Giáo án các môn lớp 2 - Tuần 19

Giáo án các môn lớp 2 - Tuần 19

I. Mục tiêu: Giúp học sinh:

- Nhận biết được tổng cuả nhiều số.

- Biết cách tính tổng của nhiều số.

- Bài tập cần làm:Bài 1: (cột 2); Bài 2: (cột 1,2,3); Bài 3: (a)

- Giáo dục ý thức tự giác học tập.

II. Chuẩn bị: Bảng con

III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu:

 

docx 31 trang thuychi 6750
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 2 - Tuần 19", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19
 Sáng Thứ hai ngày 14 tháng 1 năm 2019
T1. GDTT CHÀO CỜ
T2. Toán : TỔNG CỦA NHIỀU SỐ
I. Mục tiêu: Giúp học sinh: 
- Nhận biết được tổng cuả nhiều số. 
- Biết cách tính tổng của nhiều số.
- Bài tập cần làm:Bài 1: (cột 2); Bài 2: (cột 1,2,3); Bài 3: (a)
- Giáo dục ý thức tự giác học tập.
II. Chuẩn bị: Bảng con
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 2 học sinh lên bảng làm bài tập sau:
 2 + 5 + 6 = 
 12 + 13 + 8 = 
- Nhận xét chữa bài.
2. Bài mới: Giới thiệu ,ghi mục bài . HĐ1:Hướng dẫn thực hiện phép tính.
a) Tính: 2 + 3 + 4 = ?
- Đây là tổng các số 2 , 3 , 4. Đọc là tổng của “ 2 , 3 , 4” hay “ Hai cộng ba cộng bốn”.
- Yêu cầu HS đọc tổng 
- Yêu cầu học sinh tự nhẩm , nêu kết quả.
- Yêu cầu học sinh lên bảng đặt tính và thực hiện phép tính theo cột dọc.
 2
 +3
 4
 9
- Nhận xét chốt lại cách thực hiện phép đặt tính và tính tổng của nhiều số .
b) 12 + 34 + 40 = 
- Yêu cầu HS đọc tổng 
- Yêu cầu học sinh suy nghĩ và tìm cách đặt phép tính theo cột dọc.
-GV nhận xét , chốt cách làm đúng
 12 + 2 cộng 4 bằng 6, 6 cộng 0
+34 bằng 6, viết 6.
 40	+ 1 cộng 3 bằng 4, 4 cộng 4
 86 	bằng 8, viết 8.
- Yêu cầu học sinh dưới lớp nhận xét bài của bạn trên bảng, sau đó yêu cầu học sinh nêu cách tính.
c) : 15 + 46 + 29 + 8 = 
- Tiến hành tương tự như trường hợp phép tính 
-Nhận xét chốt cách làm
So sánh với cách cộng tổng hai số
HĐ2: Luyện tập.
Bài 1: (cột 2)
- Yêu cầu học sinh tự làm bài sau đó nêu câu kết quả
Bài 2: (cột 1,2,3)
- Hãy nêu yêu cầu của Bài tập 2.
- Gọi học sinh làm bảng con, học sinh dưới lớp –Tổ chức nhận xét bài làm của bạn.Củng cố kt..
Bài 3: (a)
- Yêu cầu học sinh đọc đề bài và hướng dẫn: Để làm đúng bài tập cần quan sát kỹ hình vẽ minh họa, điền các số còn thiếu vào ô trống, sau đó thực hiện tính.
3.Củng cố - Dặn dò. 
- Giáo viên nhận xét giờ học. 
- Học sinh làm BC 
- 1 học sinh nhẩm: 2 cộng 3 bằng 5, 5 cộng 4 bằng 9 và nêu kết quả .
- Học sinh đặt tính và thực hiện phép tính theo cột dọc.
- 1 học sinh lên bảng làm bài, học sinh dưới lớp làm bài vào vở nháp.
-Chưa viết ngay kết quả , cộngkết quả của ba số hạng đầu với số thứ tư rồi mới viết kết quả
Bài 1:Tính
- Học sinh làm bài theo yêu cầu của giáo viên.
- Học sinh làm bài cá nhân.
Bài 2
- Học sinh làm bài cá nhân, 1 học sinh làm bài trên bảng lớp
Bài 3:
a) 12kg + 12kg + 12kg = 36 kg
b) 5l + 5l + 5l + 5l = 20
T3+4:Tập đọc : CHUYỆN BÔN MÙA (2T)
I. Mục tiêu: 
-Đọc rành mạch toàn bài;biết ngắt,nghỉ hơi đúng sau các dấu câu.
-Hiểu ý nghĩa:Bốn mùa xuân,hạ,thu,đông,mỗi mùa mỗi vẻ đẹp riêng,đều có ích cho cuộc sống.
-Trả lời được các câu hỏi 1,2,4
-HS khá giỏi trả lời được câu hỏi 3.
- Giáo dục tình yêu thiên nhiên, đất nước.
II. Chuẩn bị: 
- Bảng phụ ghi nội dung luyện đọc. 
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Bài cũ: Giới thiệu nội dung học kì II
 Bài mới: Giới thiệu bài, ghi mục bài. 
 HĐ1: Luyện đọc: 
+ Đọc mẫu.
-GV đọc mẫu , Hd cách đọc chung
+Đọc từng đoạn:
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp đoạn
- Treo bảng phụ, hướng dẫn đọc câu dài:
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp đoạn (kết hợp sửa lỗi phát âm và tìm hiểu nghĩa các từ chú giải SGK)
+ Đọc từng đoạn trong nhóm:
 - Tổ chức cho các nhóm thi đọc
 GV theo dõi
 - Nhận xét, tuyên dương nhóm đọc tốt
HĐ2: Tìm hiểu bài.
-Yêu cầu học sinh đọc thầm để trả lời lần lượt các câu hỏi trong sách giáo khoa. 
*Đọc thầm đoạn 1 và TLCH
- Bốn nàng tiên trong truyện tượng trưng cho 4 mùa nào trong năm ? 
- GV đưa tranh yêu cầu HS quan sát tranh và tìm ra các nàng tiên trong bài.
- Em hãy cho biết mùa xuân có gì hay theo lời của nàng Đông ? 
- Vì sao xuân về vườn cây nào cũng đâm chồi nảy lộc ? 
- Mùa xuân có gì hay theo lời của bà Đất ? 
- Theo em, lời bà Đất và lời nàng Đông nói về mùa xuân có khác nhau không? 
- Tìm những câu văn trong bài nói về mùa 
hạ? 
- Mùa hạ có gì hay theo lời của nàng Xuân? 
- Mùa hạ có gì hay theo lời của bà Đất? 
 - Mùa nào làm cho trời xanh cao, cho HS nhớ ngày tựu trường
- Mùa thu còn có nét đẹp nào nữa?
- Nàng tiên thứ tư có tên là gì? 
- Nàng Thu nói về nàng Đông như thế nào? (
 Theo lời bà Đất mùa Đông như thế nào? 
- Em thích nhất mùa nào? Vì sao? 
- Bài văn ca ngợi ai và ca ngợi điều gì ?
- Ở địa phương mình có mấy mùa rõ rệt? 
HĐ3: Luyện đọc lại. 
- Yêu cầu học sinh chia nhóm, mỗi nhóm có 6 em nhận các vai trong truyện, tự luyện đọc trong nhóm của mình sau đó tham gia thi đọc giữa các nhóm. 
3.Củng cố - Dặn dò. 
- Nhận xét giờ học.
- Nối tiếp đọc từng đoạn(kết hợp đọc từ khó và nêu nghĩa các từ chú giải SGK)
 - Các nhóm bàn luyện đọc
 - Đại diện các nhóm thi đọc
 - Lớp theo dõi nhận xét, bình chọn 
nhóm đọc tốt
- Cả lớp đọc thầm và lần lượt trả lời câu hỏi.
+ Cả lớp đọc thầm.
 - xuân, hạ, thu, đông.
- HS chỉ từng nàng tiên và nói rõ đặc điểm của mỗi người.(Nàng Xuân cài trên đầu vòng hoa,Nàng Hạ....)
 -Xuân về vườn cây nào cũng đâm chồi, nảy lộc.
- Vào xuân tiết trời ấm áp, có mưa xuân rất thuận lợi cho cây cối phát triển, đâm chồi nảy lộc.
 - Xuân làm cho cây lá tươi tốt.
- Không khác nhau, vì cả hai đều nói lời hay của mùa xuân về cây lá tốt tươi, đâm chồi nảy lộc.
- HS đọc câu văn của nàng Xuân và Bà Đất nói về nàng Hạ.
- Mùa Hạ có nắng,cây trong vườn đơm trái ngọt, HS được nghỉ hè.
- Mùa hạ cho trái ngọt hoa thơm.
+ Mùa thu
+ Mùa thu làm cho bưởi chín vàng, có đêm trăng rằm rước đèn phá cổ.
+ Nàng Đông, đội mũ, quàng khăn dài để chống rét
+ Nàng Đông là người đem lại ánh lửa nhà sàn bập bùng, đem giấc ngủ ấm trong chăn.
+ Cháu có công ấp ủ mầm sống để xuân về cây cối đâm chồi nảy lộc.
+ HS thảo luận cặp đôi và trả lời .
*ND: Bài văn ca ngợi bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Mỗi mùa đều có vẻ đẹp riêng, đều có ích cho cuộc sống.
- Phân vai đọc trong nhóm.
- Đại diện 2 nhóm lên thi đọc toàn truyện.
 Chiều Thứ hai ngày 14 tháng 1 năm 2019
T2. Đạo đức TRẢ LẠI CỦA RƠI ( tiết 1)
I. MỤC TIÊU: Giúp HS :
-Biết nhặt được của rơi tìm cách trả lại cho người bị mất.Trả lại của rơi là thật thà, sẽ được mọi người quý trọng.
- Có thái độ : Quý trọng những người thật thà, không tham của rơi. Đồng tình, ủng hộ và noi gương những hành vi không tham của rơi.
- Hành vi :Trả lại của rơi khi nhặt được.
II. CHUẨN BỊ
-Nội dung tiểu phẩm cho hoạt động 1 – Tiết 1.
-Phiếu học tập (Hoạt động 2 – Tiết 1).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1:PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG
- GV yêu cầu một số nhóm HS chuẩn bị trước tiểu phẩm lên trình bày trước lớp.
- Nhận xét cách giải quyết tình huống của các nhóm.
- Đưa ra đáp án đúng: Ở trong tình huống này, hai bạn HS nên trả lại ví 
- Một số HS trình bày tiểu phẩm.
- Nội dung:
* Hai bạn HS vào cửa hàng mua sách báo. Một người phụ nữ sau khi mua, đánh rơi ví tiền. Trong lúc đó sạp báo lại rất đông khách, chẳng ai để ý đến hai bạn cả.
- Nêu câu hỏi: Hai bạn HS phải làm gì bây giờ?
hàng, nhờ bác trả lại giúp cho người phụ nữ.
Kết luận: Khi nhặt được của rơi, cần trả lại cho người mất.
Hoạt động 2:NHẬN XÉT HOẠT ĐỘNG
- Phát phiếu cho các nhóm HS.
- GV nhận xét các ý kiến của HS.
Kết luận:Nhặt được của rơi cần trả lại cho người mất. Làm như thế sẽ không chỉ mang lại niềm vui cho người khác mà còn mang lại niềm vui cho chính bản thân mình
Hoạt động 3:TRÒ CHƠI “NẾU...THÌ
- GV phổ biến luật chơi:Hai dãy chia làm hai đội. Dãy giữa làm ban giám khảo. GV phát giấy cho 2 dãy các mảnh bìa ghi sẵn các câu; nhiệm vụ của các đội phải tìm được cặp từ tương ứng để ghép thành các câu đúng.
- Các nhóm HS thảo luận, đưa ra cách giải quyết tình huống và chuẩn bị sắm vai.
- Một vài nhóm HS lên sắm vai.
- Các nhóm trao đổi, nhận xét, bổ sung.
- Các nhóm HS nhận phiếu, thảo luận cùng làm phiếu.
 PHIẾU HỌC TẬP
Đánh dấu x vào ô trước ý kiến em cho là đúng (giải thích).
a) Trả lại của rơi là thật thà, tốt bụng.
b) Trả lại của rơi là ngốc nghếch.
c) Chỉ trả lại của rơi khi món đồ đó có giá trị.
d) Trả lại của rơi sẽ mang lại niềm vui cho người mất và cho chình bản thân mình.
đ) Không cần trả lại của rơi.
- Các nhóm HS trình bày kết quả và có kèm theo giải thích.
- Các nhóm trao đổi, nhận xét, bổ sung.
+ Nếu em nhặt được ví tiền
thì em sẽ gữi trả lại người mất.
+ Nếu em nhặt được hộp màu bạn bỏ quên trong ngăn bàn
thì em sẽ đem nộp cho cô Tổng phụ
T3. Tự nhiên và Xã hội Bài 19 : ĐƯỜNG GIAO THÔNG
I.Mục tiêu
-Kể được tên các loại đường giao thông và một số phương tiện giao thông.
Nhận biết được một số biển báo giao thông.
- Biết được sự cần thiết phải có một số biển báo giao thông trên đường.
- Kỹ năng kiên định: từ chối hành vi sai luật lệ giao thông.
- Kỹ năng ra quyết định : nên và không nên làm gì khi gặp một số biển báo giao thông. Phát triển kỷ năng giao tiếp thông qua các hoạt động học tập.
II .PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Tranh ảnh trong SGK trang 40, 41. Năm bức tranh khổ A3 vẽ cảnh: Bầu trời trong xanh, sông, biển, đường sắt, một ngã tư đường phố, trong 5 bức tranh này chưa vẽ các phương tiện giao thông. Năm tấm bìa: 1 tấm ghi chữ đường bộ, 1 tấm ghi đường sắt, 2 tấm ghi đường thuỷ, 1 tấm ghi đường hàng không. Sưu tầm tranh ảnh các phương tiện giao thông.
- SGK, xem trước bài.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
 Hoạt động của Thầy
 Hoạt động của Trò
1. Khởi động
2. Bài cũ: Giữ gìn trường học sạch đẹp.
+Trường học sạch đẹp có tác dụng gì?
+ Em cần làm gì để giữ gìn trường lớp sạch đẹp?
- GV nhận xét.
3. Bài mới 
a.Giới thiệu bài – ghi tựa : Đường giao thông
b Kết nối
 Hoạt động 1: Nhận biết các loại đường giao thông
Bước 1:
Dán 5 bức tranh khổ A3 lên bảng.
Bức tranh thứ nhất vẽ gì?
Bức tranh thứ 2 vẽ gì?
Bức tranh thứ 3 vẽ gì?
Bức tranh thứ 4 vẽ gì?
Bức tranh thứ 5 vẽ gì?
Bước 2:
-Gọi 5 HS lên bảng, phát cho mỗi HS 1 tấm bìa (1 tấm ghi đường bộ, 1 tấm ghi đường sắt, 2 tấm ghi đường thủy, 1 tấm ghi đường hàng không). Yêu cầu: Gắn tấm bìa vào tranh cho phù hợp.
Bước 3:
-Kết luận: Trên đây là 4 loại đường giao thông. Đó là đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường không. Trong đường thủy có đường sông và đường biển.
 Hoạt động 2: Nhận biết các phương tiện giao thông
Bước 1:
- Treo ảnh trang 40 H1, H2
- Hướng dẫn HS quan sát ảnh và trả lời câu hỏi:
+Bức ảnh 1 chụp phương tiện gì?
+Ô tô là phương tiện dành cho loại đường nào?
+Bức ảnh 2: Hình gì?
+Phương tiện nào đi trên đường sắt?
Mở rộng:
+ Kể tên những phương tiện đi trên đường bộ.
+ Phương tiện đi trên đường không?
+Kể tên các loại tàu thuyền đi trên sông hay biển mà con biết?
- Kể tên các loại đường giao thông có ở địa phương.
- Kết luận: Đường bộ là đường dành cho người đi bộ, xe ngựa, xe đạp, xe máy, ô tô, Đường sắt dành cho tàu hỏa. Đường thủy dành cho thuyền, phà, ca nô, tàu thủy Đường hàng không dành cho máy bay.
 Hoạt động 3: Nhận biết các biển báo giao thông.
Bước 1:
-Hướng dẫn HS quan sát 5 loại biển báo được giới thiệu trong SGK.
Ví dụ:
+Biển báo này có hình gì? Màu gì?
+Đố bạn loại biển báo nào thường có màu xanh?
+Loại biển báo nào thường có màu đỏ?
+Bạn phải làm gì khi gặp biển báo này?
Bước 2: Liên hệ thực tế:
+Trên đường đi học em có nhìn thấy biển báo không? Nói tên những biển báo mà em đã nhìn thấy.
+Theo em, tại sao chúng ta cần phải nhận biết một số biển báo trên đường giao thông?
-Kết luận: Các biển báo được dựng lên ở các loại đường giao thông nhằm mục đích bảo đảm an toàn cho người tham gia giao thông. Có rất nhiều loại biển báo trên các loại đường giao thông khác nhau. Trong bài học chúng ta chỉ làm quen với một số biển báo thông thường.
Hoạt động 4: Trò chơi: Đối đáp nhanh về hiểu biết luật GTĐB
-GV gọi 2 tổ lên bảng, xếp thành hàng, quay mặt vào nhau (số HS phải bằng nhau).
-HS chơi như vậy lần lượt đến hết hàng.
-Tổ nào có nhiều câu trả lời đúng thì tổ đó thắng.
-GV nhận xét. Tuyên dương.
4. Củng cố – Dặn dò 
Cho HS trả lời các câu hỏi trong SGK.
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: 
Hát
HS nêu. Bạn nhận xét.
- HS nhắc lại
-Quan sát kĩ 5 bức tranh.
Trả lời câu hỏi:
Cảnh bầu trời trong xanh.
Vẽ 1 con sông.
Vẽ biển.
Vẽ đường ray.
Một ngã tư đường phố.
Gắn tấm bìa vào tranh cho phù hợp.
Nhận xét kết quả làm việc của bạn.
-Làm việc theo cặp.
Quan sát ảnh.
Trả lời câu hỏi.
Ô tô.
Đường bộ.
Hình đường sắt.
Tàu hỏa.
Trao đổi theo cặp.
Ô tô, xe máy, xe đạp, xe buýt, đi bộ, xích lô, 
Máy bay, dù (nhảy dù), tên lửa, tàu vũ trụ.
Tàu ngầm, tàu thủy, thuyền thúng, thuyền có mui, thuyền không mui, 
HS nêu.
-HS chỉ và nói tên từng loại biển báo. Hướng dẫn các em cách đặt câu hỏi để phân biệt các loại biển báo.
 Sáng thứ ba ngày 15 tháng 1 năm 2019
T1.Kể chuyện: CHUYỆN BỐN MÙA
I. Mục tiêu:
- Dựa theo tranh gợi ý dưới mỗi tranh, kể lại được đoạn một(BT1); biết kể nối tiếp
 từng đoạn của câu chuyện(BT2).
- HS khá, giỏi thực hiện được BT3.- Giáo dục tình yêu thiên nhiên, đất nước.
II. Chuẩn bị: Tranh minh họa, có thể một vài trang phục đơn giản cho hs đóng vai các nhân vật để dựng chuyện, bảng các câu hỏi cần gợi ý.
-Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1.Bài cũ:
Y/c 4-5 hs nói tên truyện đã học ở HKI mà em thích .
2. Bài mới: Giới thiệu , ghi mục bài: * HĐ1:Hướng dẫn kể lại từng đoạn theo tranh.
- Một hs đọc yêu cầu trước lớp
- Hướng dẫn HS quan sát 4 tranh trong SGK, đọc lời bắt đầu đoạn dưới mỗi tranh, nhận ra từng nàng tiên Xuân, Hạ, Thu, Đông.
+Kể chuyện từng đoạn trước lớp.
- Kể nối tiếp toàn bộ câu chuyện: 
 -GVHD hs nói lời câu mở đầu của câu chuyện
- Từng HS lần lượt kể toàn bộ câu chuyện.
 - Bình chọn cá nhân, nhóm kể hay nhất
HĐ2: Dựng lại câu chuyện theo các vai.
- GV cho hs nhắc lại: Thế nào là dựng lại câu chuyện theo vai?
- GV cùng 2 HS thực hành dựng lại nội dung 4 dòng đầu, làm mẫu cho hs
-YC từng nhóm phân vai thi kể trước lớp.
Cách thi: Chọn mỗi nhóm 1 đại diện nhập 1 vai, đại diện nhóm nào nhập vai tốt thì nhóm đó thắng.( mỗi nhóm cử 1 hs làm giám khảo, cho điểm vào bảng con)
3. Củng cố – Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
 - HS nêu
- Một hs đọc yêu cầu, cả lớp đọc thầm
- Cả lớp quan sát 4 tranh.
- Đọc thầm từ ngữ đầu đoạn dưới mỗi tranh, nối tiếp nhau kể trong nhóm.
- Đại diện các nhóm lên kể chuyện trước lớp
-4 em lần lượt TL, sau đó 1 em kể lại lời bà Đất.
- HS lần lượt kể toàn bộ câu chuyện.
-Là kể lại câu chuyện bằng cách để mỗi nhân vật tự nói lời của mình.
-Xem mẫu
- Từng nhóm HS phân vai, thi kể chuyện trước lớp.
T2. Chính tả (nghe viết): CHUYỆN BỐN MÙA
I. Mục tiêu: 
-Chép chính xác bài chính tả,trình bày đúng đoạn văn xuôi. Bài viết sai không quá 5 lỗi
-Làm được bài tập(2)a/b,hoặc bài (3) a/b, phân biệt n/l, dấu hỏi/dấu ngã.
- Giáo dục ý thức giữ vở sạch viết chữ đẹp.
II. Chuẩn bị: - Bảng phụ . 
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Bài cũ : 
-Kiểm tra dụng cụ học tập của HS.
2. Bài mới : Giới thiệu, ghi mục bài:
 HĐ1: Hướng dẫn viết chính tả: 
+Tìm hiểu nội dung đoạn văn:
-GV đọc bài viết 1 lần.
- Đoạn viết này là lời của ai trong chuyện bốn mùa ? 
- Bà Đất nói về các mùa ntn ? 
+Hướng dẫn cách trình bày:
-Đoạn văn có mấy câu?
- Đoạn chép có những tên riêng nào? 
- Những tên riêng ấy phải viết như thế nào? 
+ Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu HS tìm đọc các từ khó viết trong bài. 
- GV đọc cho HS viết một số từ khó viết.
-GV theo dõi chỉnh sửa cho HS
+Viết bài vào vở :
- Nhắc nhở hs tư thế viết đúng,...
-GV đọc cho HS viết bài , soát lỗi
- GV đọc lại bài , đọc chậm, dừng lại và phân tích các từ khó viết cho hs soát lỗi
 + Thu bài nhận xét, sửa lỗi
HĐ2:Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 2:b 
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài 2b.
- Hướng dẫn HS làm bài.
 - Nhận xét , chốt bài đúng
 + Kiến cánh vỡ tổ bay ra.
 + Bão táp mưa sa gần tới.
 + Muốn cho lúa nảy bông to
 +Cày sâu, bừa kĩ, phân gio cho nhiều.
Bài 3: b
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập
-Tổ chức trò chơi: Thi tìm trong bài chuyện 4 mùa các chữ có dấu ?, ~
- Hướng dẫn HS chia nhóm tìm theo yc,sau 2 phút cử đại diện báo cáo kết quả, nhóm nào tìm được nhiều từ hơn sẽ thắng
3. Củng cố – Dặn dò :
-Nhận xét tiết học
- Lắng nghe.
- 1HS đọc lại.
- Lời bà Đất 
- Bà khen các nàng Tiên mỗi người một vẻ, đều có ích, đều đáng yêu.
-Đoạn văn có 4 câu.
-HS trả lời .
Viết hoa chữ cái đầu
- HS nêu , ( tên riêng, tựu trường....)
Cho 1 số em phát âm lại
- 1 HS lên bảng, lớp viết bảng con.
- Viết bài vào vở.
- Đổi vở chấm lỗi.
-
Bài 2:b 
- 1 HS đọc yêu cầu bài
- Lớp làm vào vở: 2 HS lên bảng làm thi đua
Bài 3: b Tìm các chữ có dấu hỏi, chữ có dấu ngã.
 Cả lớp hoạt động nhóm để tìm sau đó cả lớp cùng kiểm tra kq : nảy lộc,nghỉ hè,, phá cỗ, chẳng ai yêu,thủ thỉ, bếp lửa, giấc ngủ, mỗi, ấp ủ)
T3. Toán : PHÉP NHÂN
I. Mục tiêu :
- Nhận biết tổng của nhiều số hạng bằng nhau.
- Biết chuyển tông của nhiều số hạng bằng nhau bằng phép nhân.
- Biết đọc viết kí hiệu của phép nhân.
- Biết cách tính kết quả của phép nhân dựa vào phép cộng.
- HS làm các bài tập Bài 1; Bài 2; (Bài 3 dành cho HS K-G)
- GD HS chăm học
II. Chuẩn bị: 
- Bảng phụ. 10 chấm tròn.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Bài cũ: 
Tính: 15 + 15 + 15 + 15= ; 
+ 24 + 24 + 24=
-Nhận xét và cho điểm HS.
2. Bài mới :Giới thiệu , ghi mục bài 
HĐ1: HD HS nhận biết về phép nhân
+ HS thao tác cùng GV 
-Lấy tấm bìa có 2 chấm tròn hỏi :
? Tấm bìa có mấy chấm tròn? 
- Cho HS lấy 5 tấm bìa như thế và nêu câu hỏi 
?Muốn biết có tất cả bao nhiêu chấm tròn ta phải làm sao ? 
- Các số hạng của tổng như thế nào?
GV giới thiệu : 2 + 2 + 2 + 2 + 2 là tổng của 5 số hạng, mỗi số hạng đều bằng 2, ta chuyển thành phép nhân, viết như sau: 
 2 x 5 = 10 
- Đọc là “ Hai nhân năm bằng mười và giới thiệu dấu x gọi là dấu nhân .
GV giúp HS tự nhận ra, khi chuyển từ tổng : 
 2 + 2 + 2 + 2 + 2 = 10 
thành phép nhân 2 x 5 = 10 
thì 2 là một số hạng của tổng, 5 là số các số hạng của tổng, viết 2 x 5 để chỉ 2 được lấy 5 lần . Như vậy, chỉ có tổng các số hạng bằng nhau mới chuyển được thành phép nhân .
*Yêu cầu HS chuyển tổng thành phép nhân
 2+2+2+2+2+2=12
HĐ 2: Thực hành.
Bài 1:
- Cho HS xem tranh vẽ để nhận ra:
a) 4 được lấy 2 lần , tức là : 4 + 4 = 8 và chuyển thành phép nhân sau : 4 x 2 = 8 
b) , c) làm tương tự như phần a 
Bài 2: Viết phép nhân
GV hướng dẫn: 
 4+4+4+4+4 =?
-Yêu cầu viết thành phép nhân
?Vì sao em viết như thế?
-HS làm các bài còn lại
-Nhận xét , khắc sâu kiến thức
3. Củng cố – Dặn dò 
Nhận xét tiết học.
- 2 học sinh lên bảng , còn lại làm bảng con.
- 2 chấm tròn 
- HS lấy 5 tấm bìa 
- HS trả lời 
- Lấy 2 + 2 + 2 + 2 + 2 = 10 (chấm tròn) 
HS nhận xét: Các số hạng bằng nhau 
- HS thực hành đọc, viết phép nhân 
-Hs 2x6 = 12
Bài 1
-b/ 5 được lấy 3lần :5+5+5=15
 5 x 3=15
c/ 3 được lấy 4 lần : 3+3+3+3=12
 3 x 4 = 12
Bài 2
4+4+4+4+4 = 20 4 x 5 =20
 Chiều thứ ba ngày 15 tháng 1 năm 2019
 T1.Tập đọc: THƯ TRUNG THU 
I. Mục tiêu:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
 - Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng nhịp thơ.
- Giọng đọc diễn ta được tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi: vui, đầm ấm, đầy tình thương yêu. .
	 2. Rèn kĩ năng đọc – hiểu:
 - Hiểu nghĩa các từ chú giải cuối bài đọc.
- Hiểu nghĩa nội dung lời thư và lời bài thơ. Cảm nhận được tình thương yêu của Bác Hồ đối với các em. Nhớ lời khuyên của Bác, yêu Bác.
- Học thuộc lòng bài thơ.
3. Giáo dục: Biết yêu vẻ đẹp của từng mùa, vì mỗi mùa đều có ích cho cuộc sống.
* GDTTĐĐ HCM (bộ phận):Giúp HS hiểu được tình cảm âu yếm, yêu thương đặc biệt của BH với TN và của TN với BH. Nhớ lời khuyên của Bác. Yêu Bác.
*GDKNS: KN Tự nhận thức ; KN Lắng nghe tích cực. 
*GDANQP: Kể chuyện về hình ảnh Bác Hồ dành cho các cháu thiếu nhi trong dịp Tết Trung thu
 II. Chuẩn bị: Tranh minh họa bài đọc; Bảng phụ chép sẵn câu thơ luyện đọc. 
 III. Các hoạt động dạy-học :
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
1. Kiểm tra bài cũ :
 - Gọi 2 HS đọc tiếp nối nhau bài 
“ Chuyện bốn mùa” và trả lời câu hỏi nội dung đoạn văn vừa đọc..
2. Bài mới: Giới thiệu , ghi mục bài: 
HDD1: Luyện đọc. 
+ Giáo viên đọc mẫu toàn bài.
+ Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
Đọc từng đoạn trước lớp:2 đoạn: đoạn 1 phần văn xuôi, đoạn 2 thơ
- Hướng dẫn đọc đúng cách ngắt nhịp câu 
 Ai yêu/ các nhi đồng/ 	
 Bằng/ Bác Hồ Chí Minh?//
 Tính các cháu/ ngoan ngoãn,/
 Mặt các cháu/ xinh xinh.//
 Mong các cháu/ cố gắng /
 Thi đua/ học và hành.//
 Để/ tham gia kháng chiến,/
 Để/ gìn giữ hòa bình.//
- Yêu cầu HS đọc tiếp nối từng đoạn trong bài(kết hợp sữa lỗi phát âm)
-Giúp HS hiểu nghĩa từ mới.( Trung thu, thi đua,hành, kháng chiến, hòa bình,...)
+ Đọc từng đoạn trong nhóm.
. Thi đọc giữa các nhóm.
+ Đọc cả bài
HĐ2. Hướng dẫn tìm hiểu bài.
+Y/C đọc đoạn đầu bức thư
- Mỗi tết trung thu, Bác Hồ nhớ tới ai?
- Những câu thơ nào cho biết Bác Hồ rất yêu thiếu nhi? (K)
- Câu thơ của Bác là một câu hỏi, câu hỏi đó nói lên điều gì? (K)
( đưa tranh )
- Theo Bác, các cháu thiếu nhi là những người ntn?
- Bác khuyên các em làm những điều gì?
(TB)
-Kết thúc bài thơ, Bác viết lời chào các cháu như thế nào? (K)
-GV: BH rất yêu thiếu nhi....
 HĐ3:Học thuộc lòng bài thơ.
- Treo bảng phụ và y/c hs đọc lại bài, xóa dần ... cho hs đọc thuộc
- Hướng dẫn các em cách đọc toàn bài thơ.
- Tổ chức cho cả lớp học thuộc lòng bài thơ.
- Tổ chức HS thi đọc thuộc lòng bài thơ.
3. Củng cố – Dặn dò :
*Gv:GDANQP: Kể chuyện về hình ảnh Bác Hồ dành cho các cháu thiếu nhi trong dịp Tết Trung thu
*LH:BH rất yêu quý thiếu nhi vậy tình cảm của thiếu nhi đối với Bác ra sao?
- Nhắc HS nhớ lời khuyên dạy của Bác Hồ.
-Nhận xét tiết học:
-2HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
- Theo dõi bài đọc ở SGK.
- Luyện phát âm đúng.
-Đọc ngắt nhịp đúng.
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trước lớp kết hợp đọc từ khó.
- HS nêu chú giải
- Đọc cặp đôi
- Thi đọc giữa các nhóm
- 1 HS đọc cả bài
-cả lớp đọc thầm
- ....nhớ tới các cháu nhi đồng.
- Ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh. tính các cháu ngoan ngoãn xinh xinh.
-Đều ngoan ngoãn xinh xinh
- Khuyên thiếu nhi cố gắng thi đua học hành, tuổi nhỏ làm việc nhỏ.
- Hôn các cháu! Hồ Chí Minh.
- Theo dõi.
- Đọc thuộc lòng bài thơ.
- Đại diện các nhóm lên thi đọc thuộc lòng bài thơ.
-Thiếu nhi cũng rất yêu quý BH
-.... Làm tốt 5 điều BH dạy
 T3.Tự học: HOÀN THÀNH BÀI TẬP
I.Mục tiêu:
- Giúp HS hoàn thành các bài tập Toán , TV trong ngày
II. Chuẩn bị:Bảng con, VBT
III.Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
GV giúp HS hoàn thành BT ở lớp
+Tiếng Việt:
 +Toán:
 + Làm thêm bài tập nâng cao:
-GV nhận xét , chữa bài
+HS làm bài: ............................................
..................................................................
+HS làm bài: ............................................
..................................................................
Bài 1: Đoạn thẳng AB dài 27 cm và dài hơn đoạn thẳng BC 8 cm . Hỏi đoạn thẳng BC dài bao nhiêu xăng-ti-mét ?
Bài 2: Mai năm nay 12 tuổi và nhiều hơn em 4 tuổi. Hỏi hai năm nữa em của Mai bao tuổi ?
 Sáng thứ tư ngày 16 tháng 1 năm 2019
T1.Luyện từ và câu : TỪ NGỮ VỀ CÁC MÙA. 
 ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI "KHI NÀO ?"
I.Mục tiêu 
- Biết gọi tên các tháng trong năm(BT1) . Xếp được các ý theo bà Đất trong Chuyện bốn mùa phù hợp với từng mùa trong năm (BT2).
- Biết đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ Khi nào (BT3).
- HS khá , giỏi làm được các BT. 
- Bồi dưỡng cho HS tính yêu thiên nhiên, đất nước.
II. Chuẩn bị: 
 - Bảng phụ kê sẵn bài tập 2, SGK.
- Mẫu câu bài tập 3.
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Bài cũ:
2. Bài mới: Giới thiệu , ghi mục bài.
HD bài tập.
Bài 1: Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập 1 trong SGK.
-Yêu cầu HS chia nhóm và làm việc theo nhóm để giải quyết yêu cầu bài tập.
-Gọi đại diện nhóm trình bày.
-Yêu cầu HS làm bài vào vở Bài tập 
-Nhận xét , chốt kết quả đúng .
Bài 2:Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
Hỏi: Mùa nào cho chúng ta hoa thơm và trái ngọt ?
Hướng dẫn: Vậy ta viết vào cột mùa hạ là làm cho hoa thơm trái ngọt.
Yêu cầu HS làm tiếp bài tập, gọi 1 HS lên bảng làm 
Nhận xét , chốt kết quả đúng .
Bài 3: Yêu cầu 2 HS đọc đề bài.
Tổ chức cho HS chơi trò chơi hỏi đáp.
+ Chia lớp thành hai nhóm.
+ Nêu cách chơi: Hai đội thay phiên nhau đặt câu hỏi và trả lời. Đầu tiên, cả hai đội cùng trả lời câu hỏi: Tết cổ truyền của dân tộc ta vào mùa nào ?
- Nhận xét , chốt kết quả đúng ,khác sâu bộ phận TLCH khi nào là từ chỉ thời gian
3.Củng cố - Dặn dò
-Nhận xét tiết học:
. Bài 1: Nêu các tháng trong năm...
mùa xuân: tháng 1, tháng 2, tháng 3
mùa hạ: tháng 4 ,tháng 5, tháng 6
mùa thu : tháng 7, tháng 8, tháng 9
mùađông : tháng 10, tháng 11, tháng 12
Bài 2
a/ Mùa hạ làm cho hoa thơm trái ngọt.
b/: Mùa xuân c/e mùa thu d/mùa đông
Bài 3
- 2 HS đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi bài trong SGK.
+Đầu tháng 6(hết tháng 5,...)
+Mùa thu,(tháng 8,...)
+Mẹ thường khen em khi em được diểm tốt , (khi em ngoan,..)
T2.Tập viết : CHỮ HOA :P
I. Mục tiêu: 
- Biết viết hoa chữ cái P (1 dòng cỡ vừa và 1 dòng cỡ nhỏ). 
- Biết viết chữ và câu ứng tương đối dụng: Phong (1dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ) “Phong cảnh hấp dẫn” 3 lần. 
- Chữ viết rõ ràng, liền mạch và đều nét.
- Giáo dục ý thức giữ gìn chữ viết sạch đẹp
II. Chuẩn bị: Chữ mẫu trong bộ chữ. Bảng con
III. Các hoạt động dạy, học chủ yếu: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Bài cũ: 
- Kiểm tra bài viết ở nhà của học sinh.
2. Bài mới: Giới thiệu bài, ghi mục bài. 
HĐ1: Hướng dẫn viết bảng . 
+Hướng dẫn học sinh viết Chữ hoa: P
- Cho HS Phân tích chữ mẫu. 
 Giáo viên viết mẫu lên bảng vừa viết vừa phân tích cho học sinh theo dõi. P
-Yêu cầu học sinh viết bảng con. 
+ Hướng dẫn HS viết cụm từ ứng dụng. 
- Yêu cầu HS đọccụm từ ứng dụng: 
 Phong cảnh hấp dẫn
- Giải nghĩa từ ứng dụng: 
-Viết mẫu và HD nối nét từ chữ P sang chữ h
-Yêu cầu học sinh viết bảng con. 
HĐ2: Hướng dẫn viết vào vở 
-Yêu cầu HS viết bài
- Giáo viên theo dõi uốn nắn, giúp đỡ học sinh chậm theo kịp các bạn. 
- Chấm ,nhận xét bài viết: Giáo viên thu 7, 8 bài chấm rồi nhận xét cụ thể. 
3: Củng cố - Dặn dò. 
- Nhận xét giờ học. 
- Học sinh lắng nghe. 
- Học sinh quan sát mẫu. 
- Học sinh theo dõi nêu cấu tạo số nét. 
-HS viết bảng con chữ P . 
- Học sinh đọc cụm từ. 
- HS nêu nghĩa từ. 
- Luyện viết chữ Phong vào bảng con. 
- Học sinh viết vào vở theo yêu cầu của giáo viên. 
- Tự sửa lỗi. 
 T3. Thủ công CẮT, GẤP, TRANG TRÍ THIỆP CHÚC MỪNG
 (Tiết 1)
I.MỤC TIÊU: 
 - Biết cách cắt, gấp trang trí thiếp chúc mừng.
 - Cắt, gấp và trang trí được thiếp chúc mừng. Có thể gấp, cắt thiếp chúc mừng theo khích thước tùy chọn. Nội dung và hình thức trang trí có thể đơn giản.
- Với HS khéo tay: cắt, gấp, trang trí được thiếp chúc mừng và hình thức trang trí phù hợp, đẹp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: vật mẫu , giấy Tc, kéo, hồ dán...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Ổn định: 
2. Kiểm tra bài cũ:
 - Kiểm tra dụng cụ học tập của HS
 - Nhận xét.
3. Bài mới:
 * Giới thiệu : GV ghi tựa bài lên bảng
 * HD HS quan sát và nhận xét
 - Giới thiệu hình mẫu 
 + Thiếp chúc mừng có hình gi?
 + Mặt thiếp có trang trí và ghi nội dung chúc mừng ngày gì?
* Em hãy kể những thiếp chúc mừng mà em biết?
 - GV nêu các loại thiếp thông thường thiếp chúc mừng năm mới, chúc mừng sinh nhật, chúc mừng 8/3.
 - Đưa từng loại thiếp cho HS quan sát.
 - Thiếp chúc mừng gởi tới người nhận bao giờ cũng được đặt trong phong bì.
 b) Hướng dẫn mẫu:
* Bước 1: Cắt gấp thiếp chúc mừng
 - Cắt tờ giấy màu hình chữ nhật có chiều dài20 ô, rộng 15 ô.
 - Gấp đôi tờ giấy theo chiều rộng được hình thiếp chúc mừng có kích thước rộng 10 ô, dài 15 ô. ( H.1)
 * Bước 2: Trang trí thiếp chúc mừng
 - Tuỳ thuộc vào ý nghĩa của thiếp chúc mừng mà người ta trang trí khác nhau
 - Để trang trí thiếp có thể vẽ hình, xé, dán hoặc cắt dán hình lên mặt ngoài thiếp và chữ viết chúc mừng bằng tiếng việt.
 4. Củng cố: 
- Gọi HS nhắc lại tên bài học?
- Giáo dục HS biết làm thiệp chúc mừng và hiểu được ý nghĩa của thiệp chúc
5 . Nhận xét – Dặn dò:
 - Nhận xét tiết học	
- Tuần sau mang đủ dụng cụ học gấp, cắt, dán phong bì”.
- hát
-HS nhắc lại tựa bài
- HS quan sát trả lời
-Nêu ý kiến
Quan sát từng loại thiếp
Tập cát gấp trang trí thiếp chúc mừng.
T4. Toán : THỪA SỐ - TÍCH
I. Mục tiêu: 
 -Biết thừa số,tích
 -Biết viết tổng các số hạng bằng nhau dưới dạng tích và ngược lại.
 -Biết cách tính kết quả của phép nhân dựa vào phép cộng.
 -Bài tập cần làm:bài 1(b,c),bài 2b,bài 3.Các bài dành cho HS khá giỏi(bài1a,bài2a).
- Ham thích học Toán. Tính đúng , nhanh, chính xác.
II. Chuẩn bị: Bảng phụ. Bảng con;Vở bài tập. 
III. Các hoạt động dạy, học : 
Hoạt động của giáo vin
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bi cũ: 
 5 + 5 + 5 + 5 = 5 x ...
 4 x 5 = 4 + ...
- Nhận xét bài
2. Bài mới: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
HĐ1: Giới thiệu cc thnh phần của php nhn 
Ví dụ: 2 x 5 = 10 
 -Trong phép nhân:
+ 2 (chỉ vào 2)gọi l thừa số(gắn tấm bìa thừa số) ngay dưới 2,
+ 5 cũng gọi l thừa số
+10 gọi l tích(gắn tấm bìa tích dưới 10).
 Thừa số Thừa số Tích
 | | |
 2 x 5 = 10
 Tích 
-Chỉ vào từng số 2,5,10 gọi HS nêu tên từng thành phần của phép nhân (thừa số - thừa số -tích).
 -Lưu ý HS:2x5=10,10 là tích:
 2x5 cũng gọi l tích.
 HĐ2: Thực hành
Bài 1: (b,c)Yêu cầu 1 em nêu đề bài .
- Viết lên bảng:3 + 3 + 3 + 3 + 3.
-YC HS đọc
- Tổng trên có mấy số hạng? Mỗi số hạng bằng bao nhiêu? 
- Vậy 3 được lấy mấy lần?
- Hãy viết tích tương ứng với tổng trên?
- Yêu cầu 3 em lên bảng làm bài .
- Mời HS khác nhận xét bài bạn.
- YC nêu tên thành phần của các phép nhân 
- Giáo viên nhận xét đánh giá
Bài 2: (b) Gọi một em nêu yêu cầu đề bài .
 - Viết lên bảng : 6 x 2 Yêu cầu HS đọc lại 
 - 6 nhân 2 còn có nghĩa là gì?
 - Vậy 6 x 2 tương ứng với tổng nào?
 - 6 cộng 6 bằng mấy? 
 - Vậy 6 nhân 2 bằng mấy?
 - Yêu cầu nêu cách chuyển tích trên thành tổng nhiều số hạng bằng nhau.
 - YC lớp HĐ N2 làm tiếp phần còn lại.
 - Nhận xét bài làm của học sinh và sữa chữa
Bài 3: Viết phép nhân (theo mẫu).
 - YC lớp viết các phép tính vào v

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_cac_mon_lop_2_tuan_19.docx