Giáo án các môn lớp 2 - Tuần 34

Giáo án các môn lớp 2 - Tuần 34

T2. Toán ÔN TẬP VỀ PHÉP NHÂN VÀ PHÉP CHIA.

 I. Mục tiêu:

 - Thuộc bảng nhân và bảng chia 2,3,4,5 để tính nhẩm

- Biết tính giá trị của biểu thức có hai dấu phép tính( trong đó có một dấu nhân hoặc phép chia, nhân chia trong phạm vi bảng tính đã học

- Biết tìm số bị chia, tích

- Biết giải bài toán có một phép nhân

- Bài tập cần làm: BT1(a); BT2(dòng 1); BT3; BT5

 II. Đồ dùng dạy học:

- GV: Bảng phụ, phấn màu.

 III. Các hoạt động dạy học:

 Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò

 

doc 26 trang thuychi 3550
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 2 - Tuần 34", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 34 	 
 Sáng thứ hai ngày 6 tháng 5 năm 2019
T1. GDTT CHÀO CỜ
T2. Toán ÔN TẬP VỀ PHÉP NHÂN VÀ PHÉP CHIA.
 I. Mục tiêu:
 - Thuộc bảng nhân và bảng chia 2,3,4,5 để tính nhẩm
- Biết tính giá trị của biểu thức có hai dấu phép tính( trong đó có một dấu nhân hoặc phép chia, nhân chia trong phạm vi bảng tính đã học
- Biết tìm số bị chia, tích
- Biết giải bài toán có một phép nhân
- Bài tập cần làm: BT1(a); BT2(dòng 1); BT3; BT5	
 II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Bảng phụ, phấn màu.
 III. Các hoạt động dạy học:	
 Hoạt động của Thầy
 Hoạt động của Trò
1.Bài cũ : 
-Chữa bài 4 Tiết ôn tập về phép cộng và phép trừ.
-GV nhận xét 
2. Bài mới: Giới thiệu , ghi mục bài
Hướng dẫn ôn tập.
Bài 1:
-Nêu yêu cầu của bài tập, sau đó cho HS tự làm bài, nối tiếp nêu kết quả
-Yêu cầu HS làm tiếp phần b.
-Yêu cầu HS nêu cách tính nhẩm của từng con tính.
- Nhận xét, gọi HS đọc các phép tính.
Bài 2:
-Nêu yêu cầu của bài và cho HS tự làm bài.
-Yêu cầu HS nêu cách thực hiện của từng dãy tính trong bài.
- Nhận xét ,củng cố kt thứ tự thực hiện các phép tính.
Bài 3:
-Gọi 1 HS đọc đề bài.
-Yêu cầu HS tự giải , chữa bài
-Tại sao lại thực hiện phép nhân 3 x 8?
- Chữa bài, củng cố giải toán có chứa phép nhân.
Bài 5:
-Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì?
-Yêu cầu HS tự làm bài và nêu cách làm của mình. -Nhắc lại cách tìm số bị chia, thừa số.
- Nhận xét củng cố lại kiến thức..
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
HS sửa bài, bạn nhận xét.
Bài 1: Tính nhẩm
a/ 2 x 8 = 16 b/ 20 x 4 = 80
3 x 9 = 27 80 : 4 = 20
4 x 5 = 20 30 x 3 = 90
5 x 6 = 30 90 : 3 =30
-2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài 2: Tính 
4 x 6 + 16 = 24 + 16
 = 40
5 x 7 + 25 = 35 + 25
 = 60
Bài 3
-Vì có tất cả 8 hàng, mỗi hàng có 3 HS, như vậy 3 được lấy 8 lần nên ta thực hiện phép tính nhân 3 x 8.
Bài giải
	Số HS của lớp 2A là:
	3 x 8 = 24 (học sinh)
	Đáp số: 24 học sinh.
Bài 5 Tìm x.
X : 3 = 5 5 x X = 35
X = 5 x 3 X = 35 : 5
X = 15 X = 7
T3+4. Tập đọc NGƯỜI LÀM ĐỒ CHƠI
 I. MỤC TIÊU :
- Đọc rành mạch toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.
- Hiểu ND: Tấm lịng nhn hậu, tình cảm quý trọng của bạn nhỏ đối với bác hàng xóm làm nghề nặn đồ chơi. (trả lời được các CH 1, 2, 3, 4)
- Giáo dục các con lòng nhân hậu, tình cảm quý trọng người lao động.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
- Tranh minh họa bài tập đọc.
- Bảng phụ ghi sẵn các nội dung luyện đọc. 
- Bảng ghi sẵn từ, câu cần luyện đọc. Một số các con vật nặn bằng bột.
- SGK.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động 
2. Bài cũ 
- Gọi HS lên đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài Lượm.
- Nhận xét, cho điểm HS.
3. Bài mới 
- GV giới thiệu và ghi tên bài lên bảng.
Hoạt động 1: Luyện đọc
 Đọc mẫu
- GV đọc mẫu đoạn 1, 2, 3.
- Giọng kể: nhẹ nhàng, tình cảm.
- Giọng bạn nhỏ: xúc động, cầu khẩn khi giữ bác hàng xóm ở lại thành phố; nhiệt tình, sôi nổi khi hứa sẽ cùng các bạn mua đồ chơi của bác.
 Luyện đọc đoạn
- Yêu cầu HS tìm cách đọc và luyện đọc từng đoạn trước lớp.
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn trước lớp, GV và cả lớp theo dõi để nhận xét.
Chia nhóm HS và theo dõi HS đọc theo nhóm.
- Thi đọc
- Cả lớp đọc đồng thanh 
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
- Bác Nhân làm nghề gì?
- Các bạn nhỏ thích chơi đồ chơi của bác ntn?
- Vì sao các bạn nhỏ lại thích đồ chơi của bác như thế?
- Vì sao bác Nhân định chuyển về quê?
- Thái độ của bạn nhỏ ntn khi bác Nhân định chuyển về quê?
- Thái độ của bác Nhân ra sao?
- Bạn nhỏ trong truyện đã làm gì để bác Nhân vui trong buổi bán hàn cuối cùng?
- Hành động của bạn nhỏ cho con thấy bạn là người thế nào?
- Gọi nhiều HS trả lời.
- Thái độ của bác Nhân ra sao?
- Qua câu chuyện con hiểu được điều gì?
- Hãy đoán xem bác Nhân sẽ nói gì với bạn nhỏ ấy nếu bác biết vì sao hôm đó đắt hàng?
- Bạn nhỏ trong truyện rất thông minh, tốt bụng và nhân hậu đã biết an ủi, giúp đỡ động viên bác Nhân.
Hoạt động 3: Luyện đọc lại
-Gv cho h/s đọc lại bài
4. Củng cố – Dặn dò 
- Em thích nhân vật nào? Vì sao?
- Nhận xét tiết học.
- Hát.
- 3 HS đọc thuộc lòng bài thơ và trả lời câu hỏi cuối bài.
Nhắc lại đầu bài.
Theo dõi và đọc thầm theo.
- Hs nối tiếp đọc đoạn kết hợp đọc từ khó và các câu dài
+Từ: bột màu, nặn, Thạch Sanh, sặc sỡ, suýt khóc, cảm động, món tiền, hết nhẵn hàng, 
+Câu: Tôi suýt khóc/ nhưng cứ tỏ ra bình tĩnh://
Bác đừng về./ Bác ở đây làm đồ chơi/ bán cho chúng cháu.// Nhưng độ này/ chả mấy ai mua đồ chơi của bác nữa.// 
Cháu mua/ và sẽ rủ bạn cháu cùng mua.// 
Nối tiếp nhau đọc các đoạn 1, 2, 3. 
- Lần lượt từng HS đọc trước lớp của mình, các bạn trong nhóm chỉnh sửa lỗi cho nhau.
- HS lên đọc bạn nhận xét.
- Bác Nhân là người nặn đồ chơi bằng bột màu và bán rong trên các vỉa hè.
- Các bạn xúm đông lại, ngắm nghía, tò mò xem bác nặn.
- Vì bác nặn rất khéo: ông Bụt, Thạch Sanh, Tôn Ngộ Không, con vịt, con gà sắc màu sặc sỡ.
- Vì đồ chơi bằng nhựa đã xuất hiện, không ai mua đồ chơi bằng bột nữa.
- Bạn suýt khóc, cố tình tỏ ra bình tĩnh để nói với bác: Bác ở đây làm đồ chơi bán cho chúng cháu.
- Bác rất cảm động.
- Bạn đập cho lợn đất, đếm được mười nghìn đồng, chia nhỏ món tiền, nhờ mấy bạn trong lớp mua đồ chơi của bác.
- Bạn rất nhân hậu, thương người và luôn muốn mang đến niềm vui cho người khác./ Bạn rất tế nhị./ Bạn hiểu bác hàng xóm, biết cách an ủi bác./
- Bác rất vui mừng và thêm yêu công việc của mình.
- Cần phải thông cảm, nhân hậu và yêu quý người lao động.
- Cảm ơn cháu rất nhiều./ Cảm ơn cháu đã an ủi bác./ Cháu tốt bụng quá./ Bác sẽ rất nhớ cháu./ 
- Gọi 6 HS lên đọc truyện theo vai (người dẫn chuyện, bác Nhân, cậu bé). 
- Em thích cậu bé vì cậu là người nhân hậu, biết chia sẻ nỗi buồn với người khác.
- Em thích bác Nhân vì bác có đôi bàn tay khéo léo, nặn đồ chơi rất đẹp.
 Chiều thứ hai ngày 6 tháng 5 năm 2019 
T2. Đạo đức MỘT NGÀY VÌ BẠN NGHÈO.
 I. MỤC TIÊU.
+ HS hiểu:Vì sao cần giúp đỡ bạn nghèo.Cần làm gì để giúp đỡ bạn nghèo. Những bạn nghèo có quyền được đối xử bình đẳng, có quyền được hỗ trợ, giúp đỡ.
+ HS có những việc làm thiết thực giúp đỡ bạn nghèo tuỳ theo khả năng của bản thân.
+ HS có thái độ thông cảm, không phân biệt đối xử với bạn nghèo.
 II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 HĐ1: Quan sát tranh.
-GV treo tranh và cho cả lớp quan sát nhận xét về việc làm của các bạn trong tranh.
-GV hỏi: 
Tranh vẽ gì?
Các bạn làm việc đó để làm gì?
Nếu em có mặt ở đó em sẽ làm gì? Vì sao?
-GV cho từng cặp HS thảo luận.
-Cho đại diện các nhóm trình bày bổ sung ý kiến.
-GV kết luận: Chúng ta cần giúp đỡ các bạn nghèo để thể hiện tình cảm bạn bè cần phải quan tâm giúp đỡ lẫn nhau khi bạn gặp khó khăn.
HĐ2: Thảo luận cặp đôi.
GV yêu cầu các cặp thảo luận nêu những việc làm có thể để giúp đỡ bạn nghèo.
-Gọi một vài HS trình bày kết quả trước lớp.
-Cho cả lớp bổ sung tranh luận.
-GV kết luận: Tuỳ theo khả năng và điều kiện thực tế, các em có thể giúp đỡ bạn nghèo bằng những các khác nhau có thể tặng cho bạn quần áo cũ, tặng bạn tập vở, sách, cặp.....hoặc góp tiền giúp bạn nghèo.
HĐ3: Làm phiếu bài tập:
Cho HS làm phiếu bài tập.
*Nội dung phiếu:
Điền dấu x vào trước ý kiến đúng:
a) Giúp đỡ bạn nghèo là việc làm mà tất cả HS đều nên làm.
b) Chỉ cần giúp đỡ bạn nghèo trong lớp mình.
c) Phân biết đố xử với bạn nghèo là vi phạm quyền trẻ em.
d) Giúp đỡ bạn nghèo là làm bớt đi những khó khăn cho bạn.
-Chấm một số bài, nhận xét.
-Cho HS bày tỏ ý kiến.
HĐ4: Liên hệ thực tế.
-Ở trường từ đầu năm đến nay em đã tham gia những hoạt động nào để giúp đỡ bạn nghèo?
-Quan sát tranh.
H/s nêu nội dung tranh: Các bạn góp tập vở, quần áo, cặp sách.....
-HS thảo luận theo cặp.
-Một vài HS trình bày ý kiến.
-HS kể cho nhau nghe những việc làm có thể giúp đỡ bạn nghèo.
-4, 5 HS trình bày ý kiến.
-HS khác bổ sung ý kiến.
-Hs làm phiếu
-HS kể các hoạt động.
VD: Góp tiền ủng hộ các bạn nghèo bằng hình thức “đàn gà quàng khăn đỏ’’; “Một ngày vì bạn nghèo” ủng hộ tiền, để giúp đỡ các bạn nghèo trong trường quần áo ấm.
-Hoạt động: “Làm kế hoạch nhỏ” thu gom vỏ lon bia ủng hộ bạn nghèo...
T3. Tự nhiên và xã hội ÔN TẬP TỰ NHIÊN
 I. MỤC TIÊU
- Khắc sâu kiến thức đã học về thực vật, động vật, nhận biết bầu trời ban ngày và ban đêm
- Có ý thức yêu thiên nhiên và bảo vệ thiên nhiên
 II. CHUẨN BỊ
-Tranh vẽ của HS ở hoạt động nối tiếp bài 32.
- Giấy, bút.
- Tranh ảnh có liên quan đến chủ đề tự nhiên.
- SGK.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động 
2. Bài cũ:
 Mặt Trăng và các vì sao
+Quan sát trên bầu trời, em thấy Mặt Trăng có hình dạng gì?
+Em thấy Mặt Trăng tròn nhất vào những ngày nào?
+Trên bầu trời về ban đêm, ngoài Mặt Trăng chúng ta còn nhìn thấy những gì? Hình dạng của chúng thế nào?
-GV nhận xét.
3. Bài mới 
Giới thiệu: Ôn tập tự nhiên.
Phát triển các hoạt động 
Hoạt động 1: Ai nhanh tay, nhanh mắt hơn.
GV phát có nội dung như sau:
Nơi sống
Con vật
Cây cối 
Trên cạn
Dưới nước 
Trên không
Trên cạn & dưới nước 
-Chia lớp thành 2 đội lên chơi.
-Cách chơi: Mỗi đội cử 6 người, người này lần lượt thay phiên nhau vượt chướng ngại vật lên nhặt tranh dán vào bảng sao cho đúng chỗ.
-Sau 5 phút hết giờ. Đội thắng là đội dán đúng, nhiều hơn, đẹp hơn.
-Sau trò chơi, cho 2 đội nhận xét lẫn nhau.
-GV tổng kết: Loài vật và cây cối sống được ở khắp mọi nơi: Trên cạn, dưới nước, trên không, trên cạn và dưới nước.
-Yêu cầu HS vẽ bảng vào vở nhưng chưa điền tên cây và loài vật để chuẩn bị đi tham quan.
 Hoạt động 2: Trò chơi: “Ai về nhà đúng”
-GVmỗi đội cử 5 người.
-Phổ biến cách chơi: Chơi tiếp sức.
+Người thứ nhất lên xác định hướng ngôi nhà, sau đó người thứ 2 lên tiếp sức, gắn hướng ngôi nhà.
+Đội nào gắn nhanh, đúng là đội thắng cuộc.
-Yêu cầu HS cả lớp nhận xét, bổ sung.
-Hỏi tác giả của từng bức tranh và so sánh với kết quả của đội chơi.
-GV chốt kiến thức.
Hoạt động 3: Hùng biện về bầu trời.
-Yêu cầu nhóm làm việc trả lời câu hỏi:
+Em biết gì về bầu trời, ban ngày và ban đêm (có những gì, chúng ntn?)
-Cho nhóm thảo luận, đi lại giúp đỡ, hướng dẫn các nhóm.
-Sau 7 phút, cho các nhóm trình bày kết quả.
-Chốt: Mặt Trăng và Mặt Trời có gì giống nhau về hình dáng? Có gì khác nhau (về ánh sáng, sự chiếu sáng). Mặt Trời và các vì sao có gì giống nhau không? Ơ điểm nào?
4. Củng cố – Dặn dò 
-Yêu cầu HS chuẩn bị để thăm quan vườn thú vào giờ sau:
-Chuẩn bị bảng ở hoạt động 1 để HS ghi chép theo kiểu phân loại nhóm các con vật em quan sát được trong vườn thú.
-Xác định hướng của cánh cổng của vườn thú (đi thăm quan vào buổi sáng) và giải thích cách xác định.
Hát
HS trả lời, bạn nhận xét.
-HS chia làm 2 đội chơi và chơi theo sự hướng dẫn của Gv
- HS thực hiện
-HS nhận xét, bổ sung.
-HS nhắc lại cách xác định phương hướng bằng Mặt Trời.
-Trưởng nhóm nêu câu hỏi, các thành viên trả lời, sau đó phân công ai nói phần nào
 – chuẩn bị thể hiện kết quả dưới dạng kịch hoặc trình bày sáng tạo: Lần lượt nối tiếp nhau.
-Các nhóm trình bày. Trong khi nhóm này trình bày thì nhóm khác lắng nghe để nhận xét.
-- HS về nhà chuẩn bị theo hướng dẫn của GV
 Sáng thứ ba ngày 7 tháng 5 năm 2019
T1. Kể chuyện NGƯỜI LÀM ĐỒ CHƠI
 I. MỤC TIÊU : 
- Dựa vào nội dung câu chuyện , sắp xếp lại các tranh theo đúng thứ tự.
- Dựa vào tranh minh hoạ và gợi ý của GV kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện với điệu bộ, cử chỉ, giọng kể phù hợp với từng nhân vật .
- Biết nghe và nhận xét lời bạn kể.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC: 
- Tranh minh hoạ.
- Bảng viết sẵn nội dung gợi ý từng đoạn.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
1.Bài cũ : CTHĐTQ kiểm tra : Gọi 3 HS nối tiếp nhau kể 3 đoạn câu chuyện “ Bóp nát quả cam” .
-Nhận xét.
2. Bài mới : Giới thiệu bài.
Hoạt động 1 : Dựa vào nội dung tóm tắt, kể lại từng đoạn câu chuyện .
-GV cho h/s đọc nội dung tóm tắt ở trên màn chiếu.
-Nhận xét.
Hoạt động 2: Kể toàn bộ câuchuyện.
-Gọi 1 em kể toàn bộ câu chuyện.
-Nhận xét : nội dung, giọng kể, điệu bộ.
3. Củng cố : PP hỏi đáp :
-Khi kể chuyện phải chú ý điều gì ?
-Qua câu chuyện em hiểu được điều gì?
-Nhận xét tiết học.
-3 em kể lại câu chuyện “Bóp nát quả cam” 
-Người làm đồ chơi .
Quan sát.
-1 em nêu yêu cầu và nội dung tóm tắt từng đoạn
-Đọc thầm .
-Kể từng đoạn trong nhóm.
-Thi kể từng đoạn. Nhận xét.
-1 em kể toàn bộ câu chuyện.
-Nhiều em được chỉ định kể toàn bộ câu chuyện.
-Nhận xét, chọn bạn kể hay.
-Kể bằng lời của mình. Khi kể phải thay đổi nét mặt cử chỉ điệu bộ.
-Nghề nào cũng cao quý trong xã hội, đối với những người lao động chân tay, họ cũng có những tư duy sáng tạo, đó là nghệ thuật trong cái đẹp, chúng ta nên không nên xem thường.
T2. Chính tả ( Nghe - viết) NGƯỜI LÀM ĐỒ CHƠI
 I. MỤC TIÊU:
-Nghe – viết đúng đoạn tóm tắt truyện “Người làm đồ chơi”. 
-Viết đúng một số tiếng có âm vần dễ lẫn tr/ ch , o/ ô, dấu hỏi/ dấu ngã.
- Rèn viết đúng, trình bày sạch, đẹp.
- Giáo dục học sinh phải biết yêu quý người lao động .
 II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Giấy khổ to ghi nội dung bài tập chính tả.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
1.Bài cũ : 
-Giáo viên nhận xét bài viết trước, còn sai sót một số lỗi cần sửa chữa.
-GV đọc : nước sôi, đĩa xôi, kín mít, xen kẽ, cư xử.
2. Dạy bài mới : Giới thiệu bài.
Hoạt động 1 : Hướng dẫn nghe viết.
GV đọc: Nội dung bài viết :
-Đoạn văn nói về ai?
-Bác Nhân làm nghề gì ?
-Vì sao bác định chuyển về quê ?
-Bạn nhỏ đã làm gì ?
+Hướng dẫn trình bày .
-Tìm tên riêng trong bài chính tả ?
-Tên riêng của người phải viết như thế nào ?
+ Hướng dẫn viết từ khó. Gợi ý cho HS nêu từ khó.
+Viết bài.
-Giáo viên đọc cho học sinh viết bài vào vở.
-Đọc lại. Chấm vở, nhận xét.
Hoạt động 2 : Bài tập.
Bài 2 : Phần a yêu cầu gì ?
-Bảng phụ : (viết nội dung bài ca dao) 
 . khoe trăng tỏ hơn đèn .
Cớ sao . phải chịu luồn đám mây ?
Đèn khoe đèn tỏ hơn .
Đèn ra trước gió còn . hỡi đèn ?
Bài 3 : Phần a yêu cầu gì ? 
-Bảng phụ : (viết nội dung bài) (STV/ tr 135)
-Hướng dẫn sửa.
-Nhận xét, chốt lời giải đúng (SGV/ tr 267)
-Phần b yêu cầu gì ?
-Nhận xét, chốt ý đúng.
3.Củng cố : Nhận xét tiết học, tuyên dương HS viết bài đúng , đẹp và làm bài tập đúng.
-
3 em lên bảng. Lớp viết bảng con.
-2-3 em nhìn trên màn chiếu đọc lại.
-Nói về bác Nhân, và một bạn nhỏ. 
-Bác Nhân nặn đồ chơi bằng bột màu..
-Vì đồ chơi bằng nhựa xuất hiện, hàng của bác không bán được.
-Lấy tiền để dành nhờ bạn mua đồ chơi để bác vui.
-Nhân .
-Viết hoa.
-HS nêu từ khó : Người nặn đồ chơi, chuyển nghề, lấy tiền, cuối cùng .
-Viết bảng con .
Nghe đọc viết vở.
-Chọn bài tập a hoặc bài tập b.
-Điền vào chỗ trống chăng hay trăng.
-2 em lên bảng làm. Lớp làm vở BT.
-Nhận xét.
-2 em lên bảng điền nhanh ong/ ông vào chỗ trống. Lớp làm vở BT.
-Điền vào chỗ trống ch/ tr.
-1 em lên bảng làm. Lớp làm vở.
-Ghi trên chữ in đậm dấu hỏi/ dấu ngã.
-1 em lên bảng làm. Lớp làm vở.
T3. Toán ÔN TẬP VỀ PHÉP NHÂN VÀ PHÉP CHIA (tiếp theo).
 I. MỤC TIÊU :Giúp HS:
- Thuộc bảng nhân và bảng chia 2,3,4,5 để tính nhẩm.
- Biết tính gi trị của biểu thức có hai dấu phép tính (trong đó có một dấu nhân hoặc chia; nhân, chia trong phạm vi bảng tính đ học).
- Biết giải bi tốn cĩ một php tính chia.
- Nhn biết một phần mấy của một số.
- Làm bài 1, 2, 3, 4.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
- Viết sẵn nội dung bài tập 1 và 4 lên bảng .
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC CHỦ YẾU 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. KTBC :
+ Gọi 2 HS lên bảng giải bài 2
+ 1 HS lên bảng giải bài 3
+ Nhận xét cho điểm .
2. BÀI MỚI:
 G thiệu : Giới thiệu và ghi bảng
 Hướng dẫn luyện tập . 
Bài 1: Gọi HS đọc đề bài. 
+ Bài tập yêu cầu làm gì?
+ Yêu cầu HS thảo luận theo 2 nhóm và lên bảng tiếp sức .
Bài 2: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
+ Nêu cách thực hiện tính giá trị của biểu thức
+ Gọi HS lên bảng, mỗi HS thực hiện 2 bài theo nhóm mình
+ Chữa bài , nhận xét.
Bài 3: Gọi 1 HS đọc đề
+ Có tất cả bao nhiêu bút chì?
+ Chia đều cho mấy nhóm?
+ Bài toán hỏi gì?
+ Làm bài vào vở.
+ Chấm bài và nhận xét.
Bài 4: Yêu cầu HS đọc đề
+ Yêu cầu suy nghĩ và trả lời
+ Vì sao em biết điều đó?
+ Hình a đã khoanh vào một phần mấy số hình vuông, vì sao em biết điều đó?
+ Gọi HS nhận xét
3. CỦNG CỐ – DẶN DÒ: 
-Các em vừa học toán bài gì ?
-Dặn về nhà làm các bài trong vở bài tập . Chuẩn bị bài cho tiết sau .
+ 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu. Cả lớp làm ở bảng con.
+ 1 HS lên bảng thực hiện.
Nhắc lại đầu bài.
Bài 1
+ Đọc đề.
+ Thảo luận rồi cử mỗi nhóm 4 HS tiếp sức.
 4 x 9 = 36 5 x 7 = 35 
 36 : 4 = 9 35 : 5 = 7 
 3 x 8 = 24 2 x 8 = 16
 24 : 3 = 8 16 : 2 = 8
Bài 2:
+ Nêu cách thực hiện từng biểu thức
2 x 2 x 2 40 : 4 : 5 2 x 7 + 58
= 4 x 2 = 10 : 5 = 14 + 58
= 8 = 2 = 72
4 x 9 + 6 3 x 5 – 6 2 x 8 + 72
= 36 + 6 = 15 – 6 = 16 + 72
= 42 = 9 = 88
Bài 3: Tóm tắt:
 3 nhóm: 27 bút chì.
Mỗi nhóm : . . . bút chì?
 Bài giải:
Số bút chì màu mỗi nhóm nhận được là:
27 : 3 = 9 (bút chì)
Đáp số : 9 bút chì
Bài 4
+ Đọc đề
+ Hình b đã khoanh vào một phần tư số ô vuông.
+ Vì hình b có tất cả 16 ô vuông, đã khoanh vào 4 ô vuông.
+ Hình a đã khoanh vào một phần năm số ô vuông. Vì hình a có tất cả 20 ô vuông, đã khoanh vào 4 ô vuông.
+ Nhận xét.
T4. Thủ công ÔN TẬP THỰC HÀNH THI KHÉO TAY LÀM 
 ĐỒ CHƠI THEO Ý THÍCH (T1).
 I. Mục tiêu:
- Ôn tập củng cố được kiến thức, kĩ năng làm thủ công ở lớp 2.
- Làm được ít nhất một sản phẩm thủ công đã học.
- Có hứng thú làm đồ chơi. Rèn luyện đôi tay khéo léo cho HS .
 II. ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC 
- Mẫu các sản phẩm đã học bằng giấy .
- Quy trình làm các sản phẩm có hình vẽ minh họa .
- Giấy thủ công đủ màu,hồ kéo , bút chì , thước kẻ .
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC CHỦ YẾU 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. KTBC :
+ Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
+ Nhận xét.
2. DẠY – HỌC BÀI MỚI:
-G thiệu : Giới thiệu và ghi bảng.
-Hướng dẫn quan sát nhận xét:
+ Giới thiệu các sản phẩm bằng giấy ( hình mẫu)
- Hướng dẫn mẫu:
Bước 1: Xác định kích thước.
Bước 2: Gấp và cắt thân 
Bước 3: Gấp và cắt các bộ phận
Bước 4: Hoàn chỉnh.
+ Cho nhắc lại các bước thực hiện
* Thực hành: 
+ Cho HS thực hành định dạng kích thước tuỳ ý và gấp cắt thân đèn
+ Nhận xét sửa chữa
3.CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
-Nhắc lại các bước thực hiện.
 Nhận xét chung tiết học.
-Dặn HS về nhà tập luyện thêm và chuẩn bị để học tiết sau.
Nhắc lại đầu bài
+ Quan sát.
+ Bằng giấy màu thủ công: xúc xích, đồng hồ đeo tay,vòng đeo tay, con bướm..
+ Kích thước tuỳ ý HS.
+ Theo dõi và làm theo
+ Theo dõi và làm theo
+ Theo dõi và làm theo
+ Nhắc lại
+ Thực hành theo yêu cầu.
 Chiều thứ ba ngày 7 tháng 5 năm 2019
T1. Tập đọc ĐÀN BÊ CỦA ANH HỒ GIÁO 
 I. MỤC TIÊU :
- Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ . 
- Giọng đọc chậm rãi, nhẹ nhàng gợi tả được cảnh thiên nhiên và sinh hoạt êm ả thanh bình.
- Hiểu nghĩa các từ mới: trập trùng, quanh quẩn, nhảy cẫng rụt rè, từ tốn.
- Hiểu nội dung bài thơ : Thể hiện hình ảnh rất đẹp, đáng kính trọng của anh hùng lao động Hồ Giáo.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
- Tranh minh hoạ.
- Bảng phụ ghi sẵn các nội dung luyện đọc, luyện ngắt giọng. 
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. KTBC: 
+ Gọi 3 HS lên bảng đọc bài: Lá cờ và trả lời câu hỏi .
+ Nhận xét 
2.DẠY – HỌC BÀI MỚI:
 - Giới thiệu :Ghi đầu bài lên bảng và gọi học sinh nhắc lại đầu bài
 - Luyện đọc
+GV đọc mẫu, Nêu giọng đọc chung của toàn bài, sau đó hướng dẫn HS cách đọc đoạn 
+ Yêu cầu HS đọc chú giải 
- Đọc trong nhóm
+ Tổ chức thi đọc trước lớp
+ Gọi HS nhận xét- tuyên dương .
-Tìm hiểu bài .
+ Không khí và bầu trời mùa xuân trên đồng cỏ Ba Vì đẹp như thế nào?
+ Tìm những từ ngữ, hình ảnhthể hiện tình cảm của đàn bê với anh Hồ Giáo?
+ Những con bê đực thể hiện tình cảm ciủa mình như thế nào? 
+ Những con bê cái thì có tình cảm gì với anh Hồ Giáo?
+ Tìm những từ ngữ cho thấy đàn bê con rất đáng yêu?
+ Theo em vì sao đàn bê lại yêu quý anh Hồ Giáo vậy?
+ Vì soa anh Hồ Giáo lại dành tình cảm đặc biệt cho đàn bê?
+ Anh Hồ Giáo đã nhận được danh hiệu cao quý nào?
+ Nhận xét 
-Luyện đọc lại 
3.CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
+ Các em vừa học bài gì ?
+Qua bài học em rút ra được điều gì ?
+ Nhận xét tiết học ,tuyên dương ,phê bình
+ Dặn về nhà luyện đọc. Chuẩn bị bài sau .
- HS1 : Câu hỏi 1?
- HS2 : Câu hỏi 3?
- HS3: Qua bài em hiểu được điều gì? 
3 HS nhắc lại đầu bài .
+ Đọc thầm theo
+Hs đọc bài
+ Nghe, chú ý để luyện đọc
 Đọc thầm .
+ Không khí trong lành và rất ngọt ngào ..
+ Đàn bê quanh quẩn bên anh ..
+ Chúng chạy đuổi nhau thành một vòng xung quanh anh.
+ Chúng dụi mõm vào người anh nũng nịu .
+ Chúng vừa ăn vừa đùa nghịch ..
+ Vì anh chăm bẵm và chiều chuộng chúng ..
+ Vì anh là người yêu lao động ...
+ Anh đã nhận được danh hiệu anh hùng lao động ngành chăn nuôi.
+ Đọc bài theo hình thức nối tiếp. Sau đó 1 học sinh đọc lại cả bài
T2.Toán ÔN TẬP VỀ ĐẠI LƯỢNG.
 I.MỤC TIÊU :
- Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ số 12, số 3, số 6.
- Biết ước lượng độ dài trong một số trường hợp đơn giản.
- Biết giải bài toán có gắn các đơn vị đo.
- Làm bài 1(a), 2, 3, 4(a,b).
 II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
- Viết sẵn bài tập 1 và 2 lên bảng.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC CHỦ YẾU 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.KTBC :
+ Kiểm tra 2 HS lên viết các số theo thứ tự
+ Nhận xét .
2.DẠY – HỌC BÀI MỚI:
G thiệu : Giới thiệu và ghi bảng
Hướng dẫn luyện tập
Bài 1: Gọi HS đọc đề bài. 
+ Bài tập yêu cầu làm gì?
+ Yêu cầu HS thảo luận theo 3 nhóm và lên bảng tiếp sức .
Bài 2: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
+ Gọi 1 HS lên bảng.
 Tóm tắt:
Can bé : 10 lít
Can to nhiều hơn can bé:5 lít
Can to : .. lít?
+ Chữa bài 
Bài 3 :Đọc đề bài toán.
+ Có bao nhiêu HS gái?
+ Có bao nhiêu HS trai?
+ Yêu cầu làm gì?
+ Yêu cầu HS tự tóm tắt và giải vào vở
Tóm tắt:
Bình có: 1000 đồng.
Mua : 800 đồng
Bình còn: . Đồng?
+ Chấm bài nhận xét 
Bài 4 :Gọi 1 HS đọc đề
Viết mm, cm,dm,m hoặc km vào chỗ chấm?
+ Chấm bài và nhận xét
3.CỦNG CỐ – DẶN DÒ: 
-Một số HS nhắc lại cách cộng,trừ các số có 2 và 3 chữ số.
-Nhận xét tiết học , tuyên dương .
-Dặn về nhà làm các bài trong vở bài tập . Chuẩn bị bài cho tiết sau .
+ 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
a/ Từ bé đến lớn: 257 ; 279 ; 285 ; 297.
b/ Từ lớn đến bé: 297 ; 285 ; 279 ; 257.
Nhắc lại đầu bài.
Bài 1
+ Đồng hồ chỉ mấy giờ?
+ Vào buổi chiều hai đồng hồ nào chỉ cùng giờ?
Quan sát các đồng hồ và trả lời.
Lớp nhận xét bổ sung.
Bài 2: Đọc đề bài.
+Hs giải vào vở 
 Bài giải
Can to có số lít nước mắm là:
10 + 5 = 15 ( lít)
Đáp số: 15 lít.
Bài 3:
+ Đọc đề
+ Có 265 HS gái.
+ Có 234 HS trai.
+ Tìm số HS cả trường đó?
+ 1 HS lên bảng, cả lớp làm vào vở.
Bài giải:
Bình còn lại số tiền là:
1000 - 800 = 200 ( đồng)
Đáp số : 200 đồng.
Bài 4: Đọc đề
Chiếc bút bi dài:15cm
Một ngôi nhà nhiều tầng cao khoảng: 15 m
Quãng đường từthành phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ dài khoảng: 174 km.
Bề dày hộp bút khoảng: 15 mm
Một gang tay dài khoảng: 15 dm.
+ Nhận xét bài trên bảng
T3. Tập làm văn: ĐÁP LỜI AN ỦI. KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN
 I. Mục tiêu 
- Biết đáp lời an ủi trong tình huống giao tiếp đơn giản ( BT1, BT2)
- Viết được một đoạn văn ngắn kể về một việc tốt của em hoặc của bạn em (BT3)
 II. Chuẩn bị
- GV: Tranh minh hoạ bài tập 1. màn chiếu.
 III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Bài cũ : Đáp lời từ chối
- Gọi HS lên bảng thực hành hỏi đáp lời từ chối theo các tình huống trong bài tập 2, SGK trang 132.
- Nhận xét
2. Bài mới :Giới thiệu , ghi mục bài: 
 Hướng dẫn làm bài 
Bài 1 
-Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
-Treo tranh minh họa và hỏi: Tranh vẽ những ai? Họ đang làm gì?
-Khi thấy bạn mình bị ốm, bạn áo hồng đã nói gì?
-Lời nói của bạn áo hồng là một lời an ủi. Khi nhận được lời an ủi này, bạn HS bị ốm đã nói thế nào?
-Khuyến khích các em nói lời đáp khác thay cho lời của bạn HS bị ốm.
-Khen những HS nói tốt.
Bài 2
-Bài yêu cầu chúng ta làmgì?
-Yêu cầu 1 HS đọc các tình huống trong bài.
-Yêu cầu HS nhắc lại tình huống a.
-Hãy tưởng tượng con là bạn HS trong tình huống này. Vậy khi được cô giáo động viên như thế, con sẽ đáp lại lời cô thế nào?
-Gọi 2 HS lên bảng đóng vai thể hiện lại tình huống này. Sau đó, yêu cầu HS thảo luận theo cặp để tìm lời đáp lại cho từng tình huống.
-Gọi 1 số cặp HS trình bày trước lớp.
-Yêu cầu HS nhận xét bài của các bạn trình bày trước lớp.
- Nhận xét các em nói tốt.
Bài 3
-Gọi HS đọc yêu cầu.
-Hằng ngày các con đã làm rất nhiều việc tốt như: bế em, quét nhà, cho bạn mượn bút Bây giờ các con hãy kể lại cho các bạn cùng nghe nhé.
-Yêu cầu HS tự làm bài theo hướng dẫn: 
+ Việc tốt của em (hoặc bạn em) là việc gì?
+ Việc đó diễn ra lúc nào?
+ Em (bạn em) đã làm việc ấy ntn? (Kể rõ hành động, việc làm cụ thể để làm rõ việc tốt).
+ Kết quả của việc làm đó?
+ Em (bạn em) cảm thấy thế nào sau khi làm việc đó.
- Gọi HS trình bày .
- Nhận xét
3. Củng cố Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
3 HS thực hành trước lớp. 
Cả lớp theo dõi và nhận xét.
Bài 1 
-Đọc yêu cầu của bài.
-Tranh vẽ hai bạn HS. 1 bạn đang bị ốm nằm trên giường, 1 bạn đến thăm bạn bị ốm.
-Bạn nói: Đừng buồn. Bạn sắp khỏi rồi.
-Bạn nói: Cảm ơn bạn.
-HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến: Bạn tốt quá./ Cảm ơn bạn đã chia xẻ với mình./ Có bạn đến thăm mình cũng đỡ nhiều rồi, cảm ơn bạn./ 
Bài 2
-Bài yêu cầu chúng ta nói lời đáp cho một số trường hợp nhận lời an ủi.
-1 HS đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi bài trong SGK.
-Em buồn vì điểm kiểm tra không tốt. Cô giáo an ủi: “Đừng buồn. Nếu cố gắng hơn, em sẽ được điểm tốt.”
-HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến: Con xin cảm ơn cô./ Con cảm ơn cô ạ. Lần sau con sẽ cố gắng nhiều hơn./ Con cảm ơn cô. Nhất định lần sau con sẽ cố gắng./ 
b) Cảm ơn bạn./ Có bạn chia xẻ mình thấy cũng đỡ tiếc rồi./ Cảm ơn bạn, nhưng mình nghĩ là nó sẽ biết đường tìm về nhà./ Nó khôn lắm, mình rất nhớ nó./ 
c) Cảm ơn bà, cháu cũng mong là ngày mai nó sẽ về./ Nếu ngày mai nó về thì thích lắm bà nhỉ./ Cảm ơn bà ạ./ 
Bài 3:
-Viết một đoạn văn ngắn (3, 4 câu) kể một việc tốt của em hoặc của bạn em.
-HS suy nghĩ về việc tốt mà mình sẽ kể.
- VD: Mấy hơm nay, mẹ sốt cao. Bố đi mời bác sĩ đến nhà khám bệnh cho mẹ. Chị em thì rót nước cho mẹ uống thuốc. Nhờ sự chăm sóc của cả nhà, hôm nay mẹ đã khoẻ.
- 5 HS kể lại việc tốt của mình.
 Sáng thứ tư ngày 8 tháng 5 năm 2019.
T1.Luyện từ và câu TỪ TRÁI NGHĨA. TỪ NGỮ CHỈ NGHỀ NGHIỆP
 I.MỤC TIÊU :
- Mở rộng và hệ thống goá vốn từ chỉ nghề nghiệp và từ ngữ chỉ phẩm chất của người dân Việt Nam.
- Đặt câu với những từ vừa tìm được.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
- Tranh minh hoạ bài tập 1.
- Giấy khổ to 4 tờ và bút dạ.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.KTBC : 
+ Gọi 3 lên bảng .
+ Chấm vở 5HS.
+ Nhận xét .
2. DẠY – HỌC BÀI MỚI:
GV thiệu: GV giới thiệu và ghi bảng
 Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1: 
+ Gọi 1 HS đọc yêu cầu .
+ Treo các bức tranh và yêu cầu HS suy nghĩ
+ Người được vẽ trong bức tranh 1 làm nghề gì?
+ Vì sao em biết?
+ Gọi HS nhận xét.
+ Hỏi tương tự với các bức tranh còn lại
+ Nhận xét ghi điểm cho HS.
Bài 2 :
+ Gọi HS đọc đề.
+ Chia HS thành 4 nhóm, phát giấy và bút cho từng nhóm. Yêu cầu HS thảo luận để tìm trong 5 phút.
+ Các nhóm đem kết quả đính trên bảng và nhận xét, tuyên dương
Bài 3 :
+ Yêu cầu HS đọc đề bài
+ Yêu cầu HS tự tìm từ
+ Gọi HS nêu các từ tìm được, GV ghi bảng.
+ Từ “cao lớn” nói lên điều gì?
GV nêu: Các từ cao lớn, rực rỡ, vui mừng không phải là từ chỉ phẩm chất.
Bài 4:
+ Gọi 1 HS đọc yêu cầu
+ Gọi HS lên bảng viết câu của mình.
+ Nhận xét 
3. CỦNG CỐ – DẶN DÒ :
-Hôm nay, chúng ta học bài gì?
-Dặn HS về nhà 
+ Mỗi HS đặt 1 câu với mỗi từ ở bài tập 1
+ 5 HS nộp VBT
 +Nhắc lại tựa bài.
Bài 1:
+ Tìm những từ chỉ nghề nghiệp của những người được vẽ trong các tranh dưới đây.
+ Quan sát và suy nghĩ.
+ Làm công nhân 
+ Vì chú ấy đội mũ bảo hiểm và đang làm việc ở công trường .
+ Đáp án : 2/ công an ; 3/ nông dân ; 4/ bác sĩ ; 5/ lái xe ; 6/ người bán hàng.
Bài 2:
+ Tìm thêm những từ ngữ chỉ nghề nghiệp khác mà em biết
+ Thảo luận theo yêu cầu, sau đó các nhóm đưa ra kết quả bài làm: 
- VD: thợ may, bộ đội, giáo viên, phi công, nhà doanh nghiệp, diễn viên, ca sĩ, nhà tạo mẫu, kĩ sư, thợ xây . . .
+ Nhận xét các nhóm bạn.
Bài 3:
+ Đọc đề bài.
+ HS làm bài
+ Đọc: anh hùng, thông minh, gan dạ, cần cù, đoàn kết, anh dũng
+ Cao lớn nói về tầm vóc.
Bài 4:+ Đặt 1 câu với từ tìm được trong bài 3.
+ HS lên bảng, mổi lượt 3 HS, cả lớp làm bài vào vở
+ Nhận xét bài các bạn trên bảng.
T2. Toán ÔN TẬP VỀ ĐẠI LƯỢNG ( Tiếp theo).
 I. MỤC TIÊU :
- Nhận biết thời gian được dành cho một số hoạt động .
- Biết giải bài toán liên quan đến đơn vị kg, km.
- Làm bài 1, 2, 3.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
- Viết sẵn bài tập 1 và 2 lên bảng.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC CHỦ YẾU 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. KTBC :
+ Kiểm tra 2 HS lên đặt tính và tính bài 2
+ 1 HS lên bảng làm bài 3, 1 HS làm bài 4
+ Nhận xét .
2. DẠY – HỌC BÀI MỚI:
 G thiệu : Giới thiệu và ghi bảng
 Hướng dẫn luyện tập
Bài 1: Gọi HS đọc đề bài. 
Nhận xét .
Bài 2: 
Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
+ Gọi 1 HS lên bảng.
Tóm tắt:
Bình cân nặng: 27 kg
Hải nặng hơn:5 kg
Hải nặng: .kg?
+ Chữa bài 
Bài 3 : Đọc đề bài toán.
Tóm tắt:
20 km
 11 km
Nhà Phương Đinh Xá Hiệp Hòa
+ Chấm bài nhận xét 
3. CỦNG CỐ – DẶN DÒ: 
-Một số HS nhắc lại cách cộng,trừ các số có 2 và 3 chữ số. Cách tìm số hạng, số trừ chưa biết.
- Nhận xét tiết học , tuyên dương .
-Dặn về nhà làm các bài trong vở bài tập . 
-Chuẩn bị bài cho tiết sau .
+ 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
+ 2 HS giải bài toán có lời văn
Nhắc lại đầu bài.
Bài 1:
+ Đọc đề.
Quan sát bảng và làm bài.
Bài giải
Số ki -lô - gam của Hải là:
27 + 5 = 32 ( kg )
Đáp số: 32 kg.
Bài 2.
+ Đọc đề
Bài giải:
Nhà Phương cách xã Đinh Xá số ki-lômét là:
20 - 11 = 9 ( km)
Đáp số : 9 km
Bài 3:
+ Đọc đề
+ 1 HS lên bảng, cả lớp làm vào vở.
Bài giải:
Xong trong số giờ là:
9 - 6 = 3 ( giờ)
Đáp số : 3 giờ
 Chiều thứ năm ngày 9 tháng 5 năm 2019
T1.Toán ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC.
 I. MỤC TIÊU :
- Nhận dạng được và gọi đúng tên 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_cac_mon_lop_2_tuan_34.doc