Giáo án Hoạt động trải nghiệm Khối 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 2

Giáo án Hoạt động trải nghiệm Khối 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 2

Tiết 4:

SINH HOẠT DƯỚI CỜ

THAM GIA HỌC TẬP NỘI QUY NHÀ TRƯỜNG

(Tổng phụ trách Đội tổ chức, Giáo viên chủ nhiệm tham gia, hướng dẫn HS)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức, kĩ năng: Tích cực tham gia các hoạt động để ghi nhớ nội quy nhà trường.

2. Năng lực: Năng lực tư duy, năng lực phát triển ngôn ngữ.

3. Phẩm chất: Phẩm chất chăm chỉ, nhân ái.

II. CHUẨN BỊ:

- Nội dung trò chơi: “Rung chuông vàng”.

III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:

1. Nghi lễ:

- Ổn định tổ chức: Liên đội trưởng

- Nghi lễ chào cờ. Đội nghi lễ nhà trường thực hiện

2. Nhận xét công tác tuần:

- Liên đội trưởng sơ kết tuần, thông báo xếp hạng các lớp.

- Lớp trực tuần nhận xét hoạt động trong tuần của toàn trường, kế hoạch tuần tới.

- Nhận xét của Ban giám hiệu.

3. Sinh hoạt theo chủ đề:

- TPTĐ mở nhạc bài: “Em yêu trường em” và yêu cầu HS toàn trường hát theo.

- Bài hát Có tên là gì? – HSTL “Em yêu trường em”.

- TPTĐ giới thiệu chủ đề sinh hoạt “Nội quy trường em”.

- TPTĐ điều hành HS tham gia chơi trò chơi: “Rung chuông vàng”:

+ Mỗi lớp cử ra 5 em học sinh lên tham gia chơi.

+ Các câu hỏi trong trò chơi là các câu hỏi liên quan đến nội quy nhà trường.

+ Trò chơi có 10 câu hỏi, mỗi câu hỏi đúng được 10 điểm. Cuối trò chơi, HS nào có số điểm cao nhất sẽ là HS thắng cuộc của trò chơi.

- TPTĐ tổng kết trò chơi, khen thưởng HS.

 TPTĐ chốt lại nội quy nhà trường và yêu cầu một số HS nhắc lại. Đồng thời dặn dò HS thực hiện đúng và nghiêm túc nội quy nhà trường.

4. Giao nhệm vụ:

- TPTĐ giao nhiệm vụ cho GVCN và HS chuẩn bị cho buổi SHDC tuần sau: “Vui Trung thu”.

 

docx 6 trang Hà Duy Kiên 6704
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hoạt động trải nghiệm Khối 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 2
Hoạt động trải nghiệm
Tiết 4: 
SINH HOẠT DƯỚI CỜ
THAM GIA HỌC TẬP NỘI QUY NHÀ TRƯỜNG
(Tổng phụ trách Đội tổ chức, Giáo viên chủ nhiệm tham gia, hướng dẫn HS)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức, kĩ năng: Tích cực tham gia các hoạt động để ghi nhớ nội quy nhà trường.
2. Năng lực: Năng lực tư duy, năng lực phát triển ngôn ngữ.
3. Phẩm chất: Phẩm chất chăm chỉ, nhân ái. 
II. CHUẨN BỊ:
- Nội dung trò chơi: “Rung chuông vàng”.
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
1. Nghi lễ:
- Ổn định tổ chức: Liên đội trưởng
- Nghi lễ chào cờ. Đội nghi lễ nhà trường thực hiện
2. Nhận xét công tác tuần:
- Liên đội trưởng sơ kết tuần, thông báo xếp hạng các lớp.
- Lớp trực tuần nhận xét hoạt động trong tuần của toàn trường, kế hoạch tuần tới.
- Nhận xét của Ban giám hiệu.
3. Sinh hoạt theo chủ đề:
- TPTĐ mở nhạc bài: “Em yêu trường em” và yêu cầu HS toàn trường hát theo.
- Bài hát Có tên là gì? – HSTL “Em yêu trường em”.
- TPTĐ giới thiệu chủ đề sinh hoạt “Nội quy trường em”.
- TPTĐ điều hành HS tham gia chơi trò chơi: “Rung chuông vàng”:
+ Mỗi lớp cử ra 5 em học sinh lên tham gia chơi.
+ Các câu hỏi trong trò chơi là các câu hỏi liên quan đến nội quy nhà trường.
+ Trò chơi có 10 câu hỏi, mỗi câu hỏi đúng được 10 điểm. Cuối trò chơi, HS nào có số điểm cao nhất sẽ là HS thắng cuộc của trò chơi.
- TPTĐ tổng kết trò chơi, khen thưởng HS.
è TPTĐ chốt lại nội quy nhà trường và yêu cầu một số HS nhắc lại. Đồng thời dặn dò HS thực hiện đúng và nghiêm túc nội quy nhà trường.
4. Giao nhệm vụ:
- TPTĐ giao nhiệm vụ cho GVCN và HS chuẩn bị cho buổi SHDC tuần sau: “Vui Trung thu”.
Hoạt động trải nghiệm
Tiết 5: 
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- HS tìm hiểu, biết được những việc làm để xây dựng hình ảnh của bản thân.
- Đề xuất được những việc làm để xây dựng hình ảnh của bản thân.
2. Năng lực:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Nói lời phù hợp khi giao tiếp với bạn.
- Năng lực thích ứng với cuộc sống: biết được những việc làm để xây dựng hình ảnh của bản thân.
 - Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động.
3. Phẩm chất:
- Phẩm chất chăm chỉ, chăm học.
- Hình thành và phát triển phẩm chất nhân ái vui vẻ, thân thiện với bạn bè. - Hợp tác chia sẻ với bạn khi tham gia công việc chung của lớp.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo án điện tử các hình ảnh trang 8.
- Phiếu học tập: Sơ đồ tư duy.
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
1. Nhận diện – Khám phá:
* Hoạt động 1: Khởi động
* Mục tiêu: Tạo tâm thế, hứng thú cho HS vào học bài mới.
* Cách tiến hành: GV cho HS hát, vận động theo bài hát.
* Hoạt động 2: Kể tên một số việc làm thề hiện sự thân thiện, vui vẻ của bản thân: 
* Mục tiêu: HS ôn lại nội dung bài cũ, kết nối kiến thức vào bài học mới.
* Cách tiến hành: 
- Gọi HS chia sẻ một số việc làm thề hiện sự thân thiện, vui vẻ của bản thân.
- GV nhận xét, khen ngợi HS, dẫn dắt vào bài học
2. Tìm hiểu – Mở rộng:
* Hoạt động 3: Tìm hiểu những việc làm để xây dựng hình ảnh của bản thân.
* Mục tiêu: Giúp HS nhận biết được những việc cần làm để xây dựng hình ảnh bản thân.
* Cách tiến hành: 
- GV đưa tranh mình họa trang 8, yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi các câu hỏi sau:
+ Các bạn trong tranh đang làm gì?
+ Những việc làm đó mang đến cho các bạn lợi ích gì?
- GV nhận xét, đánh giá.
èCác con thường xuyên luyện tập thể dục để rèn luyện sức khỏe. Chăm chỉ học tập để trau dồi kiến thức. Thân thiện, hòa nhã với bạn bè và luôn có trách nhiệm trong mọi công việc là những việc làm để xây dựng hình ảnh của bản thân. 
* Hoạt động 4: Đề xuất những việc làm để xây dựng hình ảnh bản thân. 
* Mục tiêu: Giúp HS nêu lên được những việc cần làm để xây dựng hình ảnh bản thân.
* Cách tiến hành: 
- HS thảo luận nhóm 4 hoàn thành phiếu học tập có sơ đồ tư duy với yêu cầu: Để xây dựng hình ảnh bản thân, con cần làm gì?
- GV nhận xét, đánh giá.
èĐể xây dựng hình ảnh của bản thân con cần nhận biết được các việc làm tích cực để phát triển bản thân tốt nhất sao cho phù hợp với bản thân của chính mình nhất.
3. Thực hành, vận dụng:
* Hoạt động: Lên kế hoạch xây dựng hình ảnh bản thân.
* Mục tiêu: Giúp HS tự vẽ sơ đồ tư duy về những việc cần làm để xây dựng hình ảnh bản thân.
* Cách tiến hành: 
- HS phác họa 1 sơ đồ tư duy về những việc làm để xây dựng hình ảnh bản thân.
- GV bao quát, giúp đỡ HS thực hiện.
- GV lắng nghe, nhận xét, đánh giá.
èMỗi người có kế hoạch để xây dựng hình ảnh bản thân riêng. Các con cần hoàn thiện kế hoạch và vận dụng vào thực tế cuộc sống để có hình ảnh bản thân hoàn hảo nhất.
4. Đánh giá phát triển:
* Mục tiêu: Giúp HS đánh giá được bản thân và các bạn trong các hoạt động học tập
* Cách tiến hành: GV gọi HS nhận xét bản thân, đánh giá bạn khi tham gia các hoạt động.
- HS hát, vận động theo bài hát
- HS chia sẻ trước lớp: vui vẻ với mọi người, giúp đỡ bạn bè, người thân, 
- Lắng nghe.
- HS quan sát tranh, thảo luận nhóm đôi nội dung tranh và các câu hỏi GV định hướng.
- Đại diện các nhóm chia sẻ kết quả thảo luận với lớp.
- Các bạn khác nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe.
- HS thảo luận nhóm 4 hoàn thành sơ đồ tư duy của nhóm mình.
- Đại diện nhóm chia sẻ kết quả thảo luận.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe.
- HS làm việc cá nhân vẽ sơ đồ tư duy về những việc cần làm để xây dựng hình ảnh bản thân.
- Mời 1,2HS lên bảng trình bày về kế hoạch của mình.
- Lắng nghe.
- HS tiến hành đánh giá.
PHIẾU ĐÁNH GIÁ
Họ và tên: Lớp: 
HTT: ¶¶¶ HT: ¶¶ CHT: ¶
STT
Nội dung đánh giá
Em tự đánh giá
Bạn đánh giá em
1
Lập được kế hoạch xây dựng hình ảnh bản thân.
2
Biết chia sẻ, giúp đỡ bạn trong học tập.
3
Nói lời phù hợp với bạn khi giao tiếp.
- GV nhận xét, đánh giá chung, dặn HS chuẩn bị đồ dùng cho bài học sau.
- HS nghe, ghi nhớ
Hoạt động trải nghiệm
Tiết 6: 
SINH HOẠT LỚP
THAM GIA XÂY DỰNG NỘI QUY LỚP HỌC
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức, kĩ năng:
	- HS biết cách tổ chức buổi sơ kết lớp.
	- Ghi nhớ được nội quy nhà trường.
	- Xây dựng được nội quy lớp học.
	2. Năng lực:
	- Năng lực giao tiếp, hợp tác với bạn khi tham gia hoạt động.
	- Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động.
	3. Phẩm chất:
- Hình thành và phát triển phẩm chất nhân ái vui vẻ, thân thiện với bạn bè. - - Hợp tác chia sẻ với bạn khi tham gia công việc chung của lớp.
II. CHUẨN BỊ:
	- Phiếu học tập hình cây xanh và quả táo.
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Báo cáo công tác sơ kết tuần:
* Hoạt động 1: Sơ kết tuần 1
* Mục tiêu: HS nhận xét được các hoạt động trong tuần, biết được các ưu điểm và tồn tại, hướng khắc phục.
* Cách tiến hành:
- GV mời lớp trưởng, lớp phó sơ kết tuần 1.
* Hoạt động 2: Chia sẻ
* Mục tiêu: HS nhớ và chia sẻ những hoạt động trong tuần qua.
* Cách tiến hành:
- Lớp trưởng mời các thành viên trong lớp chia sẻ lại một số nội dung, bài học trong tuần.
+ Bạn đã học được gì qua các hoạt động đó?
+ Hoạt động nào trong tuần bạn thấy ấn tượng nhất?
+ Nhớ lại cảm xúc lúc đó của bạn thế nào?
- GV lắng nghe, chia sẻ với HS.
2. Sinh hoạt theo chủ đề:
* Hoạt động 1: Ôn lại nội quy nhà trường.
* Mục tiêu: Giúp HS nhớ lại nội quy nhà trường.
* Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS nhắc lại các nội quy nhà trường.
- GV nhận xét, đánh giá.
èCần thực hiện tốt nội quy nhà trường.
* Hoạt động 2: Xây dựng nội quy lớp học
* Mục tiêu: HS tham gia xây dựng nội quy lớp học.
* Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm 4: Mỗi nhóm được phát hình ảnh 1 cây xanh và 5 quả táo với yêu cầu: Ghi nhận điều mà chúng ta cần thực hiện khi vào lớp.
- GV nhận xét, đánh giá.
èGV chốt nội quy lớp học. Nhắc nhở HS cần nâng cao ý thức thực hiện tốt nội quy lớp học.
3. Thảo luận kế hoạch tuần 3
 * Hoạt động: Phương hướng kế hoạch tuần 3
* Mục tiêu: Đề ra phương hướng tuần 43và giao nhiệm vụ cụ thể đến học sinh.
* Cách tiến hành: 
- GV nhận xét, hướng dẫn, hỗ trợ HS gặp khó khăn khi thực hiện các nhiệm vụ và ghi nhận sự cố gắng của HS.
- GV gọi HS đề xuất phương hướng, kế hoạch của tuần 3
- GV nhận xét, yêu cầu HS thực hiện tốt các kế hoạch đề ra chuẩn bị các bài hát về chủ đề “Em và mái trường mến yêu”
- Ban cán sự lớp nhận xét ưu điểm, tồn tại trong tuần và đưa ra hướng khắc phục.
- HS nối tiếp chia sẻ các hoạt động diễn ra trong tuần.
- HS chia sẻ ý kiến cá nhân
- HS nối tiếp nêu.
- Lắng nghe.
- HS thảo luận nhóm 4 hoàn thành phiếu bài tập để xây dựng nội quy lớp học.
- Đại diện các nhóm chia sẻ kết quả.
- Lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS chia sẻ trước lớp.
- HS lắng nghe và thực hiện

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_hoat_dong_trai_nghiem_khoi_2_sach_chan_troi_sang_tao.docx