Giáo án Đạo đức Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 2, Bài 1: Quý trọng thời gian (Tiết 2)

Giáo án Đạo đức Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 2, Bài 1: Quý trọng thời gian (Tiết 2)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức, kĩ năng:

- Nêu được một số biểu hiện của việc quý trọng thời gian.

- Nêu được vì sao phải quý trọng thời gian.

- Thực hiện được việc sử dụng thời gian hợp lí.

2. Năng lực

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

- Nhận ra được một số biểu hiện của việc quý trọng thời gian.

- Thể hiện được sự quý trọng thời gian, sử dụng thời gian hợp lí.

- Biết được vì sao phải quý trọng thời gian, sử dụng thời gian hợp lí.

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ: Chủ động được việc sử dụng thời gian một cách hợp lí và hiệu quả.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên

- Giáo án, SGK, SGV.

- Bộ tranh, video clip về đức tính chăm chỉ.

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Học sinh

- SGK. Vở bài tập Đạo đức 2.

- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

 

doc 6 trang Hà Duy Kiên 28/05/2022 3751
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đạo đức Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 2, Bài 1: Quý trọng thời gian (Tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
 Môn: Đạo đức 2
CHỦ ĐỀ: QUÝ TRỌNG THỜI GIAN
Tuần 2- Tiết 2 - BÀI 1: QUÝ TRỌNG THỜI GIAN ( Tiết 2)
Thời gian thực hiện: ngày ... tháng ... năm ...
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Nêu được một số biểu hiện của việc quý trọng thời gian.
- Nêu được vì sao phải quý trọng thời gian.
- Thực hiện được việc sử dụng thời gian hợp lí.
2. Năng lực
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
- Nhận ra được một số biểu hiện của việc quý trọng thời gian.
- Thể hiện được sự quý trọng thời gian, sử dụng thời gian hợp lí.
- Biết được vì sao phải quý trọng thời gian, sử dụng thời gian hợp lí.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ: Chủ động được việc sử dụng thời gian một cách hợp lí và hiệu quả.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV.
- Bộ tranh, video clip về đức tính chăm chỉ.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Học sinh
- SGK. Vở bài tập Đạo đức 2.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
1. Hoạt động Mở đầu:
* Mục tiêu: Tạo không khí vui tươi cho tiết học.
* Phương pháp: Đàm thoại
* Hình thức tổ chức: Cả lớp
Cả lớp hát vui.
Lắng nghe.
Nêu lại tựa bài.
Cho HS hát vui.
Giới thiệu bài mới.
Ghi tựa bài.
2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới:
* Hoạt động 1: Nhận xét về lời nói, việc làm của Cốm.
* Mục tiêu: Giúp HS xác định được hành động thể hiện biết sử dụng thời gian hợp lí.
* Phương pháp: Hoạt động nhóm
* Hình thức tổ chức: Nhóm lớn
- HS thảo luận nhóm đôi.
- HS tiếp nhận câu hỏi
- HS suy nghĩ câu trả lời
+ Bạn Cốm đang tập đàn và nói gì với mẹ “ Lúc nào rỗi con cũng tập đàn mẹ ạ.”
+ Lời nói, việc làm của bạn Cốm là biểu hiện quý trọng thời gian. Vì Cốm luôn tranh thủ thời gian rảnh rỗi để tập đàn. Vì thế, việc học đàn của bạn có nhiều tiến bộ, được mẹ khen.
+ Em đồng tình với lời nói, việc làm của bạn Cốm.
+ Em thấy mình có thể học tập cách sử dụng thời gian như bạn Cốm. Bạn đã biết sử dụng thời gian cho những việc có ích một cách hợp lí. 
- HS báo cáo kết quả trước lớp
- HS nghe GV nhận xét.
- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm đôi, mỗi nhóm quan sát tranh, liên kết nội dung với các tranh và đưa ra nhận xét về lời nói, việc làm của bạn Cốm.
- GV gợi ý câu hỏi:
+ Bạn Cốm đã làm gì và nói gì với mẹ?
+ Lời nói, việc làm của bạn Cốm có phải là biểu hiện biết quý trọng thời gian không? Vì sao?
+ Em đồng tình hay không đồng tình với lời nói, việc làm của bạn Cốm?
+ Em thấy mình có thể học tập cách sử dụng thời gian như bạn Cốm không?
- GV cho các nhóm báo cáo kết quả luyện tập. 
- GV nhận xét và sơ kết hoạt động.
* Hoạt động 2: Em sẽ khuyên Bin điều gì trong tình huống sau?
* Mục tiêu: Giúp HS lựa chọn cách ứng xử phù hợp thể hiện biết quý trọng thời gian.
* Phương pháp: Vấn đáp
* Hình thức tổ chức: Nhóm đôi
- HS bắt cặp đôi với bạn bên cạnh, tìm ra lời khuyên.
- Đại diện cặp đôi trình bày kết quả.
- HS liên hệ, kể lại việc làm của bản thân.
- GV cho HS làm việc theo nhóm đôi, mỗi nhóm quan sát tranh, liên kết nội dung các tranh, suy nghĩ và đưa ra lời khuyên thích hợp cho bạn Bin.
- GV gọi đại diện một số cặp đôi đứng dậy trình bày kết quả thảo luận.
- GV khuyến khích HS liên hệ bản thân, kể lại một số việc làm cho thấy bản thân các em đã biết sắp xếp công việc, sử dụng thời gian hợp lí. GV nhận xét, tuyên dương.
3. Hoạt động Luyện tập, thực hành:
* Hoạt động 1: Sắm vai Tin xử lí tình huống
* Mục tiêu: Giúp HS luyện tập cách xử lí tình huống liên quan đến việc quý trọng thời gian.
* Phương pháp: Đóng vai 
* Hình thức tổ chức: Nhóm 4
- HS hoạt động nhóm, sắm vai, xử lí tình huống.
- Các nhóm quan sát tranh để hình dung tình huống.
- HS lắng nghe câu hỏi gợi ý của GV
- Các nhóm đưa ra cách xử lí.
- Một nhóm trình bày trước lớp, các nhóm khác nhận xét.
- HS nghe nhận xét, tổng kết hoạt động của GV.
- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm 4 và cho các em sắm vai xử lí tình huống (1 HS sắm vai Bin, 1 HS sắm vai chú của Bin, 2 HS quan sát, nhận xét, góp ý; sau đó đổi ngược lại: 2 HS đã sắm vai sẽ quan sát, nhận xét, góp ý; 2 HS đã quan sát, nhận xét, góp ý sẽ sắm vai).
- GV cho HS quan sát tranh đề nắm được nội dung tình huống, sau đó gợi ý để các nhóm phân tích, xử lí tình huống qua hình thức sắm vai:
+ Tin đang làm gì? Chú của Tin đã đê nghị điều gì?
+ Nếu là Tin, em sẽ nói với chú thế nào và sẽ làm gì trong tình huống đó?
- GV mời một nhóm thể hiện cách xử lí của nhóm mình, các nhóm khác góp ý, bố sung. Sau đó GV mời thêm 1 - 2 nhóm có cách xử lí khác lên thể hiện.
- GV tổ chức cho cả lớp trao đổi, thảo luận về những cách xử lí mà các nhóm vừa thế hiện; sơ kết và dẫn dắt sang hoạt động sau.
* Hoạt động 2: Chia sẻ với các bạn về những việc làm thể hiện em đã biết hoặc chưa biết quý trọng thời gian.
* Mục tiêu: Giúp HS vận dụng kiến thức, kĩ năng sử dụng thời gian hợp lí.
* Phương pháp: Hoạt động nhóm
* Hình thức tổ chức: Nhóm lớn
- HS hoạt động nhóm, chia sẻ cho nhau việc làm của bản thân.
- Các nhóm chọn một việc chia sẻ trước lớp.
- HS nghe và trả lời câu hỏi
- HS nghe nhận xét, tổng kết hoạt động của GV.
- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm 4 hoặc 6; trong mỗi nhóm, các em chia sẻ với nhau về những việc làm thể hiện bản thân đã biết hoặc chưa biết quý trọng thời gian.
- Mỗi nhóm lựa chọn một việc làm thể hiện biết quý trọng thời gian, một việc làm thể hiện chưa biết quý trọng thời gian để chia sẻ trước lớp.
- GV chọn 1 - 2 chia sẻ của HS về việc làm thể hiện chưa biết quý trọng thời gian và cho cả lớp tiếp tục thảo luận câu hỏi: Theo các em, bạn nên làm gì để khắc phục thiếu sót đó?
- GV gọi HS trả lời, nhận xét, sơ kết hoạt động.
* Hoạt động 3: Lập thời gian biểu trong ngày của em
* Mục tiêu: Giúp HS lập được thời gian biểu cho học tập, sinh hoạt hằng ngày.
* Phương pháp: Đặt và giải quyết vấn đề, Động não
* Hình thức tổ chức: Cả lớp, cá nhân
- HS đọc thông tin
- HS suy nghĩ đưa ra câu trả lời.
- HS nghe GV kết luận.
- HS ghi nhớ các bước để lập thời gian biểu.
- HS lập thời gian biểu cho riêng mình.
- HS lắng nghe và thực hiện
- GV cho HS đọc, tìm hiểu thời gian biểu của Tin, trả lời câu hỏi:
+ Thời gian biểu là gì?
+ Đọc thời gian biểu của Tin, em thấy thời gian biểu gồm những nội dung gì?
+ Em đã có thời gian biểu chưa? Đó là thời gian biểu tuần hay thời gian biểu của ngày?
+ Em xây dựng thời gian biểu như thế nào?
- GV nghe HS trả lời, GV kết luận: Để lập được thời gian biểu cho một ngày/tuần, trước hết em cần liệt kê tất cả những việc làm cần thiết trong ngày/tuần, sau đó:
+ B1: đánh số các việc làm theo thứ tự ưu tiên
+ B2: xác định thời gian để thực hiện từng việc làm
+ B3: lập thời gian biểu
+ B4: thực hiện theo thời gian biểu
+ B5: điều chỉnh thời gian biểu nếu cần thiết.
- GV cho HS thực hành làm thời gian biểu.
- GV tổng kết hoạt động.
* Hoạt động 4: Thực hiện những việc làm theo thời gian biểu và điều chỉnh khi cần thiết, nhắc nhở HS thực hiện những việc làm thể hiện sự quý trọng thời gian.
* Mục tiêu: Giúp HS thực hiện được việc sử dụng thời gian hợp lí theo thời gian biểu đã lập.
* Phương pháp: Giảng giải minh họa
* Hình thức tổ chức: Cả lớp, cá nhân
- HS lắng nghe và thực hiện
- HS tiếp thu và thực hiện
- HS sưu tâm để chia sẻ với mọi người.
- GV nhắc nhở HS, lập thời gian biểu và thực hiện theo đúng thời gian biểu.
- Động viên HS, nhắc nhở bạn bè và người thân thực hiện việc làm thể hiện quý trọng thời gian.
- Sưu tầm, chia sẻ với bạn bè những câu danh ngôn, ca dao, tục ngữ nói về thời gian, lợi ích của việc biết quý trọng thời gian, tác hại của việc lãng phí thời gian.
4. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm:
* Mục tiêu: Giúp HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, liên hệ và điều chỉnh được việc làm của bản thân để rèn luyện, thực hiện được việc sử dụng thời gian hợp lí.
* Phương pháp: Đặt và giải quyết vấn đề
* Hình thức tổ chức: Cả lớp, cá nhân
- HS đọc và thảo luận bài thơ trong phần ghi nhớ sách giáo khoa trang 9.
-HS thảo luận trả lời câu hỏi:
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Chú ý lắng nghe và thực hiện.
- Cho HS đọc và thảo luận bài thơ trong phần ghi nhớ sách giáo khoa trang 9.
Câu hỏi gợi ý:
+ Em hiểu thế nào về 2 câu thơ: "Thời gian thấm thoắt thoi đưa/Nó đi đi mãi không chờ đợi ai"?
+ Vì sao bài thơ lại khuyên "Việc nay chớ để ngày mai/Không nên trì hoãn kéo dài thời gian"?
+ Bài thơ giúp em hiểu thêm điều gì về thời gian và cần làm gì để sử dụng thời gian một cách hiệu quả?...
- GV nhận xét, đánh giá, tổng kết bài học; căn dặn HS tập thói quen sử dụng thời gian biểu.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dao_duc_lop_2_sach_chan_troi_sang_tao_tuan_2_bai_1_q.doc