan sát hình vuông và nhận thấy:
- Hình vuông được chia thành 3 phần bằng nhau, trong đó có một phần được tô màu. Như thế là đã tô màu một phần ba hình vuông.
- Hướng dẫn HS viết: 1/3; đọc: Một phần ba.
 Kết luận: Chia hình vuông thành 3 phần bằng nhau, lấy đi một phần (tô màu) đuợc 1/3 hình vuông.
v Hoạt động 2: (17’) Thực hành
Mục tiêu : Giúp HS thực hiện được bài tập .
Phương pháp : Luyên tập, trực quan, quan sát.
+ Bài 1: HS trả lời đúng đã tô màu 1/3 hình nào
- Đã tô màu 1/3 hình vuông (hình A)
- Đã tô màu 1/3 hình vuông (hình C)
- Đã tô màu 1/3 hình vuông (hình D)
- Có thể nói: Ở hình D đã tô màu một phần mấy hình vuông?
+ Bài 3: HS quan sát các tranh vẽ và trả lời:
- Phần b) đã khoanh vào 1/3 số con gà trong hình đó.
- GV nhận xét 
5. Củng cố – Dặn dò : (5’)
- Trò chơi: Ai nhanh sẽ thắng.
- HS thực hành cắt mảnh giấy hình vuông thành 3 phần bằng nhau
- Tuyên dương đội thắng cuộc.
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Luyện tập.
- Hát
- HS đọc bảng chia 3. Bạn nhận xét.
- HS lên bảng sửa bài 2
- HS quan sát hình vuông
- HS viết: 1/3; đọc: Một phần ba.
- HS tô màu 1 phần.
- HS lập lại.
- HS trả lời
- Hình A
- Hình C
- Hình D
- HS trả lời.
- HS quan sát hình vẽ
- HS trả lời. Bạn nhận xét
- 2 đội thi đua.
Thứ hai ngày tháng năm 
Tập đọc
Nội quy Đảo Khỉ
 I. Mục tiêu :
 1. Kiến thức : Hiểu và có ý thức tuân theo nội quy (trả lời được câu hỏi 1,2)
 HS khá, giỏi trả lời được câu hỏi 3.
 2. Kỹ năng : Biết nghỉ hơi đúng chỗ, đọc rõ ràng, rành mạch được từng điều trong bản nội quy.
 3. Thái độ : BVMT : Khỉ sống ở đâu các con?: Từ đó GD không chặt phá rừng làm mất đi ngôi nhà sống của khỉ, không săn bắt khỉ, ăn thịt khỉ. (G)
 KNS: Liên hệ sau khi tìm hiểu nội dung câu 2: KN XĐGT – Tại sao các con phải tuân thủ nội quy? Lấy VD. Từ đó GV GDHS: Khi tham gia bất cứ hoạt động nào ở nơi công cộng các con phải chấp hành tốt các quy định, nội quy ở nơi đó để không gây phiền hà, ảnh hưởng đến người khác, đó cũng là thể hiện sự văn minh lịch sự. (G)
II. Chuẩn bị :
 - Giáo viên : Tranh minh họa bài tập đọc (phóng to, nếu có thể). Bảng ghisẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc. 
 - Học sinh : SGK.
III. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1.Ổn định : (1’).
2. Bài cũ:(5’) Bác sĩ Sói.
- Gọi 2 HS lên bảng kiểm tra bài Bác sĩ Sói
- Theo dõi HS đọc bài, trả lời câu hỏi và cho điểm.
3. Bài mới : (1’) Giới thiệu: 
- Gọi 1 HS mở SGK và đọc tên bài tập đọc sẽ học.
- Khi đến trường, các con đã được học bản nội quy nào?
- Vậy con hiểu thế nào là nội quy?
- Bài học hôm nay, chúng ta sẽ được học bài Nội quy Đảo Khỉ, qua đây chúng ta sẽ thêm hiểu về một bản nội quy.
4. Phát triển các hoạt động: 
v Hoạt động 1: (18’) Luyện đọc
Mục tiêu : Giúp HS biết đọc trơn cả bài, phát âm rõ, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.
Phương pháp : Quan sát, thực hành.
- GV đọc mẫu lần 1.
- HS đọc từng câu theo hàng dọc.
- Yêu cầu đọc và tìm từ cần luyện phát âm và ghi trên bảng phụ.
- HS đọc nối tiếp theo đoạn.
- Chia nhóm HS, mỗi nhóm có 4 HS và yêu cầu đọc bài trong nhóm. Theo dõi HS đọc bài theo nhóm.
 Thi đọc
Đọc đồng thanh
v Hoạt động 2: ( 10’) Tìm hiểu bài
Mục tiêu : Giúp HS hiểu nội dung bài.
Phương pháp : Thảo luận.
- Gọi 1 HS đọc phần chú giải của bài.
- Nội quy Đảo Khỉ có mấy điều?
- Con hiểu những điều quy định nói trên ntn?
- Nhận xét và tổng kết ý kiến của HS.
- Vì sao đọc xong nội quy, Khỉ Nâu lại khoái chí?
5. Củng cố – Dặn dò : (3’)
- HS về nhà đọc lại bài.
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Quả tim Khỉ.
- Hát
- HS đọc và trả lời câu hỏi.
- Nội quy Đảo Khỉ.
- Con được học nội quy của trường.
- Nội quy là những quy định mà mọi người đều phải tuân theo.
- 1 HS khá đọc mẫu lần 2. Cả lớp theo dõi bài trong sgk.
- HS đọc nối tiếp . Mỗi em đọc 1 câu.
- HS tìm từ và phân tích từ khó: tham quan, khành khạch, kho

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_soan_giao_an_lop_2_tuan_23.doc