Giáo án Khối 2 - Tuần 29 - Năm học 2016-2017

Giáo án Khối 2 - Tuần 29 - Năm học 2016-2017

A - Mục tiêu

- Củng cố cách so sánh các số tròn trăm và các số tròn chục.

- Biết đọc và viết các số tròn trăm, tròn chục

- Biết giải toán bằng một phép tính

B. Chuẩn bị

- HS: Vở ôn chiều

C. Các hoạt động dạy học.

 

doc 8 trang huongadn91 4360
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khối 2 - Tuần 29 - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 29
 Thứ ba ngày 28 tháng 3 năm 2017
Dạy bù bài ngày thứ sáu – tuần 28 
________________________________________________________
Thứ tư ngày 29 tháng 3 năm 2017
Tiếng Việt
Luyện đọc : Những quả đào.
A. Mục tiêu
Giúp HS :
- Củng cố cách đọc toàn bài; ngắt, nghỉ hơi đúng ở các dấu câu và cụm từ rõ ý.
 - Hiểu ND: Nhờ quả đào, ông biết tính nết các cháu. Ông khen ngợi các cháu biết nhường nhịn quả đào cho bạn, khi bạn ốm.
B. Chuẩn bị
HS: SGK.
C. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Bài mới Giới thiệu: 
Hoạt động 1: Luyện đọc
- GVđọc mẫu toàn bài 
- GV tổ chức cho HS luyện đọc từng câu
- H: Trong bài có những tiếng từ khó đọc.
- GV ghi bảng : cái vò, làm vườn, hài lòng, nhận xét, tiếc rẻ, thơ dại, nhân hậu, thốt....
- GV hướng dẫn phát âm
- Cho HS luyện đọc từng đoạn trước lớp
- GV hướng dẫn đọc câu dài. 
- GV cho cả lớp đọc đồng thanh
Hoạt động 2 : Củng cố nội dung bài
- Người ông dành những quả đào cho ai?
- Mỗi cháu của ông đã làm gì với những quả đào?
 - Cô bé Xuân làm gì với những quả đào?
 - Cô bé Vân đã làm gì với quả đào?
 - Việt đã làm gì với quả đào?
 - Ông nhận xét gì về Xuân?
 - Ông nói gì về Vân? Vì sao ông nói như vậy?
 - Ông nói gì về Việt? Vì sao ông nói như vậy?
- Em thích nhân vật nào? Vì sao?
Hoạt động 3: Luyện đọc lại
- 2 nhóm HS phân vai thi đọc lại câu chuyện.
 - Nhận xét tuyên dương
- GVnhận xét, chỉnh sửa
 Củng cố – Dặn dò 
Qua câu chuyện con hiểu được điều gì?
Nhận xét tiết học.
Theo dõi và đọc thầm theo.
- Mỗi HS đọc 1 câu, đọc nối tiếp từ đầu cho đến hết bài.
5 đến 7 HS yếu đọc cá nhân
- HS nối tiếp đọc đoạn
 - Cá nhân, đồng thanh
- Ông dành những quả đào cho vợ và 3 đứa cháu nhỏ.
- Xuân đem hạt đào trồng vào một cái Vò.
- Vân ăn hết quả đào của mình và vứt hạt đi. Đào ngon quá, cô bé ăn xong vẫn còn thèm.
- Việt dành quả đào cho Sơn bị ốm. Sơn không nhận, cậu đặt quả đào ở bàn và về.
- Ông nói mai sau Xuân sẽ làm vườn giỏi vì Xuân thích trồng cây
- Ông nói Vân còn thơ dại quá. Ông nói vậy vì Vân ham ăn, ăn hết phần của mình mà vẫn còn thèm.
- Ông khen Việt có tấm lòng nhân hậu vì em biết thương bạn, nhường miếng ngon cho bạn.
- Phát biểu
Tiếng Việt
Thực hành luyện viết : Luyện viết chữ A hoa kiểu 2
A. Mục tiêu:
- Luyện viết tiếp chữ hoa A hoa kiểu 2cỡ nhỏ, kiểu chữ đứng và nghiêng.
- Hiểu được câu ứng dụng : Quân dân một lòng và viết đúng câu ứng dụng.
- Hoàn thành bài viết trong vở thực hành luyện viết.
B. Đồ dùng dạy học:
 - GV: - Mẫu chữ Q hoa kiểu 2; Bảng phụ viết câu ứng dụng.
 - HS: - Vở thực hành luyện viết
C. Hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
 Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát nhận xét
- Gv hướng dẫn lại chữ hoa Q (cỡ nhỏ) kiểu đứng và nghiêng.
- GV viết mẫu chữ hoa Q hoa kiểu 2 , cho HS phân tích:
H : Chữ Q hoa kiểu 2 cao mấy li ? gồm có mấy nét?
- GV vừa viết vừa hướng dẫn cách viết.
- Cho HS đọc câu ứng dụng
Quân dân một lòng 
H: Trong câu ứng dụng, chữ nào viết hoa? độ cao của các con chữ như thế nào? Khoảng cách giữa các chữ bằng bao nhiêu?
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh viết 
* GV Hướng dẫn học sinh viết vào bảng con chữ hoa Q hoa kiểu 2 chữ Quân cỡ nhỏ kiểu chữ đứng và nghiêng
- GV vừa viết mẫu vừa nêu lại cách viết.
- GV yêu cầu học sinh viết bảng con
- GV nhận xét chỉnh sửa.
* GV cho học viết bài vào vở 
- GV nhắc nhở HS tư thế ngồi, cách cầm bút viết.
- GV theo dõi giúp đỡ HS còn chậm, HS viết xấu..
- GV kiểm tra bài và nhận xét chỉnh sửa.
* Củng cố- dặn dò:
- GV khái quát bài, nhận xét tiết học.
- Dặn hs chuẩn bị tiết sau.
Hoạt động của HS
- Học sinh quan sát.
- HS trả lời.
- Học sinh đọc câu ứng dụng và nêu ý nghĩa của câu ứng dụng.
- Trong câu ứng dụng chữ Quân dân một lòng ta viết hoa tiếng Quân 
- Bằng chữ O
- Học sinh quan sát - nghe
- Học sinh luyện viết bảng con.
- HS viết bài vào vở
Toán
Ôn luyện
A. Mục tiêu :
 	 Giúp HS củng cố :
 - Số có 3 chữ số
 - So sánh các số có 3 chữ số 
B. Chuẩn bị
HS: Vở ôn chiều
C. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giáo viên nêu yêu cầu ôn tập
2. Thực hành
Học sinh làm bài 
Bài 1: Nối mỗi số với cách đọc số đó:
a) Năm trăm hai mươi A. 999 
b) Năm trăm linh hai B. 520 
c) Chín trăm chín mươi chín C. 909 
 D. 502 
- Phát phiếu yêu cầu hs làm bài, 1 em làm phiếu to
Bài 2: Nối ô trống của bài điền dấu với dấu thích hợp
 ( >, <, =)
 a) 425 . 424 c) 512 . 498
 b) 359 . 361 d) 700 . 700
Bài 3 : HS so sánh các số tròn chục để sắp xếp theo thứ tự lớn dần:
 210; 240; 230; 220; 250; 260; 290; 280.
- Yêu cầu hs tự làm bài, chấm 1 số bài, chữa
 -Các số trên có đặc điểm gì giống nhau?
- Em có cách nào để so sánh các số trên nhanh nhất?
 (Dành cho HS tiếp thu nhanh )
Bài 4: 
 Cho ba chữ số: 2, 5, 6. Hãy viết các số có ba chữ số đó mà trong mỗi số không có chữ số giống nhau.
- Yêu cấu hs tự làm bài.
- Chấm bài, chữa
3. Củng cố, dặn dò:
 - Nhận xét giờ học.
- Xem lại các BT.
+ HS đọc yêu cầu
- Làm bài, đính phiếu 
- Nhận xét, đối chiếu với bài làm của mình
-HS tự làm bài vào vở
- Nhận xét, chữa.
- 1HS yếu lên bảng làm 
- Làm bài vào vở
- Hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị
- So sánh các chữ số hàng chục
+ HS đọc yêu cầu.
- Làm bài: 256, 265, 526, 625, 652
Thứ năm ngày 30 tháng 3 năm 2017
Toán
Ôn luyện
A - Mục tiêu
- Củng cố cách so sánh các số tròn trăm và các số tròn chục.
- Biết đọc và viết các số tròn trăm, tròn chục
- Biết giải toán bằng một phép tính
B. Chuẩn bị
HS: Vở ôn chiều
C. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giáo viên nêu yêu cầu ôn tập
2. Thực hành
Học sinh làm bài 
* Bài 1. Đọc các số sau
a) 100, 300, 400, 700, 600, 200
b) 110, 130, 150, 120, 180, 160
* Bài 2. Viết các số sau:
a) Ba trăm, năm trăm, hai trăm, chín trăm
b) một trăm hai mươi, một trăm tám mươi, một trăm năm mươi, một trăm mười
* Bài 3. 
>
<
=
 100 110 200 400
 130 130 500 200
1 150 160 900 900
 170 110 400 600
* Bài 4. Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
a) 100, 200, ... , ... , 500, ... , 600, 700, ... , ... , 1000
b) 110, 120, ..., 130, ..., ..., 160, ..., 170, ..., ... .
* Bài 5. Mỗi bông hoa có 5 cánh hoa. Hỏi 8 bông hoa như thế có bao nhiêu cánh hoa?
Củng cố- dặn dò
- HS học thuộc các bảng nhân
- GV nhận xét tiết học
- HS nêu miệng kết quả
- HS làm bảng con
- HS làm bảng con
- HS làm vào vở
- HS giải vào vở 
Toán
Ôn luyện
A - Mục tiêu
- Biết cách đọc, viết các số có ba chữ số
- Biết so sánh các số có ba chữ số
- Biết giải bài toán có một phép tính 
B. Chuẩn bị
HS: Vở ôn chiều
C. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giáo viên nêu yêu cầu ôn tập
2. Thực hành
Học sinh làm bài 
* Bài 1. Đọc các số sau
100; 110; 115; 143; 157; 300; 900; 161; 120.
* Bài 2. (>, <, =)
 120 232 193 193
 110 390 160 123
 100 100 290 560
 123 130 187 178
* Bài 3. Viết các số sau:
- một trăm chín mươi hai; một trăm, một trăm sáu mươi hai; một trăm sáu mươi bảy , ba trăm.
* Bài 4. Có 32 kg gạo chia đều vào 8 túi. Hỏi mỗi túi có mấy ki-lô- gam gạo?
- GV chữa bài
Củng cố- dặn dò
- HS học thuộc các bảng nhân
- GV nhận xét tiết học
- HS đọc cá nhân
- HS làm bảng con
- Lớp làm bảng con
- Lớp làm vào vở
Thứ sáu ngày 31 tháng 3 năm 2017
Tiếng Việt
Ôn luyện
A- Mục tiêu
23
- Biết kể về cây cối
- Dựa vào gợi ý, viết được đoạn văn ngắn (từ 4 đến 6 câu) về một loại quả.
B. Chuẩn bị
HS: Vở ôn chiều
C. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giáo viên nêu yêu cầu ôn tập
2. Thực hành
Học sinh làm bài 
* Bài 1: Kể về một loại quả mà em thích.
a) Loại quả mà em yêu thích là quả gì?
b) Quả có hình dáng như thế nào?
c) Khi quả chín có màu gì?
d) Hương vị của quả có gì đặc biệt?
* Bài 2: Dựa vào những điều vừa kể ở BT1 hãy viết một đoạn văn từ 4 đến 5 câu về một loại quả mà em yêu thích.
- Cho HS viết vào vở
- Gọi HS đọc bài viết
- GV nhận xét, sửa sai, phê điểm bài viết hay
Củng cố- dặn dò
GV nhận xét tiết học
 Những HS viết chưa đạt về viết lại bài
- HS làm nháp sau đó nêu miệng trước lớp.
- Lớp nhận xét
- HS viết vào vở
- HS đọc bài viết
Hoạt động tập thể
GDATGT : Bài 5 : Phương tiện giao thông đường bộ
A. Mục tiêu 
1 .Kiến thức : HS biết một số loại xe thường thấy đi trên đường bộ . HS phân biệt xe thô sơ và xe cơ giới và biết tác dụng của các loại PTGT. 
2 .Kĩ năng : - Biết tên các loại xe thường thấy . Nhận biết được các tiếng động cơ và tiếng còi của ô tô và xe máy để tránh nguy hiểm .
3.Thái độ : -Không đi bộ dưới lòng đường . Không chạy theo hoặc bám vào xe ô tô , xe máy đang chạy . 
B. Chuẩn bị : -5 Tranh trong SGK phóng to . Phiếu học tập ghi các tình huống của hoạt động 3
C. Các hoạt động dạy học.	
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
-Khi đi bộ qua đường em cần chú ý điều gì ?
- Hãy nêu đặc điểm con đường từ nhà em đến trường ? 
- Đi trên đường đó em đã thực hiện điều gì để được an toàn 
2.Bài mới: a) Giới thiệu bài:
-Bài học hôm nay các em sẽ tìm hiểu về cách “Phương tiện giao thông đường bộ “.
Hoạt động 1 : Nhận diện các phương tiện giao thông 
- Treo tranh Hình 1 và 2 lên bảng .
- Yêu cầu quan sát so sánh nhận diện để phân biệt hai loại phương tiện giao thông đường bộ .
- Vậy loại xe nào đi nhanh hơn ?
- Xe nào phát ra tiếng động lớn hơn ?
- Xe nào dễ gây nguy hiểm hơn ?
* Kết luận : - Xe thô sơ là các loại xe như xe đạp , xích lô , xe bò , xe ngựa ,...Xe cơ giới như : Ô tô , xe máy , 
- Xe thô sơ đi chậm ít gây nguy hiểm hơn xe cơ giới .
- GV giới thiệu thêm một số loại xe ưu tiên : - Xe cứu thương , xe cảnh sát chữa cháy .
- Khi gặp các loại xe này mọi người phải nhường đường để các loại xe này đi trước .
 Hoạt động 2: một số loại phương tiện thô sơ . 
-Yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm 
-Phát cho mỗi nhóm một tờ giấy lớn yêu cầu thảo luận và ghi vào phiếu .
- GV mời lần lượt từng nhóm lên trình bày ý kiến của nhóm mình .
-Giáo viên kết luận và viết lên bảng : - Xe xích lô , xe đạp , xe đạp lôi , xe bò kéo là các phương tiện thô sơ
củng cố –Dặn dò :
-Nhận xét đánh giá tiết học .
-Yêu cầu nêu lại nội dung bài học .
-Dặn về nhà học bài và áp dụng và thực tế .
- 2 em lên bảng trả lời .
- HS1 nêu những điều cần chú ý khi đi bộ qua đường . 
- HS2 trả lời về đặc điểm và việc thực hiện đi bộ an toàn từ nhà đến trường .
-Hai học sinh nhắc lại tựa bài 
- Quan sát tranh thảo luận theo nhóm đôi chỉ ra sự khác nhau giữa hai loại phương tiện trong hình 1 và hình 2 .( H1 : Xe cơ giới )
( H2 : Xe thô sơ ) 
- Xe cơ giới chạy nhanh hơn .
- Xe cơ giới phát ra tiếng động lớn hơn 
- Xe cơ giới dễ gây nguy hiểm hơn .
-Lớp tiến hành chia thành các nhóm theo yêu cầu của giáo viên .
- Cử đại diện lên dán tờ giấy lên bảng và trình bày trước lớp .
- Xe xích lô , xe đạp , xe đạp lôi , xe bò kéo 
 - Các nhóm khác nhận xét bổ sung .
-Về nhà xem lại bài học và áp dụng bài học vào thực tế cuộc sống hàng ngày khi tham gia giao thông trên đường . 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_2_tuan_29_nam_hoc_2016_2017.doc