Giáo án Hoạt động trải nghiệm + Tự nhiên và xã hội Lớp 2 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 7 - Năm học 2021-2022
Tiết 2:HĐTN Hoạt động giáo dục theo chủ đề
TRƯỜNG HỌC HẠNH PHÚC +BIẾT ƠN THẦY CÔ
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực
- HS cùng nghĩ về ngôi trường mà mình mơ ước, về những điều mà các em mong muốn sẽ có ở ngôi trường của mình.
- Hiểu thêm về thầy cô; Thể hiện lòng biết ơn với thầy cô giáo.
*Phẩm chất:
HS xây dựng khái niệm “Trường học hạnh phúc” theo tưởng tượng, mơ ước của mình.
- HS viết được những điều muốn chia sẻ cùng với thầy cô mà các em không thể
hoặc không muốn nói bằng lời. Đó có thể là lời cảm ơn, lời xin lỗi hay một lời chúc,.
*Vận dụng:
− Yêu quý, tự hào về ngôi trường của mình. Mong muốn góp sức mình để xây dựng một môi trường học tập hạnh phúc.
- HS chia sẻ cùng nhau những điều biết ơn thầy cô, những việc các em đã làm để
thể hiện tình cảm đó.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài. Bộ dụng cụ làm vệ sinh trường học. Bộ dụng cụ chăm sóc hoa, cây thông thường.
- HS: Sách giáo khoa; giấy A3 hoặc A1, màu vẽ hoặc bút dạ, bút chì màu.
TUẦN 7: HĐTN + TNXH KẾ HOẠCH BÀI DẠY LỚP 2 Thời gian thực hiện: Thứ hai, ngày 11 tháng 10 năm 2021 HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM Tiết 1: SINH HOẠT DƯỚI CỜ BÀI 7: GỌN GÀNG NGĂN NẮP I. YÊU CÂU CẦN ĐẠT *Năng lực. Nghe đánh giá, nhận xét tuần qua và phương hướng tuần tới; nhận biết những ưu điểm cần phát huy và nhược điểm cần khắc phục. *Phẩm chất. Rèn kĩ năng chú ý lắng nghe tích cực, kĩ năng trình bày, nhận xét; tự giác tham gia các hoạt động,... *Vận dụng. HS biết gọn gàng ngăn nắp, tác dụng của đồ dùng II. ĐỒ DÙNG 1. Giáo viên: - Loa, míc, máy tính có kết nối mạng Internet, video hài... - Văn nghệ: tiết mục với nội dung hát, múa vể mái trường, thầy cô, bạn bè. 2. Học sinh: Văn nghệ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh 1. Chào cờ (15 - 17’) - HS tập trung trên sân cùng HS toàn trường. - Thực hiện nghi lễ chào cờ. - GV trực ban tuần lên nhận xét thi đua. - Đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần mới. 2. Sinh hoạt dưới cờ: Gọn gàng ngăn nắp (15 - 16’) * Khởi động: - GV yêu cầu HS khởi động hát - GV dẫn dắt vào hoạt động. - GV cho HS xem hoạt cảnh Đồ dùng ở đâu? - GV cho HS xem lần 1 kết hợp yêu cầu HS nêu câu trả lời: HS hỏi đáp giao lưu với nhau. + Giày của tôi ở đâu? + Tại sao nó lại được mang vào chân? + Giày của đủ vừa cho mọi người không? + Màu sắc giày như thế nào? - GV cho HS giới thiệu về đôi giày? - GV cho HS giao lưu thêm một số đồ vật. 3. Tổng kết, dặn dò (2- 3’) - GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS. - GV dặn dò HS chuẩn bị nội dung HĐGD theo chủ đề - HS điểu khiển lễ chào cờ. - HS lắng nghe. - HS hát. - HS lắng nghe - HS xem hoạt cảnh Đồ dùng ở đâu? - HS xem lần 1 kết hợp yêu cầu HS nêu câu trả lời: HS hỏi đáp giao lưu với nhau. - HS theo dõi, trả lời -ở chân -để đi -không -2 màu - HS lắng nghe, ghi nhớ trả lời - HS thực hiện yêu cầu. - Lắng nghe IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY( Nếu có) Tiết 2:HĐTN Hoạt động giáo dục theo chủ đề TRƯỜNG HỌC HẠNH PHÚC +BIẾT ƠN THẦY CÔ I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT * Năng lực - HS cùng nghĩ về ngôi trường mà mình mơ ước, về những điều mà các em mong muốn sẽ có ở ngôi trường của mình. - Hiểu thêm về thầy cô; Thể hiện lòng biết ơn với thầy cô giáo. *Phẩm chất: HS xây dựng khái niệm “Trường học hạnh phúc” theo tưởng tượng, mơ ước của mình. - HS viết được những điều muốn chia sẻ cùng với thầy cô mà các em không thể hoặc không muốn nói bằng lời. Đó có thể là lời cảm ơn, lời xin lỗi hay một lời chúc,... *Vận dụng: − Yêu quý, tự hào về ngôi trường của mình. Mong muốn góp sức mình để xây dựng một môi trường học tập hạnh phúc. - HS chia sẻ cùng nhau những điều biết ơn thầy cô, những việc các em đã làm để thể hiện tình cảm đó. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài. Bộ dụng cụ làm vệ sinh trường học. Bộ dụng cụ chăm sóc hoa, cây thông thường. - HS: Sách giáo khoa; giấy A3 hoặc A1, màu vẽ hoặc bút dạ, bút chì màu. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS I.Hoạt động mở đầu - Tạo hứng thú cho hs: bắt nhịp cho hs hát một bài. II.Hình thành kiến thức mới. 1. Khởi động: − GV đề nghị HS chia sẻ với các bạn theo mẫu câu: “Ở trường, tớ thích nhất là ”; “Hằng ngày, tớ rất thích đến ” (Nơi nào ở trường?) - GV dẫn dắt, vào bài. 2. Khám phá chủ đề: *Hoạt động 1: Viết điều em muốn nói thể hiện lòng biết ơn thầy cô. - GV dành thời gian để HS nghĩ về thầy cô mà mình muốn viết thư, nghĩ về điều em muốn nói mà chưa thể cất lời. - GV có thể gợi ý một số câu hỏi: + Em muốn viết thư cho thầy cô nào? + Em đã có kỉ niệm gì với thầy cô? + Câu chuyện đó diễn ra khi nào? + Là kỉ niệm vui hay buồn? + Em muốn nói với thầy cô điều gì? + Một lời cảm ơn? Một lời xin lỗi? Một lời chúc? Một nỗi ấm ức? ... + GV gửi tặng HS những tờ bìa màu hoặc những tờ giấy viết thư xinh xắn và dành thời gian để các em viết lá thư của mình. + GV hướng dẫn HS cách gấp lá thư trước khi bỏ vào hòm thư. Kết luận: Mỗi lá thư đều gửi gắm tình cảm của các em với thầy cô của mình. Lá thư là cầu nối giúp thầy cô và các em hiểu nhau hơn 3. Mở rộng và tổng kết chủ đề: - GV hướng dẫn HS hoạt động nhóm: “Trường học hạnh phúc là ” . - Mỗi nhóm (tổ) dùng giấy A0 để vẽ theo phương pháp Khăn trải bàn về chủ đề: “Điều gì ở trường có thể khiến tôi hạnh phúc?”. Mỗi HS vẽ một sự vật hoặc sự việc tưởng tượng. - Đại diện các nhóm trình bày. - GV nhận xét, kết luận: HS cùng định nghĩa về trường học hạnh phúc. Ví dụ: “Trường học hạnh phúc là khi được chơi ngoài vườn trường nhiều hơn” * chủ đề thầy cô. - GV mời HS ngồi theo tổ và chia sẻ với nhau về tình cảm của các em với thầy cô giáo. - GV gợi ý thảo luận với một số câu hỏi: + Vì sao em biết ơn các thầy cô? + Kể cho các bạn nghe về những việc em đã làm để bày tỏ lòng biết ơn với thầy cô của mình bằng lời nói hoặc hành động? Kết luận: Thầy cô là người dạy em điều hay, là người bạn lớn sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ em trong cuộc sống, trong học tập. 4. Cam kết, hành động: - Hôm nay em học bài gì? - Xây dựng lên khẩu hiệu: Điều em muốn nói, việc em muốn làm và tuyên truyền đến các bạn trong trường. -Hát:Thầy cô và mái trường. - HS quan sát, thực hiện theo HD. -Tớ thích nhất thư viện. -ghế đá sân trường. - 2-3 HS nêu. -Cô hiệu trưởng,tpt đội hoặc cô giáo bộ môn,cô giáo CN lớp . - HS thực hiện. - HS trình bày - HS lắng nghe. -Thầy cô đã dạy dỗ chúng em. -Em cảm ơn cô vì cô luôn ân cần với chúng em. - HS lắng nghe. -Trường học hạnh phúc+Biết ơn thầy cô IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY( Nếu có) ......................................... Tiết 3:Sinh hoạt lớp SƠ KẾT TUẦN TRƯỜNG HỌC HẠNH PHÚC + BIẾT ƠN THẦY CÔ I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT * Năng lực - HS cùng nghĩ về ngôi trường mà mình mơ ước, về những điều mà các em mong muốn sẽ có ở ngôi trường của mình. - Hiểu thêm về thầy cô; Thể hiện lòng biết ơn với thầy cô giáo. *Phẩm chất: - HS viết được những điều muốn chia sẻ cùng với thầy cô mà các em không thể hoặc không muốn nói bằng lời. Đó có thể là lời cảm ơn, lời xin lỗi hay một lời chúc,... *Vận dụng: - Giáo dục HS yêu trường, yêu lớp. - Quý trọng thầy cô. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Tivi chiếu bài. - HS: SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Hoạt động Tổng kết tuần. a. Sơ kết tuần 7: - Từng tổ báo cáo. - Lớp trưởng tập hợp ý kiến tình hình hoạt động của tổ, lớp trong tuần 7. - GV nhận xét chung các hoạt động trong tuần. * Ưu điểm: * Tồn tại b. Phương hướng tuần 8: - Tiếp tục ổn định, duy trì nền nếp quy định. - Tiếp tục thực hiện tốt các nội quy của nhà trường đề ra. - Tích cực học tập để nâng cao chất lượng. - Tiếp tục duy trì các hoạt động: thể dục, vệ sinh trường, lớp xanh, sạch, đẹp và cả ý thức nói lời hay, làm việc tốt .... 2. Hoạt động nhóm *Hoạt động 1: Các tổ thực hiện kế hoạch “Trường học hạnh phúc”. - GV hướng dẫn các tổ về từng khu vực thực hiện nhiệm vụ. - Trong quá trình HS thực hiện, GV quan sát, hỗ trợ HS khi cần thiết. - GV mời HS chia sẻ cảm xúc của mình sau khi thực hiện kế hoạch tổ. - Khen ngợi, đánh giá. *Hoạt động 2: Các tổ tự đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch GV hướng dẫn HS tự đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch của nhóm trên ba tiêu chí: + Đã hoàn thành công việc đề ra chưa? + Chất lượng công việc thế nào? + Trong quá trình thực hiện, thái độ thành viên trong nhóm ra sao, có đoàn kết, trách nhiệm không? - HS có thể dùng các biểu tượng: Mặt cười hay mặt mếu; Ngón tay cái hướng lên, chúc xuống; Biểu tượng trái tim và chấm than to. HS cũng có thể tự sáng tác biểu tượng của riêng tổ, nhóm mình. - GV kết luận: Việc đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch giúp HS nhận thức được năng lực làm việc nhóm của mình để điều chỉnh kĩ năng, phương pháp hành động, rèn luyện năng lực lập và thực hiện kế hoạch. 3. Cam kết hành động. GV khuyến khích HS vẽ bức tranh “Trường học hạnh phúc” để tham gia dự thi toàn trường GV gợi ý HS cắt một ngôi sao giấy, trên đó viết thông tin về thầy cô để thể hiện sự quan tâm của mình đối với thầy cô. Mỗi cánh sao là một thông tin em biết. GV chọn một trong ba phương án sau: GV hướng dẫn HS tự vẽ hoặc cắt dán hình vòng tròn, bông hoa vào cuối các mục ghi trong phần Tự đánh giá sau chủ đề (làm trong vở hoặc tờ giấy thu hoạch). Chưa làm Làm một lần Là thường xuyên - Lần lượt từng tổ trưởng, lớp trưởng báo cáo tình hình tổ, lớp. - HS nghe để thực hiện kế hoạch tuần 8. HS thực hiện. 1 – 2 HS chia sẻ HS chia sẻ. Đã hoàn thành 3 công việc. Tương đối tốt. Đoàn kết và có trách nhiệm với công việc được giao. Tự đánh giá sau chủ đề : . – Giúp đỡ, chia sẻ với bạn. – Hỏi ý kiến thầy cô, bạn bè khi có bất hoà với bạn. – Thực hiện một việc để bày tỏ lòng biết ơn thầy cô. – Tham gia thực hiện kế hoạch “Trường học hạnh phúc”. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY( Nếu có) Tự nhiên và Xã hội BÀI 6: CHÀO ĐÓN NGÀY KHAI GIẢNG (TIẾT 2) I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT * Năng lực -Kể được một số hoạt động diễn ra ngoài ngày lễ khai giảng và nhận xét được sự tham gia của các bạn trong ngày đó. -Kể được một số hoạt động mà bản thân đã tham gia trong ngày khai giảng. -Nêu được hoạt động em thích nhất trong ngày khai giảng và giải thích được vì sao thích hoạt động đó. *Phẩm chất: -Nhận xét được sự tham gia của các bạn và chia sẻ cảm nhận của bản thân trong ngày khai giảng. * Vận dụng. -Tích cực tham gia vào các hoạt động trong ngày khai giảng. -Yêu quý trường, lớp, bạn bè, thầy cô. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài. - HS: SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS I.Khởi động. -GV cho HS nghe bài hát “Đi học” -GV liên hệ dẫn dắt vào bài. II. Hình thành kiến thức mới 1. Khám phá: Các hoạt động ngoài lễ khai giảng -GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 trong vòng 3 phút. Quan sát tranh ở SGK trang 26,27 và trả lời các câu hỏi sau: +Ngoài lễ khai giảng, các bạn lớp Minh và Hoa đã tham gia những hoạt động nào? +Nêu ý nghĩa của những việc mà các bạn HS đã tham gia. -Gọi đại diện các nhóm lên trình bày - Nhận xét, khen ngợi. +Em có nhận xét gì về sự tham gia của các bạn? -GV nhận xét, bổ sung 2. 2.Thực hành -Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, trả lời các câu hỏi sau: +Kể với bạn những hoạt động em đã tham gia trong ngày khai giảng. +Em thích hoạt động nào nhất? Vì sao? - Tổ chức cho HS chia sẻ, trình bày kết quả thảo luận. - GV chốt, nhận xét, tuyên dương HS. 2.2. Vận dụng: -GV yêu cầu HS suy nghĩ cá nhân trả lời câu hỏi: +Hãy nói mong muốn của em trong ngày khai giảng. -Tổ chức cho HS nói, chia sẻ với bạn mong muốn của mình trước lớp. - GV nhận xét, khen ngợi. *Tổng kết: -Gọi HS đọc lời chốt của Mặt trời để hiểu them ý nghĩa ngày khai giảng. -Yêu cầu HS quan sát kình chốt cuối bài +Hình vẽ gì? +Nêu ý nghĩa của hình. +Em ấn tượng nhất với hoạt động nào trong ngày khai giảng? -GV nhận xét, chốt ý: Khai giảng là mốc bắt đầu năm học mới. Sau lễ khai giảng các em sẽ bước vào năm học mới với nhiều mong muốn tốt đẹp. Chúng ta cùng cố gắng để hoàn thành nhiệm vụ năm học nhé! 3. Củng cố, dặn dò: - Hôm nay em được học bài gì? -Về nhà hoàn thành phần vận dụng ( nếu chưa hoàn thành ở lớp). - Đọc lại cuốn sách em yêu thích để chuẩn bị giới thiệu ở lớp. -Hs lắng nghe và hát theo. -HS thảo luận nhóm -Giúp đỡ các em nhỏ, dọn vệ sinh sân trường sau buổi lễ, tặng quà cho các bạn khó khăn, - HS đại diện các nhóm chia sẻ. -Sẵn sàng, tự giác, hào hứng, -Biểu diễn văn nghệ, dọn VS sân trường sau buổi lễ, đón các em lớp 1, -Giúp đỡ các em lớp 1 vì các em còn bỡ ngỡ; dọn vệ sinh sân trường để giữ trường học sạch, đẹp, -HS lắng nghe - HS thực hiện cá nhân theo hướng dẫn. -VD: Em mong muốn được biểu diễn văn nghệ trong ngày khai giảng. - 2-3 HS chia sẻ. - HS chia sẻ. -Minh đang vẽ tranh về cô HT đánh trống khai giảng. -Đây là hoạt động ấn tượng của Minh trong ngày khai giảng. -HS trả lời -HS lắng nghe -HS chia sẻ Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có): .......................................................................................................................................................................................................................................................... Tự nhiên và Xã hội BÀI 7: NGÀY HỘI ĐỌC SÁCH CỦA CHÚNG EM I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT * Năng lực - Kể được hoạt động trong ngày hội đọc sách và nêu được ý nghĩa của sự kiện này. - Nhận xét được sự tham gia của các bạn và chia sẻ được cảm nhận của bản thân trong ngày hội đọc sách. *Phẩm chất: - Tích cực đọc sách và tham gia vào các hoạt động trong ngày hội này. *Vân dụng. - Tuyên truyền cho hoạt động đọc sách, yêu quý sách và tự giác đọc, học tập những điều hay từ sách. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài. - HS: SGK (Một số tranh ảnh về ngày hội đọc sách của trường - nếu có; Cuốn sách em yêu thích) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS I.Khởi động. -GV cho HS nghe bài hát “sách là tri thức của em” -GV liên hệ dẫn dắt vào bài. II. Hình thành kiến thức mới 1. Khám phá *Hoạt động 1: Kể tên những cuốn sách mà em đã đọc - GV cho HS kể tên cuốn sách mà mình đã đọc: + Tên gọi? Nhà xuất bản? Tác giả? + Nội dung? - Nhận xét, khen ngợi. *Hoạt động 2: Quan sát tranh - Chia sẻ về ngày hội đọc sách. - YC HS quan sát tranh (tr28,29) trong SGK, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi: +Ngày hội đọc sách ở trường Minh và Hoa đã diễn ra những hoạt động nào? - Tổ chức cho HS chia sẻ, trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác bổ sung. - GV chốt, nhận xét, tuyên dương HS. (Ngày hội đọc sách là sự kiện quan trọng trong các hoạt động ở trường. Trong ngày hội này, các em được tham gia nhiều hoạt động, được đọc và biết nhiều điều bổ ích.) *Hoạt động 3: Tìm hiểu ý nghĩa của sự kiện ngày hội đọc sách. - GV tổ chức cho HS làm việc theo cặp đôi để trả lời câu hỏi “Nêu ý nghĩa của sự kiện ngày hội đọc sách”. Gợi ý: + Em thấy các bạn tham gia hoạt động này với thái độ như thế nào? + Em có nhận xét gì về thái độ tham gia của các bạn? + Ngoài các bạn HS còn có những ai tham gia vào hoạt động này? + Điều đó có ý nghĩa gì? - GV kết luận - YC HS thảo luận theo nhóm “Việc đọc sách đem lại những lợi ích gì?” + Sách giúp em rút ra điều gì? + Em học được gì qua việc đọc sách? + Người lớn có cần đọc sách không? + Việc chọn ngày 21/4 là Ngày Sách Việt Nam có ý nghĩa gì? à GV chốt lại ý nghĩa của ngày hội đọc sách: Giúp các em được tham gia nhiều hoạt động bổ ích, được tìm hiểu kiến thức mới về thế giới, về lịch sử, về khoa học,... 2.2. Thực hành: *Hoạt động 1: Chia sẻ ngày hội đọc sách của trường mình. - YC HS nhớ lại ngày hội đọc sách ở trường mình, mô tả không khí và kể lại các hoạt động trong ngày đó (kết hợp tranh ảnh - nếu có). - GV nhận xét, khen ngợi. à GV kết luận: Ngày hội đọc sách là hoạt động thường diễn ra ở trường học. Thông qua hoạt động này, các em có ý thức hơn về việc đọc sách. Có nhiều cách để tổ chức ngày hội đọc sách phù hợp với điều kiện của từng trường. - YC HS chia sẻ những hoạt động yêu thích và lý giải vì sao lại thích hoạt động đó. + Trong ngày hội đọc sách của trường, em đã tham gia những hoạt động nào? + Em thích nhất hoạt động nào? + Vì sao em thích hoạt động đó? - YC HS nhận xét sự tham gia của các bạn, chia sẻ cảm nghĩ của mình về ngày hội đọc sách. + Em có cảm nghĩ gì khi tham gia sự kiện này? + Các bạn tham gia với thái độ ntn? + Em học được gì từ sách?... 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học. - HD về nhà: Đọc kĩ cuốn sách yêu thích và chuẩn bị giới thiệu cho bạn bè về cuốn sách này. Hát tâp thể - 2-3 HS chia sẻ. Dế mèn phưu lưu kí .Nhà suất bản Kim Đồng.Tác giả: Tô Hoài Nội dung:Dế mèn là nhân vật đáng yêu,thích sống độc lập,say mê lý tưởng,sống chung thực,dũng cảm . - HS quan sát tranh. - HS đại diện các nhóm chia sẻ. + Hoạt động kể chuyện theo sách. + Triển lãm sách. + Giới thiệu sách mới. + Quyên góp sách. - HS thực hiện cá nhân theo hướng dẫn. - HS suy nghĩ trả lời theo cặp - HS chia sẻ. -Rất hào hứng. -Rất vui -Thầy cô. - HS lắng nghe. - Đại diện 1 số nhóm trình bày ý kiến, các nhóm khác bổ sung. -Sách giúp chúng ta khám phá mở ra tri thức mới. -Có. -Ngày hội đọc sách. - HS lắng nghe. - HS chia sẻ, từ đó nêu được điểm khác nhau giữa ngày hội đọc sách của trường mình với trường Minh và Hoa. - HS chia sẻ. -Bày trang trí sách,đọc chuyện -Em thích hoạt động đọc chuyện. -Vì đọc song câu chuyện lại rút ra được nội dung và ý nghĩa cốt chuyện. - HS chia sẻ. -Rất bổ ích. -vui ,phấn khởi -Học được nhiều điều bổ ích từ sách. - HS lắng nghe và thực hiện nhiệm vụ về nhà. Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có): ..........................................................................................................................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_hoat_dong_trai_nghiem_tu_nhien_va_xa_hoi_lop_2_sach.docx