Giáo án Đạo đức Lớp 2 (Sách Cánh diều) - Bài 6: Khi em bị lạc

Giáo án Đạo đức Lớp 2 (Sách Cánh diều) - Bài 6: Khi em bị lạc

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Học xong bài này, em sẽ:

- Nêu được một số tình huống bị lạc

- Nêu được vì sao phải tìm kiếm sự hỗ trợ khi bị lạc

- Thực hiện được việc tìm kiếm hỗ trợ khi bị lạc.

2. Năng lực:

* Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

* Năng lực riêng: Rèn năng lực phát triển bản thân, điều chỉnh hành vi

3. Phẩm chất: Hình thành phẩm chất trách nhiệm, mạnh mẽ, can đảm.

II.ĐỒ DUNG DẠY HỌC:

1. Đối với giáo viên:

- SGK, SGV, Vở bài tập đạo đức 2

- Bộ tranh về ý thức trách nhiệm theo thông tư 43/2020/TT-BGDĐT

- Máy tính, máy chiếu .(nếu có)

2. Đối với học sinh:

- SGK. Vở bài tập Đạo đức 2.

- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

 

docx 10 trang Hà Duy Kiên 27/05/2022 24883
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đạo đức Lớp 2 (Sách Cánh diều) - Bài 6: Khi em bị lạc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: / / 
Ngày dạy: / / 
BÀI 6: KHI EM BỊ LẠC
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Học xong bài này, em sẽ:
- Nêu được một số tình huống bị lạc
- Nêu được vì sao phải tìm kiếm sự hỗ trợ khi bị lạc
- Thực hiện được việc tìm kiếm hỗ trợ khi bị lạc.
2. Năng lực:
* Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
* Năng lực riêng: Rèn năng lực phát triển bản thân, điều chỉnh hành vi
3. Phẩm chất: Hình thành phẩm chất trách nhiệm, mạnh mẽ, can đảm.
II.ĐỒ DUNG DẠY HỌC:
1. Đối với giáo viên:
- SGK, SGV, Vở bài tập đạo đức 2
- Bộ tranh về ý thức trách nhiệm theo thông tư 43/2020/TT-BGDĐT
- Máy tính, máy chiếu .(nếu có)
2. Đối với học sinh:
- SGK. Vở bài tập Đạo đức 2. 
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Hoạt động mở đầu:
Mục tiêu: Thông qua trò chơi, GV tạo tâm thế hưng phấn cho HS, đồng thời lồng kiến thức liên quan đến bài học mới để HS nhận dạng và làm quen.
Cách tiến hành:
- GV treo tranh lên bảng, cho HS 3 phút suy nghĩ, yêu cầu HS tìm đường về nhà cho chú Thỏ bị lạc.
- Hết thời gian suy nghĩ, GV gọi 2 – 3 HS có tinh thần xung phong lên cầm thước chỉ đường về nhà cho Thỏ.
- GV cùng cả lớp nhận xét, vẽ đáp án đường đi đúng đối chiếu với kết quả HS trình bày.
- GV dẫn dắt vào bài: Trò chơi vừa rồi, các em đã rất thông minh khi tìm ra đường về nhà giúp bạn Thỏ. Vậy trong cuộc sống của chúng ta thì sao? Khi không may bị lạc, chúng ta phải xử lí như thế nào? Hãy cùng đến với bài 6: Khi em bị lạc.
2.hoạt động hình thành kiến thức mới:
Hoạt động 1: Kể chuyện theo tranh và trả lời câu hỏi
Mục tiêu: Thông qua câu chuyện, HS biết được nội dung là do bạn Vũ mải chơi nên bạn đã lạc mẹ của mình.
Cách tiến hành:
 - GV kể chuyện cho cả lớp nghe một lượt
- GV gọi 1 HS khác lên bảng chỉ vào từng tranh và kể tóm tắt câu chuyện.
- GV cho HS hoạt động theo cặp, trả lời câu hỏi:
+ Bạn Vũ đã gặp phải chuyện gì?
+ Điều gì có thể xảy ra khi bạn Vũ bị lac?
+ Theo em, bạn Vũ nên làm gì khi ấy?
- GV cùng các bạn lắng nghe một số cặp trình bày, GV nhận xét, kết luận.
Hoạt động 2: Tìm hiểu một số tình huống khi bị lạc
Mục tiêu: Thông qua những bức tranh, HS biết được những tình huống dẫn đến bị lạc trong cuộc sống.
Cách tiến hành:
- GV treo hình ảnh lên bảng, yêu cầu HS hoạt động cặp đôi, quan sát và trả lời câu hỏi:
+ Em hãy nêu tính huống khi bị lạc trong các tranh trên?
+ Em hãy kể thêm một số tình huống khi bị lạc mà em biết?
- GV gọi đại diện một số cặp đứng dậy trả lời câu hỏi.
- GV cùng cả lớp lắng nghe, nhận xét và kết luận.
Hoạt động 3: Thảo luận về cách tìm kiếm sự hỗ trợ khi bị lạc
Mục tiêu: HS biết được mình cần phải làm gì nếu không may bị đi lạc, HS biết cách tìm kiếm sự hỗ trợ khi bị lạc.
Cách tiến hành:
- GV chia lớp thành các nhóm, đặt câu hỏi yêu cầu các nhóm thảo luận: 
+ Em cần làm gì khi bị lạc? 
+ Em cần nói gì với người em muốn nhờ giúp đỡ khi bị lạc?
+ Vì sao cần phải tìm kiếm sự hỗ trợ khi bị lạc?
- GV lắng nghe đại diện các nhóm trình bày, GV nhận xét và kết luận.
3.Hoạt động luyện tập thực hành:
Mục tiêu:Giúp HS củng cố kiến thức , bày tỏ được ý kiến, biết xử lí tình huống và liên hệ cụ thể vào bản thân để rút ra bài học.
Cách tiến hành:
Nhiệm vụ 1: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT1
- GV đọc hết một lần tất cả các cách làm khi bị lạc trong sgk.
- GV nêu lần lượt từng ý, gọi 1 HS đứng dậy trình bày ý kiến của mình đồng tình hay không đồng tình? Giải thích vì sao?
- GV thực hiện tương tự từ ý A đến hết ý E.
- GV chốt lại câu trả lời của HS: Chúng ta đồng tình với ý A, D và không đồng tình với ý B, C, E.
Nhiệm vụ 2: Hoạt động cá nhân, bày tỏ ý kiến
- GV cho HS đọc bài tập 2, nêu quan điểm của mình về việc đồng tình hay không đồng tình với việc làm của các bạn.
- GV mời một số HS trình quan điểm, các bạn khác cùng chú ý lắng nghe, cổ vũ, động viên các bạn.
- GV cùng cả lớp nhận xét, kết luận và tuyên dương, khen ngợi những bạn có đáp án đúng.
Nhiệm vụ 3: Hoạt động nhóm, hoàn thành BT3
- GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu:
+ Nhóm 1 + 3: xử lí tình huống 1
+ Nhóm 2 + 4: xử lí tình huống 2
- GV cùng cả lớp lắng nghe, cổ vũ, động viên để các nhóm trình bày tốt kết quả thảo luận.
Nhiệm vụ 4: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT4
- GV khuyến khích HS chia sẻ về một lần em bị lạc (nếu có) và cho biết em đã làm gì khi ấy.
- GV gọi HS có tinh thần xung phong chia sẻ, GV lắng nghe nhận xét và góp ý.
4.hoạt động vận dụng, trải nghiệm:
Mục tiêu:Giúp HS biết cách làm thẻ thông tin cá nhân để tìm sự giúp đỡ khi không may bị đi lạc.
Cách tiến hành:
- GV hướng dẫn HS về nhà làm thẻ thông tin cá nhân.
- GV nhận xét, chuẩn kiến thức bài học.
- HS quan sát tranh
- HS trả lời câu trả lời của bản thân
- HS lắng nghe nhận xét
- HS nghe GV giới thiệu bài học mới.
- Cả lớp chú ý lắng nghe GV kể chuyện
- HS kể tóm tắt câu chuyện
- HS thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi
- HS lắng nghe nhận xét
- HS quan sát tranh
- HS trả lời câu hỏi:
+ Tranh 1: Bạn nhỏ lạc trên bãi biển
+ Tranh 2: Bạn nhỏ lạc trong chợ
+ Tranh 3: Bạn nhỏ lạc trong công viên
+ Tranh 4: Bạn nhỏ lạc trong trung tâm thương mại.
- HS xung phong trả lời câu hỏi
- HS lắng nghe GV nhận xét.
- HS thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi
- HS trình bày, lắng nghe GV nhận xét.
- HS lắng nghe GV đọc
- HS trình bày ý kiến của mình
- HS lần lượt trả lời các ý của câu hỏi
- HS lắng nghe GV kết luận.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ GV giao
- Một số HS đứng dậy nêu quan điểm của mình, đồng tình hoặc không đồng tình.
- HS lắng nghe nhận xét.
- HS bắt nhóm theo sự phân công của GV và nhận nhiệm vụ.
- Các nhóm trình bày cách xử lí tình huống, nghe GV nhận xét.
- HS đứng dậy chia sẻ lần mình bị đi lạc.
- HS lắng nghe GV nhận xét.
- HS về nhà làm thẻ thông tin cá nhân
- HS lắng nghe GV kết luận sau bài học.
IV.ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DAY:
 . 
 . 
Ngày soạn: / / 
Ngày dạy: / / 
BÀI 7: TIẾP XÚC VỚI NGƯỜI LẠ
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Học xong bài này, em sẽ:
- Nêu được một số tình huống cần tìm kiếm sự hỗ trợ khi tiếp xúc với người lạ
- Nêu được vì sao phải tìm kiếm sự hỗ trợ trong một số tình huống tiếp xúc với người lạ.
- Thực hiện được việc tìm kiếm sự hỗ trợ trong một số tình huống tiếp xúc với người lạ.
2. Năng lực
* Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
* Năng lực riêng: Rèn năng lực phát triển bản thân, điều chỉnh hành vi
3. Phẩm chất: Hình thành phẩm chất trách nhiệm, mạnh mẽ, can đảm.
II.ĐỒ DUNG DẠY HỌC:
1. Đối với giáo viên:
- SGK, SGV, Vở bài tập đạo đức 2
- Máy tính, máy chiếu .(nếu có)
2. Đối với học sinh:
- SGK. Vở bài tập Đạo đức 2. 
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Hoạt động mở đầu:
Mục tiêu: Thông qua trò chơi, GV tạo tâm thế hưng phấn cho HS, đồng thời lồng kiến thức liên quan đến bài học mới để HS nhận dạng và làm quen.
Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Người lạ, người quen”.
- GV dẫn dắt vào bài:Thế giới của chúng ta rất rộng lớn, do đó việc chúng ta thường xuyên bắt gặp người lạ là điều rất bình thường. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho bản thân, chúng ta cần phải biết cách đề phòng khi tiếp xúc với người lạ. Vậy khi tiếp xúc người lạ chúng ta nên xử lí như thế nào, hãy cùng tìm hiểu ở bài học dưới đây, bài 7: Tiếp xúc với người lạ.
2.hoạt động hình thành kiến thức mới:
Hoạt động 1: Kể chuyện theo tranh và trả lời câu hỏi
Mục tiêu: Thông qua bài thơ, HS thấy được mèo con khi gặp người lạ đã gọi bố giúp đỡ.
Cách tiến hành:
 - GV đọc một lượt bài thơ
- GV gọi 1 HS khác đứng dậy đọc 2 khổ thơ đầu, gọi 1 HS khác đứng dậy đọc tiếp 2 khổ thơ sau.
- GV cho HS hoạt động theo cặp, trả lời câu hỏi:
+ Mèo con đã gặp chuyện gì?
+ Mèo con đã làm gì khi ấy?
+ Em có đồng tình với việc làm của mèo con không? Vì sao?
- GV cùng các bạn lắng nghe một số cặp trình bày, GV nhận xét, kết luận.
Hoạt động 2: Tìm hiểu một số tình huống khi tiếp xúc với người lạ
Mục tiêu: Thông qua những bức tranh, HS biết được những tình huống tiếp xúc với người lạ nào làcần đến sự hỗ trợ.
Cách tiến hành:
- GV treo hình ảnh lên bảng, yêu cầu HS hoạt động cá nhân, quan sát và trả lời câu hỏi:
+ Những tình huống nào em cần tìm kiếm sự hỗ trợ khi tiếp xúc người lạ?
+ Vì sao em cần tìm kiếm sự hỗ trợ trong những tình huống trên?
- GV gọi đại diện một số HS đứng dậy trả lời câu hỏi.
- GV cùng cả lớp lắng nghe, nhận xét và kết luận.
Hoạt động 3: Thảo luận về cách tìm kiếm sự hỗ trợ khi tiếp xúc với người lạ
Mục tiêu: HS biết được mình cần phải làm gì khi tiếp xúc với người lạ, HS biết được ai là người có thể giúp đỡ mình khi mình cần sự trợ giúp.
Cách tiến hành:
Nhiệm vụ 1: Hoạt động cá nhân
- GV cho HS quan sát tranh, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Ai là người em có thể nhờ giúp đỡ?
- GV gọi lần lượt các HS đứng dậy trả lời, mỗi HS chỉ được đưa ra một đáp án.
- GV cùng cả lớp nhận xét, chốt đáp án đúng.
Nhiệm vụ 2: Hoạt động nhóm
- GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận và đưa ra cách xử lí tình huống: 
+ Nhóm 1: người lạ hỏi thông tin cá nhân
+ Nhóm 2: người lạ rủ đi theo
+ Nhóm 3: người lạ cho quà
+ Nhóm 4: bị người lạ bắt đi
- GV lắng nghe đại diện các nhóm trình bày, GV nhận xét và kết luận.
Nhiệm vụ 3: Hoạt động cặp đôi
- GV cho HS bắt cặp với bạn bên cạnh, yêu cầu HS đóng vai và xử lí hai trình huống trong SGK.
- GV gọi đại diện một số nhóm trình bày cách xử lí, GV lắng nghe và nhận xét, tuyên dương cặp đôi có cách xử lí tốt nhất.
3.Hoạt động luyện tập thực hành:
Mục tiêu:Giúp HS củng cố kiến thức , bày tỏ được ý kiến, biết xử lí tình huống và liên hệ cụ thể vào bản thân để rút ra bài học.
Cách tiến hành:
Nhiệm vụ 1: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT1
- GV treo tranh, yêu cầu HS: Nhận xét về cách xử lí của bạn trong tình huống dưới đây?
- GV gọi một số HS đứng dậy nhận xét cách xử lí của bạn nhỏ trong câu chuyện.
- GV nhận xét, kết luận: Bạn nhỏ trong câu chuyện rất thông minh. Bạn đã biết cách tự giải thoát cho mình khi bị người lạ bắt đi.
Nhiệm vụ 2: Hoạt động nhóm, hoàn thành BT2
- GV chia lớp thành 3 nhóm, yêu cầu:
+ Nhóm 1: xử lí tình huống 1
+ Nhóm 2: xử lí tình huống 2
+ Nhóm 2: xử lí tình huống 3
- GV cùng cả lớp lắng nghe, cổ vũ, động viên để các nhóm trình bày tốt kết quả thảo luận.
- GV nhận xét cách xử lí tình huống của các nhóm, có lời tuyên dương với nhóm xử lí tốt nhất, kết luận.
Nhiệm vụ 3: Hoạt động cá nhân, hoàn thành BT3
- GV khuyến khích HS chia sẻ về một lần em gặp nguy hiểm khi tiếp xúc với người lạ và cho biết em đã làm gì khi ấy.
- GV gọi HS có tinh thần xung phong chia sẻ, GV lắng nghe nhận xét và góp ý.
4.hoạt động vận dụng, trải nghiệm:
Mục tiêu:Giúp HS ghi nhớ lại số điện thoại người thân hoặc cơ quan chức năng để tìm kiếm sự giúp đỡ khi cần.
Cách tiến hành:
- GV hướng dẫn HS ghi lại số điện thoại trợ giúp.
- GV nhận xét, chuẩn kiến thức bài học: Khi gặp người lạ khả nghi, chúng ta tuyệt đối không nên nói chuyện. Họ có cho quà, rủ đi chơi cũng không đi. Khi cần sự giúp đỡ, chúng ta hãy nhờ đến công an, bảo vệ, thầy cô, bố mẹ... hoặc những người thật đáng tin.
- HS hào hứng nghe GV trình bày luật chơi và tham gia trò chơi.
- HS nghe GV giới thiệu bài học mới.
- Cả lớp nghe GV đọc thơ
- HS đứng dậy đọc to, rõ ràng
- HS lắng nghe câu hỏi và hoạt động theo cặp đôi để trả lời.
+ Mèo con gặp cô mèo lạ
+ Mèo con gọi bố
+ Em đồng tình với méo con
- HS lắng nghe GV nhận xét
- HS quan sát tranh, đọc câu hỏi, tìm ra câu trả lời
- Tình huống cần tìm kiếm sự hỗ trợ: người lạ bảo đi theo họ, người lạ cho quà, người lạ giả danh bạn bố mẹ 
- Tìm kiếm sự hỗ trợ để mình được an toàn.
- HS lắng nghe nhận xét
- HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi
+ Người có thể nhờ giúp đỡ: bố mẹ, thầy cô giáo, công an, bảo vệ 
- HS trình bày, GV cùng các bạn lắng nghe, nhận xét.
- HS hoạt động nhóm, đóng vai, xử lí tình huống
- Các nhóm lần lượt trình bày, nghe GV nhận xét.
- HS bắt cặp, đóng vai và xử lí tình huống
- Các cặp đôi trình bày, nghe GV nhận xét, đánh giá.
- HS quan sát tranh, nhận xét cách xử lí của bạn nhỏ.
- HS trình bày
- HS nghe nhận xét và kết luận.
- HS hoạt động theo nhóm, mỗi nhóm xử lí tình huống được giao.
- Các nhóm trình bày kết quả thảo luận
- HS nghe nhận xét, tuyên dương.
- HS chia sẻ
- HS lắng nghe nhận xét và góp ý
- HS nhớ và ghi lại số điện thoại
- HS lắng nghe GV chốt lại kiến thức bài học.
IV.ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DAY:
 . 
 . 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dao_duc_lop_2_sach_canh_dieu_bai_6_khi_em_bi_lac.docx