Giáo án Hoạt động trải nghiệm Khối 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 33

Giáo án Hoạt động trải nghiệm Khối 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 33

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức kĩ năng:

- Chú ý, lắng nghe và tham gia tích cực các hoạt động chung của trường.

- Ghi nhớ những câu chuyện về việc làm tốt mà mình ấn tượng nhất để học hỏi và chia sẻ với mọi người xung quanh.

2. Năng lực:

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: trao đổi, chia sẻ với bạn; tích cực tham gia vào các hoạt động.

3. Phẩm chất

- Phẩm chất chăm chỉ, nhân ái. Hình thành được trách nhiệm trong công việc và sự tuân thủ các quy định.

II. CHUẨN BỊ:

- Một số câu chuyện kể về gương người tốt, việc tốt.

- Một số tiết mục văn nghệ của đội văn nghệ trường.

- Phần thưởng cho HS.

III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:

1. Nghi lễ:

- Ổn định tổ chức: Liên đội trưởng

- Nghi lễ chào cờ. Đội nghi lễ nhà trường thực hiện

2. Nhận xét công tác tuần:

- Liên đội trưởng sơ kết tuần, thông báo điểm trù và xếp hạng các lớp.

- Lớp trực tuần nhận xét hoạt động trong tuần của toàn trường, kế hoạch tuần tới.

- Nhận xét của Ban giám hiệu.

 

doc 9 trang Hà Duy Kiên 13937
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hoạt động trải nghiệm Khối 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 33", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 33
Hoạt động trải nghiệm
SINH HOẠT DƯỚI CỜ
THAM GIA HOẠT ĐỘNG KỂ CHUYỆN “ GƯƠNG NGƯỜI TỐT VIỆC TỐT”
(Tổng phụ trách Đội tổ chức, Giáo viên chủ nhiệm tham gia, hướng dẫn HS)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức kĩ năng:
- Chú ý, lắng nghe và tham gia tích cực các hoạt động chung của trường.
- Ghi nhớ những câu chuyện về việc làm tốt mà mình ấn tượng nhất để học hỏi và chia sẻ với mọi người xung quanh.
2. Năng lực:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: trao đổi, chia sẻ với bạn; tích cực tham gia vào các hoạt động.
3. Phẩm chất
- Phẩm chất chăm chỉ, nhân ái. Hình thành được trách nhiệm trong công việc và sự tuân thủ các quy định.
II. CHUẨN BỊ:
- Một số câu chuyện kể về gương người tốt, việc tốt.
- Một số tiết mục văn nghệ của đội văn nghệ trường.
- Phần thưởng cho HS.
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
1. Nghi lễ:
- Ổn định tổ chức: Liên đội trưởng
- Nghi lễ chào cờ. Đội nghi lễ nhà trường thực hiện
2. Nhận xét công tác tuần:
- Liên đội trưởng sơ kết tuần, thông báo điểm trù và xếp hạng các lớp.
- Lớp trực tuần nhận xét hoạt động trong tuần của toàn trường, kế hoạch tuần tới.
- Nhận xét của Ban giám hiệu.
3. Sinh hoạt theo chủ đề:
- TPTĐ giới hiệu các tiết mục văn nghệ của đội văn nghệ trường.
- TPTĐ giới thiệu chủ đề sinh hoạt “KỂ CHUYỆN GƯƠNG NGƯỜI TỐT, VIỆC TỐT”.
Câu hỏi giao lưu HS:
1. Em cần làm gì để trở thành tấm gương người tốt, việc tốt?
2. Em có thích trở thành tấm gương người tốt, việc tốt không? Vì sao?
3. Em thấy việc giúp đỡ mọi người xung quanh mang lại lợi ích gì cho bản thân?
4. Kể về một số việc làm tốt em đã làm?( giúp đỡ ba, mẹ, bạn bè, )
5. Em hãy nêu tên một câu chuyện nói về gương người tốt, việc tốt?
- TPT nhận xét, khen thưởng câu trả lời đúng, hay của HS và phát động hoạt động theo góc của “Ngày hội đọc sách” (HS lắng nghe và chuẩn bị).
4. Giao nhiệm vụ:
- Nhắc học sinh ghi nhớ những câu chuyện về việc làm tốt mà mình ấn tượng nhất để học hỏi và chia sẻ với bạn bè và người thân trong gia đình.
- Nhắc nhở các lớp chuẩn bị tiết mục văn nghệ cho tuần sau liên quan đến chủ đề: “Tham gia kỉ niệm sinh nhật Bác Hồ”
Hoạt động trải nghiệm
SINH HOẠT THEO CHỦ ĐỀ
CHIA SẺ VỀ NGHỀ NGHIỆP CỦA BỐ MẸ HOẶC NGƯỜI THÂN
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức kĩ năng:
-Tìm hiểu được công việc của bố, mẹ hoặc người thân.
- Nêu được một số đức tính của bố, mẹ hoặc ngườỉ thân cố liên quan đến nghể nghiệp cùa họ.
- Thể hiện được sự trân trọng đối với nghề nghiệp của bố, mẹ, nguời thân.
- Kể được việc làm tốt với những người xung quanh.
2. Năng lực:
- Nâng lực giao tiếp và hợp tác - trao đổi, phỏng vấn, trò chuyện được với bố, mẹ, người thân và bạn bè khi tìm hiểu về nghề nghiệp của bố mẹ
- Năng lực định hướng nghê nghiệp
3. Phẩm chất
- Thể hiện được thái độ yêu thương, sự quan tâm đến những người thân trong gia đình và thể hiện được sự tồn trọng với những nghể nghiệp khác nhau cùa mọi người xung quanh; Thực hiện được việc làm tốt với những người xung quanh.
II. CHUẨN BỊ:
- Một số đồ dùng, dụng cụ liên quan đến các nghể: bác sĩ, bán hàng, lễ tân khách sạn, phục vụ bàn, phóng viên, GV, công an, ca sĩ;
- Một số bài thơ về nghề nghiệp được ỉn sẵn trên giấy A4, phẩn thưởng cho cuộc thi đọc thơ.
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
1. Nhận diện – Khám phá:
* Hoạt động 1: Khởi động
* Mục tiêu: Tạo tâm thế, hứng thú cho HS vào học bài mới
* Cách tiến hành: GV cho HS hát, vận động theo bài hát (Lớn lên em sẽ làm gì?)
2. Tìm hiểu – mở rộng:
* Hoạt động 3: Chia sẻ về nghề nghiệp của bố mẹ hoặc người thân
* Mục tiêu: Giúp HS Chia sẻ về nghề nghiệp của bố mẹ hoặc người thân 
* Cách tiến hành: 
- GV yêu cầu HS đọc các bảng nói trong tranh ở nhiệm vụ 1, hoạt động 3 SGK Hoạt động trải nghiệm 2 trang 84 và trả lời câu hỏi: Công việc chính trong nghề nghiệp của bố mẹ các bạn trong tranh là gì?. GV mời một số HS trả lời câu hỏi trên.
- GV chia lóp thành các nhóm (mỗi nhóm 4-6 HS) và nêu nhiệm vụ như sau: Mỗi bạn trong nhóm lần lượt chia sẻ về kết quả cuộc phỏng vấn bố, mẹ hoặc người thân mà mình đã thực hiện trong tuần vừa qua với các bạn; sử dụng “Phiếu phỏng vấn nghề” để chia sẻ.
- GV dành thời gian cho HS chia sẻ trong nhóm và quan sát, hỗ trợ các nhóm khi cần thiết. GV yêu cầu mỗi nhóm sau khi nghe xong phần trình bày của từng bạn sẽ chọn ra một bạn để lên báo cảo kết quả trước lớp.
- GV tổ chức cho đại điện các nhóm lên chia sẻ trước lớp về “Phiếu phỏng vấn nghề” mà mình đã thực hiện với bố, mẹ hoặc người thân. GV cùng cả lớp nhận xét, khen ngợi, động viên các bạn báo cáo hay, đầy đủ.
- GV nhận xét chung về việc thực hiện nhiệm vụ phỏng vấn của cả lớp và nêu câu hỏi để trao đổi với HS cả lớp:
+ Em có cảm nhận như thế nào sau khi thực hiện cuộc phỏng vấn?
+ Em đã học được điều gì sau khi phỏng vấn bố, mẹ hoặc người thân?
- GV mời một số HS trả lời (chú ý không mời lại những HS đã lên trình bày về kết quả phỏng vấn ở phần trên) và tổng hợp, kết luận về những điều các em học được sau khi thực hiện cuộc phỏng vấn.
*Hoạt động 4: Chia sẻ những đức tính liên quan đến nghề nghiệp của bố, mẹ hoặc người thân.
- GV mời HS đọc yêu cầu của nhiệm vụ 1, hoạt động 4 trong SGK Hoạt động trải nghiệm 2 trang 84 và quan sát tranh ở trang 84 - 85. Mỗi bức tranh mô tả một nghề và đức tính cần có trong nghề đó. GV yêu cầu HS suy nghĩ: gọi tên nghề nghiệp trong từng bức tranh và đọc thầm đức tính được ghi ở dưới mỗi tranh.
- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm đôi, thực hiện trò chơi sau: Dựa vào 6 bức tranh trong SGK, bạn thứ nhất nêu tên nghề và bạn thứ hai nói đức tính, cần có trong nghề nghiệp đó. GV nói với các em HS rằng các em có thể mở rộng thêm những đức tính khác trong nghề nghiệp mà em biết để thực hiện trò chơi.
- Tiếp theo, GV yêu cầu HS lựa chọn đức tính cần có trong nghề nghiệp của bố, mẹ hoặc người thân để chia sẻ với bạn.
- GV mời đại điện một số HS lên chia sẻ trước lớp về đức tính cần có trong nghề nghiệp của bố, mẹ hoặc người thân.
- GV khen ngợi và động viên những HS tự tin, trình bày rõ ràng và kết thúc chủ đề hoạt động.
- HS hát, vận động theo bài hát.
- Mỗi nhóm( 4-6 HS) trong nhóm lần lượt chia sẻ về kết quả cuộc phỏng vấn bố, mẹ hoặc người thân mà mình đã thực hiện trong tuần vừa qua với các bạn; sử dụng “Phiếu phỏng vấn nghề” để chia sẻ.
- HS trả lời câu hỏi và tổng hợp các câu trả lời để tổng kết hoạt động
- HS TLN2 nói cho nhau nghe
- HS thực hành trên lớp
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét, đánh giá chung. Nhắc nhở HS về nhà chuẩn bị những bài hát về nghề nghiệp để tham gia hoạt động trong tiết Sinh hoạt lớp tiếp theo.
- HS nghe, ghi nhớ
SINH HOẠT LỚP
HÁT VỀ CHỦ ĐỀ NGHỀ NGHIỆP
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức kĩ năng:
-Tìm hiểu được công việc của bố, mẹ hoặc người thân.
- Nêu được một số đức tính của bố, mẹ hoặc ngườỉ thân cố liên quan đến nghể nghiệp cùa họ.
- Thể hiện được sự trân trọng đối với nghề nghiệp của bố, mẹ, nguời thân.
- Kể được việc làm tốt với những người xung quanh.
2. Năng lực:
- Nâng lực giao tiếp và hợp tác - trao đổi, phỏng vấn, trò chuyện được với bố, mẹ, người thân và bạn bè khi tìm hiểu về nghề nghiệp của bố mẹ
- Năng lực định hướng nghê nghiệp
3. Phẩm chất
- Thể hiện được thái độ yêu thương, sự quan tâm đến những người thân trong gia đình và thể hiện được sự tồn trọng với những nghể nghiệp khác nhau cùa mọi người xung quanh; Thực hiện được việc làm tốt với những người xung quanh.
II. CHUẨN BỊ:
- GV chuẩn bị các ô chữ và câu hỏi phù hợp. Nội dung câu hỏi mô tả về nghề nghiệp 
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Nhận diện – Khám phá:
* Hoạt động 1: Khởi động
* Mục tiêu: Tạo tâm thế, hứng thú cho HS vào học bài mới
* Cách tiến hành: GV cho HS hát, vận động theo bài hát (Lớn lên em sẽ làm gì?)
2. Tìm hiểu – mở rộng:
* Hoạt động 2: Trò chơi hát về chủ đề nghề nghiệp
* Mục tiêu: HS nhớ và biết thêm nhiều bài hát về chủ đề của các ngành, nghề 
* Cách tiến hành:
- GV phổ biến luật chơi Luật chơi: 
GV chia lớp thảnh các nhóm (khoảng 5-6 nhóm) và nêu yêu cầu hoạt động: Mỗi nhóm sẽ hát một đoạn (hoặc cả bài hát) có nội dung nhắc đến một nghề nghiệp hoặc tên một nghề nghiệp nào đó, các nhóm lần lượt hát, nhóm hát sau không được hát lại bài của nhóm hát trước. Nhóm thứ nhất hát xong, nhóm thứ hai hát tiếp, sau một vòng sẽ quay lại nhóm thứ nhất, cứ như vậy cho đến khi không còn nhóm nào hát được nữa thi kết thúc hoạt động. Nhóm nào hát được nhiều lần nhất là nhóm thắng cuộc.
- GV tổ chức cho HS các nhóm hát liên khúc. 
- Kết thúc hoạt động GV nêu câu hỏi: Hãy kể tên những nghề nghiệp đã được nhẳc đển trong các bài hát vừa rồi?
? Qua trò chơi này, em có cảm nhận gì? 
- GV: trò chơi này được thực hiện với mục đích hết sức lành mạnh, thông qua đó giới thiệu cho các em một số ngành nghề nhằm tạo sự phong phú, đa dạng cho việc lựa chọn nghề trong tương lai.
 Hoạt động 3: Đánh giá phát triển:
* Mục tiêu: Giúp HS đánh giá được bản thân và các bạn trong các hoạt động học tập
* Cách tiến hành: GV gọi HS nhận xét bản thân, đánh giá bạn khi tham gia các hoạt động
- HS hát, vận động theo bài hát.
- HS nối tiếp tham gia hát một đoạn (bài hát) có nội dung nhắc đến nghề nghiệp nào đó.( ví dụ: Cháu yêu cô chú công nhân, Bố em là phi công, Em làm bác sĩ, )
- HS tham gia hát liên khúc.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
- HS lần lượt nhận xét
PHIẾU ĐÁNH GIÁ
Họ và tên: Lớp: 
HTT: ¶¶¶ HT: ¶¶ CHT: ¶
STT
Nội dung đánh giá
Em tự đánh giá
Bạn đánh giá em
1
Chia sẻ về nghề nghiệp của bố, mẹ hoặc người thân
2
Chia sẻ những đức tính liên quan đến nghề nghiệp của bố, mẹ hoặc người thân
3
Tham gia hát về chủ đề nghề nghiệp nhiệt tình
4
Luôn động viên các bạn trong nhóm

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hoat_dong_trai_nghiem_khoi_2_sach_chan_troi_sang_tao.doc