Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 8 - Trường TH An Phước B

Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 8 - Trường TH An Phước B

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1.Kiến thức, kĩ năng:

- Thực hiện được những việc làm để phòng tránh bị lạc, bị bắt cóc.

- Chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ từ những người đáng tin cậy khi cần thiết.

- Tham gia được các hoạt động của trường, lớp về an toàn giao thông.

2. Năng lực: Năng lực giao tiếp và hợp tác, Năng lực thích ứng với cuộc sống, Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động.

3. Phẩm chất: Có trách nhiệm với bản thân và với cộng đồng trong việc phòng tránh bị lạc, bị bắt cóc và tham gia giao thông an toàn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Giáo viên: SGK, SGV, Các bức tranh trong sgk về tình huống và địa điểm bị lạc, bị bắt cóc. Các tình huống bị lạc, bị bắt cóc trong thực tế. Trò chơi “Đèn xanh - đèn đỏ - đèn vàng”. Các tình huống trong sgk cho hoạt động sắm vai. Bảng phụ, giấy A3, giấy bìa màu, bút chì, bút màu, thước kẻ, hồ dán. GV có thể sử dụng kết hợp với vớ bài tập để tổ chức các hoạt động.

2. Đối với học sinh: SGK. Bút màu, giấy bìa, kéo, hồ dán,.Vở bài tập Hoạt động trải nghiệm 2 .

 

doc 7 trang Hà Duy Kiên 28/05/2022 2272
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 2 (Sách Chân trời sáng tạo) - Tuần 8 - Trường TH An Phước B", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn: Hoạt động trải nghiệm
CHỦ ĐỀ 2: VÌ MỘT CUỘC SỐNG AN TOÀN
Tuần: 8 -Tiết: 1: Sinh hoạt dưới cờ : Tham gia tổng kết hoạt động chủ đề “ Vì một cuộc sống an toàn”
Thời gian thực hiện : ngày . tháng . năm ..
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1.Kiến thức, kĩ năng:
- Thực hiện được những việc làm để phòng tránh bị lạc, bị bắt cóc.
- Chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ từ những người đáng tin cậy khi cần thiết.
- Tham gia được các hoạt động của trường, lớp về an toàn giao thông.
2. Năng lực: Năng lực giao tiếp và hợp tác, Năng lực thích ứng với cuộc sống, Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động.
3. Phẩm chất: Có trách nhiệm với bản thân và với cộng đồng trong việc phòng tránh bị lạc, bị bắt cóc và tham gia giao thông an toàn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: SGK, SGV, Các bức tranh trong sgk về tình huống và địa điểm bị lạc, bị bắt cóc. Các tình huống bị lạc, bị bắt cóc trong thực tế. Trò chơi “Đèn xanh - đèn đỏ - đèn vàng”. Các tình huống trong sgk cho hoạt động sắm vai. Bảng phụ, giấy A3, giấy bìa màu, bút chì, bút màu, thước kẻ, hồ dán. GV có thể sử dụng kết hợp với vớ bài tập để tổ chức các hoạt động.
2. Đối với học sinh: SGK. Bút màu, giấy bìa, kéo, hồ dán,...Vở bài tập Hoạt động trải nghiệm 2 .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của học sinh
Hoạt động của giáo viên
1. Khởi động
Mục tiêu: Ổn định lớp học để tiến hành lễ sinh hoạt dưới cờ.
Phương pháp: Đàm thoại
Hình thức tổ chức: Cả lớp
- HS xếp hang ngay ngắn đúng chỗ quy định.
- GV ổn định tổ chức lớp học.
2. Chào cờ
a. Nghi lễ chào cờ:
- HS nghiêm túc thực hiện nghi lễ chào cờ.
- Ổn định tổ chức: GV tổng phụ trách
- Nghi lễ chào cờ. Đội nghi lễ nhà trường thực hiện.
b. Nhận xét công tác tuần:
- HS nghiêm túc lắng nghe
- HS nghiêm túc lắng nghe
- HS nghiêm túc lắng nghe
- Lớp trực tuần báo cáo sơ kết tuần, thông báo thi đua và xếp hạng các lớp.
- GV tổng phụ trách nhận xét hoạt động trong tuần của toàn trường, kế hoạch tuần tới.
- Nhận xét của Ban giám hiệu
3. Khám phá: 
Sinh hoạt theo chủ đề: Văn nghệ theo chủ để "Vì một cuộc sống an toàn"
* Mục tiêu: Nhằm giáo dục HS thực hiện được những việc tránh bị bắt cóc, đi lạc.
Phương pháp: Đàm thoại
Hình thức tổ chức: Cả lớp
- HS xem tiểu phẩm theo chủ đề: Vì một cuộc sống an toàn 
- HS trả lời câu hỏi.
- HS ngồi yên lặng xem tiểu phẩm.
- HS nêu suy nghĩ của mình.
+ Bạn Huyền sẽ bị bắt cóc.
+ Bạn Lan là người có quyết định sáng suốt nhất.
+ Em sẽ đứng đợi ở phòng bảo vệ hoặc trong sân trường.
-HS lắng nghe
- GV khối 2 cho HS xem tiểu phẩm theo chủ đề: Vì một cuộc sống an toàn 
- GV nêu câu hỏi để dẫn dắt vào truyện. 
- GV nhận xét và cho HS xem tiểu phẩm: “ Quyết định sáng suốt” và trả lời câu hỏi.
+ Theo các em, chuyện gì sẽ xảy ra nếu bạn Huyền đi theo người lạ? 
+ Trong câu chuyện này ai là người có Quyết định sáng suốt nhất?
+ Vậy khi tan học, người thân chưa đến đón kịp các em sẽ làm gì?
- GV nhận xét và chốt
4. Vận dụng, trải nghiệm:
* Mục tiêu: Tạo sự liên kết giữa nhà trường với phụ huynh. 
* Phương pháp: Đàm thoại
* Hình thức tổ chức: Cả lớp
- Lắng nghe.
- HS về nhà thực hiện.
- Tổng phụ trách Tổng kết buổi sinh hoạt. 
- Dặn dò công việc tuần sau.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn: Hoạt động trải nghiệm
CHỦ ĐỀ 2: VÌ MỘT CUỘC SỐNG AN TOÀN
Tuần: 8 -Tiết: 2:Sinh hoạt chủ đề: - Xây dựng những lưu ý để phòng tránh bị lạc, bị bắt cóc - Sắm vai thực hành, xử lí các tình huống khi bị lạc
Thời gian thực hiện : ngày . tháng . năm ..
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1.Kiến thức, kĩ năng:
- Thực hiện được những việc làm để phòng tránh bị lạc, bị bắt cóc.
- Chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ từ những người đáng tin cậy khi cần thiết.
- Tham gia được các hoạt động của trường, lớp về an toàn giao thông.
2. Năng lực: Năng lực giao tiếp và hợp tác, Năng lực thích ứng với cuộc sống, Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động.
3. Phẩm chất: Có trách nhiệm với bản thân và với cộng đồng trong việc phòng tránh bị lạc, bị bắt cóc và tham gia giao thông an toàn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Các bức tranh trong sgk về tình huống và địa điểm bị lạc, bị bắt cóc. Các tình huống bị lạc, bị bắt cóc trong thực tế.Trò chơi “Đèn xanh - đèn đỏ - đèn vàng”.
2. Học sinh: SGK. Bút màu, giấy bìa, kéo, hồ dán,...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
1. Khởi động: 
+ Mục tiêu: Tạo hứng thú khi bắt đầu tiết học.
* Phương pháp: Trò chơi
* Hình thức tổ chức: Cả lớp
- Lắng nghe.
- HS nghe hát theo.
- Yêu cầu HS hát bài “Đèn đỏ - đèn xanh”
- GV bật nhạc.
2. Khám phá:
* Hoạt động 1: Xây dựng những lưu ý để phòng tránh bị lạc, bị bắt cóc.
+ Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS xây dựng được các quy tắc chung phòng tránh bị lạc, bị bắt cóc.
* Phương pháp: Thảo luận
* Hình thức tổ chức: Cả lớp, nhóm
- HS thảo luận theo nhóm, đưa ra các ý kiến .
- Đại diện HS các nhóm trình bày 
- Lớp lắng nghe
-HS hoàn thành bảng quy tắc
-HS tự cắt một miếng giấy bìa hình chữ nhật và ghi lại SĐT của bố, mẹ hoặc người thân và địa chỉ nhà vào miếng bìa và trang trí thẻ theo ý thích.
- GV yêu cầu các nhóm thảo luận, xây dựng các quy tắc chung phòng tránh bị lạc, bị bắt cóc.
- Cho đại diện nhóm trình bày 
-GV nhận xét chốt ý đúng.
-GV phân công nhóm hoàn thành bảng quy tắc có nhiều ý đúng nhất sẽ trang trí bảng và viết các quy tắc của lớp đã thống nhất vào bảng để treo sản phẩm ở cuối lớp.
-Yêu cầu HS viết lại số điện thoại của bố, mẹ hoặc người thân và địa chỉ nhà mình vào thẻ nhớ.
-GV giải thích cho HS biết rõ sự cần thiết của việc ghi nhớ những quy tắc này và nhắc nhở HS phải học thuộc vì những điều này rất cần thiết cho HS khi đi lạc hay bị bắt cóc.
* Hoạt động 2: Sắm vai thực hành, xử lí các tình huống khi bị lạc 
+ Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận biết được cách xử lí khi bị lạc 
* Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận
* Hình thức tổ chức: Cả lớp, nhóm
- Đại diện các nhóm chọn tình huống
- HS nhóm phân vai, thống nhất lời tập
- Đại diện từng nhóm lên sắm vai.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
-HS bình chọn nhóm sắm vai hay nhất.
-HS lắng nghe
- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm. Mỗi nhóm sẽ chọn 1 trong 2 tình huống để sắm vai.
-Gv yêu cầu đại diện các nhóm sắm vai
-Gv yêu cầu các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-Gv tổ chức cho HS nhận xét và bình chọn nhóm diễn hay, xử lí tình huống tốt nhất.
-GV chốt ý và nhắc nhở HS: Khi đi ra bên ngoài cùng người thân chú ý quan sát người thân đi bên cạnh mình, và chúng ta không được tự ý chạy đi lung tung khi chưa được sự đồng ý của người thân
4. Vận dụng, trải nghiệm:
* Mục tiêu: Tạo sự liên kết giữa nhà trường với phụ huynh. 
* Phương pháp: Đàm thoại
* Hình thức tổ chức: Cả lớp
-HS lắng nghe và thực hiện
- HS thực hiện tốt các biện pháp phòng tránh bị lạc, bị bắt cóc.
- GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS.
- Nhắc nhở HS thực hiện tốt các biện pháp phòng tránh bị lạc, bị bắt cóc.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn: Hoạt động trải nghiệm
CHỦ ĐỀ 2: VÌ MỘT CUỘC SỐNG AN TOÀN
Tuần: 8 -Tiết: 3. Sinh hoạt lớp: Chia sẻ những hiểu biết của em về cách phòng tránh bị lạc.
Thời gian thực hiện : ngày . tháng . năm ..
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1.Kiến thức:
- Thực hiện được những việc làm để phòng tránh bị lạc, bị bắt cóc.
- Chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ từ những người đáng tin cậy khi cần thiết.
- Tham gia được các hoạt động của trường, lớp về an toàn giao thông.
2. Năng lực: Năng lực giao tiếp và hợp tác, Năng lực thích ứng với cuộc sống, Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động .
3. Phẩm chất: Có trách nhiệm với bản thân và với cộng đồng trong việc phòng tránh bị lạc, bị bắt cóc và tham gia giao thông an toàn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đối với giáo viên: SGK, SGV, Bảng phụ, giấy A3, giấy bìa màu, bút chì, bút màu, thước kẻ, hồ dán.
2. Đối với học sinh: SGK. Bút màu, giấy bìa, kéo, hồ dán,...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của HS
Hoạt động của GV
1.HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU 
* Mục tiêu: Tạo tâm thế, hứng thú cho HS vào học bài mới
* PP: Trò chơi
* HTTC: Cả lớp
 -Ban văn nghệ tổ chức các tiết mục văn nghệ
-Quan sát, theo dõi
-Nhận xét, tuyên dương
-Nhận xét, tuyên dương
-Lắng nghe
-Nêu lý do giờ sinh hoạt và giao quyền lại cho HĐTQ
2. HOẠT ĐỘNG SINH HOẠT LỚP
* Mục tiêu: Nắm được hoạt động thi đua trong tuần và kế hoạch tuần tiếp theo.
* PP: Trò chơi
* HTTC: Cả lớp
-Chủ tịch HĐTQ giới thiệu các thành viên và điều động cán sự lớp báo cáo tổng kết trong tuần vừa qua.
-Theo dõi + ghi nhận
-TB Ban học tập: báo cáo tình hình học tập của lớp trong tuần qua.
- Cả lớp nêu ý kiến đóng góp
-TB Thư viện: báo cáo tình hình của lớp tham gia hoạt động đọc sách trong tuần qua.
- Cả lớp nêu ý kiến đóng góp
-TB quyền lợi : báo cáo tình hình của lớp trong quan hệ ứng xử với các lớp khác và với Thầy cô trong tuần qua.
Cả lớp nêu ý kiến đóng góp
* Phó chủ tịch HĐTQ 1: nêu những nhận xét, đánh giá chung về hoạt động của 3 ban (HT, TV, ĐN) trong quần qua.
TB đối ngoại : báo cáo tình hình đảm bảo quyền lợi của lớp trong tuần qua
- Cả lớp nêu ý kiến đóng góp
TB sức khỏe: báo cáo tình hình hoạt động của lớp về các mặt đảm bảo sức khỏe vệ sinh của cả lớp trong tuần qua.
- Cả lớp nêu ý kiến đóng góp
TB văn nghệ: báo cáo tình hình Tổ chức các hoạt động nghệ thuật, giải trí của cả lớp trong tuần qua.
Cả lớp nêu ý kiến đóng góp
-Phó chủ tịch HĐTQ 2: nêu những nhận xét, đánh giá chung về hoạt động của 3 ban (QL, VN,SK) trong quần qua.
-Chủ tịch HĐTQ: nêu những nhận xét đánh giá chung về tất cả các mặt hoạt động của lớp trong tuần qua.
-Lắng nghe nhận xét của Gv
-Tổng kết tuần qua
-HS chọn và dán bông hoa vào bảng em tự đánh giá của lớp
-Bình chọn cá nhân xuất sắc nhất tuần
-Cho học sinh tự nhận xét, đánh giá
-HS chọn tổ xuất sắc- Tuyên dương
-Bình chọn tổ xuất xắc
* Kế hoạch tuần sau:
-Chủ tịch HĐTQ đề ra kế hoạch tuần 9.
+ Tích cöïc phoøng choáng beänh covid 19, thöïc hieän veä sinh caù nhaân, veä sinh lôùp hoïc saïch seõ.
+ Thực hiện nghiêm túc nội quy trường, lớp
+ Nghiêm túc trong múa hát sân trường
+ Đăng ký học tốt
-Đưa kế hoạch tuần 9.
3. HOẠT ĐỘNG SINH HOẠT THEO CHỦ ĐỀ:
Chia sẻ những hiểu biết của em về phòng tránh bị lạc, bị bắt cóc.
* Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được những hiểu biết của mình về phòng tránh bị lạc, bị bắt cóc.
* PP: Thảo luận
* HTTC: Nhóm lớn
- HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:
+ Những điều đã trao đổi với bố mẹ để tránh bị lạc, bị bắt cóc là: Không đi chơi một mình, luôn nắm tay bố mẹ trong lúc đi chơi, đi học đến nơi về đến trốn.
+Những điều bố mẹ đã hướng dẫn cho em về phòng tránh bị lạc, bị bắt cóc: Không đi theo người lạ, không mở cửa cho người lạ, không nói thông tin của bản thân cho người lạ biết, đi học về đợi bố mẹ đón ở trong sân trường hoặc phòng bảo vệ.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
- GV yêu cầu HS quan sát tranh trong SGK trang 25 và thảo luận theo nhóm trả lời câu hỏi: 
+ Em hãy kể lại những điều mình đã trao đổi với bố mẹ về cách phòng tránh bị lạc, bị bắt cóc?
+ Những điều mà bố mẹ đã hướng dẫn thêm cho em về cách phòng tránh bị lạc, bị bắt cóc?
- Gv mời đại diện các nhóm chia sẻ kết quả thảo luận
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV chọn lọc những hướng dẫn hay của bố mẹ HS để hướng dẫn thêm cho HS cả lớp.
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.
4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG TRẢI NGHIỆM: 
* Mục tiêu: Tạo sự liên kết giữa nhà trường với phụ huynh. 
* Phương pháp: Đàm thoại
* Hình thức tổ chức: Cả lớp
HS chơi trò chơi Đèn xanh – đèn đỏ
- Nhận xét và tuyên dương các bạn hoạt động tích cực trong lớp.
- Chú ý lắng nghe và thực hiện.
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi: Đèn xanh – đèn đỏ
- GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS.
- Nhắc nhở HS giữ an toàn cho bản thân.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hoat_dong_trai_nghiem_lop_2_sach_chan_troi_sang_tao.doc