Giáo án Khối 2 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 10 - Năm học 2021-2022

Giáo án Khối 2 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 10 - Năm học 2021-2022

TIẾT 4 : MÔN : ĐẠO ĐỨC: TCT : 10

BÀI : YÊU QUÝ BẠN BÈ

I . Yêu cầu cần đạt

Giúp HS:

1. Kiến thức, kĩ năng

- HS biết được một số biểu hiện của việc quý trọng thời gian.

- Nêu được vì sao phải quý trọng thời gian.

- Thực hiện được việc sử dụng thời gian hợp lý.

2. Phát triển năng lực

- Rèn năng lực phát triển bản thân, điều chỉnh hành vi.

3. Phẩm chất:

- Hình thành phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm.

 II. Đồ dùng dạy học

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.

- HS: SGK.

III. Hoạt động dạy học chủ yếu

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. HĐ khởi động: (5 phút):

Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS nghe/đọc bài thơ “Đồng hồ quả lắc” (tác giả: Đinh Xuân Tửu).

- GV treo/chiếu tranh minh hoạ.

- GV đặt câu hỏi:

+ Trong bài thơ, đồng hồ nhắc chúng ta điều gì?

- HS nghe/đọc bài thơ “Đồng hồ quả lắc” (tác giả: Đinh Xuân Tửu).

- HS quan sát tranh.

- HS suy nghĩ, trả lời.

 

docx 39 trang Hà Duy Kiên 27/05/2022 2730
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 2 (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tuần 10 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 10 : TỪ 22/11 – 26/11/2021
Thứ hai, ngày 22 tháng 11 năm 2021
TIẾT 1: MÔN : HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM: TCT: 28
GIÁO DỤC DƯỚI CỜ
---------------------------------------------------------------------------
TIẾT 2,3: MÔN TIẾNG VIỆT: TCT : 37,38
BÀI : TẬP ĐỌC: GỌI BẠN
I.Yêu cầu cần đạt: 
1. Kiến thức, kĩ năng : 
- Đọc đúng, rõ ràng một bài thơ thuộc thể thơ 5 chữ, đọc đúng các từ có vần khó, biết cách ngắt nhịp thơ.
- Trả lời được các câu hỏi của bài.
- Hiểu nội dung bài: Tình bạn thân thiết, gắn bó giữa bê vàng và dê trắng.
2. Phát triển năng lực: 
- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: Hiểu được các từ ngữ gợi tả, gợi cảm, cảm nhận được tình cảm của các nhân vật qua nghệ thuật nhân hóa trong bài thơ.
3. Phẩm chất : Thông qua các hoạt động học, BD cho HS các phẩm chất: 
- Bồi dưỡng tình cảm đối với bạn bè, cảm nhận được niềm vui khi có bạn; có tinh thần hợp tác làm việc nhóm.
II. Đồ dùng dạy học: 
Giáo án power point.
Sách giáo khoa.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1. Khởi động : 
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh hoạ, nêu nội dung tranh.
- GV tổ chức trao đổi về người bạn cũ của em theo các gợi ý:
1. Em muốn nói về người bạn nào? Bạn tên là gì? Bạn là bạn cũ/ bạn hàng xóm/ bạn cùng lớp...?; 
2. Em chơi với bạn từ bao giờ?
3. Em và bạn ấy thường làm gì? (học tập, chơi đồ chơi, nói chuyện,...); 
4. Em thích nhất điều gì ở bạn ấy?; 
5. Khi chơi với bạn, em cảm thấy thế nào? 
– GV có thể khuyến khích HS kể những kỉ niệm khi chơi với bạn.
 - Nhóm/ cặp: 
- GV chốt lại và dẫn dắt vào bài: Có bạn cùng học, cùng chơi thì thật là vui phải không các em. Chúng ta hãy tìm hiểm về tình bạn thân thiết của hai bạn bê vàng và dê trắng qua bài thơ Tìm bạn.
- GV ghi đề bài: Tìm bạn.
- HS quan sát tranh, nêu nội dung: hai bạn bè vàng và dê trắng đang chơi với nhau rất vui vẻ, có vẻ như đang hát cùng nhau, trong khung cảnh rừng xanh sâu thẳm. Bức tranh thể hiện tình cảm bạn bè thân thiết. 
- Từng em nói về một người bạn của mình. 
- HS chia sẻ trước lớp theo ND câu hỏi gợi ý:
+ Các HS khác có thể đặt câu hỏi để hiểu rõ hơn về người bạn đó. 
+ Đại diện 2 – 3 nhóm chia sẻ trước lớp. 
- HS lắng nghe.
- HS nhắc lại, mở vở ghi đề bài.
Hoạt động 3. Hướng dẫn đọc văn bản: 
- GV đọc mẫu toàn bài, rõ ràng. Ngắt giọng, nhấn giọng đúng chỗ, dừng hơi lâu hơn sau mỗi đoạn. 
- GV HD HS chia đoạn.
+ Bài thơ có mấy khổ thơ?
- GV cùng HS thống nhất. 
- HS lắng nghe. 
- HS đọc thầm.
- HS chia theo ý hiểu.
- Bài thơ có 3 khổ thơ.
- Lớp lắng nghe.
Hoạt động 4. Luyện đọc nhóm 
- GV mời 3 HS đọc nối tiếp. 
- GV: Sau khi đọc, em thấy tiếng, từ nào khó đọc?
- GV cho HS nêu một số từ ngữ dễ phát âm nhầm do ảnh hưởng của tiếng địa phương. 
- GV đọc mẫu từ khó. Yêu cầu HS đọc từ khó.
- GV hướng dẫn HS hiểu nghĩa của một số từ khó.
- GV giải thích thêm một số từ khó của bài.
- Em hiểu đi lang thang là đi đâu 
không?
+ Em hãy nói câu có từ lang thang.
- GV hướng dẫn HS đọc đúng giọng của câu hỏi. Ngắt giọng, nhấn giọng đúng chỗ. 
- GV theo dõi, sửa lỗi cho HS nếu có.
- GV mời 3 HS đọc nối tiếp bài đọc. 
- GV cho HS luyện đọc theo nhóm.
- GV giúp đỡ HS trong các nhóm gặp khó khăn khi đọc bài, tuyên dương HS đọc tiến bộ. 
- GV đọc toàn bài thơ.
+ GV cho HS đọc lại toàn VB .
- GV cùng HS nhận xét, sửa lỗi phát âm (nếu có).
- HS đọc nối tiếp lần 1.
- HS nêu từ tiếng khó đọc mà mình vừa tìm.
+ VD: nẻo, sâu thẳm, dê trắng, lấy .
- HS lắng nghe, luyện đọc (CN, nhóm, ĐT).
- 1 HS đọc chú giải SHS.
+ sâu thẳm: rất sâu
+ hạn hán: tình trạng thiếu nước do lâu ngày không có mưa gây ra
+ nẻo: lối đi, đường đi về một phía nào đó
+ thuở nào: khoảng thời gian không xác định đã lùi xa vào quá khứ
+ lang thang: đến chỗ này rồi lại bỏ đi chỗ khác, không dừng lại ở một chỗ nào nhất định
 - VD: Cậu bé đi chơi lang thang không nhớ lời mẹ dặn..
- HS luyện đọc đúng giọng của câu hỏi.
+ Lấy gì nuôi đôi bạn/ Chờ mưa đến bao giờ? lên giọng, giọng lo lắng) và lời gọi “Be! Bế!” (kéo dài, giọng tha thiết.)
- HS đọc nối tiếp (lần 2)
- Từng nhóm 3 HS đọc nối tiếp 3 khổ thơ trong nhóm (như 3 HS đã làm mẫu trước lớp). 
- HS góp ý cho nhau.
- HS lắng nghe.
- 1-2 HS đọc bài thơ.
- HS cùng GV nhận xét và đánh giá.
Tiết 2
Hoạt động 5. Trả lời câu hỏi . 
*Câu 1:
- GV cho HS đọc lại toàn bài.
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài và trả lời các câu hỏi. 
- GV gọi một HS đọc to câu hỏi. 
- GV và HS nhận xét.
- GV và HS thống nhất câu trả lời. 
 - GV và HS nhận xét.
*Câu 2:
- GV nêu câu hỏi. Tổ chức cho HS làm việc nhóm 4.
- GV theo dõi các nhóm hoạt động.
- GV tổ chức cho HS báo cáo.
- GV và HS thống nhất câu trả lời. 
- GV và HS nhận xét. 
*Câu 3:
- GV cho HS đọc câu hỏi 3.
- GV HD HS làm việc nhóm, trao đổi để tìm câu trả lời.
- GV bao quát lớp.
- Tổ chức báo cáo kết quả trước lớp.
+ GV và HS thống nhất câu trả lời.
- GV và HS nhận xét. 
*Câu 4:
- GV nêu câu hỏi, HS làm việc theo nhóm để trả lời. 
+ GV hướng dẫn HS chú ý chi tiết có thể khơi gợi cảm xúc của các em như bê vàng lang thang quên đường về.
+ GV hướng dẫn HS chú ý chi tiết dê trắng thương bạn, chạy khắp nơi đi tìm, gọi hoài “Bê! Bê!”. 
+ Chú ý các chi tiết đôi bạn sống bên nhau, dê trắng đi tìm bạn. 
- GV khuyến khích HS nêu quan điểm cá nhân, miễn là đúng với tinh thần đề cao tình bạn của bài đọc (VD: Bế vàng bị lạc đường, rất đáng thương; dê trắng rất nhớ bạn, rất thương bạn; bệ vàng và dê trắng chơi với nhau rất thân thiết, tình cảm, tình bạn của hai bạn rất đẹp và đáng quý,...). 
- GV gọi đại diện 2 – 3 nhóm trả lời. 
- GV và HS nhận xét. 
- GV tổng kết lại những nội dung trao đổi của các nhóm. 
- 1-2 HS đọc lại bài.
- HS làm việc chung cả lớp.
+ HS đọc to câu hỏi. Các HS khác đọc thầm.
+ HS đọc thầm lại khổ thơ 1. 
+ HS tìm các từ ngữ chỉ thời gian, địa điểm trong khổ thơ. 
+ 2 - 3 HS nêu đáp án trước lớp. 
+ Câu chuyện được kể trong bài thơ diễn ra từ thuở xa xưa, trong rừng xanh sâu thẳm.
- HS làm việc nhóm. 
+ HS đọc thầm khổ thơ 2. 
+ Tìm các sự việc xảy ra trong khổ thơ. 
+ Lựa chọn sự việc là nguyên nhân khiến bệ vàng phải tìm cỏ. 
+ Trao đổi nhóm để tìm câu trả lời. 
+ Các nhóm nêu câu trả lời của nhóm mình. 
+ Một năm trời hạn hán, cỏ cây héo khô, bể vàng không chờ được mưa để có cỏ ăn nên đã lang thang đi tìm cỏ.
- HS đọc câu hỏi 3.
- HS làm việc nhóm: 
+ HS đọc thầm khổ 3 để tìm các từ ngữ chỉ hoạt động của dê trắng sau khi bê vàng đi lạc. 
+ Trao đổi nhóm để tìm câu trả lời. 
+ Dê trắng chạy khắp nẻo tìm bể và gọi bê.
+ Các nhóm nêu câu trả lời của nhóm mình. 
- HS đọc câu hỏi, thảo luận nhóm.
+ Nêu cảm nghĩ về bê vàng.
+ Nêu cảm nghĩ về dê trắng.
+ Nêu cảm nghĩ về tình bạn giữa bê vàng và dê trắng
- Đại diện 2 – 3 nhóm trả lời.
Hoạt động 6. Luyện đọc lại. 
*GVHD HS học thuộc lòng 2 khổ thơ đầu. ( bằng PP xóa dần chỉ để lại từ làm điểm tựa).
- GV ttỏ chức cho HS đọc thuộc lòng trước lớp.
- GV khuyến khích HS có thể đọc thuộc lòng cả bài thơ (nếu được).
- GV thống nhất đáp án. 
- GV đọc diễn cảm cả bài.
- GV tổ chức thi đọc thuộc lòng cả bài thơ.
- HS luyện đọc thuộc lòng hai khổ thơ đầu của bài thơ.
- 1-2 HS lên bảng đọc thuộc lòng.
- Lớp và GV nhận xét.
*Câu 1:
- GV cho HS đọc câu hỏi 1.
- HDHS làm việc cá nhân.
- Gọi 2-3HS nêu đáp án.
- GV và HS thống nhất câu trả lời. (thương bạn quá) 
- GV và HS nhận xét.
*Câu 2:
- GV hướng dẫn HS các bước nên làm khi nói lời an ủi: 
• Thừa nhận cảm xúc của bạn. 
• Động viên người đó vượt qua cảm xúc hiện tại. 
• Gợi cho người đó nghĩ đến một điều tốt đẹp sắp tới. 
- GV mời 2 HS lên đóng vai dê trắng và một người bạn trong rừng để làm mẫu. 
- GV bao quát lớp và hỗ trợ các HS nếu có khó khăn.
- GV và HS nhận xét.
- HS tìm từ ngữ thể hiện tâm trạng của dê trắng. 
- 2 - 3 HS nêu đáp án trước lớp. 
+ VD: Mình biết là dê trắng đang rất buồn và nhớ bê vàng.
+ VD: Bạn đừng buồn nữa nhé.
 + VD: Bể vàng sẽ sớm tìm được đường về thôi.
+ 2 HS lên đóng vai dê trắng và một người bạn trong rừng để làm mẫu.
+ Cả lớp lắng nghe, nhận xét và góp ý. 
+ HS lần lượt đóng vai một người bạn trong rừng nói lời an ủi dê trắng (mỗi em có thể chọn một loài vật yêu thích để đóng vai,nhằm làm vai diễn sinh độnghơn). 
+ HS nhận xét, góp ý cho nhau. 
- HS nêu cảm nhận của bản thân.
- HS lắng nghe.
+ HS làm việc theo nhóm/ cặp, nói tiếp để hoàn thành câu. 
Hoạt động 8. Tổng kết 
- Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?
- GV tiếp nhận ý kiến.
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.
IV. Điều chỉnh sau tiết dạy:
TIẾT 4 : MÔN : ĐẠO ĐỨC: TCT : 10
BÀI : YÊU QUÝ BẠN BÈ 
I . Yêu cầu cần đạt
Giúp HS:
Kiến thức, kĩ năng
- HS biết được một số biểu hiện của việc quý trọng thời gian.
- Nêu được vì sao phải quý trọng thời gian.
- Thực hiện được việc sử dụng thời gian hợp lý.
2. Phát triển năng lực
- Rèn năng lực phát triển bản thân, điều chỉnh hành vi.
3. Phẩm chất:
- Hình thành phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm.
 II. Đồ dùng dạy học
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.
- HS: SGK.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HĐ khởi động: (5 phút):
Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS nghe/đọc bài thơ “Đồng hồ quả lắc” (tác giả: Đinh Xuân Tửu). 
- GV treo/chiếu tranh minh hoạ. 
- GV đặt câu hỏi: 
+ Trong bài thơ, đồng hồ nhắc chúng ta điều gì?
- HS nghe/đọc bài thơ “Đồng hồ quả lắc” (tác giả: Đinh Xuân Tửu).
- HS quan sát tranh.
- HS suy nghĩ, trả lời.
Bài mới: (25 phút
2.1. HĐ giới thiệu bài: (2 phút)
- GV dẫn dắt vào bài.
-HS lắng nghe
2.2 Khám phá
*Hoạt động 1:Tìm hiểu ý nghĩa của việc quý trọng thời gian.
- GV chiếu/treo tranh trong SGK lên bảng. 
- GV kể câu chuyện “Bức tranh dang dở”.
- GV mời một vài HS vừa chỉ tranh, vừa kể tóm tắt nội dung câu chuyện. 
- GV đặt câu hỏi:
+ Vì sao Lan kịp hoàn thành bức tranh còn Hà bỏ lỡ cơ hội tham gia cuộc thi?
+ Theo em, vì sao cần quý trọng thời gian? 
- HS suy nghĩ trả lời. 
- GV chốt: khen ngợi những bạn có câu trả lời đúng, bổ sung những câu trả lời còn thiếu và kết luận: Khi đã làm việc gì, chúng ta cần đề ra kế hoạch, dành thời gian, tập trung vào công việc không nên mải chơi, không chú tâm như bạn Hà trong câu chuyện. Quý trọng thời gian giúp chúng ta hoàn thành công việc với kết quả tốt nhất. 
*Hoạt động 2: Tìm hiểu biểu hiện của việc quý trọng thời gian.
- GV chiếu/treo tranh trong SGK lên bảng hoặc yêu cầu HS quan sát tranh trong SGK.
 - GV chia nhóm (4 hoặc 6 HS), giao nhiệm vụ cho các nhóm: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi: 
+ Em có nhận xét gì về việc sử dụng thời gian của các bạn trong tranh?
+ Theo em, thế nào là biết quý trọng thời gian? 
- GV tổ chức cho các nhóm trình bày kết quả thảo luận theo tranh phóng to trên bảng hoặc trên màn hình.
- GV chốt: Quý trọng thời gian là biết sử dụng thời gian một cách tiết kiệm và hợp lí như: thực hiện các công viecj hang ngày theo thời gian biểu ; phấn đấu thực hiện đúng mục tiêu và kế hoạch đề ra ; giờ nào việc đấy 
- HS quan sát tranh.
- HS lắng nghe câu chuyện “Bức tranh dang dở”.
- Một vài HS vừa chỉ tranh, vừa kể tóm tắt nội dung câu chuyện.
+ HS trả lời
- HS quan sát tranh trong SGK.
- HS thảo luận nhóm 6, trả lời câu hỏi.
- Các nhóm trình bày kết quả thảo luận theo tranh phóng to trên bảng hoặc trên màn hình. 
- HS các nhóm đại diện trả lời. 
- HS các nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
Kết luận: Quý trọng thời gian là biết sử dụng thời gian một cách tiết kiệm và hợp lí như: thực hiện các công việc hằng ngày theo thời gian biểu; phấn đấu thực hiện đúng mục tiêu và kế hoạch đề ra; giờ nào việc nấy,...
-HS lắng nghe
Củng cố , dặn dò: (3 phút)
+ Hôm nay, em đã học những nội dung gì?
- GV tóm tắt nội dung chính.
+ Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?
- GV tiếp nhận ý kiến.
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.
- CB cho tiết học sau 
IV. Điều chỉnh sau tiết dạy:
TIẾT 5: MÔN TOÁN: TCT : 46
BÀI:THỰC HÀNH VÀ TRẢI NGHIỆM VỚI CÁC ĐƠN VỊ KI-LÔ-GAM, LÍT (TT)
I Yêu cầu cần đạt
Giúp HS:
1.Kiến thức, kĩ năng
Yêu cầu chủ yếu của tiết học: HS sử dụng được cân bản đồng hồ để cần một số đồ vật hoặc cần sức khoẻ; biết sử dụng ca 1 1, cốc để đo lượng nước (dung tích); vận dụng vào giải các bài toán thực tế (liên quan đến kg, lít).
2. Phát triển năng lực
Qua hoạt động thực hành sử dụng công cụ để cân một số đồ vật hoặc đong, đo lượng nước, HS phát triển năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán và năng lực giải quyết vấn đề.
3. Phẩm chất: Giáo dục học sinh tính chính xác.
 II. Đồ dùng dạy học 
- Các loại cân đĩa, cân đồng hố, cân bàn đồng hồ (SGK), ca 11, chai 11,
- Một số đồ vật để HS thực hành cân (theo kg), hoặc lượng nước bằng cốc, call, chai 1 1 (theo gợi ý trong SGK).
III. Hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HĐ khởi động: (3 phút)
- GV cho HS vận động theo bài hát.
- GV cho HS nêu ước lượng giữa con voi và con bò, con nào nặng hơn.
- HS nêu theo cảm nhận. 
- HS ghi tên bài vào vở.
Bài mới: (27 phút)
2.1. HĐ giới thiệu
- GV kết nối vào bài: Bài học hôm nay giúp các em biết sử dụng được cân bản đồng hồ để cần một số đồ vật hoặc cần sức khoẻ; biết sử dụng ca 1 1, cốc để đo lượng nước (dung tích); vận dụng vào giải các bài toán thực tế (liên quan đến kg, lít).
- GV ghi tên bài: Thực hành và trải nghiệm với các đơn vị ki-lô-gam, lít
- HS lắng nghe.
- HS ghi tên bài vào vở.
2.2. Hoạt động
* Bài 1:
- GV HDHS sử dụng cân bàn đồng hồ (đứng cân, đọc số đo,...) để cân sức khoẻ một số bạn, rồi trả lời các câu hỏi như trong SGK. 
- GV có thể tổ chức HS thành các nhóm, mỗi nhóm một cân bàn đồng hồ để thực hành cân, có ghi kết quả cân nặng của mỗi bạn (có thể dùng chữ “khoảng”, chẳng hạn nếu kim của cân chỉ gần số 25 thì nói: “Bạn A cân nặng khoảng 25 kg”). 
*Chốt: Giúp HS biết sử dụng cần bàn đồng hồ (đứng cần, đọc số đo,...) để cân sức khoẻ một số bạn, rồi trả lời các câu hỏi như trong SGK.
*Bài 2
- GV yêu cầu HS tập cầm một số đồ vật xung quanh các em, GV có thể gợi ý cho HS về nhà thực hành cân đồng hồ. 
- GV theo dõi các nhóm thực hành.
*Chốt: Giúp HS biết cân 1 số vật xung quanh mình
*Bài 3:
- GV yêu cầu HS quan sát tranh, đếm số cốc nước đã rót từ mỗi bình, tính nhẩm rồi nêu câu trả lời. 
- GV cho HS thực hành trên vật thật.
*Chốt: Rèn kĩ năng quan sát tranh, đếm số cốc nước đã rót từ mỗi bình, tính nhẩm
*Bài 4: 
-Yêu cầu HS giải câu a, câu b như giải bài toán có lời văn (theo các bước đã quy định). 
- GVHS làm bài cá nhân trong vở ô li.
- GV theo dõi, giúp đỡ.
- Nhận xét, đánh giá bài làm của HS.
- GV nhận xét, chốt ý: Củng cố các trình bày giải toán có lời văn
* Bài 5: 
- Yêu cầu HS giải và trình bày bài giải như bài toán có lời văn (theo các bước đã học). 
 GV nhận xét, chốt ý: Củng cố các trình bày giải toán có lời văn kèm đơn vị đo lít
- HS quan sát tranh, đọc câu hỏi của bài toán.
- HS cảm nhận được biểu tượng của đơn vị đo ki-lô-gam (kg) .
- HS trả lời được câu nào đúng, câu nào sai. 
Câu a, b, c, e là đúng, câu d sai.
- GV cùng HS nhận xét.
-HS nhận xét
- HS tập cần một số đồ vật xung quanh các em
VD: Cân cặp sách, vở, hộp bút, đồ chơi, hộp sữa (có ghi lại kết quả để trao đổi với các bạn trong lớp và GV).
- HS quan sát tranh, đếm số cốc nước đã rót từ mỗi bình, tính nhẩm rồi nêu câu trả lời.
- HS giải câu a, câu b như giải bài toán có lời văn (theo các bước đã quy định). Chẳng hạn: 
a) Bài giải Lượng nước ở bình B ít hơn ở bình A là: | 9+7 = 16 (cốc)
Đáp số: 16 cốc nước.
b) Bài giải Lượng nước ở cả hai bình là: 9 – 7 = 2 (cốc) 
Đáp số: 2 cốc nước. 
- HS làm bài cá nhân trong vở ô li.
- HS xác định yêu cầu bài và làm bài trong vở ôli.
Bài giải
Số lít nước ở cả hai số là:
3 + 5 = 8 (1)
Đáp số: 81 nước.
- HS chữa bài.
- HS cùng GV nhận xét.
3.Củng cố , dặn dò: (3 phút)
 - Hôm nay, em đã học những nội dung gì?
- GV tóm tắt nội dung chính.
- Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?
- GV tiếp nhận ý kiến.
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.
IV. Điều chỉnh sau tiết dạy:
Thứ ba , ngày 23 tháng 11 năm 2021
TIẾT 1:MÔN TOÁN : TCT : 47
BÀI: LUYỆN TẬP CHUNG 
I Yêu cầu cần đạt
Giúp HS:
Kiến thức, kĩ năng
– Nhận biết, cảm nhận được về khối lượng, dung tích; thực hiện được các phép tính cộng, trừ với số đo khối lượng (kg) và số do dung tích (0).
- Vận dụng giải được các bài tập, bài toán thực tế liên quan đến các đơn vị đo ki-lô-gam và lít.
2. Phát triển năng lực
Thông qua giải các bài toán (phân tích tình huống, để bài, diễn đạt nói; viết trình bảy bải giải...), HS phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học.
3. Phẩm chất: Giáo dục học sinh tính chính xác.
 II. Đồ dùng dạy học 
Tuỳ điều kiện, GV có thể phóng to tranh bài 2 (GV có thể chuyển thành câu chuyện, bài toán vui dẫn ra tình huống để HS hứng thú giải quyết).
III. Hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HĐ khởi động: (3 phút)
- GV tổ chức cho HS hát tập thể.
- GV cho HS nhắc lại lưu ý khi thực hiện phép tính cộng, trừ với số đo khối lượng (kg) và số đo dung tích (l). 
- HS hát và vận động theo bài hát Em học toán
- HS nhắc lại: Khi thực hiện phép tính cộng, trừ với số đo khối lượng (kg) và số đo dung tích (l) chú ý ghi (kg) hoặc (l) ở cạnh cả các số. 
Bài mới: (27 phút)
2.1. HĐ giới thiệu
- GV kết nối vào bài: Bài học hôm nay giúp các em nhận biết, cảm nhận được về khối lượng, dung tích; thực hiện được các phép tính cộng, trừ với số đo khối lượng (kg) và số do dung tích (0); vận dụng giải được các bài tập, bài toán thực tế liên quan đến các đơn vị đo ki-lô-gam và lít.
- GV ghi tên bài: Luyện tập chung
- HS lắng nghe.
- HS ghi tên bài vào vở.
2.2. Hoạt động
*Bài 1
- GV nêu BT1.
- GV HDHS tính đúng kết quả các phép tính với số đo kg và số đo l. 
- GV cho HS hoạt động theo cặp đôi, đổi chéo bài để kiểm tra bài của nhau.
- GV cho HS nối tiếp báo cáo kq. 
- GV nhận xét chung cả lớp. 
*Chốt: Giúp HS tính đúng kết quả các phép tính kèm với số đo kg và số đo
*Bài 2:
- GV nêu bài tập 2 là câu chuyện vui: Các bạn thỏ gà, chó, thỏ chơi cầu thăng bằng. Đầu tiên, thỏ và gà cùng chơi, bên đầu của gà vẫn bị bổng lên, thế là gà gọi thêm một bạn của mình cùng đứng lên và rồi cầu đã thăng bằng. Sau đó, chó và thỏ cùng chơi, kết quả hai bạn thỏ mới thăng bằng được với chó. Vậy đó các bạn, 1 con thỏ nặng bằng mấy con gà? Một con chó bằng bao nhiêu con gà?
Lưu ý: HS chỉ cần trả lời, chẳng hạn: Con thỏ nặng bằng 2 con gà, viết số 2 vào ô có dấu “?” (câu a) hoặc con chó nặng bằng 4 con gà, viết số 4 vào ô có dấu “?” (câu b). 
- GV có thể hỏi tại sao biết được như vậy để HS giải thích (nếu cần). nhân).
*Chốt:Rèn kĩ năng suy luận
*Bài 3
- GV nêu BT3: Chuyện ở một trạm bơm xăng.
- GV HDHS quan sát tranh minh họa, đọc bài toán.
- Yêu cầu HS phân tích đề toán.:
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
- GV bao quát lớp làm bài vào vở ô li.
- Gọi 1 HS lên bảng trình bày (hoặc đọc) bài làm của mình.
- GV cùng HS nhận xét.
*Chốt: Củng cố các trình bày giải toán có lời văn
*Bài 4
- GV cho HS nêu yêu cầu của bài. 
- Cho HS quan sát các túi gạo. HD các em bằng cách thử chọn, tìm ra các túi gạo thích hợp đối với yêu cầu rồi trả lời mỗi câu hỏi a và b trong bài tập. 
- Câu a: GV có thể gợi ý (nếu cần) hai số nào trong các số ghi ở các túi có tổng bằng 13.
- Câu b: GV có thể gợi ý (nếu cần). 
- GV hỏi những câu khác tương tự (thay đổi số) để phát triển tư duy của HS.
VD: “Lấy nguyên hai bao nào để được 10 kg gạo?”; 
“Lấy ra ba bao nào để số gạo còn lại ở hai bao là 9kg?”.
- Gọi 2-3 HS nêu câu trả lời, GV hỏi HS giải thích.
*Chốt : Rèn kĩ năng quan sát
- HS xác định yêu cầu bài tập.
- HS làm bài cá nhân vào vở.
- HS làm việc trong nhóm 2, một bạn nêu phép tính, một bạn nêu đáp án, sau đó đổi lại để kiểm tra chéo bài cho nhau.
- HS nối tiếp báo cáo kết quả
- HS cùng GV nhận xét, góp ý.
- HS quan sát hình, lắng nghe GV kể chuyện.
- HS trao đổi nhóm 4 để giải quyết tình huống mà GV đưa ra:
+ “Cho biết: 1 con thỏ nặng bằng 2 con gà (cầu thứ nhất); 1 con chó nặng bằng 2 con thỏ (cầu thứ hai). Hỏi 1 con chó nặng bằng mấy con gà?”. 
- Đại diện các nhóm nêu đáp án.
- HS giải thích và nêu suy luận tại sao lại tìm được đáp án đó.
VD: 1 con thỏ nặng bằng 2 con gà nên 2 con thỏ nặng bằng 4 con gà (2 + 2 = 4). Mà 1 con chó nặng bằng 2 con thỏ. Vậy 1 con chó nặng bằng 4 gà (HS chưa được dùng phép
- Lớp nhận xét, đối chiếu.
- HS quan sát tranh, đọc đề bài.
- HS xác định yêu cầu bài tập.
- HS nêu cách làm bài.
- HS làm việc cá nhân trong vở bài tập.
- HS đọc bài làm của mình cho bạn bên cạnh nghe và soát lỗi.
Bài giải
Số lít xăng cả hai người đã mua là:
25 + 3 = 28 (1)
Đáp số: 28 l xăng.
- HS đọc yêu cầu bài
- HS nghe HD và tìm ra đáp án.
- HS quan sát lựa chọn, nhẩm tính trong các tổng của 2 số ki-lô-gam trong 5 số ki-lô-gam ở các túi chỉ tìm được 6 +7 = 13. Vậy lấy ra hai túi gạo 6 kg và 7 kg sẽ được 13 kg gạo. 
- HS thử chọn, ba số nào trong các số ghi ở các túi gạo có tổng bằng 9. HS quan sát, thử chọn, tìm được 2 + 3 + 4 = 9 và lấy ra 3 túi 2 kg, 3 kg, 4 kg....
+ có hai đáp số là: 6 + 4 và 3 + 7.
+ còn lại bao 7 kg và 2 kg, lấy ra ba bao 4 kg, 6 kg và 3 kg hoặc còn lại bao 6 kg và 3 kg, lấy ra ba bao 2 kg, 4 kg và 7kg.
- HS chữa bài, nhận xét.
3.Củng cố , dặn dò: (3 phút)
 - Hôm nay, em đã học những nội dung gì?
- GV tóm tắt nội dung chính.
- Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?
- GV tiếp nhận ý kiến.
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.
IV. Điều chỉnh sau tiết dạy:
TIẾT 2: MÔN TIẾNG VIỆT: TCT : 10
TẬP VIẾT: CHỮ HOA H
I.Yêu cầu cần đạt : 
1. Kiến thức, kĩ năng : 
- Biết viết chữ hoa H cỡ vừa và nhỏ, viết câu ứng dụng Học thầy không tày học bạn
- Biết viết chữ viết hoa H cỡ vừa và cỡ nhỏ, viết câu ứng dụng Học thấy không tày học bạn.
- Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét, thẳng hàng, bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng.
2. Phát triển năng lực: 
- Rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận.
3. Phẩm chất : Thông qua các hoạt động học, BD cho HS các phẩm chất: 
- Có ý thức thẩm mỹ khi viết chữ.
II. Đồ dùng dạy học: 
Giáo án power point. 
Sách tập viết 
III. Hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 Hoạt động1. Ôn tập bài cũ : 
- GV cho HS viết bảng con từ của bài trước
-GV nhận xét
-HS viết, nhận xét
-HS lắng nghe
Hoạt động3. Khởi động : 
- Tổ chức cho HS hát kết hợp vận động tay, chân, toàn thân.
- GV giới thiệu bài:Các em đã họcvà viết được chữ viết hoa G tiết học hôm nay cô giới thiệu và HD các em viết chữ hoa H.
-HS hát kết hợp vận động
-HS lắng nghe
Hoạt động4. Viết chữ hoa 
- GV giới thiệu mẫu chữ viết hoa H và hướng dẫn HS: 
+ Quan sát mẫu chữ H: độ cao, độ rộng, các nét và quy trình viết chữ hoa H. 
+ GV giới thiệu cách viết trên chữ mẫu.
+ GV viết mẫu.Sau đó cho HS quan sát video tập viết chữ H hoa (nếu có).
- GV cho HS tập viết chữ hoa H trên bảng con (hoặc nháp).
- GV chỉnh tư thế ngồi và cách cầm bút của HS.
- GV theo dõi HS viết bài trong VTV2/T1.
- GV hướng dẫn HS tự nhận xét và nhận xét lẫn nhau. 
- HS quan sát chữ viết mẫu:
+ Quan sát chữ viết hoa H: 
•H cỡ vừa độ cao 5 li, độ rộng 5 li; cỡ nhỏ cao 2,5 li, rộng 2,5 li, gồm 3 nét và quy trình viết chữ viết hoa H.
• Nét 1: Đặt bút trên đường kẻ 5, viết nét cong trái, dừng ở đường kẻ 6. 
• Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1, chuyển hướng đầu bút và hơi lượn xuống viết nét khuyết ngược, nối liền sang nét khuyết xuôi. Đoạn cuối của nét này lượn lên viết nétmóc phải, dừng bút ở đường kẻ 2. 
• Nét 3: Lia bút lên trên vào giữa chữ và viết nét sổ thẳng đứng (nét sổ thẳng chia đôi chữ viết hoa H thành hai phần bằng nhau). 
- HS quan sát GV viết mẫu.
- HS tập viết chữ viết hoa H. (trên bảng con hoặc vở ô li, giấy nháp) theo hướng dẫn. 
- HS nêu lại tư thế ngồi viết- HS viết chữ viết hoa H (chữ cỡ vừa và chữ cỡ nhỏ) vào vở Tập viết 2 tập một. - HS góp ý cho nhau theo cặp. 
Hoạt động 4. Viết câu ứng dụng 
- GV yêu cầu HS đọc câu ứng dụng trong SHS: Học thấy không tày học bạn.
- GV giải thích nghĩa của câu tục ngữ: Học thấy không tày học bạn: ngoài việc học thầy cô ở trường lớp, chúng ta còn có thể học hỏi từ bạn bè xung quanh. 
- GV hướng dẫn viết câu ứng dụng:+ Trong câu ứng dụng chữ nào viết hoa? Vì sao phải viết hoa chữ đó?
+ Nêu cách nối chữ viết hoa với chữ viết thường. (nếu HS không trả lời được, GV sẽ nêu).
+ Khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng trong câu bằng bao nhiêu?
+ Những chữ cái nào cao 2,5 li ? Những chữ cái nào cao 2 li? Con chữ t cao bao nhiêu? 
+ Nêu cách đặt dấu thanh ở các chữ cái. 
+ Dấu chấm cuối câu đặt ở đâu? 
- GV hướng dẫn chữa một số bài trên lớp, nhận xét, động viên khen ngợi các em.
- HS đọc câu ứng dụng. 
- HS quan sát GV viết mẫu câu ứng dụng trên bảng lớp (hoặc cho HS quan sát cách viết mẫu trên màn hình, nếu có). 
+Viếtchữ viết hoa H đầu câu. 
+ Cách nối chữ viết hoa với chữ viết thường
+ Khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng trong cấu bằng khoảng cách viết chữ cái o. 
+ Lưu ý HS độ cao của các chữ cái trong câu ứng dụng như các tiết trước đã làm. 
+ Vị trí đặt dấu chấm cuối câu: ngay sau chữ cái n của tiếng bạn. 
- Học sinh viết vào vở Tập viết 2 tập một. 
- HS đổi vở cho nhau để phát hiện lỗi và góp ý cho nhau theo cặp hoặc nhóm.
Hoạt động 5. Tổng kết 
- GV cho HS nêu lại ND đã học.
+ Hôm nay, em đã học những nội dung gì?
- GV tóm tắt nội dung chính.
+ Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?
- GV tiếp nhận ý kiến.
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.
IV. Điều chỉnh sau tiết dạy:
TIẾT 3: MÔN TIẾNG VIỆT: TCT : 10
NÓI VÀ NGHE: KỂ CHUYỆN: GỌI BẠN
I.Yêu cầu cần đạt : 
1. Kiến thức, kĩ năng : 
- Nhận biết được các sự việc trong tranh minh họa về tình bạn thân thiết, gắn bó giữa bê vàng và dê trắng.
- Kể lại được 1-2 đoạn câu chuyện dựa vào tranh và kể sáng tạo kết thúc câu chuyện.
2. Phát triển năng lực: 
- Phát triển kĩ năng trình bày, kĩ năng giao tiếp, hợp tác nhóm.
- Vận dụng kiến thức vào cuộc sống hàng ngày.
3. Phẩm chất : Thông qua các hoạt động học, BD cho HS các phẩm chất: 
	- Bồi dưỡng tình cảm đối với bạn bè, cảm nhận được niềm vui khi có bạn; có tinh thần hợp tác làm việc nhóm.
II. Đồ dùng dạy học: 
Giáo án power point. 
Sách giáo khoa.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 Hoạt động1. Ôn tập bài cũ : 
a) Mục tiêu: Ôn lại kiến thức bài cũ.
b) Cách tiến hành: 
- GV cho HS kể lại câu chuyện của bài trước
-GV nhận xét
-HS kể, nhận xét
-HS lắng nghe
Hoạt động 2. Khởi động : 
- GV tổ chức cho HS hát và vận động theo bài hát.
- GV giới thiệu. kết nối vào bài. 
- GV ghi tên bài.
- GV yêu cầu HS quan sát các bức tranh, dựa vào nhan đề (tên truyện) và câu hỏi gợi ý dưới mỗi tranh để trả lời câu hỏi: 
+ Mỗi bức tranh vẽ gì? 
- GV giới thiệu câu chuyện:.
* Lớp hát tập thể
- HS lắng nghe, nhắc lại tên bài.
- HS ghi bài vào vở.
 Hoạt động 3. Kể về câu chuyện Kể chuyện 
- GV hướng dẫn HS quan sát hoạt động của bé vàng và dê trắng trong tranh minh hoạ. 
- GV hướng dẫn HS đặt câu hỏi trong nhóm về khung cảnh xung quanh và hoạt động của nhân vật trong từng tranh 
- GV đặt các câu hỏi sử dụng như thế nào: (VD: Khung cảnh xung quanh như thế nào?), câu hỏi sử dụng ai (VD: Nhân vật trong tranh là ai?) và câu hỏi sử dụng làm gì? (VD: Nhân vật đó đang làm gì?).
- GV hướng dẫn cách thực hiện theo 2 bước.
- GV hướng dẫn HS quan sát hoạt động của bê vàng và dê trắng trong tranh minh hoạ. 
- GV hướng dẫn HS đặt câu hỏi trong nhóm về khung cảnh xung quanh và hoạt động của nhân vật trong từng tranh (GV có thể đặt các câu hỏi sử dụng như thế nào (VD: Khung cảnh xung quanh như thế nào?), câu hỏi sử dụng ai (VD: Nhân vật trong tranh là ai?) và câu hỏi sử dụng làm gì? (VD: Nhân vật đó đang làm gì?).
Lưu ý: Với HS chưa thể kể được 2 đoạn, GV chỉ yêu cầu kể một đoạn em thích hoặc em nhớ nhất. 
- GV mời 2 HS xung phong kể trước lớp (mỗi em kể 2 đoạn – kể nối tiếp đến hết câuchuyện). 
- GV động viên, khen ngợi. 
- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm đôi, nói về mong muốn của bản thân mình về kết thúc của câu chuyện. 
- GV gọi một số (2 – 3) HS đại diện nhóm đôi để nói về kết thúc mà HS nghĩ đến.
- HS quan sát tranh, lắng nghe.
- HS đặt câu hỏi trong nhóm về khung cảnh xung quanh và hoạt động của nhân vật trong từng tranh
- HS trao đổi (hỏi – đáp) trong nhóm về sự việc trong từng tranh.
- Đại diện báo cáo kết quả.
- Lớp cùng GV nhận xét.
- HS lắng nghe, và quan sát tranh để nắm nội dung. Thực hiện theo các bước HD:
+ Bước 1: HS làm việc cá nhân, nhìn tranh, đọc gợi ý dưới tranh, nhớ lại nội dung câu chuyện; chọn.
+ Bước 2: HS tập kể chuyện theo cặp/ nhóm (một em kể, một em lắng nghe để góp ý sau đó đổi vai người kể, người nghe). 
- HS nêu ý kiến về bài học
- HS quan sát hoạt động của bê vàng và dê trắng trong tranh minh hoạ.
- HS đặt câu hỏi trong nhóm về khung cảnh xung quanh và hoạt động của nhân vật trong từng tranh.
- Nhóm/ cặp: HS trao đổi (hỏi – đáp) trong nhóm về sự việc trong từng tranh, 1 – 2 đoạn nhớ nhất hoặc thích nhất để tập kể.
- 2 HS xung phong kể trước lớp.
- Cả lớp nhận xét
- HS làm việc nhóm đôi, nói về mong muốn của bản thân mình về kết thúc của câu chuyện. 
- HS đại diện nhóm đôi để nói về kết thúc mà HS nghĩ đến.
- HS xem lại các tranh minh hoạ và gợi ý dưới mỗi tranh, nhớ lại những hành động, suy nghĩ, cảm xúc của dê trắng khi đi tìm bạn bê vàng.
- HS nêu suy nghĩ, cảm xúc của em về tình bạn giữa bê vàng và dê trắng.
- HS làm bài, đọckết quả trước lớp.
Hoạt động 4. Vận dụng
- GV hướng dẫn HS cách thực hiện hoạt động vận dụng: 
+ Trước khi viết, GV cho HS xem lại các tranh minh hoạ và gợi ý dưới mỗi tranh, nhớ lại những hành động, suy nghĩ, cảm xúc của dê trắng khi đi tìm bạn bê vàng.
+ Đoạn văn của HS cần giới thiệu tên của đôi bạn (bê vàng và dê trắng), nhận xét về tình cảm của đôi bạn khi chơi với nhau, khi bị lạc nhau. 
- GV quan sát, giúp đỡ HS gặp khó khăn khi viết bài.
- GV khen ngợi những HS đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ học tập.
- HS nghe và vận dụng kể cho người thân nghe.
Hoạt động 5. Tổng kết 
- GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học. 
- GV tóm tắt lại nhữn

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_2_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cuoc_song_tuan_2_nam.docx