Giáo án Hoạt động trải nghiệm Khối 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 8

Giáo án Hoạt động trải nghiệm Khối 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 8

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức kĩ năng:

- Thực hiện được những việc làm để phòng tránh bị lạc, bị bắt cóc.

2. Năng lực:

- Nêu được việc làm khi bị bắt cóc, bị lạc hay tham gia an toàn giao thông qua vẽ tranh, dựng tình huống để xử lý.

3. Phẩm chất

- Biết yêu quý và có trách nhiệm với bản thân, biết chấp hành tốt những quy định khi tham gia an toàn giao thông.

II. CHUẨN BỊ:

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- SGK Hoạt động trải nghiệm 2, Vở bài tập Hoạtđộng trài nghiệm 2 {nếu có);

 2. Chuẩn bị của học sinh:

Giấy A4 hoặc A0, giấy màu, bút màu, keo/hồ dán;

III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:

1. Nghi lễ:

- Ổn định tổ chức: Thầy Tổng Phụ trách Đội

- Nghi lễ chào cờ. Đội nghi lễ nhà trường thực hiện

2. Nhận xét công tác tuần:

- Thầy Tổng Phụ trách Đội sơ kết tuần, thông báo điểm trừ và xếp hạng các lớp.

- Nhận xét hoạt động trong tuần của toàn trường, kế hoạch tuần tới.

- Nhận xét của Ban giám hiệu.

3. Sinh hoạt theo chủ đề: Vì một cuộc sống an toàn

- TPTĐ kể cho học sinh nghe một câu chuyện có thể là đã xảy ra trong thực tế hoặc có thể xây dựng 1 tình huống và kể cho hs nghe và yêu cầu học sinh toàn trường lắng nghe và phát biểu ý kiến. hoặc có thể cho học sinh lên sắm vai xử lý tình huống

 Ví dụ : 1 học sinh của trường có một người lạ tới và tiếp cận, nói mẹ nhờ cô qua chở em đến cơ quan mẹ. Nếu em là bạn học sinh em sẽ làm gì?

- Gv mời Hs các lớp nêu ý kiến

- Nhận xét

- Mời 2 nhóm lên đóng vai

- Gv nhận xét, chốt

4. Giao nhệm vụ:

- TPTĐ giao nhiệm vụ cho GVCN và HS các lớp chuẩn bị một số tiết mục theo chủ để Vì một cuộc sống an toàn. Các lớp có thể vẽ tranh, kể chuyện, đóng kịch.

 

docx 6 trang Hà Duy Kiên 27/05/2022 20608
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hoạt động trải nghiệm Khối 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8
Hoạt động trải nghiệm 
Chủ đề 2: Vì một cuộc sống an toàn
(Tổng phụ trách Đội tổ chức, Giáo viên chủ nhiệm tham gia, hướng dẫn HS)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức kĩ năng:
- Thực hiện được những việc làm để phòng tránh bị lạc, bị bắt cóc.
2. Năng lực:
- Nêu được việc làm khi bị bắt cóc, bị lạc hay tham gia an toàn giao thông qua vẽ tranh, dựng tình huống để xử lý....
3. Phẩm chất
- Biết yêu quý và có trách nhiệm với bản thân, biết chấp hành tốt những quy định khi tham gia an toàn giao thông.
II. CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của giáo viên: 
SGK Hoạt động trải nghiệm 2, Vở bài tập Hoạtđộng trài nghiệm 2 {nếu có);
 2. Chuẩn bị của học sinh: 
Giấy A4 hoặc A0, giấy màu, bút màu, keo/hồ dán;
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
1. Nghi lễ:
- Ổn định tổ chức: Thầy Tổng Phụ trách Đội
- Nghi lễ chào cờ. Đội nghi lễ nhà trường thực hiện
2. Nhận xét công tác tuần:
- Thầy Tổng Phụ trách Đội sơ kết tuần, thông báo điểm trừ và xếp hạng các lớp.
- Nhận xét hoạt động trong tuần của toàn trường, kế hoạch tuần tới.
- Nhận xét của Ban giám hiệu.
3. Sinh hoạt theo chủ đề: Vì một cuộc sống an toàn
- TPTĐ kể cho học sinh nghe một câu chuyện có thể là đã xảy ra trong thực tế hoặc có thể xây dựng 1 tình huống và kể cho hs nghe và yêu cầu học sinh toàn trường lắng nghe và phát biểu ý kiến. hoặc có thể cho học sinh lên sắm vai xử lý tình huống 
 Ví dụ : 1 học sinh của trường có một người lạ tới và tiếp cận, nói mẹ nhờ cô qua chở em đến cơ quan mẹ. Nếu em là bạn học sinh em sẽ làm gì?
Gv mời Hs các lớp nêu ý kiến
Nhận xét
Mời 2 nhóm lên đóng vai
Gv nhận xét, chốt 
4. Giao nhệm vụ:
- TPTĐ giao nhiệm vụ cho GVCN và HS các lớp chuẩn bị một số tiết mục theo chủ để Vì một cuộc sống an toàn. Các lớp có thể vẽ tranh, kể chuyện, đóng kịch.
	 Hoạt động trải nghiệm
Chủ đề 2: Vì một cuộc sống an toàn
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức, kĩ năng
Nhận biết được những tình huống có nguy cơ bị lạc, bị bắt cóc và thực hiện được những việc làm để phòng tránh bị lạc, bị bắt cóc.
- Biết tìm kiếm sự hỗ trợ từ thầy cô, bạn bè khi cần thiết
2. Năng lực: 
- Năng lực thích ứng với cuộc sống: Nhận biết những tình huống có nguy cơ bị lạc, bị bắt cóc và tham gia an toàn giao thông.
- Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động: Tìm kiếm sự hỗ trợ từ những người đáng tin cậy khi cần thiết.
3. Phẩm chất: Có trách nhiệm với bản thân và với cộng đồng trong việc phòng tránh bị lạc, bị bắt cóc và tham gia giao thông an toàn.
II. CHUẨN BỊ : 
Các tình huống trong sgk cho hoạt động sắm vai. Bảng phụ, giấy A3, giấy bìa màu, bút chì, bút màu, thước kẻ, hồ dán
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động:
- HS hát tập thể.
2. Khám phá
HĐ8: Xây dựng những lưu ý để phòng tránh bị lạc, bị bắt cóc.
* PP: Thảo luận
* Hình thức: Hội thi Tuyên truyền
- GV tổ chức thảo luận nhóm 6 “Xây dựng những lưu ý để phòng tránh bị lạc, bị bắt cóc”: Ví dụ :
1. Không đi với người lạ
2. không nhận quà của người lạ.
3. Viết số điện thoại của bố mẹ hoặc người thân vào thẻ nhớ. 
4. Luôn báo cho bố mẹ biết mình đi đâu, với ai. 
5. Không đi một mình nơi đường vắng.
6. Không tự ý tách rời bố mẹ, nhóm bạn ở chỗ đông người. 
- Tổ chức Hội thi Tuyên truyền viên nhí.
- Các nhóm có thể trang trí bảng quy tắc chung của nhóm mình. 
- Phổ biến luật thi, các tiêu chí đánh giá bình chọn đội tuyên truyền xuất sắc
- GV chốt – khen thưởng.
* Thảo luận về những lưu ý: Hét thật lớn khi bị bắt cóc, khi đến chỗ đông người luôn chú ý đi theo đoàn để tránh bị lạc. Đeo còi ở cổ, không đi lung tung một mình, không đi theo người lạ.
- Gv tổ chức HS làm việc cá nhân: Yêu cầu HS cắt 1 miếng bìa. Có thể vẽ hoặc trang trí theo ý thích.
-Gv nhận xét và lưu ý nhắc nhở hs cần ghi nhớ điều này vì nó rất cần thiết khi bị lạc hoặc bị bắt cóc. 
- HS hát
- HS thảo luận xây dựng những lưu ý để phòng tránh bị lạc, bị bắt cóc
- Đại diện nhóm lên tuyên truyền các biện pháp để phòng tránh bị lạc, bị bắt cóc.
- Lớp nhận xét – bình chọn
- Hs viết lại số điện thoại của bố mẹ hoặc người thân và địa chỉ nhà mình vào thẻ nhớ. 
HĐ9: Sắm vai thực hành cách xử lí tình huống khi bị lạc
*PP: Sắm vai
- GV tổ chức sắm vai theo tình huống:
+ Tình huống 1: Nam đi lễ hội cùng bố mẹ, ở lễ hội rất đông người. Đến ngã ba, có nhiều người chen lấn, xô đẩy khiến cho Nam bị lạc.
Nếu là Nam, em xử lí tình huống này như thế nào?
+ Tình huống 2: Ba mẹ con Mai xếp hàng mua vé tàu về quê, lần đầu tiên đến ga tàu, em trai Mai tò mò chạy khắp nơi. Mai vội chạy theo để giữ em nên hai chị em bị lạc mẹ.
Nếu là Mai, em xử lí tình huống này như thế nào?
- GV nhận xét – chốt cách giải quyết:
+Em sẽ nhờ bảo vệ lễ hội thông báo lên loa phát thanh để tìm bố mẹ.
+Nhờ nhân viên tàu điện thông báo tìm bố mẹ.
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét, đánh giá chung. Nhắc nhở HS về nhà chuẩn bị những câu chuyện về bắt cóc, đi lạc, tham gia an toàn giao thông... đã xảy ra trong thực tế để tham gia hoạt động trong tiết Sinh hoạt lớp tiếp theo.
- HS thảo luận, phân vai đưa ra cách giải quyết tình huống.
- Đại diện nhóm lên sắm vai tình huống.
- Lớp nhận xét, bình chọn nhóm diễn hay, xử lý tốt nhất.
SINH HOẠT LỚP
Vì một cuộc sống an toàn
I. MỤC TIÊU:
Yêu cầu cần đạt: 
Nhận biết được những tình huống có nguy cơ bị lạc, bị bắt cóc và thực hiện được những việc làm để phòng tránh bị lạc, bị bắt cóc.
- Biết tìm kiếm sự hỗ trợ từ thầy cô, bạn bè khi cần thiết
1. Kiến thức, kĩ năng
2. Năng lực: - Năng lực thích ứng với cuộc sống: Nhận biết những tình huống có nguy cơ bị lạc, bị bắt cóc và tham gia an toàn giao thông.
- Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động: Tìm kiếm sự hỗ trợ từ những người đáng tin cậy khi cần thiết.
3. Phẩm chất: Có trách nhiệm với bản thân và với cộng đồng trong việc phòng tránh bị lạc, bị bắt cóc và tham gia giao thông an toàn.
II. CHUẨN BỊ : 
- GV chuẩn bị các tình huống về bắt cóc, tham gia giao thông, đi lạc cho học sinh sắm vai, xử lý tình huống.
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Nhận diện – Khám phá:
* Hoạt động 1: Khởi động
* Mục tiêu: Tạo tâm thế, hứng thú cho HS vào học bài mới
* Cách tiến hành: GV cho HS hát, múa theo bài hát: “Chúng em với An toàn giao thông”
2. Tìm hiểu – mở rộng:
* Hoạt động 2: Chia sẻ những hiểu biết của em về cách phòng tránh bị lạc, bị bắt cóc trước nhóm, trước lớp. 
* Mục tiêu: HS nhớ và có thêm kiến thức để phòng tránh khi bị bắt cóc, hay đi lạc.
* Cách tiến hành:
- GV đưa ra 5 tình huống:
1. Bố mẹ vắng nhà một người lạ đến gõ cửa, nói là bạn của bố mẹ tới ghé thăm nhà. 
2. Có người lạ cố tìm cách cạy cửa đột nhập vào nhà. Em sẽ làm gì nếu ở nhà một mình?
3. Em sẽ làm gì nếu vô tình lọt vào đám đông?
4. Em làm gì khi đang chờ thang máy và có người lạ đến gần? 
5. Trên đường đến trường thấy ba bạn A chở bạn A và bạn B trên xe máy, 2 bạn không đội mũ bảo hiểm và còn đùa nghịch trên xe.
- GV chia lớp thảnh các nhóm (mỗi nhóm 4 hs) và nêu yêu cầu hoạt động: Mỗi nhóm sẽ đại diện lên bốc thăm tình huống. Các nhóm thảo luận và đưa ra cách xử lý tình huống qua hình thức sắm vai, cá nhân đại diện nêu ý kiến ...
- GV gọi nhóm, cá nhân xử lý tình huống.
Gv gọi các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến
Gv nhận xét, chốt lại từng tình huống và nêu câu hỏi:
+ Qua những tình huống trên, em rút ra được những điều gì cho bản thân ? 
- GV chốt và giáo dục học sinh cần giữ an toàn cho bản thân và vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống thực tế. 
 Hoạt động 3: Đánh giá phát triển:
* Mục tiêu: Giúp HS đánh giá được bản thân và các bạn trong các hoạt động học tập
* Cách tiến hành: GV gọi HS nhận xét bản thân, đánh giá bạn khi tham gia các hoạt động
- HS hát, múa theo bài hát.
- HS nối tiếp tham gia đọc 5 tình huống.
- HS thảo luận nhóm, đưa ra cách giải quyết vấn đề phù hợp với tình huống.
Các nhóm trình bày 
- Đại diện nhóm nhận xét
- HS lần lượt trả lời
Đánh giá
Em đã làm được
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
Nêu được những tình huống có nguy cơ bị lạc, bị bặt cóc
Chia sẻ được các bước xử trí khi bị lạc
Nhớ được số điện thoại của bố mẹ hoặc người thân và địa chỉ nhà mình
Không nhận quà, nhận tiền của người lạ
Không tự ý đi chơi một mình

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_hoat_dong_trai_nghiem_khoi_2_sach_chan_troi_sang_tao.docx