Giáo án Đạo đức Khối 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Bài 5: Kính trọng thầy giáo, cô giáo (2 tiết)

Giáo án Đạo đức Khối 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Bài 5: Kính trọng thầy giáo, cô giáo (2 tiết)

1. MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài học “kính trọng thầy giáo, cô giáo”, học sinh có:

1.1. Phẩm chất chủ yếu

Nhân ái: Chủ động thực hiện những việc làm thể hiện sự yêu quý, kính trọng thầy giáo, cô giáo.

1.2. Năng lực chung

Giao tiếp và hợp tác: HS biết cách sử dụng lời nói, hành động để thể hiện sự sự yêu quý, kính trọng thầy giáo, cô giáo.

1.3. Năng lực đặc thù

Năng lực điều chỉnh hành vi:

- Nhận thức chuẩn mực hành vi: Nêu được một số biểu hiện của sự kính trọng thầy giáo, cô giáo; Nêu được lí do vì sao phải kính trọng thầy giáo, cô giáo; Nêu được một số việc của sự kính trọng thầy giáo, cô giáo.

- Đánh giá hành vi của bản thân và người khác: Nhận xét được một số thái độ, hành vi thể hiện lòng kính trọng thầy cô giáo.

- Điều chỉnh hành vi: Thực hiện được những việc làm cụ thể thể hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo; Bước đầu biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện những việc làm cụ thể thể hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo .

2. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

2.1. Chuẩn bị của giáo viên

- SGK Đạo đức 2, bộ tranh, video clip về lòng nhân ái thể hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo.

- Ppt: tranh ảnh minh họa, tranh để thể hiện đồng tình, tranh tình huống, Phiếu tự nhận xét của học sinh, Phiếu nhận xét của CMHS.

- Bảng tương tác, máy chiếu, ti vi (tùy điều kiện của địa phương, nhà trường mà giáo viên chọn lựa phù hợp).

- Bài hát thầy cô cho em mùa xuân.

2.2. Chuẩn bị của học sinh

- SGK Đạo đức 2, Vở bài tập Đạo đức 2.

 

docx 14 trang Hà Duy Kiên 27/05/2022 2991
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đạo đức Khối 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Bài 5: Kính trọng thầy giáo, cô giáo (2 tiết)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: ................. Ngày dạy: .................... 
Tuần 	 Môn: Đạo đức 
Bài 5: KÍNH TRỌNG THẦY GIÁO, CÔ GIÁO (Tiết 1)
1. MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài học “kính trọng thầy giáo, cô giáo”, học sinh có:
1.1. Phẩm chất chủ yếu
Nhân ái: Chủ động thực hiện những việc làm thể hiện sự yêu quý, kính trọng thầy giáo, cô giáo.
1.2. Năng lực chung 
Giao tiếp và hợp tác: HS biết cách sử dụng lời nói, hành động để thể hiện sự sự yêu quý, kính trọng thầy giáo, cô giáo.
1.3. Năng lực đặc thù
Năng lực điều chỉnh hành vi:
- Nhận thức chuẩn mực hành vi: Nêu được một số biểu hiện của sự kính trọng thầy giáo, cô giáo; Nêu được lí do vì sao phải kính trọng thầy giáo, cô giáo; Nêu được một số việc của sự kính trọng thầy giáo, cô giáo.
- Đánh giá hành vi của bản thân và người khác: Nhận xét được một số thái độ, hành vi thể hiện lòng kính trọng thầy cô giáo.
- Điều chỉnh hành vi: Thực hiện được những việc làm cụ thể thể hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo; Bước đầu biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện những việc làm cụ thể thể hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo .
2. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 
2.1. Chuẩn bị của giáo viên
- SGK Đạo đức 2, bộ tranh, video clip về lòng nhân ái thể hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo.
- Ppt: tranh ảnh minh họa, tranh để thể hiện đồng tình, tranh tình huống, Phiếu tự nhận xét của học sinh, Phiếu nhận xét của CMHS.
- Bảng tương tác, máy chiếu, ti vi (tùy điều kiện của địa phương, nhà trường mà giáo viên chọn lựa phù hợp).
- Bài hát thầy cô cho em mùa xuân.
2.2. Chuẩn bị của học sinh
- SGK Đạo đức 2, Vở bài tập Đạo đức 2.
3. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
TIẾT 1 
1. Khởi động 
1.1. Mục tiêu: Giới thiệu bài, tạo tâm thế cho HS vào bài học mới.
1.2. Dự kiến sản phẩm học tập: Học sinh hòa nhịp thoải mái theo bài hát, quan sát và trả lời câu hỏi của GV.
1.3. Dự kiến tiêu chí đánh giá
- Tất cả HS thực hiện các động tác đơn giản theo giai điệu bài hát.
- HS trả lời thành câu hoàn chỉnh.
1.4. Cách thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV mở video bài hát có lồng ghép một số clip do CMHS quay các em.
- GV hỏi: 
+ Các con vừa quan sát thấy các bạn nào trên màn hình?
+ Các bạn làm gì vậy?
+ Bài hát đã thể hiện tình cảm của ai? 
+ Các bạn ấy đã thể hiện tình cảm với thầy cô như thế nào?
+ Vì sao các bạn ấy thể hiện tình cảm đó? +Bài hát khuyên chúng ta điều gì?
- GV nhận xét các câu trả lời, qua đó dẫn đắt để giới thiệu bài vào bài học.
- HS nghe, hát theo và thực hiện một số động tác đơn giản theo bài Thầy cô cho em mùa xuân; đồng thời quan sát màn hình. 
- HS trả lời.
2. Khám phá 1 (hoạt động cá nhân )
2.1. Mục tiêu: HS nêu được những việc làm của thầy cô thể hiện sự dạy dỗ, yêu thương HS.
2.2. Dự kiến sản phẩm học tập: Các câu hỏi và câu trả lời của HS.
2.3. Dự kiến tiêu chí đánh giá
HS đặt câu hỏi về nội dung tranh, trả lời được câu hỏi hoàn chỉnh, trả lời được những biểu hiện thể hiện tình yêu thương, Tình cảm thầy cô dành cho HS là sự quan tâm, chăm sóc, dạy dỗ, lo lắng, giúp đỡ,... thường thể hiện qua những việc làm nhỏ, quen thuộc.
(HS đánh giá HS, GV đánh giá HS)
2.4. Cách thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Thầy giáo, cô giáo trong tranh đang làm gì? Việc làm đó thê hiện điều gì?
- GV cho HS quan sát từng bức tranh và nêu tình cảm của thầy, cô giáo dành cho HS được thể hiện qua những việc làm nào. Ví dụ:
Tranh 1: Cô giáo dạy HS những điểu hay, lẽ phải.
Tranh 2: Cô giáo đắp chăn cho HS bán trú khi các em ngủ trưa vì sợ các em bị lạnh.
Tranh 3:Thầỵ giáo cùng HS chăm sóc vườn rau và hướng dẫn HS cách tưới rau.
Tranh 4:Thầy giáo đến nhà thăm HS để hiểu thêm về hoàn cảnh gia đình HS.
. 
- GV đặt câu hỏi, đồng thời, khuyến khích HS đặt câu hỏi cho bạn.
Tùy câu trả lời của HS, GV động viên, khích lệ, khen ngợi và từ đó dẫn dắt HS tiếp cận nội dung chính của bài: kính trọng thầy giáo cô giáo.
- HS cùng quan sát các bức tranh.
- HS trả lời câu hỏi đối với nội dung từng bức tranh. 
HS nhận xét nhau; có thể đặt câu hỏi cho bạn.
3. Khám phá 2 (hoạt động thảo luận nhóm) 
3.1. Mục tiêu
- Nhận biết được sự cần thiết quan tâm, chăm sóc, tình cảm thầy cô dành cho HS là sự quan tâm, chăm sóc, dạy dỗ, lo lắng, giúp đỡ.
- Nhận biết được những lời nói, việc làm thể hiện sự kính trọng thầy giáo cô giáo.
- HS nêu được những việc làm của các bạn trong tranh thể hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo.
3.2. Dự kiến sản phẩm học tập
- Câu hỏi, câu trả lời của học sinh. 
- Lời nói phù hợp khi sắm vai trình bày trước lớp về tình huống mà GV yêu cầu.
3.3. Dự kiến tiêu chí đánh giá
HS trả lời được câu hỏi hoàn chỉnh/hoặc đặt được câu hỏi phù hợp nội dung tranh. HS sắm vai, có lời nói, cử chỉ phù hợp vai của mình.
(HS đánh giá HS, GV đánh giá HS)
3.4. Cách thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
a. Bạn nào trong tranh đã thê hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo?
GV gợi ý thêm các câu hỏi:
GV có thể cho HS làm việc theo nhóm đôi. Các nhóm quan sát từng bức tranh và nêu lời nói, việc làm của các bạn trong tranh. Ví dụ:
Tranh 1: Lễ phép chào hỏi thầy cô.
Tranh 2: Nói chuyện riêng khi thầy giáo đang giảng bài.
Tranh 3: Quan tâm khi cô giáo bị bệnh.
Tranh 4: Tặng cô giáo bức tranh tự vẽ để chúc mừng cô.
HS tiếp tục làm việc theo nhóm đôi, cho biết những tranh nào thể hiện sự kính trọng thầy, cô giáo.
Tùy tình hình học sinh, GV động viên, khích lệ HS và dẫn dắt để HS nói được ý: cho biết những tranh nào thể hiện sự kính trọng thầy, cô giáo.
Tùy tình hình thực tế HS trả lời, GV dẫn đắt để kết Các bạn trong tranh 1,3,4 thể hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo.
- Thảo luận nhóm đôi: 
+ HS quan sát tất cả bức tranh, phát biểu suy nghĩ về các bức tranh đó cho nhau nghe.
+ Đại diện các nhóm phát biểu. 
HS nhận xét lẫn nhau.
(HS có thể chưa đọc được chữ, nhưng qua việc quan sát nét mặt của các búc tranh để có thể nhận xét được là bạn người thể hiện sự kính trọng thầy, cô giáo). 
Các nhóm trình bày, cả lớp nhận xét.
HS kết luận: Các bạn trong tranh 1,3,4 thể hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo.
b. Nêu thêm những việc cẩn làm thê hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo.?
GV cho cá nhân HS nêu thêm những việc cần làm thể hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo. Các HS khác bổ sung ý kiến.
GV nên giảng giải cho HS hiểu cần thể hiện sự kính trọng thầy, cô giáo qua những việc làm hằng ngày và đó cũng là thể hiện tình cảm yêu thương, biết ơn thầy, cô giáo.
GV lưu ý HS thể hiện lòng kính trọng thầy, cô giáo không phải qua những bông hoa, quà hay lời chúc mừng trong ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11,... mà quan trọng chính là qua những lời nói, hành động hằng ngày.
GV nhận xét và dẫn dắt để HS tiếp cận được ý khái quát: Trong lớp, các em thể hiện lòng kính trọng thầy, cô giáo không phải qua những bông hoa, quà hay lời chúc mừng trong ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11,... mà quan trọng chính là qua những lời nói, hành động hằng ngày.
Mỗi thành viên lần lượt nêu về nêu thêm những việc cần làm thể hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo. Các HS khác bổ sung ý kiến cho cả lớp cùng nghe. 
HS nhận xét lẫn nhau.
4. Chia sẻ (hoạt động cá nhân)
4.1. Mục tiêu: HS biết đồng tình với thái độ, hành vi thể hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo.
4.2. Dự kiến sản phẩm học tập: Các câu hỏi và câu trả lời của HS. 
4.3. Dự kiến tiêu chí đánh giá
HS trả lời được câu hỏi hoàn chỉnh. Kể được những việc làm thể hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo.
 (HS đánh giá HS, GV đánh giá HS)
4.4. Cách thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
a. Nêu được một số biểu hiện của sự kính trọng thầy giáo, cô giáo.
GV nêu thêm câu hỏi để phát triển toàn diện nhận thức của HS:
- Em đã kính trọng thầy giáo, cô giáo chưa?
- Em sẽ khuyên bạn thế nào khi bạn chưa kính trọng thày giáo cô giáo?
- Em sẽ làm gì đẻ thể hiện sự kính trọng thầy giáo cô giáo? v.v 
GV chuẩn bị các phương án đối thoại sao cho vừa tôn trọng suy nghĩ của các em, vừa đảm bảo định hướng giáo dục của bài học.
HS quan sát từng bức tranh, nêu ý kiến của mình.
HS phát biểu theo suy nghĩ, hiểu biết của các em.
b. Kể thêm một số việc làm thể hiện sự sự kính trọng thầy giáo, cô giáo .
Động viên, khuyến khích càng nhiều HS phát biểu càng tốt; lưu ý khích lệ những HS còn nhút nhát 
HS kể những việc làm cụ thể mà em đã làm ở nhà. 
c. Thực hiện được hành động và lời nói thể hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo.
Tùy những nội dung mà HS nêu, GV có cách chốt ý cho phù hợp.
HS tự phát biểu theo suy nghĩ của mình.
HS nhận xét lẫn nhau. 
* Hoạt động nối tiếp: Giao việc cho HS về nhà thực hiện để chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: Nêu được một số biểu hiện của sự kính trọng thầy giáo, cô giáo; Nêu được lí do vì sao phải kính trọng thầy giáo, cô giáo; Nêu được một số việc của sự kính trọng thầy giáo, cô giáo. Thực hiện và ghi nhớ để tiết học sau kể cho cô và các bạn nghe.
Điều chỉnh, bổ sung
...............................................................................................................................
 .....................
Ngày soạn: ................. Ngày dạy: .................... 
Tuần 	 Môn: Đạo đức 
Bài 2: KÍNH TRỌNG THẦY GIÁO, CÔ GIÁO (Tiết 2)
1. MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài học “kính trọng thầy giáo, cô giáo”, học sinh có:
1.1. Phẩm chất chủ yếu
Lòng nhân ái: Yêu thương, kính trọng thầy giáo, cô giáo.
1.2. Năng lực chung 
Giao tiếp và hợp tác: HS biết cách sử dụng lời nói, hành động để thể hiện sự kính trọng thầy giáo , cô giáo.
1.3. Năng lực đặc thù
Năng lực điều chỉnh hành vi:
- Nhận thức chuẩn mực hành vi: Học sinh nêu được những biểu hiện của sự kính tọng thầy giáo, cô giáo; Nêu được một số biểu hiện của sự kính trọng thầy giáo, cô giáo; Nêu được lí do vì sao phải kính trọng thầy giáo, cô giáo; Nêu được một số việc của sự kính trọng thầy giáo, cô giáo.
- Đánh giá hành vi của bản thân và người khác: Nhận xét được một số thái độ, hành vi thể hiện lòng kính trọng thầy cô giáo.
- Điều chỉnh hành vi: Thực hiện được những lời nói, thực hiện được những việc làm cụ thể thể hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo; Bước đầu biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện những việc làm cụ thể thể hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo.
2. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 
2.1. Chuẩn bị của giáo viên
- Bài hát: Vòng tay yêu thương.
- Ppt: tranh ảnh minh họa, tranh để thể hiện kính trọng thầy giáo, cô giáo, tranh tình huống, Phiếu tự nhận xét của học sinh, Phiếu nhận xét của CMHS.
- Bảng tương tác, máy chiếu, ti vi (tùy điều kiện của địa phương, nhà trường mà giáo viên chọn lựa phù hợp).
2.2. Chuẩn bị của học sinh
- Sách học sinh, vở BT đạo đức.
3. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
TIẾT 2. 
5. Luyện tập (nhóm; cá nhân)
5.1. Mục tiêu
HS biết cách sử dụng lời nói, hành động phù hợp các tình huống trong tranh để thể hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo.
5.2. Dự kiến sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
5.3. Dự kiến tiêu chí đánh giá: HS nêu được việc làm các bạn trong tranh cho phù hợp.
5.4. Cách thực hiện 
(Áp dụng kỹ thuật DH “mảnh ghép”)
a.Nhận xét vể lời nói, việc làm của các bạn trong tranh.
HS làm việc nhóm, nêu nhận xét về lời nói, việc làm của các bạn trong tranh.
Ví dụ: Lời nói, việc làm của các bạn trong tranh 2, 3, 4 đã thể hiện sự lễ phép, kính trọng thầy, cô giáo. Riêng với bạn nữ trong tranh 1 (nhờ thầy giáo treo giúp tranh), lời nói thể hiện sự lễ phép nhưng hành động dùng một tay đưa tranh cho thầy giáo là chưa lễ phép.
Trong quá trình các nhóm trình bày, GV khuyến khích HS đặt câu hỏi cho các bạn. GV gợi mở thêm bằng những câu hỏi như: Ngoài ý kiến của nhóm bạn , các con có ý kiến gì khác nữa không? Con thích ý kiến của nhóm nào nhất, vì sao?
Sau đó, GV nhận xét và dẫn dắt để HS tiếp cận được ý khái quát: HS phải lễ phép, kính trọng tất cả các thầy, cô giáo dù có thầy cô không trực tiếp dạy mình. GV có thể giải thích thêm ý nghĩa của câu "Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy", giúp HS hiểu rõ hơn.
Vòng 1: Chia nhóm 4 HS. Nhiệm vụ mỗi nhóm là quan sát, thảo luận 1 bức tranh.
Vòng 2: Hình thành nhóm mới (4 HS/nhóm, sao cho mỗi nhóm đều có 1 HS từ mỗi nhiệm vụ khác nhau ở vòng 1). Mỗi thành viên lần lượt nêu về nội dung của bức tranh mình đã được thảo luận ở vòng 1 cho cả nhóm cùng nghe. Khuyến khích HS đặt câu hỏi trong nhóm để phân tích sâu hơn về nội dung tranh.
Đại diện các nhóm trình bày. 
HS nhận xét lẫn nhau.
b. sắm vai các bạn nhỏ trong tranh và xử lí tình huống.
- Tùy tình hình lớp, GV có thể đưa thêm 1 số tình huống khác. Tuy nhiên, chỉ yêu cầu đơn giản về lời nói, động tác, thái độ cần thể hiện trong mỗi tình huống; mỗi tình huống chỉ yêu cầu 2, 3 HS tham gia. 
HS làm việc theo nhóm. Dựa vào tranh vẽ, các nhóm tự xây dựng tình huống, câu thoại và tập sắm vai.
GV GV cần chú ý giúp HS hiểu sự kính trọng thầy, cô giáo phải được thể hiện bằng những hành động cụ thể, đơn giản mỗi ngày. đánh giá, biểu dương, rút kinh nghiệm.
- HS xung phong sắm vai trình bày trước lớp về các tình huống như SGK.
Các nhóm trình diễn, cả lớp nhận xét.
HS nhận xét các bạn, có thể nêu ý kiến hoặc đặt câu hỏi liên quan đến các tình huống mà các bạn vừa sắm vai.
6. Vận dụng
6.1. Mục tiêu
HS tập vận dụng vào các tình huống thể hiện sự kính trọng thầy, cô giáo.
HS chia sẻ được những việc em đã làm thể hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo.
6.2. Dự kiến sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS/câu hỏi của HS.
6.3. Dự kiến tiêu chí đánh giá: HS thực hiện được lời nói, động tác, cử chỉ, nét mặt, v.v.. thể hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo.
6.4. Cách thực hiện:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
a. Thực hiện việc làm thê hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo.
 Tranh 1: Lễ phép chào hỏi thầy cô.
Tranh 2: tích cực phát biểu, chăm chỉ học hành.
Tranh 3: Quan tâm thăm hỏi khi cô giáo bị bệnh.
Tranh 4: Tặng cô giáo bức tranh tự vẽ để chúc mừng cô, Làm thiệp, viết thư, viết lời chúc thầy cô.
- GV có thể cho HS viết lời cảm ơn thầy cô đã dạy mình trong năm học lớp 1 vào tờ giấy. HS có thể trang trí theo sáng tạo riêng của mình và gửi tặng thầy, cô giáo cũ sau tiết học.
- HS kể một lời nói/việc làm cụ thể mà con đã thực hiện kính trọng thầy giáo, cô giáo. Khi kể, HS cần dùng từ ngữ, nét mặt, ánh mắt, cử chỉ biểu cảm phù hợp.
Cả lớp cùng lắng nghe và nhận xét. 
b. Chia sẻ những việc em đã làm để thể hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo.
HS làm việc theo nhóm đôi, chia sẻ với bạn những việc mình đã làm thể hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo.
-Đại diện các nhóm trình bày, cả lớp nhận xét.
GV cần lưu ý các nhóm trình bày sau chỉ nêu những ý mới để tránh tình trạng các nhóm bắt chước nhau, làm mất thời gian của tiết học.
GV nhận xét khen ngợi, lưu ý thêm nếu có những HS thể hiện từ ngữ/nét mặt/cử chỉ chưa phù hợp.
-Các nhóm chia sẻ về việc làm của mình thể hiện kính trọng thầy, cô giáo.
-Cả lớp cùng lắng nghe và nhận xét. 
c. Hoạt động củng cố, dặn dò
Giúp HS ôn lại những kiến thức đã học, nhắc nhở HS thực hiện những việc làm cụ thể thể hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo.
+ GV có thể cho HS họcthuộc Ghi nhớ bằng cách đọc tiếp sức (mỗi HS đọc mộttiếng, cứ tiếp tục đọc nhiều lẩn như thế). GV xoá dần các chữ trong câu ghi nhớ trong lúc HS đọc, sau đó xoá hết cả câu.
-GVcăn dặn HS luôn thể hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo qua những lời nói, việc làm hằng ngày.
+ HS nào thuộc sẽ đọc cả câu ghi nhớ cho cả lớp nghe.
7. Kết luận: HS luôn thể hiện sự kính trọng thầy giáo, cô giáo qua những lời nói, việc làm hằng ngày, những lời nói và việc làm cụ thể hàng ngày. 
HS đọc thuộc lòng câu tục ngữ:
Điều chỉnh, bổ sung
...............................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dao_duc_khoi_2_sach_chan_troi_sang_tao_bai_5_kinh_tr.docx